Văn bản "Chiến thắng Mtao - Mxay" trích trong sử thi "Đăm Săn".
Xem thêm:
Văn bản "Chiến thắng Mtao - Mxay"
Thể loại sử thi
Tóm tắt văn bản Chiến thắng Mtao - Mxay
Hôn nhân, chiến tranh và lao động là ba đề tài chính trong sử thi, trong đó chiến tranh là để tài nổi bật nhất. Hôn nhân (hành động cầu hôn, cướp vợ hoặc giành lại vợ) cũng có khi chỉ là cái cớ để các thị tộc xâm lấn hoặc mở rộng địa bàn sinh sống của cộng đồng mình. Đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây được chọn đưa vào SGK Ngữ văn 10 rất tiêu biểu cho vẻ đẹp nội dung và giá trị thẩm mĩ của sử thi anh hùng Tây Nguyên..
( Ảnh: Sưu tầm )
Hình tượng Đăm Săn- người anh hùng lý tưởng của cộng đồng thị tộc Ê- đê- trong cuộc giao tranh với tù truởng Mtao Mxây để giành lại vợ được tập trung khắc hoạ rõ nét theo bố cục ba phần, tương ứng với ba câu hỏi trong SGK:
Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (Từ đầu đến “cắt đầu Mtao Mxây đem bêu ngoài đường”): Trận đánh giữa hai tù trưởng.
- Phần 2 (Tiếp đến “Họ đến bãi ngoài làng, rồi vào làng”): Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng.
- Phần 3 (Còn lại): Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng
Như ta đã biết, trong đề tài chiến tranh ở sử thi thì người anh hùng sử thi chiến đấu với các tù trưởng thù địch, trước hết là vì những mục đích riêng: để đòi nợ (như sử thi Đam Thi), để trả thù cho người thân (như sử thi Xinh Nhã), để giành lại vợ bị tù trưởng buôn làng khác cướp đoạt(như sử thi Đam San).. đồng thời cũng là để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. Khi chiến thắng, buôn làng của người anh hùng trở nên giàu có, cường thịnh hơn lên. Do vậy, chiến công và sự nghiệp anh hùng của nhân vật trung tâm trong sử thi là niềm tự hào, là lí tưởng xã hội của toàn thể cộng đồng. Các tình tiết chính của đoạn trích đã có dịp đề cập ở trên (từ tình tiết 1 đến 15).
Để phân tích đoạn trích, cần làm rõ vai trò của từng nhân vật chính:
+ Nhân vật Mtao Mxây là nhân vật đối thủ, nguyên nhân gây chiến tranh.
+ Nhân vật Đam San là nhân vật trung tâm, quyết định cho sự diễn biến của cốt truyện, lôi cuốn các nhân vật quần chúng.
+ Nhân vật Ông Trời và Hơ Nhị là nhân vật trợ thủ cho Đam San. Ông trời là nhân vật trợ thủ thần kì. Hơ Nhị là người trao vật thần kì (miếng trầu) cho Đam San, thể hiện quan niệm về cuộc chiến tranh chính nghĩa.
+ Nhân vật quần chúng vừa đóng vai trò hậu thuẫn cho nhân vật chính, vừa bị lôi cuốn bởi sức mạnh và mục đích của cuộc chiến đấu của nhân vật chính. Sức mạnh và lí tưởng của cá nhân người anh hùng biểu trưng cho sức mạnh và lí tưởng của cộng đồng.
Giá trị nội dung
Đoạn trích khẳng định sức mạnh và ngợi ca vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn - một người trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc, xứng đáng là người anh hùng mang tầm vóc sử thi của dân tộc Ê-đê thời cổ đại.
Giá trị nghệ thuật
- Ngôn ngữ của người kể biến hóa linh hoạt, hướng tới nhiều đối tượng; ngôn ngữ đối thoại được khai thác ở nhiều góc độ. Ngôn ngữ trang trọng, kết hợp ngôn ngữ kể, tả của người dẫn truyện và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, ngôn ngữ giàu âm thanh và hình ảnh.- Nghệ thuật kể xem lẫn tả
- Các biện pháp nghệ thuật: So sánh, cường điệu, phóng đại, đối lập
Tổng hợp
Xem thêm:
Văn bản "Chiến thắng Mtao - Mxay"
Thể loại sử thi
Tóm tắt văn bản Chiến thắng Mtao - Mxay
Hôn nhân, chiến tranh và lao động là ba đề tài chính trong sử thi, trong đó chiến tranh là để tài nổi bật nhất. Hôn nhân (hành động cầu hôn, cướp vợ hoặc giành lại vợ) cũng có khi chỉ là cái cớ để các thị tộc xâm lấn hoặc mở rộng địa bàn sinh sống của cộng đồng mình. Đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây được chọn đưa vào SGK Ngữ văn 10 rất tiêu biểu cho vẻ đẹp nội dung và giá trị thẩm mĩ của sử thi anh hùng Tây Nguyên..
( Ảnh: Sưu tầm )
Hình tượng Đăm Săn- người anh hùng lý tưởng của cộng đồng thị tộc Ê- đê- trong cuộc giao tranh với tù truởng Mtao Mxây để giành lại vợ được tập trung khắc hoạ rõ nét theo bố cục ba phần, tương ứng với ba câu hỏi trong SGK:
Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (Từ đầu đến “cắt đầu Mtao Mxây đem bêu ngoài đường”): Trận đánh giữa hai tù trưởng.
- Phần 2 (Tiếp đến “Họ đến bãi ngoài làng, rồi vào làng”): Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng.
- Phần 3 (Còn lại): Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng
Như ta đã biết, trong đề tài chiến tranh ở sử thi thì người anh hùng sử thi chiến đấu với các tù trưởng thù địch, trước hết là vì những mục đích riêng: để đòi nợ (như sử thi Đam Thi), để trả thù cho người thân (như sử thi Xinh Nhã), để giành lại vợ bị tù trưởng buôn làng khác cướp đoạt(như sử thi Đam San).. đồng thời cũng là để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. Khi chiến thắng, buôn làng của người anh hùng trở nên giàu có, cường thịnh hơn lên. Do vậy, chiến công và sự nghiệp anh hùng của nhân vật trung tâm trong sử thi là niềm tự hào, là lí tưởng xã hội của toàn thể cộng đồng. Các tình tiết chính của đoạn trích đã có dịp đề cập ở trên (từ tình tiết 1 đến 15).
Để phân tích đoạn trích, cần làm rõ vai trò của từng nhân vật chính:
+ Nhân vật Mtao Mxây là nhân vật đối thủ, nguyên nhân gây chiến tranh.
+ Nhân vật Đam San là nhân vật trung tâm, quyết định cho sự diễn biến của cốt truyện, lôi cuốn các nhân vật quần chúng.
+ Nhân vật Ông Trời và Hơ Nhị là nhân vật trợ thủ cho Đam San. Ông trời là nhân vật trợ thủ thần kì. Hơ Nhị là người trao vật thần kì (miếng trầu) cho Đam San, thể hiện quan niệm về cuộc chiến tranh chính nghĩa.
+ Nhân vật quần chúng vừa đóng vai trò hậu thuẫn cho nhân vật chính, vừa bị lôi cuốn bởi sức mạnh và mục đích của cuộc chiến đấu của nhân vật chính. Sức mạnh và lí tưởng của cá nhân người anh hùng biểu trưng cho sức mạnh và lí tưởng của cộng đồng.
Giá trị nội dung
Đoạn trích khẳng định sức mạnh và ngợi ca vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn - một người trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc, xứng đáng là người anh hùng mang tầm vóc sử thi của dân tộc Ê-đê thời cổ đại.
Giá trị nghệ thuật
- Ngôn ngữ của người kể biến hóa linh hoạt, hướng tới nhiều đối tượng; ngôn ngữ đối thoại được khai thác ở nhiều góc độ. Ngôn ngữ trang trọng, kết hợp ngôn ngữ kể, tả của người dẫn truyện và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, ngôn ngữ giàu âm thanh và hình ảnh.- Nghệ thuật kể xem lẫn tả
- Các biện pháp nghệ thuật: So sánh, cường điệu, phóng đại, đối lập
Tổng hợp
Sửa lần cuối: