Hỏi Đáp Tuyển tập câu hỏi phụ liên quan đến "Vợ chồng A Phủ" - Tô Hoài

Hỏi Đáp  Tuyển tập câu hỏi phụ liên quan đến "Vợ chồng A Phủ" - Tô Hoài

Tác phẩm "Vợ chồng A phủ" của nhà văn Tô Hoài là một trong những tác phẩm được in trong sách giáo khoa lớp 12. Nó đã nhiều lần xuất hiện trong các đề thi đại học làm đau đầu các thí sinh.
Hôm nay, hãy cùng www.vanhoctre.com trả lời một số câu hỏi phụ liên quan đến tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" - Tô Hoài nhé!



5114

Tuyển tập các câu hỏi phụ liên quan đến tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" - Tô Hoài
Câu 1: Hình tượng ánh lửa trong đêm mùa đông trong Vợ chồng A Phủ
Trả lời:
- Lần thứ nhất: Bắt gặp cái nhìn “trừng trừng” của A Phủ, biết anh ta còn sống, Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Lúc ấy ngọn lửa sưởi bùng lên nhưng tâm hồn Mị thì vẫn nguội lạnh, vô cảm.
- Lần thứ hai: A Phủ nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má…, Mị chợt nghĩ và thương cho mình, cho người ta: cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia (A Phủ) chết, chết đói, chết rét, phải chết → ý thức rõ tội ác của bọn chúng. Lúc này ngọn lửa bập bùng sáng lên → ngọn lửa của lòng trắc ẩn và ý thức về cuộc sống trong Mị cũng được nhen nhóm.
- Lần thứ ba: Nhớ lại đời mình, Mị cũng không thấy sợ nữa. Nàng không chỉ nghĩ cho mình mà còn lo cho A Phủ. Mị hành động theo sự mách bảo của lương tri. Lần này đám than đã vạc hẳn lửa, Mị đang nghĩ cách giải cứu người khác.
- Lần thứ tư: Khi trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại …, rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây giải cứu cho A Phủ. → Như vậy hành động của Mị vừa có tính tự giác (xuất phát từ động cơ muốn cứu người), vừa có tính tự phác (không có kế hoạch, tính toán cụ thể). Mị và A Phủ chạy khỏi chốn tăm tối trong đêm tối lạnh buốt để họ đã được giải phóng, họ sắp tìm đến ánh sáng cuộc đời mới.
⇒Tóm lại, nếu ánh lửa đã từng là cứu cánh cho cuộc đời tối tăm của Mị trong nhà thống lí Pá Tra thì bóng tối trở thành “đồng lõa” cho hành động cứu người, cứu mình rất có ý nghĩa của nhân vật.

Câu 2: Hành động cắt dây cởi trói cứu A Phủ của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ
Trả lời:
- Nguyên nhân của sự việc là do A Phủ để mất bò, bị trói đứng.
- Tâm trạng của Mị trước cảnh A Phủ bị trói:
+ Lúc đầu: Mị thản nhiên, lạnh lùng, vô cảm vì đã tê dại chai lì, quá đau khổ và quen với cảnh tàn bạo của nhà thống lí.
+ Về sau: giọt nước mắt cơ cực, bất lực, tuyệt vọng đã đánh thức nỗi đau lắng chìm trong Mị → Mị xúc động, đồng cảm + tình thương → hành động quyết liệt, liều lĩnh: cởi trói cho A Phủ và chạy - lúc ấy niềm khao khát sống bùng cháy trong Mị.
⇒Vậy:
- Đây là kết quả tất yếu của một sức sống, một khát vọng sống tiềm tàng, âm ỉ bấy lâu nay, một quá trình bị đè nén, áp bức.
- Đây là chi tiết bản lề phân đôi tác phẩm, làm cho tác phẩm có kết cấu hợp lí, đánh dấu quá trình tự phất đến tự giác của Mị và A Phủ.
- Mị là một người có nhiều nét đẹp: giàu tình thương và có tinh thần phản kháng.

- Chúc các bạn học tốt -
 
Từ khóa Từ khóa
cắc dây cởi trói cứu a phủ câu hỏi hình tượng ánh lửa tô hoài vợ chồng a phủ
790
0
0
Trả lời

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.