Tôi còn nhớ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, thì mơ ước của chúng tôi to lớn lắm. Mấy thằng bạn chí cốt của tôi muốn trở thành một nhà khoa học, kiến trúc sư, rồi bác sĩ. Ai cũng muốn làm những việc cao cả, làm ra nhiều thứ có ích cho xã hội. Còn mấy nhỏ con gái thì nào là người mẫu, doanh nhân, tiếp viên hàng không, ... Tôi thì ngay từ bé, đã chẳng biết mình muốn trở thành gì. Mỗi lần cô giáo bắt nói về nghề nghiệp mơ ước hay mong muốn là tôi còn chẳng biết viết gì. Tôi không thể nói với giáo viên là em chẳng có mong muốn gì cả. Tôi đơn giản chỉ thích được đi đến những vùng trời mới, được mở đôi mắt của mình và chiêm ngưỡng những tuyệt tác, được nhìn thấy những con người đang lao động hăng say, hay nói cách khác là được đi. Nhưng rồi đến bây giờ, còn mấy ai nhắc đến ước mơ như một thứ cần theo đuổi nữa, hay mỗi lần nhắc đến lại tặc lưỡi: "Hồi đó nhỏ khờ mà mày nhắc mãi thế!". Thành ra, tất cả đều giống như tôi, đều là những kẻ không mơ ước.
Thành phố Dresden(Đức) mộng mơ - Ảnh: Tự chụp
Hết cấp ba, cũng giống như lũ bạn cùng lớp, tôi thi vào một trường đại học nhưng lại không biết mình học gì. Đồng thời, trong cuộc sống của tôi bắt đầu có nhiều áp lực hơn. Bố mẹ đã thấy việc tôi không thích thú với việc học đại học mà chỉ chăm chăm đi làm thêm. Tôi thấy vui khi được đi làm, khi có những mối quan hệ với anh em ở chỗ làm. Tôi thấy như được chia sẻ. Có những người, đồng trang lứa có thể cười đùa, tán chuyện đến tận sáng. Mỗi một câu chuyện lại cho tôi thật nhiều cảm xúc. Thế rồi, sau khi tôi đã có đủ can đảm, tôi hẹn bố mẹ nói chuyện về việc muốn đi nước ngoài. Dĩ nhiên là bố mẹ sẽ không thể nào cho tôi đi được. Tôi chẳng thể nào tưởng tượng nổi cái không khí trong nhà lại nặng nề đến thế. Bố mẹ gần như chẳng nói gì với tôi cả còn tôi thì tránh mặt bố mẹ mọi lúc. Cứ chạm mặt bố mẹ thì tôi lại chỉ biết cúi xuống. Tôi biết, để đi nước ngoài thì tiền bỏ ra cũng là một số lớn. Và tôi cũng chẳng có gì đảm bảo cho việc tôi sẽ quyết tâm, sẽ trở thành người tốt khi ở nước ngoài, khi không có vòng tay che che chở của bố mẹ cả. Tôi chẳng thể nào quên được mỗi bữa ăn cơm của gia đình. Bố tôi ngồi xem thời sự, mẹ tôi cố nói những câu chuyện khác để cho không khí gia đình vui vẻ trong khi tôi chẳng biết nói gì. Cho đến tận bây giờ, tôi chẳng bao giờ dám đối diện với bố hay thực tế là không dám đối diện với kì vọng đó. Tôi biết bố đã trông chờ tôi ra sao và biết mẹ đã hi vọng vào tôi thế nào. Bố muốn tôi vào quân ngũ, hay là vào bách khoa- những trường đại học hàng đầu. Còn về phần mẹ, bà chỉ muốn mỗi sáng sớm có người đi chợ cùng. Mỗi tối đến có người nấu ăn, nói chuyện tán gẫu cùng. Mẹ tôi luôn mong muốn ở cạnh tôi, chứng kiến tôi lớn lên từng ngày như cái cách bà đã nhìn tôi hai chục năm. Tôi biết sau này khi về già, bố mẹ cũng cần có nơi để nương tựa, để giúp đỡ gánh vác việc nhà. Tôi hiểu hết chứ.
Một con đường nhỏ ở Prague - CH Séc. Ảnh: Tự chụp
Thế rồi, tôi đã thỏa thuận với bố mẹ của mình. Tôi xin bố mẹ một năm để học và làm giấy tờ, và thuyết phục bố mẹ cho tôi đi. Rồi đến ngày tôi cũng đã có tấm visa để đến với Châu Âu. Trước mắt tôi là cả một vùng đất mới, là cả một thế giới mới mà tôi chỉ mới nghe đến, nhìn qua màn hình vi tính. Ngày cầm trên tay tấm vé máy bay, tôi có chút chút buồn. Lúc này, tôi bỗng nhạy cảm hơn rất nhiều vậy. Đi cùng tôi trên chuyến xe ấy, có vài người bạn. Người thì nhìn xa xăm, nhìn dòng xe chạy trên đường trên tuyến đường ra sân bay. Người thì ngồi khóc từ lúc lên xe tới lúc ra sân bay. Tôi ngồi lướt lại những tấm ảnh cũ trong điện thoại, bật bài nhạc mà tôi yêu thích lúc bấy giờ. Bản nhạc từ từ chạy, từng từ ngữ như được tôi nuốt trọn, không xót một từ nào cũng như những giọt nước mắt chỉ chờ trào ra vậy. "Trong mắt của rất nhiều người, ta rất điên và rất ương bướng. Lấy đam mê làm ánh mặt trời để tâm hồn này không mất phương hướng." - (Trích Đi theo bóng mặt trời - Đen Vâu.)
Đến bây giờ, sau gần ba năm ở nước Đức, tôi hiện giờ đã có thể làm những điều mình thích, có cuộc sống tự lập, có những người bạn từ khắp nơi, có những đêm không chợp mắt, có những ngày chân đi không mỏi, có những trải nghiệm không mua được bằng tiền và một công việc giúp tôi có thể đối diện với những hóa đơn. Ước mơ là có thể là viển vông là số không nhưng quá trình theo đuổi nó thì lại vô cùng đắt giá. Và ước mơ của chúng ta chưa bao giờ là cái để người khác chê cười cả. Hãy cứ tự tin, dám mơ ước và quan trọng nhất dám thực hiện. Cho dù thất bại, hãy vui vì bạn dám thực hiện.
Cổng thành Brandenburger Tor- Thủ đô Berlin- Đức. Ảnh: Tự chụp
Thành phố Dresden(Đức) mộng mơ - Ảnh: Tự chụp
Hết cấp ba, cũng giống như lũ bạn cùng lớp, tôi thi vào một trường đại học nhưng lại không biết mình học gì. Đồng thời, trong cuộc sống của tôi bắt đầu có nhiều áp lực hơn. Bố mẹ đã thấy việc tôi không thích thú với việc học đại học mà chỉ chăm chăm đi làm thêm. Tôi thấy vui khi được đi làm, khi có những mối quan hệ với anh em ở chỗ làm. Tôi thấy như được chia sẻ. Có những người, đồng trang lứa có thể cười đùa, tán chuyện đến tận sáng. Mỗi một câu chuyện lại cho tôi thật nhiều cảm xúc. Thế rồi, sau khi tôi đã có đủ can đảm, tôi hẹn bố mẹ nói chuyện về việc muốn đi nước ngoài. Dĩ nhiên là bố mẹ sẽ không thể nào cho tôi đi được. Tôi chẳng thể nào tưởng tượng nổi cái không khí trong nhà lại nặng nề đến thế. Bố mẹ gần như chẳng nói gì với tôi cả còn tôi thì tránh mặt bố mẹ mọi lúc. Cứ chạm mặt bố mẹ thì tôi lại chỉ biết cúi xuống. Tôi biết, để đi nước ngoài thì tiền bỏ ra cũng là một số lớn. Và tôi cũng chẳng có gì đảm bảo cho việc tôi sẽ quyết tâm, sẽ trở thành người tốt khi ở nước ngoài, khi không có vòng tay che che chở của bố mẹ cả. Tôi chẳng thể nào quên được mỗi bữa ăn cơm của gia đình. Bố tôi ngồi xem thời sự, mẹ tôi cố nói những câu chuyện khác để cho không khí gia đình vui vẻ trong khi tôi chẳng biết nói gì. Cho đến tận bây giờ, tôi chẳng bao giờ dám đối diện với bố hay thực tế là không dám đối diện với kì vọng đó. Tôi biết bố đã trông chờ tôi ra sao và biết mẹ đã hi vọng vào tôi thế nào. Bố muốn tôi vào quân ngũ, hay là vào bách khoa- những trường đại học hàng đầu. Còn về phần mẹ, bà chỉ muốn mỗi sáng sớm có người đi chợ cùng. Mỗi tối đến có người nấu ăn, nói chuyện tán gẫu cùng. Mẹ tôi luôn mong muốn ở cạnh tôi, chứng kiến tôi lớn lên từng ngày như cái cách bà đã nhìn tôi hai chục năm. Tôi biết sau này khi về già, bố mẹ cũng cần có nơi để nương tựa, để giúp đỡ gánh vác việc nhà. Tôi hiểu hết chứ.
Một con đường nhỏ ở Prague - CH Séc. Ảnh: Tự chụp
Thế rồi, tôi đã thỏa thuận với bố mẹ của mình. Tôi xin bố mẹ một năm để học và làm giấy tờ, và thuyết phục bố mẹ cho tôi đi. Rồi đến ngày tôi cũng đã có tấm visa để đến với Châu Âu. Trước mắt tôi là cả một vùng đất mới, là cả một thế giới mới mà tôi chỉ mới nghe đến, nhìn qua màn hình vi tính. Ngày cầm trên tay tấm vé máy bay, tôi có chút chút buồn. Lúc này, tôi bỗng nhạy cảm hơn rất nhiều vậy. Đi cùng tôi trên chuyến xe ấy, có vài người bạn. Người thì nhìn xa xăm, nhìn dòng xe chạy trên đường trên tuyến đường ra sân bay. Người thì ngồi khóc từ lúc lên xe tới lúc ra sân bay. Tôi ngồi lướt lại những tấm ảnh cũ trong điện thoại, bật bài nhạc mà tôi yêu thích lúc bấy giờ. Bản nhạc từ từ chạy, từng từ ngữ như được tôi nuốt trọn, không xót một từ nào cũng như những giọt nước mắt chỉ chờ trào ra vậy. "Trong mắt của rất nhiều người, ta rất điên và rất ương bướng. Lấy đam mê làm ánh mặt trời để tâm hồn này không mất phương hướng." - (Trích Đi theo bóng mặt trời - Đen Vâu.)
Đến bây giờ, sau gần ba năm ở nước Đức, tôi hiện giờ đã có thể làm những điều mình thích, có cuộc sống tự lập, có những người bạn từ khắp nơi, có những đêm không chợp mắt, có những ngày chân đi không mỏi, có những trải nghiệm không mua được bằng tiền và một công việc giúp tôi có thể đối diện với những hóa đơn. Ước mơ là có thể là viển vông là số không nhưng quá trình theo đuổi nó thì lại vô cùng đắt giá. Và ước mơ của chúng ta chưa bao giờ là cái để người khác chê cười cả. Hãy cứ tự tin, dám mơ ước và quan trọng nhất dám thực hiện. Cho dù thất bại, hãy vui vì bạn dám thực hiện.
Cổng thành Brandenburger Tor- Thủ đô Berlin- Đức. Ảnh: Tự chụp