Minh nhìn ra ngoài hiên, đôi mắt buồn xa xăm, diệu vợi. Nhớ lại khoảng thời gian đầu mùa dịch, gã vẫn còn chút tiền dành dụm được từ công việc làm thuê làm mướn cho người ta nên “Gạo, củi, muối dầu tự sắm sanh” cũng không phải là khó khăn cho lắm. Nhưng tình hình dịch bệnh ngày càng lan rộng, chỉ thị giãn cách xã hội của Chính phủ đưa ra mỗi lúc một dài hơn khiến cho gã trở tay không kịp, cả nhà lâm vào cảnh:
“Không rau, không muối, canh không có
Mỗi bữa lưng cơm đỏ gọi là”.
Nay chum gạo trong nhà đã cạn, vài ba gói mì tôm lèo tèo chẳng còn đủ cho mấy miệng ăn khiến gã phần nhiều lo lắng. Ở giữa nơi đất chật người đông, đến “tấc đất cắm dùi” để trồng rau còn không có thì gã biết lấy gì xoay xở cho những ngày tháng tiếp theo.
Tháng tám, tiết trời đã bớt đi phần nhiều oi ả của cái nắng mùa hè, cái nóng hầm hập đã qua đi nhường chỗ cho tiết trời dịu nhẹ, thỉnh thoảng trời bỗng đổ thật nhiều cơn mưa khiến thành phố càng trở nên buồn thê lương và ảm đạm giữa những ngày phong tỏa. Đôi mắt phố phường dường như phảng phất một nỗi sầu đẫm lệ hoen mi. Không còn nghe những âm thanh ồn ào, náo nhiệt vì ùn tắc giao thông trong những khung giờ cao điểm, tiếng động cơ xe vội vàng hối hả lúc tan tầm, tiếng nẹt pô khét lẹt trên đại lộ của những cô cậu thanh niên nửa đêm về sáng, tiếng rao của cô gánh hàng rong thưa dần nơi góc hẻm khi trời vừa nhá nhem tối và cả tiếng cười đùa huyên náo khi mọi người tập thể dục ở công viên mỗi buổi sáng mờ sương. Thay vào đó là tiếng còi hú inh ỏi của những chiếc xe cứu thương, lấn át cả tiếng chổi tre của cô lao công quét rác khi thành phố đã lên đèn. Mọi thứ dần mang dáng vẻ trầm mặc, tịch mịch và cô liêu, không một bóng người qua. Phố xá lặng lẽ, buồn tênh, khép mình theo dòng chảy của thời gian, ngay cả chiếc lá vàng cũng chầm chậm rơi trong cơn gió heo may cuối chiều thu man mác – thứ đặc sản chẳng dễ gì tìm thấy nơi phố thị phồn hoa.
Lúc này, gã như một kẻ lãng du ngay trong tâm hồn của chính bản thân mình. Thỉnh thoảng gã khép hờ mắt, đưa cặp môi mỏng và thâm lên kéo một hơi dài thật dài từ điếu thuốc đang cháy dở, rồi từ hàm răng đã ngả màu, gã phả ra những làn khói đục mờ hình xoắn ốc, vấn vít quanh những ngón tay và dần dần tan biến vào khoảng không vô định. Những tàn dư của mẩu thuốc vương vãi trên nền gạch thỉnh thoảng bị làn gió nhẹ thổi bay. Trong cơn đê mê của chất nicotine, gã vẫn nghe văng vẳng bên tai những ca từ bất hủ của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từ chiếc băng cassette có tuổi thọ ngang ngửa với mình: “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi…”.
Bình – thằng con trai lớn của gã đã vào Sài Gòn để hỗ trợ chống dịch từ hai tháng trước. Nó là sinh viên ngành Y, khi đất nước cần thì những người có chuyên môn như nó xung phong lên tuyến đầu cũng là điều dễ hiểu. Minh không ngăn cản, không níu kéo, chỉ động viên và dặn dò nó cần phải biết tự bảo vệ mình. Ấy thế mà cái đêm thằng Bình lên đường, gã trằn trọc mãi không ngủ được, chốc chốc lại xoay qua, trở lại trên giường kèm theo cái thở dài mệt mỏi. Cái chết của An – vợ gã, khiến gã vẫn còn đau buồn và ám ảnh khôn nguôi. Lần này Bình đi, gã cứ cảm thấy bồn chồn lo lắng, e rằng “lành ít dữ nhiều”. Chẳng hiểu sao suy nghĩ đó cứ đeo bám gã, làm thế nào lòng cũng không yên. Nhiều lúc gã nhớ thằng con trai nhưng cũng chỉ dám mong ngóng bằng một vài cuộc gọi về thưa thớt, có khi là vài ngày hoặc cả tuần dài đằng đẵng. Lần nào cũng chỉ kịp hỏi han dăm ba câu chuyện về sức khỏe, ăn uống hay công việc, rồi Bình lại vội cúp máy để vào ca trực trong ngày, để lại gã với khoảng trống vô ngôn và nỗi buồn giăng mắc.
***
Hai mươi năm trước An là cô thiếu nữ vừa độ trăng tròn, ngây thơ, xinh đẹp, dịu dàng chân chất nét thôn quê. Bao chàng trai vì say mê cô mà đem lòng theo đuổi, trồng cây si dòng dã mấy năm trời. Đổi lại, An chỉ biết chăm chỉ học hành nên chẳng màng gì đến chuyện yêu đương. Cho đến khi trường tổ chức đón một đoàn giáo sinh về thực tập giảng dạy, lúc đó An mới bị chinh phục bởi vẻ lãng tử phong trần và giọng ca ngọt ngào của chàng thư sinh văn khoa ngày ấy. Ngược lại, cái duyên thầm của một người con gái có tí nhan sắc đã khiến Hộ phải sửa lại dáng ngồi, ánh mắt nhìn về phía cô gái đầy thiện cảm. Thế rồi tình yêu đã bắt đầu chớm nở sau vài lần họ đi dã ngoại cùng nhau.
Khi Minh vừa nhận được tấm bằng cử nhân sư phạm văn thì cũng là lúc An tốt nghiệp cấp ba. Minh nhanh chóng ngỏ lời cưới An về làm vợ. Sau đó, hai người quyết định khăn gói lên thành phố lập nghiệp, mang theo ước vọng về một tương lai đủ đầy tươi sáng. Với tấm bằng tốt nghiệp loại ưu, Minh xin vào làm báo trong một tòa soạn có tiếng, còn An làm công việc bán thời gian cho một tiệm giặt là. Công việc khá thuận lợi, chẳng mấy chốc hai vợ chồng đã mua được một căn nhà cũ trong khu tập thể. Phòng ốc tuy không được rộng rãi cho lắm, vài khung sắt trên ô cửa sổ đã bị hoen gỉ bạc màu với những mảng sơn bong tróc ố vàng theo năm tháng, nhưng đổi lại vật dụng khá đầy đủ, tiện nghi. Chỉ cần sửa chữa, trang trí lại một chút là ổn ngay thôi. Suy nghĩ đó khiến hai vợ chồng thấy khá hài lòng và quyết định bắt tay vào thực hiện. Bước đầu suôn sẻ khiến hai vợ chồng càng thêm hạnh phúc. Niềm vui nhân đôi khi An mang thai ngay sau đó ít lâu.
Hạnh phúc cứ vậy mà bình lặng đi qua cuộc sống của đôi vợ chồng còn son trẻ. Khi đứa con đầu lòng được sinh ra, Minh lo sợ cho sức khỏe của An vì công việc phải tiếp xúc với nhiều hóa chất nên gã động viên vợ nghỉ việc ở nhà để tiện bề chăm con cũng như vun vén cho hạnh phúc của gia đình. Kinh tế gia đình cũng vì thế mà thêm phần gánh nặng trên đôi vai của gã. Vì vậy, để có thêm nguồn thu nhập thì ngoài việc làm báo ở tòa soạn, Minh còn nhận viết truyện cho một trang mạng kiếm nhuận bút qua ngày. Tuy không nhiều nhưng cũng giải quyết được phần nào vấn đề tài chính lúc bấy giờ.
Nhưng sau khi sinh đứa thứ ba thì An bị trầm cảm, thấy sức khỏe vợ yếu hơn nên Minh xin nghỉ việc bên tòa soạn để ở nhà chăm sóc. Thu nhập chính bây giờ chỉ biết trông chờ vào những bài nhuận bút gửi đi. Áp lực gia đình, cơm áo gạo tiền khiến gã ngày càng nóng nảy, gã uống rượu và hút thuốc nhiều hơn. Rồi sau một lần say lướt khướt, gã về nhà gây sự với vợ.
- Đồ ăn bám, cút đi, chỉ vì cô mà bao nhiêu đam mê của tôi bị chôn vùi rồi đó.
- Cô bị câm hả? Hay cô bị điếc? Cô học đâu thói khinh thường tôi thế. Cút ngay!
Cứ thế gã ném những lời nói cay nghiệt khó nghe về phía vợ.
Anh quá đáng lắm rồi đó – An nói với giọng rất nhỏ, vừa đủ để gã nghe, kèm theo đôi mắt ngân ngấn nước.
Sau vài câu lời qua tiếng lại, lão xô tới vung cánh tay lực điền của mình tát An một cái thật đau. Cái tát đó như giọt nước tràn ly khiến mắt An nhòe đi, đôi vai gầy run rẩy trong tiếng khóc nức nở của người phụ nữ vốn đã bị trầm cảm suốt mấy năm trời. Cô đẩy gã về phía góc nhà và lao ra ngoài trong màn đêm xám xịt. Và rồi tai nạn giao thông đã cướp cô lìa khỏi cuộc đời ngay trong cái đêm định mệnh giữa trời thu ấy.
Canh tư, khi gã vẫn còn đang ngái ngủ với dư âm của cơn say thì điện thoại đổ chuông. Không biết đầu dây bên kia nói gì mà chiếc điện thoại vô thức rơi xuống đất phát ra một tiếng động thất thanh, mặt gã xám ngắt không còn giọt máu. Để lại ba đứa con vẫn còn ngủ lăn lóc trên giường, gã lao vút ra khỏi phòng, trên người vẫn là bộ đồ xộc xệch và nồng nặc mùi rượu đêm qua.
Trước mắt hắn là một cảnh tượng kinh hoàng. Bên cạnh là vợ hắn với cơ thể chằng chịt vết thương và máu, cánh tay phải bị chiếc xe cán dập nát, đầu đập vào cái thành nhô cao từ vỉa hè khiến máu bết lấy mớ tóc và dính chặt xuống lòng đường, loang lổ ra thành từng vũng đỏ ngầu. Gã quỳ xuống ôm chặt lấy cơ thể bê bết máu của người vợ quá cố mà đau đớn khóc than. Nghe nói người gây ra tai nạn cũng là một thanh niên trẻ, do say rượu nên không làm chủ được tốc độ, nạn nhân lại băng qua đường trong tình trạng hoảng loạn vô thức dẫn đến tai nạn đáng tiếc đã xảy ra. Giờ người và xe đều đã theo công an về đồn chờ xử lý.
Sau cái chết của An, gã đã rất khổ đau và dằn vặt với chính mình. Gã bỏ hẳn rượu và trở nên lầm lì hơn trước, chỉ biết lao vào kiếm tiền nuôi ba đứa con ăn học thành người, những mong người vợ của mình nơi suối vàng thứ tha cho những lỗi lầm của gã. Để giải phóng cái đầu khỏi những ý niệm với việc cắn rứt lương tâm, gã bỏ hẳn công việc viết lách ở tòa soạn và chuyển sang làm nhân viên vận chuyển hàng hóa cho một công ty thuốc thú y, ngoài thời gian rảnh rỗi gã chạy xe ôm ở bến xe Giáp Bát để kiếm thêm thu nhập. Có lẽ công việc tay chân thật sự giúp cho tâm hồn gã khuây khỏa, bởi vậy mà gã gắn bó nó cho tới tận bây giờ.
***
Thấm thoắt đã mười năm dòng dã trôi qua. Những đứa con đều lớn hết cả rồi, gã cũng bớt đi được phần nào gánh nặng. Nhưng suốt một năm qua cơn đại dịch hoành hành khắp mọi miền đất nước, ngay cả vùng đất thủ đô nghìn năm văn hiến cũng bị đe dọa bởi tang thương. Tính đến thời điểm này Hà Nội đã trải qua bốn lần giãn cách xã hội, khiến công việc của gã phần nhiều gặp khó khăn. Hôm nay là ngày giỗ của An, từ sáng gã đã thắp nén nhang để khấn nguyện cho vợ mình được siêu thoát nơi miền Cực Lạc như gã vẫn thường được nghe các thầy tu ở chùa đọc tụng trong những buổi cầu siêu. Thằng Bình cũng tranh thủ gọi điện về thăm hỏi bố và các em. Nghe nó nói thành phố gần như đã kiểm soát được dịch, việc giãn cách cũng được nới lỏng hơn. Số ca nhiễm giảm khá nhiều nên nó có thời gian nghỉ ngơi, thay vì phải thức thâu đêm như những ngày đầu dịch. Nó cũng không quên nhắn bố làm một mâm cơm tươm tất cúng mẹ trước khi cúp máy.
Cả ngày nay hắn cứ suy nghĩ mãi về ngày giỗ mà vẫn chưa biết làm gì để gọi là tươm tất. May mà khi nãy ông Nam tổ trưởng khu dân phố đến thăm, trên xe lỉnh kỉnh chở mười cân gạo, chai dầu ăn, mắm muối, rau củ và miếng thịt còn có thêm một nải chuối và năm bông cúc vàng ươm, tất cả đều đầy đủ.
Nhích chiếc xe đạp sát vào phía lề đường, ông Nam nhìn vào trong nhà với ánh mắt ái ngại rồi chậm rãi nói:
- Nghe bên chi hội phụ nữ báo lại hôm nay là ngày giỗ của vợ chú phải không? Tôi thay mặt tổ dân phố gửi gia đình chút đồ gọi là có nén nhang thắp cho linh hồn cô ấy.
- Cảm ơn ông và khu xóm đã quan tâm. Nhà cháu cũng vừa mới hết gạo hôm qua. Chưa biết làm gì để cúng cho mẹ của mấy đứa, may mà có ông đến giúp đỡ kịp thời.
Sau lời nói đó, Minh cố xoay người vào trong để ông tổ trưởng không nhìn thấy đôi mắt đang đỏ hoe của gã. Rồi gã lí nhí mời, trên tay là điều thuốc đã được châm cháy tự khi nào.
- Ông làm một điếu cho ấm người rồi hãy đi.
- Thôi tôi phải đi phân phát cho những hộ gia đình khác nữa. Mấy hôm nay trời lúc nắng lúc mưa, không biết đâu lần được. Không đi nhanh có khi lại dính mưa thì chết dở.
Vừa nói, ông Nam vừa gạt phắt chiếc chân chống rồi ngồi lên yên xe đạp, động tác nhanh thoăn thoắt của một người chiến sĩ đã về hưu. Trước khi đi ông còn không quên dặn dò gã cứ yên tâm ở nhà thực hiện cách ly theo đúng chỉ thị mà nhà nước đề ra, đồ tiếp tế tổ dân phố sẽ cử người mang đến cửa.
Trời ngả dần về chiều, thỉnh thoảng vài cơn gió heo may thổi tung những chiếc lá vàng lìa cành rơi xuống.
- Tối nay nhà mình ăn gì vậy bố ơi? Hai đứa con nô nghịch trong nhà nãy giờ đã bắt đầu kêu đói.
- Nay giỗ mẹ nên nhà mình làm cơm cúng cho mẹ nhé, đồ đạc bố đã có đây rồi.
Thấy vậy chúng cũng chạy ra đòi phụ giúp. Đứa lớn lau dọn ban thờ, thắp nhang và cắm hoa, đứa nhỏ thì bày chuối. Sau đó cả nhà quây quần trong căn bếp để nấu cơm, mùi nhang trầm phảng phất mang hơi ấm lan tỏa khắp căn phòng. Có một con bươm bướm đang bay chập chờn trong bộ cánh nhiều màu sắc sặc sỡ.
Mẹ về kìa bố ơi. Đứa nhỏ reo hò rồi chỉ tay về phía những bông cúc vàng, nơi con bướm đang đậu. – Con thấy bà nội vẫn thường nói như thế, cả bà ngoại nữa ạ.
Gã dõi theo và thấy rõ mồn một phía bên cánh phải của con bướm đã bị thương khiến lòng gã đau thắt lại, những ký ức xưa nay có dịp được ùa về.
Sau khi nấu nướng và bày biện đâu ra đấy, đứa con gái nhỏ nhận phần thắp nến, còn đứa lớn đặt mâm cơm lên bàn thờ cúng mẹ. Chẳng ai bảo ai nhưng giây phút nhìn lên di ảnh khiến gã và hai đứa con đều xúc động, nghẹn ngào, nước mắt cứ vậy mà trực trào ra, lăn dài trên gò má.
Nhang tàn, nến tắt, ba bố con ngồi lại bên nhau ăn bữa cơm cuối ngày. Để xoá tan đi không gian im ắng đứa lớn nói bông đùa: “Con thấy đây có lẽ là bữa ăn thịnh soạn đầu tiên trong những ngày giãn cách đấy ạ.” Cả nhà cùng cười, căn bếp trở nên vui vẻ và thân mật với cái nhịp thường ngày của nó.
Khi màn đêm buông xuống, mấy đứa nhỏ đã chìm vào giấc ngủ. Gã lại ngồi vào chiếc bàn làm việc cũ kỹ đã bị bỏ quên từ nhiều năm về trước. Rít một hơi thuốc dài thật dài, từng vòng khói trắng được chầm chậm phả ra cứ nhòa đi trong màn đêm mờ ảo. Sau khung cửa sổ, cả một không gian vằng vặc ánh trăng xuyên qua kẽ hở của tâm hồn khi gã nghĩ đến những đam mê văn chương mà gã cho rằng nó sẽ theo mình trọn cả cuộc đời, như gã đã từng nức nở với con chữ của ngày xưa. Gã pha mực rồi khẽ khàng đặt bút viết…
“Gửi em …!”
Tác giả: Cỏ Phong Sương
“Không rau, không muối, canh không có
Mỗi bữa lưng cơm đỏ gọi là”.
Nay chum gạo trong nhà đã cạn, vài ba gói mì tôm lèo tèo chẳng còn đủ cho mấy miệng ăn khiến gã phần nhiều lo lắng. Ở giữa nơi đất chật người đông, đến “tấc đất cắm dùi” để trồng rau còn không có thì gã biết lấy gì xoay xở cho những ngày tháng tiếp theo.
Tháng tám, tiết trời đã bớt đi phần nhiều oi ả của cái nắng mùa hè, cái nóng hầm hập đã qua đi nhường chỗ cho tiết trời dịu nhẹ, thỉnh thoảng trời bỗng đổ thật nhiều cơn mưa khiến thành phố càng trở nên buồn thê lương và ảm đạm giữa những ngày phong tỏa. Đôi mắt phố phường dường như phảng phất một nỗi sầu đẫm lệ hoen mi. Không còn nghe những âm thanh ồn ào, náo nhiệt vì ùn tắc giao thông trong những khung giờ cao điểm, tiếng động cơ xe vội vàng hối hả lúc tan tầm, tiếng nẹt pô khét lẹt trên đại lộ của những cô cậu thanh niên nửa đêm về sáng, tiếng rao của cô gánh hàng rong thưa dần nơi góc hẻm khi trời vừa nhá nhem tối và cả tiếng cười đùa huyên náo khi mọi người tập thể dục ở công viên mỗi buổi sáng mờ sương. Thay vào đó là tiếng còi hú inh ỏi của những chiếc xe cứu thương, lấn át cả tiếng chổi tre của cô lao công quét rác khi thành phố đã lên đèn. Mọi thứ dần mang dáng vẻ trầm mặc, tịch mịch và cô liêu, không một bóng người qua. Phố xá lặng lẽ, buồn tênh, khép mình theo dòng chảy của thời gian, ngay cả chiếc lá vàng cũng chầm chậm rơi trong cơn gió heo may cuối chiều thu man mác – thứ đặc sản chẳng dễ gì tìm thấy nơi phố thị phồn hoa.
Lúc này, gã như một kẻ lãng du ngay trong tâm hồn của chính bản thân mình. Thỉnh thoảng gã khép hờ mắt, đưa cặp môi mỏng và thâm lên kéo một hơi dài thật dài từ điếu thuốc đang cháy dở, rồi từ hàm răng đã ngả màu, gã phả ra những làn khói đục mờ hình xoắn ốc, vấn vít quanh những ngón tay và dần dần tan biến vào khoảng không vô định. Những tàn dư của mẩu thuốc vương vãi trên nền gạch thỉnh thoảng bị làn gió nhẹ thổi bay. Trong cơn đê mê của chất nicotine, gã vẫn nghe văng vẳng bên tai những ca từ bất hủ của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từ chiếc băng cassette có tuổi thọ ngang ngửa với mình: “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi…”.
Bình – thằng con trai lớn của gã đã vào Sài Gòn để hỗ trợ chống dịch từ hai tháng trước. Nó là sinh viên ngành Y, khi đất nước cần thì những người có chuyên môn như nó xung phong lên tuyến đầu cũng là điều dễ hiểu. Minh không ngăn cản, không níu kéo, chỉ động viên và dặn dò nó cần phải biết tự bảo vệ mình. Ấy thế mà cái đêm thằng Bình lên đường, gã trằn trọc mãi không ngủ được, chốc chốc lại xoay qua, trở lại trên giường kèm theo cái thở dài mệt mỏi. Cái chết của An – vợ gã, khiến gã vẫn còn đau buồn và ám ảnh khôn nguôi. Lần này Bình đi, gã cứ cảm thấy bồn chồn lo lắng, e rằng “lành ít dữ nhiều”. Chẳng hiểu sao suy nghĩ đó cứ đeo bám gã, làm thế nào lòng cũng không yên. Nhiều lúc gã nhớ thằng con trai nhưng cũng chỉ dám mong ngóng bằng một vài cuộc gọi về thưa thớt, có khi là vài ngày hoặc cả tuần dài đằng đẵng. Lần nào cũng chỉ kịp hỏi han dăm ba câu chuyện về sức khỏe, ăn uống hay công việc, rồi Bình lại vội cúp máy để vào ca trực trong ngày, để lại gã với khoảng trống vô ngôn và nỗi buồn giăng mắc.
***
Hai mươi năm trước An là cô thiếu nữ vừa độ trăng tròn, ngây thơ, xinh đẹp, dịu dàng chân chất nét thôn quê. Bao chàng trai vì say mê cô mà đem lòng theo đuổi, trồng cây si dòng dã mấy năm trời. Đổi lại, An chỉ biết chăm chỉ học hành nên chẳng màng gì đến chuyện yêu đương. Cho đến khi trường tổ chức đón một đoàn giáo sinh về thực tập giảng dạy, lúc đó An mới bị chinh phục bởi vẻ lãng tử phong trần và giọng ca ngọt ngào của chàng thư sinh văn khoa ngày ấy. Ngược lại, cái duyên thầm của một người con gái có tí nhan sắc đã khiến Hộ phải sửa lại dáng ngồi, ánh mắt nhìn về phía cô gái đầy thiện cảm. Thế rồi tình yêu đã bắt đầu chớm nở sau vài lần họ đi dã ngoại cùng nhau.
Khi Minh vừa nhận được tấm bằng cử nhân sư phạm văn thì cũng là lúc An tốt nghiệp cấp ba. Minh nhanh chóng ngỏ lời cưới An về làm vợ. Sau đó, hai người quyết định khăn gói lên thành phố lập nghiệp, mang theo ước vọng về một tương lai đủ đầy tươi sáng. Với tấm bằng tốt nghiệp loại ưu, Minh xin vào làm báo trong một tòa soạn có tiếng, còn An làm công việc bán thời gian cho một tiệm giặt là. Công việc khá thuận lợi, chẳng mấy chốc hai vợ chồng đã mua được một căn nhà cũ trong khu tập thể. Phòng ốc tuy không được rộng rãi cho lắm, vài khung sắt trên ô cửa sổ đã bị hoen gỉ bạc màu với những mảng sơn bong tróc ố vàng theo năm tháng, nhưng đổi lại vật dụng khá đầy đủ, tiện nghi. Chỉ cần sửa chữa, trang trí lại một chút là ổn ngay thôi. Suy nghĩ đó khiến hai vợ chồng thấy khá hài lòng và quyết định bắt tay vào thực hiện. Bước đầu suôn sẻ khiến hai vợ chồng càng thêm hạnh phúc. Niềm vui nhân đôi khi An mang thai ngay sau đó ít lâu.
Hạnh phúc cứ vậy mà bình lặng đi qua cuộc sống của đôi vợ chồng còn son trẻ. Khi đứa con đầu lòng được sinh ra, Minh lo sợ cho sức khỏe của An vì công việc phải tiếp xúc với nhiều hóa chất nên gã động viên vợ nghỉ việc ở nhà để tiện bề chăm con cũng như vun vén cho hạnh phúc của gia đình. Kinh tế gia đình cũng vì thế mà thêm phần gánh nặng trên đôi vai của gã. Vì vậy, để có thêm nguồn thu nhập thì ngoài việc làm báo ở tòa soạn, Minh còn nhận viết truyện cho một trang mạng kiếm nhuận bút qua ngày. Tuy không nhiều nhưng cũng giải quyết được phần nào vấn đề tài chính lúc bấy giờ.
Nhưng sau khi sinh đứa thứ ba thì An bị trầm cảm, thấy sức khỏe vợ yếu hơn nên Minh xin nghỉ việc bên tòa soạn để ở nhà chăm sóc. Thu nhập chính bây giờ chỉ biết trông chờ vào những bài nhuận bút gửi đi. Áp lực gia đình, cơm áo gạo tiền khiến gã ngày càng nóng nảy, gã uống rượu và hút thuốc nhiều hơn. Rồi sau một lần say lướt khướt, gã về nhà gây sự với vợ.
- Đồ ăn bám, cút đi, chỉ vì cô mà bao nhiêu đam mê của tôi bị chôn vùi rồi đó.
- Cô bị câm hả? Hay cô bị điếc? Cô học đâu thói khinh thường tôi thế. Cút ngay!
Cứ thế gã ném những lời nói cay nghiệt khó nghe về phía vợ.
Anh quá đáng lắm rồi đó – An nói với giọng rất nhỏ, vừa đủ để gã nghe, kèm theo đôi mắt ngân ngấn nước.
Sau vài câu lời qua tiếng lại, lão xô tới vung cánh tay lực điền của mình tát An một cái thật đau. Cái tát đó như giọt nước tràn ly khiến mắt An nhòe đi, đôi vai gầy run rẩy trong tiếng khóc nức nở của người phụ nữ vốn đã bị trầm cảm suốt mấy năm trời. Cô đẩy gã về phía góc nhà và lao ra ngoài trong màn đêm xám xịt. Và rồi tai nạn giao thông đã cướp cô lìa khỏi cuộc đời ngay trong cái đêm định mệnh giữa trời thu ấy.
Canh tư, khi gã vẫn còn đang ngái ngủ với dư âm của cơn say thì điện thoại đổ chuông. Không biết đầu dây bên kia nói gì mà chiếc điện thoại vô thức rơi xuống đất phát ra một tiếng động thất thanh, mặt gã xám ngắt không còn giọt máu. Để lại ba đứa con vẫn còn ngủ lăn lóc trên giường, gã lao vút ra khỏi phòng, trên người vẫn là bộ đồ xộc xệch và nồng nặc mùi rượu đêm qua.
Trước mắt hắn là một cảnh tượng kinh hoàng. Bên cạnh là vợ hắn với cơ thể chằng chịt vết thương và máu, cánh tay phải bị chiếc xe cán dập nát, đầu đập vào cái thành nhô cao từ vỉa hè khiến máu bết lấy mớ tóc và dính chặt xuống lòng đường, loang lổ ra thành từng vũng đỏ ngầu. Gã quỳ xuống ôm chặt lấy cơ thể bê bết máu của người vợ quá cố mà đau đớn khóc than. Nghe nói người gây ra tai nạn cũng là một thanh niên trẻ, do say rượu nên không làm chủ được tốc độ, nạn nhân lại băng qua đường trong tình trạng hoảng loạn vô thức dẫn đến tai nạn đáng tiếc đã xảy ra. Giờ người và xe đều đã theo công an về đồn chờ xử lý.
Sau cái chết của An, gã đã rất khổ đau và dằn vặt với chính mình. Gã bỏ hẳn rượu và trở nên lầm lì hơn trước, chỉ biết lao vào kiếm tiền nuôi ba đứa con ăn học thành người, những mong người vợ của mình nơi suối vàng thứ tha cho những lỗi lầm của gã. Để giải phóng cái đầu khỏi những ý niệm với việc cắn rứt lương tâm, gã bỏ hẳn công việc viết lách ở tòa soạn và chuyển sang làm nhân viên vận chuyển hàng hóa cho một công ty thuốc thú y, ngoài thời gian rảnh rỗi gã chạy xe ôm ở bến xe Giáp Bát để kiếm thêm thu nhập. Có lẽ công việc tay chân thật sự giúp cho tâm hồn gã khuây khỏa, bởi vậy mà gã gắn bó nó cho tới tận bây giờ.
***
Thấm thoắt đã mười năm dòng dã trôi qua. Những đứa con đều lớn hết cả rồi, gã cũng bớt đi được phần nào gánh nặng. Nhưng suốt một năm qua cơn đại dịch hoành hành khắp mọi miền đất nước, ngay cả vùng đất thủ đô nghìn năm văn hiến cũng bị đe dọa bởi tang thương. Tính đến thời điểm này Hà Nội đã trải qua bốn lần giãn cách xã hội, khiến công việc của gã phần nhiều gặp khó khăn. Hôm nay là ngày giỗ của An, từ sáng gã đã thắp nén nhang để khấn nguyện cho vợ mình được siêu thoát nơi miền Cực Lạc như gã vẫn thường được nghe các thầy tu ở chùa đọc tụng trong những buổi cầu siêu. Thằng Bình cũng tranh thủ gọi điện về thăm hỏi bố và các em. Nghe nó nói thành phố gần như đã kiểm soát được dịch, việc giãn cách cũng được nới lỏng hơn. Số ca nhiễm giảm khá nhiều nên nó có thời gian nghỉ ngơi, thay vì phải thức thâu đêm như những ngày đầu dịch. Nó cũng không quên nhắn bố làm một mâm cơm tươm tất cúng mẹ trước khi cúp máy.
Cả ngày nay hắn cứ suy nghĩ mãi về ngày giỗ mà vẫn chưa biết làm gì để gọi là tươm tất. May mà khi nãy ông Nam tổ trưởng khu dân phố đến thăm, trên xe lỉnh kỉnh chở mười cân gạo, chai dầu ăn, mắm muối, rau củ và miếng thịt còn có thêm một nải chuối và năm bông cúc vàng ươm, tất cả đều đầy đủ.
Nhích chiếc xe đạp sát vào phía lề đường, ông Nam nhìn vào trong nhà với ánh mắt ái ngại rồi chậm rãi nói:
- Nghe bên chi hội phụ nữ báo lại hôm nay là ngày giỗ của vợ chú phải không? Tôi thay mặt tổ dân phố gửi gia đình chút đồ gọi là có nén nhang thắp cho linh hồn cô ấy.
- Cảm ơn ông và khu xóm đã quan tâm. Nhà cháu cũng vừa mới hết gạo hôm qua. Chưa biết làm gì để cúng cho mẹ của mấy đứa, may mà có ông đến giúp đỡ kịp thời.
Sau lời nói đó, Minh cố xoay người vào trong để ông tổ trưởng không nhìn thấy đôi mắt đang đỏ hoe của gã. Rồi gã lí nhí mời, trên tay là điều thuốc đã được châm cháy tự khi nào.
- Ông làm một điếu cho ấm người rồi hãy đi.
- Thôi tôi phải đi phân phát cho những hộ gia đình khác nữa. Mấy hôm nay trời lúc nắng lúc mưa, không biết đâu lần được. Không đi nhanh có khi lại dính mưa thì chết dở.
Vừa nói, ông Nam vừa gạt phắt chiếc chân chống rồi ngồi lên yên xe đạp, động tác nhanh thoăn thoắt của một người chiến sĩ đã về hưu. Trước khi đi ông còn không quên dặn dò gã cứ yên tâm ở nhà thực hiện cách ly theo đúng chỉ thị mà nhà nước đề ra, đồ tiếp tế tổ dân phố sẽ cử người mang đến cửa.
Trời ngả dần về chiều, thỉnh thoảng vài cơn gió heo may thổi tung những chiếc lá vàng lìa cành rơi xuống.
- Tối nay nhà mình ăn gì vậy bố ơi? Hai đứa con nô nghịch trong nhà nãy giờ đã bắt đầu kêu đói.
- Nay giỗ mẹ nên nhà mình làm cơm cúng cho mẹ nhé, đồ đạc bố đã có đây rồi.
Thấy vậy chúng cũng chạy ra đòi phụ giúp. Đứa lớn lau dọn ban thờ, thắp nhang và cắm hoa, đứa nhỏ thì bày chuối. Sau đó cả nhà quây quần trong căn bếp để nấu cơm, mùi nhang trầm phảng phất mang hơi ấm lan tỏa khắp căn phòng. Có một con bươm bướm đang bay chập chờn trong bộ cánh nhiều màu sắc sặc sỡ.
Mẹ về kìa bố ơi. Đứa nhỏ reo hò rồi chỉ tay về phía những bông cúc vàng, nơi con bướm đang đậu. – Con thấy bà nội vẫn thường nói như thế, cả bà ngoại nữa ạ.
Gã dõi theo và thấy rõ mồn một phía bên cánh phải của con bướm đã bị thương khiến lòng gã đau thắt lại, những ký ức xưa nay có dịp được ùa về.
Sau khi nấu nướng và bày biện đâu ra đấy, đứa con gái nhỏ nhận phần thắp nến, còn đứa lớn đặt mâm cơm lên bàn thờ cúng mẹ. Chẳng ai bảo ai nhưng giây phút nhìn lên di ảnh khiến gã và hai đứa con đều xúc động, nghẹn ngào, nước mắt cứ vậy mà trực trào ra, lăn dài trên gò má.
Nhang tàn, nến tắt, ba bố con ngồi lại bên nhau ăn bữa cơm cuối ngày. Để xoá tan đi không gian im ắng đứa lớn nói bông đùa: “Con thấy đây có lẽ là bữa ăn thịnh soạn đầu tiên trong những ngày giãn cách đấy ạ.” Cả nhà cùng cười, căn bếp trở nên vui vẻ và thân mật với cái nhịp thường ngày của nó.
Khi màn đêm buông xuống, mấy đứa nhỏ đã chìm vào giấc ngủ. Gã lại ngồi vào chiếc bàn làm việc cũ kỹ đã bị bỏ quên từ nhiều năm về trước. Rít một hơi thuốc dài thật dài, từng vòng khói trắng được chầm chậm phả ra cứ nhòa đi trong màn đêm mờ ảo. Sau khung cửa sổ, cả một không gian vằng vặc ánh trăng xuyên qua kẽ hở của tâm hồn khi gã nghĩ đến những đam mê văn chương mà gã cho rằng nó sẽ theo mình trọn cả cuộc đời, như gã đã từng nức nở với con chữ của ngày xưa. Gã pha mực rồi khẽ khàng đặt bút viết…
“Gửi em …!”
Tác giả: Cỏ Phong Sương
- Từ khóa
- cophongsuong truyenngan vanhoctre