Tổng quan văn học Việt Nam

Tổng quan văn học Việt Nam

nauyeee
nauyeee
  • Thành Viên 20
Tổng quan văn học Việt Nam là cách nhìn nhận, đánh giá 1 cách bao quát nhất về những nét lớn của văn học Việt Nam.

Tổng quan:
- Có 2 bộ phận hợp thành.
- Gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước.
- Phản ánh tâm hồn con người dân tộc Việt Nam

I. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam:

Gồm 2 bộ phận:

- Văn học dân gian.

- Văn học viết.

* Tìm hiểu Văn học dân gian

Khái niệm:

– Là sáng tác tập thể.

– Được lưu truyền bằng phương thức truyền miệng.

– Thể hiện tình cảm của nhân dân lao động.

Thể loại:

Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo.

Đặc trưng:

Tính truyền miệng, tính tập thể và sự gắn bó với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

* Tìm hiểu Văn học viết:

– Là sáng tác của trí thức.

– Được ghi lại bằng chữ viết (Chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ).

– Thể hiện tư tưởng, tình cảm của cá nhân người viết.

→ Mang đậm dấu ấn cá nhân.

+ Văn học trung đại:

// Văn học chữ Hán:
· Văn xuôi: truyện, kí, tiểu thuyết chương hồi…
· Thơ: thơ cổ phong, thơ Đường luật, từ khúc…
· Văn biền ngẫu: phú, cáo, văn tế…

// Văn học chữ Nôm:
· Thơ: thơ Nôm Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói…
· Văn biền ngẫu: cáo, văn tế…

+ Văn học hiện đại:

// Tự sự: tiểu thuyết, truyện ngắn, kí…

// Trữ tình: thơ trữ tình, trường ca…

// Kịch: kịch nói, kịch thơ (chèo, tuồng, cải lương)…

II. Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam:

– Quá trình phát triển của văn học Việt Nam gắn chặt với lịch sử chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước

– Có ba thời kì lớn:

+ Từ thế kỉ X đến XIX.

+ Từ đầu thế kỉ XX đến CMT8/ 1945

+ Sau CMT8/ 1945 đến hết thế kỉ XX.

– Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX là văn học trung đại

– Hai thời kì sau (đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX) tuy mỗi thời kì có những đặc điểm riêng nhưng đều nằm chung trong xu thế phát triển văn học theo hướng hiện đại hoá nên có thể gọi chung là văn học hiện đại.

1.Văn học trung đại: (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) :

Văn học chữ Hán:

– X->Hết XIX.

– Biểu hiện: “Bình Ngô đại cáo” (Nguyễn Trãi), “Bắc hành tạp lục”, “Nam Trung tạp ngâm” (Nguyễn Du)…

+ Hiện tượng văn học lớn: thơ văn yêu nước và thơ thiền thời Lí – Trần.
+Thể loại văn xuôi đạt đến đỉnh cao.

– Vai trò:

+ Là cầu nối tiếp nhận văn hóa: các học thuyết lớn của phương Đông (Nho giáo, Phật giáo, tư tưởng Lão – Trang).
+ Là cầu nối tiếp nhận văn học: các thể loại và thi pháp văn học cổ – trung đại của Trung Quốc.

Văn học chữ Nôm:

– Khoảng XII, XIII-> đầu XX.

– Biểu hiện:
Tác phẩm – tác giả tiêu biểu: “Quốc âm thi tập” (Nguyễn Trãi), “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), các bài thơ của: “bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương…

– Vai trò:

+ Là cầu nối tới quần chúng nhân dân lao động -> Ảnh hưởng sâu đậm văn học dân gian.

+ Khẳng định ý chí xây dựng một nền văn học độc lập của dân tộc ta.

-> Phản ánh quá trình dân tộc hoá và dân chủ hoá của văn học trung đại.

2.Văn học hiện đại: (đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX) :

* Bối cảnh lịch sử: Mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp xúc và tiếp nhận tinh hoa của nhiều nền văn học để đổi mới. Đặc biệt là tiếp xúc và tiếp nhận tinh hoa của nền văn học Âu – Mĩ, làm thay đổi nhận thức, cách nghĩ, cách cảm và cách nói của người Việt Nam.

* Chia 4 giai đoạn:

+ Từ đầu XX đến năm 1930

+ Từ 1930 đến năm 1945

+ Từ 1945 đến năm 1975

+ Từ 1975 đến nay

* Đặc điểm chung:

– Văn học hiện đại Việt Nam một mặt kế thừa tinh hoa của văn học truyền thống, mặt khác tiếp thu tinh hoa của những nền văn học lớn trên thế giới để hiện đại hoá.

* Sự khác biệt của văn học trung đại và văn học hiện đại Việt Nam:

– Về tác giả: Đã xuất hiện nhà văn nhà thơ chuyên nghiệp, lấy việc viết văn, sáng tác thơ là nghề nghiệp.

– Về đời sống văn học: Nhờ có báo chí, kĩ thuật in ấn hiện đại, tác phẩm văn học đi vào đời sống nhanh hơn, mối quan hệ giữa độc giả và tác giả mật thiết hơn, đời sống văn học sôi nổi, năng động hơn.

– Về thể loại: Thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói… thay thế hệ thống thể loại cũ.

– Về thi pháp: Lối viết ước lệ, sùng cổ, phi ngã, của VHTD không còn thích hợp và lối viết hiện thực đề cao cá tính sáng tạo, đề cao “cái tôi” cá nhân dần được khẳng định.

III.Con người Việt Nam qua văn học:

Văn học Việt Nam thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan niệm chính trị, văn hoá, đạo đức, thẩm mĩ của người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ:

1. Con người Việt Nam trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên:

– Văn học dân gian:

+Tư duy huyền thoại, kể về quá trình nhận thức, … tích lũy hiểu biết thiên nhiên.
+Con người và thiên nhiên thân thiết.

– Thơ ca trung đại: Thiên nhiên gắn lý tưởng, đạo đức, thẩm mỹ

– Văn học hiện đại: hình tượng thiên nhiên thể hiện qua tình yêu đất nước, cuộc sống, lứa đôi

→Con người Việt Nam gắn bó sâu sắc với thiên nhiên và luôn tìm thấy từ thiên nhiên những hình tượng thể hiện chính mình.

2. Con người Việt Nam trong mối quan hệ với quốc gia, dân tộc:

– Người Việt Nam mang một tấm lòng yêu nước thiết tha.

– Biểu hiện của lòng yêu nước:
+ Yêu làng xóm, quê hương.
+ Tự hào về truyền thống văn học, lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
+ Ý chí căm thù quân xâm lược và tinh thần dám hi sinh vì độc lập tự do dân tộc.

– Tác phẩm kết tinh từ lòng yêu nước “Nam quốc sơn hà”, “Bình ngô đại cáo”,“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”,“Tuyên ngôn độc lập”

3. Con người Việt Nam trong mối quan hệ xã hội:

– Ước mơ xây dựng một xã hội công bằng, tốt đẹp hơn.

– Phê phán, tố cáo các thế lực chuyên quyền, cảm thông với số phận con người bị áp bức.

– Nhìn thẳng vào thực tại để nhận thức, phê phán, cải tạo xã hội cho tốt đẹp.

→Chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo.

4. Con người Việt Nam và ý thức về cá nhân:

Văn học dân tộc thể hiện những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam (nhân ái, thủy chung, tình nghĩa, vị tha, đức hi sinh,…), đề cao quyền sống của con người cá nhân nhưng không chấp nhận chủ nghĩa cá nhân cực đoan…
-> Văn học dân tộc tập trung xây dựng một đạo lí làm người tốt đẹp.

Tổng hợp
 
Từ khóa
bộ phận con nguoi phat trien tổng quan
420
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top