Lão Quốc nằm co quắp trên giường, tiếng rên hừ hừ không ngừng phun ra giữa hai cánh môi khô khốc tới mức bong tróc cả ra. Xen lẫn âm thanh ù ù cố hữu, hai tai lão nghe văng vẳng đâu đây tiếng bước chân. Đôi mắt nhập nhèm của lão cố sức hướng về phía cánh cửa vừa mở ra.
Là con rể lão.
Ông con rể kém lão đâu độ chục tuổi, con gái lão dắt về khi chồng nó mất được dăm sáu năm, sau khi bỏ đám “rể hờ” trước đó. Đến giờ, lão vẫn còn nhớ như in ngày ông con rể này về ra mắt. Hai cân chè ngon, một cây thuốc lá, thêm đôi chỉ biếu lão dằn túi tuổi già, một điều con, hai điều bố, ra chiều tình cảm và tôn trọng lão lắm. Lão ưng ý ông con rể này, gặp ai cũng toét miệng cười khoe con rể mới tốt với bố vợ.
Nhưng cái sự tử tế và biết điều của ông con rể chỉ duy trì được một thời gian ngắn.
Mấy tháng gần đây, lão Quốc thấy mình mẩy đau ê ẩm, chân tay chẳng có tí sức lực nào, cứ đi một lúc là lại thở hồng hộc. Tóc lão rụng từng mảng, lả tả rơi xuống theo răng lược, lão cố chải thật nhẹ nhàng cũng chẳng giữ được mấy sợi tóc trên đầu. Móng tay móng chân lão sần sùi, đụng cái là gãy. Lão sút cân, sút tới hơn chục cân. Càng sút lão lại càng mệt, càng mệt càng chẳng thiết ăn uống, rồi lại sút. Như một vòng luẩn quẩn không có điểm dừng.
Rồi đùi phải của lão bắt đầu đau. Mới đầu, cơn đau nhấm nhẳng chỉ thỉnh thoảng mới tợp vào chân lão một cái sau mỗi lần vận động mạnh. Sau đó là cảm giác nhoi nhói như kim châm từ xương ra bắp thịt. Sau đó nữa, lão đau, đau dữ dội, đau đến mức không nhấc nổi cái chân lên nữa. Đau như thể có thằng cha mất dạy nào cầm cái dùi đục vào xương cốt lão, hoặc là có bàn tay vô hình túm lấy cái xương đùi già nua của lão, rồi dùng dao cạo rồn rột rồn rột, bất kể ngày đêm.
- Ông đau thế rồi, đi viện ngay đi, đi viện xem bị làm sao còn chữa. – đứa cháu ngoại đi học xa nhà của lão bảo thế.
Nó cũng chỉ kịp bảo mỗi thế, rồi lại tu vội chai nước để nuốt cho trôi mẩu bánh mì trước khi lao vào ca làm thêm thứ ba trong ngày. Nhà chẳng đến mức không có tiền cho nó ăn học, nhưng mấy năm nay hết tiễn ông bố dượng kia đi, lại đón ông bố dượng khác về, cháu ngoại với con gái lão như nước với lửa. Con bé đi học xa nhà năm năm rồi, ấy thế mà chẳng bao giờ chịu ngửa tay ra xin mẹ nó đồng nào.
Nó cũng ngại, vì không biết tiền mình xin được là tiền của mẹ mình hay là tiền từ túi ông bố dượng bất đắc dĩ.
Nghe cháu ngoại nói, lão Quốc thấy cũng có lý.
- Tao muốn đi khám xem cái chân làm sao, đau ghê lên được… đi cũng không đi nổi, đứng cũng không đứng nổi.
Lão ngồi trên cái đi văng màu xám đậm, chân phải duỗi dài. Bàn tay phải nhăn nheo của lão hết đấm đấm lại xoa xoa đùi. Lão vừa kêu đau vừa thở vắn than dài, kể hết chuyện năm xưa bị bệnh vặt thế nào đến chuyện hồi đầu năm nay lợp lại cái mái nhà kho vừa bán mất chỉ vàng cuối cùng dằn túi.
Con gái với con rể lão nhìn nhau, rồi ánh mắt chúng nó nhìn lão lại có thêm một phần ái ngại. Cuối cùng vẫn là con gái lão mở lời:
- Giờ nhà mình hết tiền rồi, thời buổi làm ăn đói kém có đi vay cũng chẳng biết vay ở đâu. Thẻ bảo hiểm y tế của ông thì tuần sau mới có… Hay là… ông cố chịu vài ngày nữa đi, có thẻ bảo hiểm thì bọn con cho ông đi khám.
Đời mà, cái gì cần ngay lại thủng thẳng đến chậm, cái gì liên quan đến thủ tục lại cứ phải chờ bên nọ bên kia. Tới khi lão Quốc cầm được cái thẻ bảo hiểm y tế trên tay, cũng đã gần ba tuần trôi qua kể từ cuộc điện thoại cuối cùng với cô cháu ngoại đi học xa nhà.
Bác sĩ khám bệnh còn trẻ lắm, chắc chỉ hơn cháu gái lão vài ba tuổi, ngồi nghe lão kể dông dài đủ thứ chuyện mà cứ nhấp nhổm không yên, mấy lần định ngắt lời lão, nhưng cuối cùng vẫn ngồi im, không nói gì. Đã lâu lắm rồi lão không gặp được một người chịu ngồi nghe lão nói chuyện mà chẳng than phiền câu nào như thế.
Ra khỏi phòng khám bệnh, lão nghe loáng thoáng con gái lão bảo với bác sĩ:
- Bác sĩ thông cảm, bố chị già rồi lẩm cẩm, nói dài nói dai, cứ bắt đầu nói là không dừng lại được…
- Không sao. – bác sĩ tốt tính cười – Ông cụ cũng lớn tuổi rồi, muốn tâm sự với người khác cũng là chuyện bình thường mà. Chị có thời gian thì ở bên ông nhiều một chút… Đây là phiếu cận lâm sàng, chị cứ đi theo chỉ dẫn là được, dễ tìm lắm, bao giờ xong hết, có kết quả thì quay lại đây. Tôi nói trước để gia đình chuẩn bị tinh thần, nhiều khả năng ông cụ sẽ phải nhập viện đấy.
Cánh cửa phòng khám mở ra, một người khác đi vào. Ai cũng hấp tấp, ai cũng lo lắng. Chỉ có lão Quốc là chẳng lo gì cả. Lão đã sống đến từng này tuổi, sống chết không còn quan trọng nữa. Lão chỉ sợ, nếu cứ đau thế này đến lúc nằm xuống thì chết dở.
Đúng như lời bác sĩ khám bệnh nói, lão phải nhập viện. Ban đầu, không ai chịu nói cho lão biết là lão bị làm sao. Nhưng lão gặng hỏi mấy lần, con gái cũng ấp úng trả lời:
- Bác sĩ bảo ông có khối u ở sát xương, phải mổ ra rồi làm sinh thiết, xem là u lành hay u ác.
U lành thì vẫn còn sống được. Nhưng u ác, u ác là ung thư, tức là chết. À không, không chỉ là chết, mà là đau đến lúc chết. Mới vài tháng trước, em dâu lão chết vì ung thư gan, đến lúc sắp đi vẫn còn kéo tay lão kêu đau lắm. Lão bắt đầu sợ, sợ mình cũng sẽ đau như thế.
Nghe nói, cái bệnh ung thư này quái ác lắm, sự đau đớn của nó, chẳng có thuốc giảm đau nào ngăn lại được.
Lần xét nghiệm đầu tiên cho kết quả đó là tế bào lành tính. Bác sĩ vừa thông báo xong, con rể lão đã vỗ đùi cái đét:
- Đấy, bố vẫn còn cao số lắm, chưa đi được đâu! – mặt mũi ông con rể rất hồ hởi – Chính ra đợi thẻ bảo hiểm cũng đúng đấy chứ. Bằng này xét nghiệm, không đợi thẻ có mà tốn khối tiền!
- Mới là kết quả xét nghiệm sơ bộ lần đầu tiên. Chúng tôi đã gửi bệnh phẩm đến khoa giải phẫu bệnh, đợi vài ngày nữa mới có kết quả chính xác. À, bụng bác có đau không? Tôi thấy vùng bụng của bác hơi gồ lên…
Cách đây vài tháng, lão Quốc còn có da có thịt. Bụng lão to một tí, ai cũng tặc lưỡi coi như là bụng mỡ. Nhưng đến giờ lão đã sút đến chục cân, vậy mà cái bụng vẫn to như cái trống. Lão nằm trên giường, chân duỗi ra, bụng phưỡn lên như người ta mang thai mấy tháng. Lão không nói là khó chịu ở bụng, quần áo mặc hôm nhập viện lại thùng thình, nên đến giờ bác sĩ mới nhận ra.
Nghe bác sĩ hỏi, lão lắc đầu.
- Không, bác sĩ, tôi chỉ thấy đau chân thôi. – lão lại xoa chân, mặt nhăn nhó – Cho tôi vài viên giảm đau đi bác sĩ. Đau thế này làm sao mà chịu được!
- Lần gần nhất bác uống giảm đau cách đây có hai tiếng, phải hai tiếng nữa mới được uống.
Mổ xong rồi, trong xương vẫn cứ nhâm nhẩm đau, lại thêm cơn đau từ vết mổ. Lão Quốc bắt đầu hối hận, thà ban đầu đừng có mổ còn hơn. Nếu là u lành, lão cũng chỉ phải đeo thêm cái cục nợ vài lạng, có chết được đâu mà sợ.
Bác sĩ nắn nắn sờ sờ cái bụng gồ lên cứng ngắc, rồi mang máy siêu âm đến tận giường bệnh để kiểm tra cho lão. Từ lúc đầu dò siêu âm đặt lên bụng lão, mấy người mặc áo blouse trắng đứng lố nhố xung quanh đã bắt đầu nhíu mày.
- Có một khối u trong ổ bụng, nghi ngờ di căn. Gọi sang khoa giải phẫu bệnh, giục kết quả đi. – bác sĩ nói với cô điều dưỡng bên cạnh.
Lão Quốc thật sự bị ung thư. Không ai biết là ung thư xương di căn lên ổ bụng, hay là ung thư chỗ nào di căn đến ổ bụng và xương. Chỉ biết, lão chẳng còn sống được bao lâu nữa. Thời gian chỉ còn tính bằng ngày, bằng tuần, bằng tháng. Sự sống và cái chết cách nhau vài liều thuốc giảm đau.
Con gái và cháu ngoại lão lại cãi nhau. Cháu lão gọi điện về, bảo mẹ với bố dượng bằng giá nào cũng phải để ông ở bệnh viện, hóa trị, xạ trị, cưa chân… thế nào cũng được, phải giữ mạng sống cho ông. Nhưng con gái lão nghe lời con rể, gạt phắt đi.
- Mày thì biết cái gì! Ông mày ung thư giai đoạn cuối, di căn rồi, để ở bệnh viện vần đi vần lại, thà đưa về nhà còn hơn. Muốn ăn gì thì ăn, đi đâu thì đi. Chẳng lẽ mày muốn ông mày phải ở viện hóa trị đến lúc chết à? Sao mày ác thế?
- Mẹ đã hỏi ý kiến ông chưa? Đã hỏi ông muốn ở viện hay về nhà chưa?
Ánh mắt của con gái lão lướt qua khuôn mặt xanh xao vàng vọt của người đàn ông sinh ra mình, rồi dừng lại trên vẻ mặt lạnh tanh của anh chồng hờ. Con rể lão chép miệng. Con gái cũng chép miệng theo.
- Bây giờ ở viện, tiền thuốc men một ngày đã mấy trăm nghìn, lại thêm tiền chăm sóc trả cho hộ lý, tiền phòng tiền quần áo. Nhà mình lấy đâu ra nhiều tiền như thế? Mà bệnh của ông nặng, đằng nào cũng…
Mấy câu sau đó con gái lão không nói ra, vì trong điện thoại chỉ còn vài tiếng tút tút gấp gáp. Cháu ngoại lão đã tắt máy rồi. Tình cảnh chẳng xa lạ chút nào, mấy năm nay cuộc điện thoại nào của hai mẹ con nó cũng kết thúc như thế.
Lão Quốc cũng biết mình ở viện tốn kém, nên ậm ừ một lúc rồi gật đầu đồng ý để con gái con rể đi làm thủ tục xin về. Trước khi kí tên vào giấy ra viện, bác sĩ ngước mắt lên nhìn lão, muốn nói lại thôi, cuối cùng, vô vàn lời muốn nói chỉ đọng lại thành một tiếng thở dài.
Rời khỏi bệnh viện về nhà, con rể với con gái kê cho lão một cái giường ọp ẹp ra ngoài chái nhà. Lão biết mình sắp đi, bọn nó làm thế là để lão nằm trên giường đấy từ giờ đến lúc chết. Nhưng lão đã chẳng còn hơi sức đâu mà cãi cọ với con cái nữa, tất cả sức lực của lão dùng để kêu đau.
Bác sĩ kê đơn toàn thuốc giảm đau. Từ nặng cho đến nhẹ, từ liều thấp đến liều cao. Lão uống thuốc giảm đau còn nhiều hơn ăn cơm, nhưng cơn đau vẫn cứ tăng lên đều đều, thuốc cũng không ăn nhằm gì.
- Đau quá… đau…
- Ông kêu bé thôi! Ai ung thư mà chẳng đau, có phải trần đời mình ông bị đâu. – giọng con rể lão gắt gỏng vang lên, át cả tiếng rên rỉ kêu đau của ông bố vợ gần đất xa trời.
Bàn tay của con rể lão luồn xuống bên dưới cái gối mốc meo, xốc cả đầu lão lên. Lão thấy đầu ong ong, ngất ngư lên xuống như hồi trẻ ngồi cái xe chuồng gà xuôi Nam ngược Bắc buôn bán chợ chùa. Dưới gối đầu của lão là hơn hai triệu người ta đến thăm nhét xuống, bị con rể lão moi đi bằng sạch.
Lấy tiền xong, ông con rể nhíu mày, phủi phủi tay:
- Đúng là lâu ngày không tắm, hôi quá!
- Tắm… thuê người tắm cho bố cũng được… - lão gồng hết sức mới nói ra được một câu, nói xong đã mệt đứt hơi.
Đôi mắt trông mong nhìn về phía con rể ảm đạm hẳn xuống khi nhìn thấy cái lắc đầu.
- Thuê cái gì mà thuê! Ai người ta dám đi tắm cho người ung thư! – con rể lão kéo hai ba lần, tuột cái găng tay ra, ném thẳng xuống sọt sác bên cạnh giường – Sống khổ sống sở thế này, chẳng biết bao giờ mới chết.
Con rể đi ra ngoài rồi.
Lão cũng muốn chết lắm. Ăn không ăn được, nói không nói được, đi không đi được, thở không thở được. Bây giờ, đến tắm cũng không được tắm. Con gái với con rể chê lão lèm bèm, lại toàn thân hôi hám, nên một ngày chỉ vào đây hai ba lần, hai lần đưa cơm và một lần thay bỉm. Lúc nào đau quá, lão tự quờ quạng tay, vơ lấy viên thuốc giảm đau trên đầu giường, nuốt chửng hoặc nếu còn sức thì ngậm ống hút, uống ít nước nuốt xuống.
Mùi khó ngửi hun đầy trên người lão, từ trên xuống dưới. Chỉ có mình lão chẳng ngửi thấy mùi gì. Bởi vì các giác quan của lão đã gần như tắc tị hết cả. Đến đầu óc cũng không rõ ràng, lúc minh mẫn lúc mơ màng.
Con rể đi rồi, lão mới đưa tay lên gối đầu, lần sờ một hồi, sờ thấy một xấp tiền cộm lên dưới lớp vải mới yên tâm. Lão biết con gái con rể không thương cháu ngoại lão, nên phải để dành cho nó ít tiền, sau này ông nó chết rồi, sợ không ai chăm lo cho nó. Lần trước nó về thăm ông được hai ngày rồi lại tất tả chạy đi, lão đã thấy nó gầy rộc cả ra rồi. Nó bảo do năm cuối học hành vất vả, nhưng lão biết thừa là do nó vừa học hành lại vừa bận kiếm tiền ăn.
Mẹ nó có lo cho nó đâu. Trước khi bị bệnh, lão trồng rau nuôi gà, túc tắc góp được vài đồng, hai ba tháng lại mang sang nhờ hàng xóm gửi cho cháu gái. Bây giờ lão nằm một chỗ, có bao nhiêu tiền con gái với con rể cũng túm hết rồi. Lão thương cháu gái, phải tìm cách giấu một ít đi, để hàng xóm sang chơi thì nhờ người ta giữ.
Lão Quốc trút hơi thở cuối cùng vào một ngày hè nắng gắt. Ngày ấy, con gái lão như thường lệ đặt bát cơm trắng lổn nhổn vài miếng thịt xuống đầu giường, một tay bịt mũi, một tay lay vai lão.
- Ông dậy ăn cơm đi! Hôm nay thấy trong người thế nào rồi?
Nhưng cái bộ xương khô co quắp trên giường không hề động đậy. Con gái lão lại lay thêm vài lần nữa, lão vẫn không mở mắt, không nói lời nào. Lồng ngực không phập phồng, ghé sát tai vào mũi chẳng còn nghe thấy tiếng hít thở nhè nhẹ báo hiệu sự sống vẫn còn trong thân thể.
Con gái lão biết bố mình đi rồi. Một giọt nước mắt nóng hôi hổi chảy xuống mu bàn tay. Bát cơm trắng lổn nhổn vài miếng thịt đặt trên giường đổi thành cơm cúng.
Lúc này, chẳng ai chê lão bẩn thỉu hôi thối nữa. Con gái lão tự tay tắm rửa cho lão lần cuối cùng bằng nước thơm, mặc cho lão bộ quần áo mới mà lão tiếc của cất dưới đáy hòm mấy năm nay.
Cháu gái lão bỏ dở kì thi, chạy về đưa tiễn ông lần cuối. Mắt nó ráo hoảnh, chẳng chảy giọt nước mắt nào. Nhìn thấy mẹ với ông bố dượng khóc lóc ỉ ôi, nó cười khẩy:
- Ông chết rồi! Hai người vừa lòng chưa? Vẫn còn chưa mở tiệc ăn mừng à? Khóc cái gì mà khóc?
- Sao mày lại nói chuyện với mẹ mày như thế? – mẹ nó chưa kịp nói gì, một người họ hàng xa đã đứng ra – Ông mày ốm cả năm nay, một tay bố mẹ mày chăm sóc. Cái loại con cháu bất hiếu như mày, về được một hai ngày, không chăm được ngày nào. Giờ ông mày chết rồi lại còn về gây sự à?
Cháu gái lão cười sằng sặc. Nó nhìn một lượt những người vừa thân quen vừa xa lạ trong đám tang đông đúc của ông ngoại, chợt cảm thấy thật nực cười. Lúc ông nó còn sống, chẳng ai quan tâm, chẳng ai muốn chạy chữa. Ai ai cũng mong ông nó chết nhanh đi. Bây giờ họ lại trưng ra vẻ mặt đau buồn, xót thương, mắt đỏ hoe sưng húp. Có ý nghĩa gì cơ chứ?
Bác hàng xóm kéo nó ra khỏi đám đông. Nhìn đôi mắt ráo hoảnh của nó, bác thở dài, nhét vào bàn tay cứng ngắc một xấp tiền nhăn nhúm.
- Ông cháu biết đến hôm nay cháu mới về, nên nhờ bác giữ để đưa tận tay cho cháu. Đừng cãi nhau với mẹ nữa… ai cũng có nỗi khổ riêng.
Lòng bàn tay đầy mồ hôi dấp dính. Nó nhếch môi, hỏi bác hàng xóm:
- Bác thấy… ông cháu có khổ không?
Người hàng xóm thở ra một hơi dài thườn thượt. Lão Quốc đã đi rồi, ai biết lão khổ hay là sướng.
Là con rể lão.
Ông con rể kém lão đâu độ chục tuổi, con gái lão dắt về khi chồng nó mất được dăm sáu năm, sau khi bỏ đám “rể hờ” trước đó. Đến giờ, lão vẫn còn nhớ như in ngày ông con rể này về ra mắt. Hai cân chè ngon, một cây thuốc lá, thêm đôi chỉ biếu lão dằn túi tuổi già, một điều con, hai điều bố, ra chiều tình cảm và tôn trọng lão lắm. Lão ưng ý ông con rể này, gặp ai cũng toét miệng cười khoe con rể mới tốt với bố vợ.
Nhưng cái sự tử tế và biết điều của ông con rể chỉ duy trì được một thời gian ngắn.
Mấy tháng gần đây, lão Quốc thấy mình mẩy đau ê ẩm, chân tay chẳng có tí sức lực nào, cứ đi một lúc là lại thở hồng hộc. Tóc lão rụng từng mảng, lả tả rơi xuống theo răng lược, lão cố chải thật nhẹ nhàng cũng chẳng giữ được mấy sợi tóc trên đầu. Móng tay móng chân lão sần sùi, đụng cái là gãy. Lão sút cân, sút tới hơn chục cân. Càng sút lão lại càng mệt, càng mệt càng chẳng thiết ăn uống, rồi lại sút. Như một vòng luẩn quẩn không có điểm dừng.
Rồi đùi phải của lão bắt đầu đau. Mới đầu, cơn đau nhấm nhẳng chỉ thỉnh thoảng mới tợp vào chân lão một cái sau mỗi lần vận động mạnh. Sau đó là cảm giác nhoi nhói như kim châm từ xương ra bắp thịt. Sau đó nữa, lão đau, đau dữ dội, đau đến mức không nhấc nổi cái chân lên nữa. Đau như thể có thằng cha mất dạy nào cầm cái dùi đục vào xương cốt lão, hoặc là có bàn tay vô hình túm lấy cái xương đùi già nua của lão, rồi dùng dao cạo rồn rột rồn rột, bất kể ngày đêm.
- Ông đau thế rồi, đi viện ngay đi, đi viện xem bị làm sao còn chữa. – đứa cháu ngoại đi học xa nhà của lão bảo thế.
Nó cũng chỉ kịp bảo mỗi thế, rồi lại tu vội chai nước để nuốt cho trôi mẩu bánh mì trước khi lao vào ca làm thêm thứ ba trong ngày. Nhà chẳng đến mức không có tiền cho nó ăn học, nhưng mấy năm nay hết tiễn ông bố dượng kia đi, lại đón ông bố dượng khác về, cháu ngoại với con gái lão như nước với lửa. Con bé đi học xa nhà năm năm rồi, ấy thế mà chẳng bao giờ chịu ngửa tay ra xin mẹ nó đồng nào.
Nó cũng ngại, vì không biết tiền mình xin được là tiền của mẹ mình hay là tiền từ túi ông bố dượng bất đắc dĩ.
Nghe cháu ngoại nói, lão Quốc thấy cũng có lý.
- Tao muốn đi khám xem cái chân làm sao, đau ghê lên được… đi cũng không đi nổi, đứng cũng không đứng nổi.
Lão ngồi trên cái đi văng màu xám đậm, chân phải duỗi dài. Bàn tay phải nhăn nheo của lão hết đấm đấm lại xoa xoa đùi. Lão vừa kêu đau vừa thở vắn than dài, kể hết chuyện năm xưa bị bệnh vặt thế nào đến chuyện hồi đầu năm nay lợp lại cái mái nhà kho vừa bán mất chỉ vàng cuối cùng dằn túi.
Con gái với con rể lão nhìn nhau, rồi ánh mắt chúng nó nhìn lão lại có thêm một phần ái ngại. Cuối cùng vẫn là con gái lão mở lời:
- Giờ nhà mình hết tiền rồi, thời buổi làm ăn đói kém có đi vay cũng chẳng biết vay ở đâu. Thẻ bảo hiểm y tế của ông thì tuần sau mới có… Hay là… ông cố chịu vài ngày nữa đi, có thẻ bảo hiểm thì bọn con cho ông đi khám.
Đời mà, cái gì cần ngay lại thủng thẳng đến chậm, cái gì liên quan đến thủ tục lại cứ phải chờ bên nọ bên kia. Tới khi lão Quốc cầm được cái thẻ bảo hiểm y tế trên tay, cũng đã gần ba tuần trôi qua kể từ cuộc điện thoại cuối cùng với cô cháu ngoại đi học xa nhà.
Bác sĩ khám bệnh còn trẻ lắm, chắc chỉ hơn cháu gái lão vài ba tuổi, ngồi nghe lão kể dông dài đủ thứ chuyện mà cứ nhấp nhổm không yên, mấy lần định ngắt lời lão, nhưng cuối cùng vẫn ngồi im, không nói gì. Đã lâu lắm rồi lão không gặp được một người chịu ngồi nghe lão nói chuyện mà chẳng than phiền câu nào như thế.
Ra khỏi phòng khám bệnh, lão nghe loáng thoáng con gái lão bảo với bác sĩ:
- Bác sĩ thông cảm, bố chị già rồi lẩm cẩm, nói dài nói dai, cứ bắt đầu nói là không dừng lại được…
- Không sao. – bác sĩ tốt tính cười – Ông cụ cũng lớn tuổi rồi, muốn tâm sự với người khác cũng là chuyện bình thường mà. Chị có thời gian thì ở bên ông nhiều một chút… Đây là phiếu cận lâm sàng, chị cứ đi theo chỉ dẫn là được, dễ tìm lắm, bao giờ xong hết, có kết quả thì quay lại đây. Tôi nói trước để gia đình chuẩn bị tinh thần, nhiều khả năng ông cụ sẽ phải nhập viện đấy.
Cánh cửa phòng khám mở ra, một người khác đi vào. Ai cũng hấp tấp, ai cũng lo lắng. Chỉ có lão Quốc là chẳng lo gì cả. Lão đã sống đến từng này tuổi, sống chết không còn quan trọng nữa. Lão chỉ sợ, nếu cứ đau thế này đến lúc nằm xuống thì chết dở.
Đúng như lời bác sĩ khám bệnh nói, lão phải nhập viện. Ban đầu, không ai chịu nói cho lão biết là lão bị làm sao. Nhưng lão gặng hỏi mấy lần, con gái cũng ấp úng trả lời:
- Bác sĩ bảo ông có khối u ở sát xương, phải mổ ra rồi làm sinh thiết, xem là u lành hay u ác.
U lành thì vẫn còn sống được. Nhưng u ác, u ác là ung thư, tức là chết. À không, không chỉ là chết, mà là đau đến lúc chết. Mới vài tháng trước, em dâu lão chết vì ung thư gan, đến lúc sắp đi vẫn còn kéo tay lão kêu đau lắm. Lão bắt đầu sợ, sợ mình cũng sẽ đau như thế.
Nghe nói, cái bệnh ung thư này quái ác lắm, sự đau đớn của nó, chẳng có thuốc giảm đau nào ngăn lại được.
Lần xét nghiệm đầu tiên cho kết quả đó là tế bào lành tính. Bác sĩ vừa thông báo xong, con rể lão đã vỗ đùi cái đét:
- Đấy, bố vẫn còn cao số lắm, chưa đi được đâu! – mặt mũi ông con rể rất hồ hởi – Chính ra đợi thẻ bảo hiểm cũng đúng đấy chứ. Bằng này xét nghiệm, không đợi thẻ có mà tốn khối tiền!
- Mới là kết quả xét nghiệm sơ bộ lần đầu tiên. Chúng tôi đã gửi bệnh phẩm đến khoa giải phẫu bệnh, đợi vài ngày nữa mới có kết quả chính xác. À, bụng bác có đau không? Tôi thấy vùng bụng của bác hơi gồ lên…
Cách đây vài tháng, lão Quốc còn có da có thịt. Bụng lão to một tí, ai cũng tặc lưỡi coi như là bụng mỡ. Nhưng đến giờ lão đã sút đến chục cân, vậy mà cái bụng vẫn to như cái trống. Lão nằm trên giường, chân duỗi ra, bụng phưỡn lên như người ta mang thai mấy tháng. Lão không nói là khó chịu ở bụng, quần áo mặc hôm nhập viện lại thùng thình, nên đến giờ bác sĩ mới nhận ra.
Nghe bác sĩ hỏi, lão lắc đầu.
- Không, bác sĩ, tôi chỉ thấy đau chân thôi. – lão lại xoa chân, mặt nhăn nhó – Cho tôi vài viên giảm đau đi bác sĩ. Đau thế này làm sao mà chịu được!
- Lần gần nhất bác uống giảm đau cách đây có hai tiếng, phải hai tiếng nữa mới được uống.
Mổ xong rồi, trong xương vẫn cứ nhâm nhẩm đau, lại thêm cơn đau từ vết mổ. Lão Quốc bắt đầu hối hận, thà ban đầu đừng có mổ còn hơn. Nếu là u lành, lão cũng chỉ phải đeo thêm cái cục nợ vài lạng, có chết được đâu mà sợ.
Bác sĩ nắn nắn sờ sờ cái bụng gồ lên cứng ngắc, rồi mang máy siêu âm đến tận giường bệnh để kiểm tra cho lão. Từ lúc đầu dò siêu âm đặt lên bụng lão, mấy người mặc áo blouse trắng đứng lố nhố xung quanh đã bắt đầu nhíu mày.
- Có một khối u trong ổ bụng, nghi ngờ di căn. Gọi sang khoa giải phẫu bệnh, giục kết quả đi. – bác sĩ nói với cô điều dưỡng bên cạnh.
Lão Quốc thật sự bị ung thư. Không ai biết là ung thư xương di căn lên ổ bụng, hay là ung thư chỗ nào di căn đến ổ bụng và xương. Chỉ biết, lão chẳng còn sống được bao lâu nữa. Thời gian chỉ còn tính bằng ngày, bằng tuần, bằng tháng. Sự sống và cái chết cách nhau vài liều thuốc giảm đau.
Con gái và cháu ngoại lão lại cãi nhau. Cháu lão gọi điện về, bảo mẹ với bố dượng bằng giá nào cũng phải để ông ở bệnh viện, hóa trị, xạ trị, cưa chân… thế nào cũng được, phải giữ mạng sống cho ông. Nhưng con gái lão nghe lời con rể, gạt phắt đi.
- Mày thì biết cái gì! Ông mày ung thư giai đoạn cuối, di căn rồi, để ở bệnh viện vần đi vần lại, thà đưa về nhà còn hơn. Muốn ăn gì thì ăn, đi đâu thì đi. Chẳng lẽ mày muốn ông mày phải ở viện hóa trị đến lúc chết à? Sao mày ác thế?
- Mẹ đã hỏi ý kiến ông chưa? Đã hỏi ông muốn ở viện hay về nhà chưa?
Ánh mắt của con gái lão lướt qua khuôn mặt xanh xao vàng vọt của người đàn ông sinh ra mình, rồi dừng lại trên vẻ mặt lạnh tanh của anh chồng hờ. Con rể lão chép miệng. Con gái cũng chép miệng theo.
- Bây giờ ở viện, tiền thuốc men một ngày đã mấy trăm nghìn, lại thêm tiền chăm sóc trả cho hộ lý, tiền phòng tiền quần áo. Nhà mình lấy đâu ra nhiều tiền như thế? Mà bệnh của ông nặng, đằng nào cũng…
Mấy câu sau đó con gái lão không nói ra, vì trong điện thoại chỉ còn vài tiếng tút tút gấp gáp. Cháu ngoại lão đã tắt máy rồi. Tình cảnh chẳng xa lạ chút nào, mấy năm nay cuộc điện thoại nào của hai mẹ con nó cũng kết thúc như thế.
Lão Quốc cũng biết mình ở viện tốn kém, nên ậm ừ một lúc rồi gật đầu đồng ý để con gái con rể đi làm thủ tục xin về. Trước khi kí tên vào giấy ra viện, bác sĩ ngước mắt lên nhìn lão, muốn nói lại thôi, cuối cùng, vô vàn lời muốn nói chỉ đọng lại thành một tiếng thở dài.
Rời khỏi bệnh viện về nhà, con rể với con gái kê cho lão một cái giường ọp ẹp ra ngoài chái nhà. Lão biết mình sắp đi, bọn nó làm thế là để lão nằm trên giường đấy từ giờ đến lúc chết. Nhưng lão đã chẳng còn hơi sức đâu mà cãi cọ với con cái nữa, tất cả sức lực của lão dùng để kêu đau.
Bác sĩ kê đơn toàn thuốc giảm đau. Từ nặng cho đến nhẹ, từ liều thấp đến liều cao. Lão uống thuốc giảm đau còn nhiều hơn ăn cơm, nhưng cơn đau vẫn cứ tăng lên đều đều, thuốc cũng không ăn nhằm gì.
- Đau quá… đau…
- Ông kêu bé thôi! Ai ung thư mà chẳng đau, có phải trần đời mình ông bị đâu. – giọng con rể lão gắt gỏng vang lên, át cả tiếng rên rỉ kêu đau của ông bố vợ gần đất xa trời.
Bàn tay của con rể lão luồn xuống bên dưới cái gối mốc meo, xốc cả đầu lão lên. Lão thấy đầu ong ong, ngất ngư lên xuống như hồi trẻ ngồi cái xe chuồng gà xuôi Nam ngược Bắc buôn bán chợ chùa. Dưới gối đầu của lão là hơn hai triệu người ta đến thăm nhét xuống, bị con rể lão moi đi bằng sạch.
Lấy tiền xong, ông con rể nhíu mày, phủi phủi tay:
- Đúng là lâu ngày không tắm, hôi quá!
- Tắm… thuê người tắm cho bố cũng được… - lão gồng hết sức mới nói ra được một câu, nói xong đã mệt đứt hơi.
Đôi mắt trông mong nhìn về phía con rể ảm đạm hẳn xuống khi nhìn thấy cái lắc đầu.
- Thuê cái gì mà thuê! Ai người ta dám đi tắm cho người ung thư! – con rể lão kéo hai ba lần, tuột cái găng tay ra, ném thẳng xuống sọt sác bên cạnh giường – Sống khổ sống sở thế này, chẳng biết bao giờ mới chết.
Con rể đi ra ngoài rồi.
Lão cũng muốn chết lắm. Ăn không ăn được, nói không nói được, đi không đi được, thở không thở được. Bây giờ, đến tắm cũng không được tắm. Con gái với con rể chê lão lèm bèm, lại toàn thân hôi hám, nên một ngày chỉ vào đây hai ba lần, hai lần đưa cơm và một lần thay bỉm. Lúc nào đau quá, lão tự quờ quạng tay, vơ lấy viên thuốc giảm đau trên đầu giường, nuốt chửng hoặc nếu còn sức thì ngậm ống hút, uống ít nước nuốt xuống.
Mùi khó ngửi hun đầy trên người lão, từ trên xuống dưới. Chỉ có mình lão chẳng ngửi thấy mùi gì. Bởi vì các giác quan của lão đã gần như tắc tị hết cả. Đến đầu óc cũng không rõ ràng, lúc minh mẫn lúc mơ màng.
Con rể đi rồi, lão mới đưa tay lên gối đầu, lần sờ một hồi, sờ thấy một xấp tiền cộm lên dưới lớp vải mới yên tâm. Lão biết con gái con rể không thương cháu ngoại lão, nên phải để dành cho nó ít tiền, sau này ông nó chết rồi, sợ không ai chăm lo cho nó. Lần trước nó về thăm ông được hai ngày rồi lại tất tả chạy đi, lão đã thấy nó gầy rộc cả ra rồi. Nó bảo do năm cuối học hành vất vả, nhưng lão biết thừa là do nó vừa học hành lại vừa bận kiếm tiền ăn.
Mẹ nó có lo cho nó đâu. Trước khi bị bệnh, lão trồng rau nuôi gà, túc tắc góp được vài đồng, hai ba tháng lại mang sang nhờ hàng xóm gửi cho cháu gái. Bây giờ lão nằm một chỗ, có bao nhiêu tiền con gái với con rể cũng túm hết rồi. Lão thương cháu gái, phải tìm cách giấu một ít đi, để hàng xóm sang chơi thì nhờ người ta giữ.
Lão Quốc trút hơi thở cuối cùng vào một ngày hè nắng gắt. Ngày ấy, con gái lão như thường lệ đặt bát cơm trắng lổn nhổn vài miếng thịt xuống đầu giường, một tay bịt mũi, một tay lay vai lão.
- Ông dậy ăn cơm đi! Hôm nay thấy trong người thế nào rồi?
Nhưng cái bộ xương khô co quắp trên giường không hề động đậy. Con gái lão lại lay thêm vài lần nữa, lão vẫn không mở mắt, không nói lời nào. Lồng ngực không phập phồng, ghé sát tai vào mũi chẳng còn nghe thấy tiếng hít thở nhè nhẹ báo hiệu sự sống vẫn còn trong thân thể.
Con gái lão biết bố mình đi rồi. Một giọt nước mắt nóng hôi hổi chảy xuống mu bàn tay. Bát cơm trắng lổn nhổn vài miếng thịt đặt trên giường đổi thành cơm cúng.
Lúc này, chẳng ai chê lão bẩn thỉu hôi thối nữa. Con gái lão tự tay tắm rửa cho lão lần cuối cùng bằng nước thơm, mặc cho lão bộ quần áo mới mà lão tiếc của cất dưới đáy hòm mấy năm nay.
Cháu gái lão bỏ dở kì thi, chạy về đưa tiễn ông lần cuối. Mắt nó ráo hoảnh, chẳng chảy giọt nước mắt nào. Nhìn thấy mẹ với ông bố dượng khóc lóc ỉ ôi, nó cười khẩy:
- Ông chết rồi! Hai người vừa lòng chưa? Vẫn còn chưa mở tiệc ăn mừng à? Khóc cái gì mà khóc?
- Sao mày lại nói chuyện với mẹ mày như thế? – mẹ nó chưa kịp nói gì, một người họ hàng xa đã đứng ra – Ông mày ốm cả năm nay, một tay bố mẹ mày chăm sóc. Cái loại con cháu bất hiếu như mày, về được một hai ngày, không chăm được ngày nào. Giờ ông mày chết rồi lại còn về gây sự à?
Cháu gái lão cười sằng sặc. Nó nhìn một lượt những người vừa thân quen vừa xa lạ trong đám tang đông đúc của ông ngoại, chợt cảm thấy thật nực cười. Lúc ông nó còn sống, chẳng ai quan tâm, chẳng ai muốn chạy chữa. Ai ai cũng mong ông nó chết nhanh đi. Bây giờ họ lại trưng ra vẻ mặt đau buồn, xót thương, mắt đỏ hoe sưng húp. Có ý nghĩa gì cơ chứ?
Bác hàng xóm kéo nó ra khỏi đám đông. Nhìn đôi mắt ráo hoảnh của nó, bác thở dài, nhét vào bàn tay cứng ngắc một xấp tiền nhăn nhúm.
- Ông cháu biết đến hôm nay cháu mới về, nên nhờ bác giữ để đưa tận tay cho cháu. Đừng cãi nhau với mẹ nữa… ai cũng có nỗi khổ riêng.
Lòng bàn tay đầy mồ hôi dấp dính. Nó nhếch môi, hỏi bác hàng xóm:
- Bác thấy… ông cháu có khổ không?
Người hàng xóm thở ra một hơi dài thườn thượt. Lão Quốc đã đi rồi, ai biết lão khổ hay là sướng.
[Bài dự thi viết chủ đề Nhà 2021]
Tác giả: Nguyên
Tác giả: Nguyên
Sửa lần cuối: