Đề: Cảm nhận đoạn thơ sau và nhận xét vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh:
Vẻ đẹp nữ tính trong "Sóng". Ảnh Pinterest.
Hướng dẫn phân tích chi tiết:
1. Bốn câu thơ đầu là nỗi nhớ triền miên, da diết rạo rực của sóng về bờ. Nỗi nhớ ấy bao trùm lên mọi không gian, thời gian.
a. Hai câu thơ đầu nỗi nhớ của sóng bao trùm lên mọi không gian:
Nếu như ở khổ thơ đầu tiên sóng mang hai trạng thái đối lập là “dữ dội - ồn ào” và “dịu êm – lặng lẽ” thì ở khổ thơ này ta còn bắt gặp hai thái cực khác của sóng: “dưới lòng sâu – trên mặt nước”. Phép điệp cấu trúc “con sóng... con sóng” kết hợp “dưới lòng sâu – trên mặt nước” tạo thành hai chiều không gian của nỗi nhớ và tầng tầng lớp lớp cảm xúc cồn cào, bồi hồi trong trái tim người con gái. Điệp ngữ “con sóng” làm đoạn thơ giàu tính nhạc, giàu nhịp điệu, đồng thời làm hiện lên muôn vàn những đợt sóng đang hăm hở vỗ bờ. Có con sóng “trên mặt nước” - những con sóng vỗ bờ bọt tung trắng xóa ngày đêm gào thét dữ dội, dồn dập, trào dâng, miên man cùng đại dương bao la. Những cơn sóng ấy mở ra chiều rộng bao la và gợi lên nỗi nhớ bạt ngàn của người con gái. Cũng có những con sóng “dưới lòng sâu” gợi ra chiều sâu vô tận của nỗi nhớ. Cũng giống như sóng, tình yêu của em, nỗi nhớ của em không đơn thuần là nhớ theo cảm tính mà nỗi nhớ ấy vừa có chiều sâu vừa có chiều rộng. Xuân Quỳnh đã vô cùng tinh tế khi mượn hình ảnh sóng động để ẩn dụ cho nỗi niềm của người phụ nữ khi yêu: “yêu” da diết dữ dội; “nhớ” cồn cào mãnh liệt. Sóng cồn cào trong lồng ngực của biển như hình bóng anh rạo rực mãi trong trái tim em:
Hay như Xuân Diệu cũng từng mượn sóng để thể hiện tình yêu:
Con sóng của Xuân Diệu mang tính chất nam tính, vồ vập, đắm say, cuồng nhiệt còn sóng của Xuân Quỳnh lại mang vẻ đẹp kín đáo, đằm thắm của người con gái khi yêu.
b. Hai câu tiếp theo nỗi nhớ của sóng không chỉ trải dài trong không gian mà còn chiếm lĩnh vùng trời vô tận của thời gian “ngày – đêm”:
Một lần nữa thán từ “Ôi” lại được nữ thi sĩ thốt lên mang theo vẻ ngỡ ngàng, xuýt xoa, trầm trồ, thích thú khi bắt gặp sự tương đồng kì diệu giữa hiện tượng thiên nhiên và trái tim người con gái đang yêu. Những con sóng dù trên mặt nước hay dưới lòng sâu, dù ngày hay đêm vẫn luôn vận động không ngừng nghỉ. Lí do của sự vận động không ngơi ấy là do nỗi khát khao tìm về bến bờ. Vì nhớ bờ mà sóng đứng ngồi không yên, vì nhớ bờ mà sóng không ngủ được. Hình ảnh nhân hóa “con sóng nhớ bờ” gợi lên thật sinh động hình ảnh những con sóng biển ngày đêm cuống quýt xô vào nhau để vào bờ như nỗi nhớ bao la từ khơi xa tìm về bến đợi. Sóng cứ mãi thao thức không ngủ được là vì khát khao tìm về bờ cứ mãi thôi thúc buộc sóng phải rì rào vỗ mãi. Đó còn là nỗi sợ sẽ đánh mất đi cơ hội được gặp bờ bởi gió, bởi thủy triều cách ngăn. Nỗi nhớ của sóng vừa da diết cháy bỏng, vừa bồn chồn, thao thức, khát khao. Ý thơ rất tự nhiên khiến ta nhớ đến tâm trạng của nhân vật trữ tình trong câu ca dao:
2. Hai câu thơ cuối là lúc “em” hiện ra với nỗi lòng băn khoăn, bồn chồn, thao thức, nhớ nhung:
Năm tháng trôi qua chỉ còn tình yêu và nỗi nhớ thương ở lại. Tình yêu xưa nay luôn gắn liền với nỗi nhớ, một trái tim đang yêu là một trái tim đang nhớ, một trái tim ngừng nhớ là dấu hiệu chắc chắn của một trái tim ngừng yêu bởi mấy ai yêu mà không một lần thương nhớ. Cũng bởi lẽ đó mà trong kho tàng ca dao Việt Nam có rất nhiều câu bộc bạch về nỗi nhớ:
hay:
Còn với những vần thơ của Xuân Quỳnh dường như đã chạm tới nơi sâu thẳm nhất của trái tim con người đang yêu khi mang theo một thông điệp thật tình tứ, mến thương: Sóng nhớ bờ còn em nhớ anh. Khổ thơ thứ năm là khổ thơ đặc biệt nhất trong bài Sóng bởi biên độ của nó đã được mở rộng từ bốn câu lên sáu câu, phá vỡ những quy luật về độ dài của một khổ trong cả bài. Phải chăng, chỉ khi mở rộng biên độ khổ thơ mới có thể diễn tả cho thỏa, cho đạt sự ngút ngàn của nỗi nhớ. Một nỗi nhớ bao trùm không gian, choáng luôn cả thời gian, khoảng cách. Việc phá vỡ biên độ của khổ thơ thêm một lần nữa chứng minh cho phong cách nghệ thuật đôi khi “bất tuân theo những quy luật nghề thơ” của Xuân Quỳnh.
Xuân Quỳnh hay mượn ngôn ngữ của cơ thể để diễn tả nỗi nhớ: nỗi nhớ dâng lên mắt, nỗi nhớ ngập cả hồn, thậm chí là nỗi nhớ đầy ắp cả đôi tay: “Khi anh vắng, bàn tay em biết nhớ - Lấy thời gian đan thành áo mong chờ. Lấy thời gian em viết những dòng thơ - Để thấy được chúng mình không cách trở " (Bàn tay em) Ở khổ thơ thứ năm này. Xuân Quỳnh dùng chữ “Lòng” thật chính xác để diễn tả tình cảm của người phụ nữ với tình yêu. Khi muốn diễn tả điều gì đó là chân thành, là tình cảm chân thật xuất phát từ con tim khối óc, người ta thường sử dụng chữ “lòng”. Và trong ngôn ngữ của người Việt thì không có từ ngữ nào diễn tả tình cảm sâu sắc mà chân thành như ngôn ngữ này. Bởi vậy trong Việt Bắc, Tố Hữu từng viết: “Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh”.
Xuân Quỳnh tinh tế lắm khi sử dụng cụm từ “lòng em” – là nơi thẳm sâu nhất trong tâm hồn dùng để diễn tả chiều sâu vô tận của nỗi nhớ. “Lòng là kết tinh của tình cảm được chưng cất trong một thời gian dài qua biết bao thử thách. Khi chị nói “lòng em nhớ đến anh” có nghĩa là em đang dốc cả tâm can của mình để yêu chân thành, nhớ da diết. “Lòng em” là ngôn ngữ hình thể chân thực nhất thể hiện sự kết tinh của tình cảm quý giá được chưng cất trong một thời gian dài, đã được thử thách qua năm tháng và trường tồn dai dẳng. Cả tấm lòng ấy không có chút nông nổi hay hời hợt mà là tất cả sự chín chắn, trưởng thành, nghiêm túc trong mối tình thiêng liêng này.
Nỗi nhớ trong tình yêu. Ảnh: Pinterest.
Vị ngọt ngào,mê đắm của tình yêu lan tỏa trong một câu thơ thật lạ: “Cả trong mơ còn thức”. Xuân Quỳnh xao xuyến nhận ra sự tương đồng kỳ diệu giữa một hiện tượng thiên nhiên vĩnh hằng của trời đất với những trạng thái cảm xúc của tình yêu luôn dào dạt trong lòng mình. Nếu sóng nhớ bờ thì em nhớ anh - đó là quy luật của tình yêu muôn thuở. Nếu sóng nhớ bờ khắp mọi không gian “dưới lòng sâu — trên mặt nước”; khắp thời gian “ngày đêm” thì em cũng nhớ anh mọi lúc mọi nơi; nếu sóng vì nhớ bờ mà “ngày đêm không ngủ được” thì em vì nhớ anh mà thao thức cả trong mơ.
Cái thức trong mơ chính là biểu hiện cao nhất của nỗi nhớ, nỗi nhớ bây giờ không chỉ xuất hiện trong ý thức, tiềm thức mà còn xuất hiện cả trong vô thức. Người phụ nữ khi yêu là hiến dâng toàn tâm toàn ý toàn hồn, cho nên ngay đến “cả trong mơ còn thức”. Khi yêu người ta muốn tận hưởng đến từng khoảnh khắc của hạnh phúc cho nên phải cố thức cả trong cõi thực lẫn trong cõi mộng để nâng niu, để chắt chiu từng khoảnh khắc hạnh phúc của mình. “Cả trong mơ còn thức" là sự phi lý nhưng đã chứa đựng một phần chân lý bởi chỉ có ai biết trân trọng tình yêu, biết yêu mãnh liệt thì mới có những cảm xúc chân thành như thế. Cái thức trong mơ là một trong những nét nghệ thuật độc đáo ở khổ thơ này, đưa chúng ta đến những góc nhìn mới mẻ hơn về tình yêu, về nỗi nhớ. Một nỗi nhớ mãnh liệt và sâu sắc, nỗi nhớ ấy cũng đã từng xuất hiện ở một tác phẩm khác của nữ sĩ Xuân Quỳnh:
Thông qua bài thơ "Sóng", nữ hoàng thơ tình đã hóa gió thổi hồn độc giả đến với từng con sóng miên man, dạt dào vỗ bờ để cảm nhận vẻ đẹp nữ tính trong tâm hồn người con gái khi yêu với biết bao giai điệu cảm xúc, khi ồn ào sôi nổi khi đằm thắm dịu dàng. Vẻ đẹp nữ tính của người con gái đã điểm tô thêm sắc màu cho mỗi một câu chuyện tình lãng mạn.
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Vẻ đẹp nữ tính trong "Sóng". Ảnh Pinterest.
1. Bốn câu thơ đầu là nỗi nhớ triền miên, da diết rạo rực của sóng về bờ. Nỗi nhớ ấy bao trùm lên mọi không gian, thời gian.
a. Hai câu thơ đầu nỗi nhớ của sóng bao trùm lên mọi không gian:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Nếu như ở khổ thơ đầu tiên sóng mang hai trạng thái đối lập là “dữ dội - ồn ào” và “dịu êm – lặng lẽ” thì ở khổ thơ này ta còn bắt gặp hai thái cực khác của sóng: “dưới lòng sâu – trên mặt nước”. Phép điệp cấu trúc “con sóng... con sóng” kết hợp “dưới lòng sâu – trên mặt nước” tạo thành hai chiều không gian của nỗi nhớ và tầng tầng lớp lớp cảm xúc cồn cào, bồi hồi trong trái tim người con gái. Điệp ngữ “con sóng” làm đoạn thơ giàu tính nhạc, giàu nhịp điệu, đồng thời làm hiện lên muôn vàn những đợt sóng đang hăm hở vỗ bờ. Có con sóng “trên mặt nước” - những con sóng vỗ bờ bọt tung trắng xóa ngày đêm gào thét dữ dội, dồn dập, trào dâng, miên man cùng đại dương bao la. Những cơn sóng ấy mở ra chiều rộng bao la và gợi lên nỗi nhớ bạt ngàn của người con gái. Cũng có những con sóng “dưới lòng sâu” gợi ra chiều sâu vô tận của nỗi nhớ. Cũng giống như sóng, tình yêu của em, nỗi nhớ của em không đơn thuần là nhớ theo cảm tính mà nỗi nhớ ấy vừa có chiều sâu vừa có chiều rộng. Xuân Quỳnh đã vô cùng tinh tế khi mượn hình ảnh sóng động để ẩn dụ cho nỗi niềm của người phụ nữ khi yêu: “yêu” da diết dữ dội; “nhớ” cồn cào mãnh liệt. Sóng cồn cào trong lồng ngực của biển như hình bóng anh rạo rực mãi trong trái tim em:
“Em giấu anh vào lồng ngực
Để nghe thổn thức tim mình”
Để nghe thổn thức tim mình”
Hay như Xuân Diệu cũng từng mượn sóng để thể hiện tình yêu:
“Cũng có khi ào ạt
Như nghiến nát bờ em”
Như nghiến nát bờ em”
Con sóng của Xuân Diệu mang tính chất nam tính, vồ vập, đắm say, cuồng nhiệt còn sóng của Xuân Quỳnh lại mang vẻ đẹp kín đáo, đằm thắm của người con gái khi yêu.
b. Hai câu tiếp theo nỗi nhớ của sóng không chỉ trải dài trong không gian mà còn chiếm lĩnh vùng trời vô tận của thời gian “ngày – đêm”:
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Một lần nữa thán từ “Ôi” lại được nữ thi sĩ thốt lên mang theo vẻ ngỡ ngàng, xuýt xoa, trầm trồ, thích thú khi bắt gặp sự tương đồng kì diệu giữa hiện tượng thiên nhiên và trái tim người con gái đang yêu. Những con sóng dù trên mặt nước hay dưới lòng sâu, dù ngày hay đêm vẫn luôn vận động không ngừng nghỉ. Lí do của sự vận động không ngơi ấy là do nỗi khát khao tìm về bến bờ. Vì nhớ bờ mà sóng đứng ngồi không yên, vì nhớ bờ mà sóng không ngủ được. Hình ảnh nhân hóa “con sóng nhớ bờ” gợi lên thật sinh động hình ảnh những con sóng biển ngày đêm cuống quýt xô vào nhau để vào bờ như nỗi nhớ bao la từ khơi xa tìm về bến đợi. Sóng cứ mãi thao thức không ngủ được là vì khát khao tìm về bờ cứ mãi thôi thúc buộc sóng phải rì rào vỗ mãi. Đó còn là nỗi sợ sẽ đánh mất đi cơ hội được gặp bờ bởi gió, bởi thủy triều cách ngăn. Nỗi nhớ của sóng vừa da diết cháy bỏng, vừa bồn chồn, thao thức, khát khao. Ý thơ rất tự nhiên khiến ta nhớ đến tâm trạng của nhân vật trữ tình trong câu ca dao:
“Đèn thương nhớ ai mà đèn không tắt
Mắt thương nhớ ai mắt ngủ không yên”
Mắt thương nhớ ai mắt ngủ không yên”
2. Hai câu thơ cuối là lúc “em” hiện ra với nỗi lòng băn khoăn, bồn chồn, thao thức, nhớ nhung:
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Năm tháng trôi qua chỉ còn tình yêu và nỗi nhớ thương ở lại. Tình yêu xưa nay luôn gắn liền với nỗi nhớ, một trái tim đang yêu là một trái tim đang nhớ, một trái tim ngừng nhớ là dấu hiệu chắc chắn của một trái tim ngừng yêu bởi mấy ai yêu mà không một lần thương nhớ. Cũng bởi lẽ đó mà trong kho tàng ca dao Việt Nam có rất nhiều câu bộc bạch về nỗi nhớ:
“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than”
Như đứng đống lửa như ngồi đống than”
hay:
“Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai”
Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai”
Còn với những vần thơ của Xuân Quỳnh dường như đã chạm tới nơi sâu thẳm nhất của trái tim con người đang yêu khi mang theo một thông điệp thật tình tứ, mến thương: Sóng nhớ bờ còn em nhớ anh. Khổ thơ thứ năm là khổ thơ đặc biệt nhất trong bài Sóng bởi biên độ của nó đã được mở rộng từ bốn câu lên sáu câu, phá vỡ những quy luật về độ dài của một khổ trong cả bài. Phải chăng, chỉ khi mở rộng biên độ khổ thơ mới có thể diễn tả cho thỏa, cho đạt sự ngút ngàn của nỗi nhớ. Một nỗi nhớ bao trùm không gian, choáng luôn cả thời gian, khoảng cách. Việc phá vỡ biên độ của khổ thơ thêm một lần nữa chứng minh cho phong cách nghệ thuật đôi khi “bất tuân theo những quy luật nghề thơ” của Xuân Quỳnh.
Xuân Quỳnh hay mượn ngôn ngữ của cơ thể để diễn tả nỗi nhớ: nỗi nhớ dâng lên mắt, nỗi nhớ ngập cả hồn, thậm chí là nỗi nhớ đầy ắp cả đôi tay: “Khi anh vắng, bàn tay em biết nhớ - Lấy thời gian đan thành áo mong chờ. Lấy thời gian em viết những dòng thơ - Để thấy được chúng mình không cách trở " (Bàn tay em) Ở khổ thơ thứ năm này. Xuân Quỳnh dùng chữ “Lòng” thật chính xác để diễn tả tình cảm của người phụ nữ với tình yêu. Khi muốn diễn tả điều gì đó là chân thành, là tình cảm chân thật xuất phát từ con tim khối óc, người ta thường sử dụng chữ “lòng”. Và trong ngôn ngữ của người Việt thì không có từ ngữ nào diễn tả tình cảm sâu sắc mà chân thành như ngôn ngữ này. Bởi vậy trong Việt Bắc, Tố Hữu từng viết: “Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh”.
Xuân Quỳnh tinh tế lắm khi sử dụng cụm từ “lòng em” – là nơi thẳm sâu nhất trong tâm hồn dùng để diễn tả chiều sâu vô tận của nỗi nhớ. “Lòng là kết tinh của tình cảm được chưng cất trong một thời gian dài qua biết bao thử thách. Khi chị nói “lòng em nhớ đến anh” có nghĩa là em đang dốc cả tâm can của mình để yêu chân thành, nhớ da diết. “Lòng em” là ngôn ngữ hình thể chân thực nhất thể hiện sự kết tinh của tình cảm quý giá được chưng cất trong một thời gian dài, đã được thử thách qua năm tháng và trường tồn dai dẳng. Cả tấm lòng ấy không có chút nông nổi hay hời hợt mà là tất cả sự chín chắn, trưởng thành, nghiêm túc trong mối tình thiêng liêng này.
Nỗi nhớ trong tình yêu. Ảnh: Pinterest.
Cái thức trong mơ chính là biểu hiện cao nhất của nỗi nhớ, nỗi nhớ bây giờ không chỉ xuất hiện trong ý thức, tiềm thức mà còn xuất hiện cả trong vô thức. Người phụ nữ khi yêu là hiến dâng toàn tâm toàn ý toàn hồn, cho nên ngay đến “cả trong mơ còn thức”. Khi yêu người ta muốn tận hưởng đến từng khoảnh khắc của hạnh phúc cho nên phải cố thức cả trong cõi thực lẫn trong cõi mộng để nâng niu, để chắt chiu từng khoảnh khắc hạnh phúc của mình. “Cả trong mơ còn thức" là sự phi lý nhưng đã chứa đựng một phần chân lý bởi chỉ có ai biết trân trọng tình yêu, biết yêu mãnh liệt thì mới có những cảm xúc chân thành như thế. Cái thức trong mơ là một trong những nét nghệ thuật độc đáo ở khổ thơ này, đưa chúng ta đến những góc nhìn mới mẻ hơn về tình yêu, về nỗi nhớ. Một nỗi nhớ mãnh liệt và sâu sắc, nỗi nhớ ấy cũng đã từng xuất hiện ở một tác phẩm khác của nữ sĩ Xuân Quỳnh:
“Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu mong nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau rạn vỡ”
Biển bạc đầu mong nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau rạn vỡ”
Thông qua bài thơ "Sóng", nữ hoàng thơ tình đã hóa gió thổi hồn độc giả đến với từng con sóng miên man, dạt dào vỗ bờ để cảm nhận vẻ đẹp nữ tính trong tâm hồn người con gái khi yêu với biết bao giai điệu cảm xúc, khi ồn ào sôi nổi khi đằm thắm dịu dàng. Vẻ đẹp nữ tính của người con gái đã điểm tô thêm sắc màu cho mỗi một câu chuyện tình lãng mạn.