“Eng người ở mô mà đi “xe 73” rứa ? Quê miềng năm ni có nắng hạn lắm không...?”. Đang cố điều khiển chiếc mô tô vừa mượn của cậu đồng hương để len qua dòng người đông nghịt trên một con phố cổ Hà Nội, chợt tôi nghe có tiếng ai đó như vừa lạ vừa quen. Tấp xe vào lề đường và ngoái đầu nhìn lại, một bóng hồng xinh xắn đang nhoẻn miệng cười duyên... Không biết mô tê về nhau, nhưng gặp được đồng hương ở chốn quê người, tôi thấy mình như gặp được người quen...
Với nhiều người đang sinh sống ở quê, ít có dịp tha hương đi đây, đi đó, tiếng Quảng Bình có thể rất đỗi bình thường. Nhưng với tôi, mười tám tuổi đã xa nhà vào Nam trọ học, gần nửa đời người lại ra Bắc để tiếp tục sự học lên cao, thì cái thứ tiếng có chất nằng nặng, tròn trịa, rõ ràng đã thấm đẫm vào đất, vào nước, vào hạt lúa, củ khoai, vào con ốc, con cua, vào bãi bồi cát trắng ấy, trở thành một phần máu thịt, đậm sâu trong trái tim, trong tâm thức, trong nghĩ suy, trong tình yêu và cả trong niềm vui, nỗi buồn của tôi. Những thanh âm quen thuộc ấy như có một sức mạnh diệu kỳ, là nguồn dưỡng chất nuôi nấng tôi, níu kéo tôi gắn bó suốt cả cuộc đời này, chẳng bao giờ rời xa cái mảnh đất mà mình đã “chôn nhau cắt rốn” ấy.
Ngày tôi mới nhập học đại học cách đây mười mấy năm, chỉ bằng một vài câu giới thiệu xã giao với bạn bè chung lớp, nghe nằng nặng tiếng Quảng Bình, có nhiều người đã không ngại hỏi han: “Có phải quê bạn ở Đèo Ngang ?”. Rồi mỗi lần có dịp gọi trả bài trên lớp, thầy cô cũng ân cần: “Em ở vùng nào, có gần quê Đại tướng hay Phong Nha ?”. Nghe đến quê mình, tim tôi như run run. Nhưng sung sướng nhất là trong lớp, trong trường xa ngái nơi đất khách, những người con xa quê chúng tôi đã cùng nhau thành lập được “hội đồng hương”. Mỗi lần có được dịp hội ngộ nhau, không cần ai bảo ai, chúng tôi đều say sưa hát cho nhau nghe những bài hát về quê hương yêu dấu và được tha hồ mà bọ, mạ, chi, mô, răng, rứa,...
Với nhiều người đang sinh sống ở quê, ít có dịp tha hương đi đây, đi đó, tiếng Quảng Bình có thể rất đỗi bình thường. Nhưng với tôi, mười tám tuổi đã xa nhà vào Nam trọ học, gần nửa đời người lại ra Bắc để tiếp tục sự học lên cao, thì cái thứ tiếng có chất nằng nặng, tròn trịa, rõ ràng đã thấm đẫm vào đất, vào nước, vào hạt lúa, củ khoai, vào con ốc, con cua, vào bãi bồi cát trắng ấy, trở thành một phần máu thịt, đậm sâu trong trái tim, trong tâm thức, trong nghĩ suy, trong tình yêu và cả trong niềm vui, nỗi buồn của tôi. Những thanh âm quen thuộc ấy như có một sức mạnh diệu kỳ, là nguồn dưỡng chất nuôi nấng tôi, níu kéo tôi gắn bó suốt cả cuộc đời này, chẳng bao giờ rời xa cái mảnh đất mà mình đã “chôn nhau cắt rốn” ấy.
Ngày tôi mới nhập học đại học cách đây mười mấy năm, chỉ bằng một vài câu giới thiệu xã giao với bạn bè chung lớp, nghe nằng nặng tiếng Quảng Bình, có nhiều người đã không ngại hỏi han: “Có phải quê bạn ở Đèo Ngang ?”. Rồi mỗi lần có dịp gọi trả bài trên lớp, thầy cô cũng ân cần: “Em ở vùng nào, có gần quê Đại tướng hay Phong Nha ?”. Nghe đến quê mình, tim tôi như run run. Nhưng sung sướng nhất là trong lớp, trong trường xa ngái nơi đất khách, những người con xa quê chúng tôi đã cùng nhau thành lập được “hội đồng hương”. Mỗi lần có được dịp hội ngộ nhau, không cần ai bảo ai, chúng tôi đều say sưa hát cho nhau nghe những bài hát về quê hương yêu dấu và được tha hồ mà bọ, mạ, chi, mô, răng, rứa,...
Quảng Bình quan (ảnh https://phongnhaexplorer.com/thong-tin-du-lich-quang-binh/quang-binh-quan.html)
Ngành học đại học của tôi có liên quan nhiều đến ngôn ngữ và văn hóa các vùng, miền. Vì thế cho nên giọng Quảng Bình của tôi, phương ngữ, thổ ngữ Quảng Trạch, Đồng Hới, Lệ Thủy,... mà trong hành trang tôi mang theo, nhiều lần đã trở thành “vật thí nghiệm” để cho cả thầy, cả trò chúng tôi cùng phân tích và tìm hiểu.
Ngày mới nhập học, do e ngại mọi người sẽ không hiểu được cách phát âm nằng nặng và đặc sệt tiếng Quảng Bình, cho nên tôi và mấy đồng hương cùng lớp có lúc đã không mạnh dạn phát biểu xây dựng bài. Nhưng trong một buổi thảo luận sôi nổi về phương ngữ Bình Trị Thiên trên lớp, nhờ tận tình giảng giải cho mọi người nghe về tiếng nói quê mình, mà tôi đã đã “đốn ngã” trái tim của một người con gái miền Tây xinh xắn. Có dịp ngồi nói chuyện cùng nhau, em thường nhờ tôi giảng giải cho nghe ngữ nghĩa của nhiều từ Quảng Bình khó hiểu. Những lúc như thế, em vẫn thường nũng nịu đùa tôi “Tiếng Quảng Bình răng nghe nặng mà dễ thương...? ”.
Rồi cô bạn đồng hương người Lệ Thủy của tôi cũng vậy, nhờ nói tiếng Quảng Bình và biết hát hò khoan, mà đã từng làm say mê nhiều chàng trai ở chốn Sài thành đô hội.
Tôi cũng chẳng còn rụt rè mỗi khi phát biểu và chẳng còn ngại ngùng mỗi lúc chuyện trò bằng tiếng quê mình. Tôi đã biết yêu quê bắt đầu từ tình yêu tiếng nói, yêu những thanh âm quen thuộc đã giữ gìn và làm nên hồn cốt của mảnh đất ông cha.
Đã gần nửa đời người, nay lại tiếp tục xa quê để ra tận Thủ đô để theo học lên cao hơn. Những lúc lạc bước trên phố phường đông đúc, thoáng nghe đâu đây những thanh âm quen thuộc chi, mô, răng, rứa... cho dù có thật sự rất bận rộn với lịch học và công việc đến nhường nào, nhưng bao giờ tôi cũng cố tìm xem có phải ánh mắt ấy, tiếng nói ấy của một người Quảng Bình đang đâu đây giữa phố xá đông đúc này.
Đã không còn ở cái tuổi mười tám đôi mươi để lần đầu biết yêu thương nhung nhớ. Cũng chẳng thể “đốn ngã” được trái tim một cô gái Hà Nội hào hoa, thanh lịch nào nhờ nói tiếng Quảng Bình như cái thuở còn là sinh viên ngày trước, nhưng những lúc nhớ quê, bao giờ tôi cũng muốn được nghe ai đó thủ thỉ vào tai mình: “Tiếng Quảng Bình răng nghe nặng mà dễ thương”...
Ngày mới nhập học, do e ngại mọi người sẽ không hiểu được cách phát âm nằng nặng và đặc sệt tiếng Quảng Bình, cho nên tôi và mấy đồng hương cùng lớp có lúc đã không mạnh dạn phát biểu xây dựng bài. Nhưng trong một buổi thảo luận sôi nổi về phương ngữ Bình Trị Thiên trên lớp, nhờ tận tình giảng giải cho mọi người nghe về tiếng nói quê mình, mà tôi đã đã “đốn ngã” trái tim của một người con gái miền Tây xinh xắn. Có dịp ngồi nói chuyện cùng nhau, em thường nhờ tôi giảng giải cho nghe ngữ nghĩa của nhiều từ Quảng Bình khó hiểu. Những lúc như thế, em vẫn thường nũng nịu đùa tôi “Tiếng Quảng Bình răng nghe nặng mà dễ thương...? ”.
Rồi cô bạn đồng hương người Lệ Thủy của tôi cũng vậy, nhờ nói tiếng Quảng Bình và biết hát hò khoan, mà đã từng làm say mê nhiều chàng trai ở chốn Sài thành đô hội.
Tôi cũng chẳng còn rụt rè mỗi khi phát biểu và chẳng còn ngại ngùng mỗi lúc chuyện trò bằng tiếng quê mình. Tôi đã biết yêu quê bắt đầu từ tình yêu tiếng nói, yêu những thanh âm quen thuộc đã giữ gìn và làm nên hồn cốt của mảnh đất ông cha.
Đã gần nửa đời người, nay lại tiếp tục xa quê để ra tận Thủ đô để theo học lên cao hơn. Những lúc lạc bước trên phố phường đông đúc, thoáng nghe đâu đây những thanh âm quen thuộc chi, mô, răng, rứa... cho dù có thật sự rất bận rộn với lịch học và công việc đến nhường nào, nhưng bao giờ tôi cũng cố tìm xem có phải ánh mắt ấy, tiếng nói ấy của một người Quảng Bình đang đâu đây giữa phố xá đông đúc này.
Đã không còn ở cái tuổi mười tám đôi mươi để lần đầu biết yêu thương nhung nhớ. Cũng chẳng thể “đốn ngã” được trái tim một cô gái Hà Nội hào hoa, thanh lịch nào nhờ nói tiếng Quảng Bình như cái thuở còn là sinh viên ngày trước, nhưng những lúc nhớ quê, bao giờ tôi cũng muốn được nghe ai đó thủ thỉ vào tai mình: “Tiếng Quảng Bình răng nghe nặng mà dễ thương”...