Trên thế giới mỗi nước đều có một ngôn ngữ riêng để phân biệt và thể hiện được vẻ đẹp riêng của mình và Việt Nam cũng vậy. Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu, đẹp và là linh hồn của dân tộc ta. Có được thứ tiếng giàu đẹp như vậy nước ta đặc biệt là thế hệ trẻ đang giữ gìn và phát huy nó như thế nào? Cùng mình tìm hiểu ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt của học sinh ngày nay nhé!
Ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt của học sinh ngày nay
Trên thế giới, ít có ngôn ngữ nào phong phú về từ ngữ và có sức biểu đạt mạnh mẽ như tiếng Việt ta. Cũng không có loại ngôn ngữ nào có khả năng dung nạp và tiếp biến ngôn ngữ ngoại lai cởi mở và hào phóng như tiếng Việt. Có thể nói, tiếng Việt là một ngôn ngữ mở. Điều ấy được chứng minh qua mấy nghìn năm phát triển của nó. Thế nhưng, bởi sự cởi mở và hào phóng ấy, trong thời đại ngày nay, tiếng Việt dần mất đi sự trong sáng bởi cách sử dụng và tiếp biến ngôn ngữ tùy tiện của người Việt ta. Giữ gìn sự trong áng của tiếng Việt là một nhiệm vụ cấp bách hiện nay.
Thế nào là sự trong sáng của tiếng Việt? "Trong" có nghĩa là trong trẻo, không có chất tạp, không đục. "Sáng" là sáng tỏ, sáng chiếu, sáng chói, nó phát huy cái trong, nhờ đó phản ánh được tư tưởng và tình cảm của người Việt Nam ta, diễn tả trung thành và sáng tỏ những điều chúng ta muốn nói.
Tiếng Việt có hệ thống chuẩn mực, quy tắc chung về phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo lời nói, bài văn. Tiếng Việt được phát âm theo chuẩn của một phương ngữ nhất định. Khi nói, chú ý cách phát âm ở phụ âm đầu, phụ âm cuối, thanh điệu. Chữ viết tiếng Việt tuân theo quy tắc chính tả, viết đúng phụ âm đầu, cuối, thanh điệu các từ khó. Khi nói viết phải dùng từ đúng nghĩa. Khi đặt câu phải đầy đủ các thành phần câu. Cấu tạo lời nói, bài văn phải rõ ràng, đầy đủ, ý nghĩa rõ ràng. Tiếng Việt có hệ thống quy tắc chuẩn mực nhưng không cứng nhắc, máy móc mà có sự linh hoạt, sáng tạo. Miễn là sự linh hoạt, sáng tạo đó dựa trên cơ sở những quy tắc chung. Tiếng Việt ta tự bản thân nó đã đầy đủ sức mạnh biểu đạt nên không cho phép pha tạp lai căng, sử dụng tuỳ tiện, không cần thiết những yếu tố của ngôn ngữ khác. Sự vay mượn từ ngữ chỉ xảy ra khi trong tiếng Việt chư có hoặc chưa đủ sức biểu đạt một nội dung, ý nghĩa, sự vật, sự việc mới mẻ nào đó mà trong các hệ thống ngôn ngữ khác đã chứa đựng. Việc sử dụng những từ ngữ cần phải thể hiện được tính lịch sự, có văn hoá trong lời nói. Tránh dùng từ thô tục, thiếu văn hóa, thiếu lịch sự sẽ làm mất đi vẻ trong sáng của tiếng Việt. Bởi dân tộc ta vốn trọng tình nghĩa, đề cao lễ nghi. Việc giao tiếp theo các nguyên tắc và chuẩn mực tốt đẹp là điều rất cần thiết để được tôn trọng và đạt hiệu quả trong giao tiếp.
Trước xu thế phát triển của khoa học kỹ thuật và nhịp sống của thời đại, tiếng Việt (và các ngôn ngữ khác trên thế giới) đang phải đối diện với nguy cơ mất đi sự trong sáng và sức mạnh biểu đạt. Nguyên nhân khiến cho Tiếng Việt mất dần di sự trong sáng chính do sự giao thoa các nền văn hóa trên thế giới thông qua hợp tác kinh tế và công nghệ thông tin làm cho việc tiếp cận và sử dụng và tiếp ngôn ngữ của người Việt trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Tiếng Việt chưa có những từ ngữ mới thuộc các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, bởi thế, sự vay mượn là tất yếu.
Mặt khác, lối sử dụng ngôn ngữ tùy tiện, thiếu ý thức của một bộ phận giới trẻ khiến cho tiếng Việt bị lai tạp một cách phản cảm, phản khoa học. Sự thiếu trách nhiệm của các cơ quan chức năng và các nhà văn hóa trong nhiệm vụ bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng là nguyên nhân khiến Tiếng Việt ngày càng trở nên hỗn độn, tùy tiện và vô nguyên tắc.
Tiếng Việt trong đời sống hằng ngày không còn giữ nguyên vẻ đẹp truyền thống, không là biểu hiện của vẻ đẹp tâm hồn người Việt nam ta nữa. Tiếng Việt bây giờ bị lai tạp quá nhiều bởi cách gán ghép cẩu thả và tùy tiện của con người giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ khác. Nhiều từ ngữ bị thay thế bởi lói sính ngữ, sùng ngoại của một bộ phận người Việt. Trong cách nói, cách viết lại không đúng ngữ nghĩa, mực đích sử dụng hay chuẩn mực về cú pháp khiến cho tiếng Việt tiếng không còn là một thứ tiếng hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu.
Một hệ thống từ ngữ mang tính bạo lực, phản cảm vốn là điều hạn chế trước đây thì ngày nay lại được sử dụng khá phổ biến làm mất đi sự tế nhị. lịch sự của người Việt ta đã được khẳng định và gìn giữ trong mấy nghìn năm qua.
Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trước hết phải thuộc về giới trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước. Tuổi trẻ phải có tình cảm yêu mến, có ý thức tôn trọng, yêu quý và gìn giữ Tiếng Việt như gìn giữ cuộc sống của chính mình.
Mỗi người Việt Nam phải có ý thức trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong chính hoạt động sử dụng tiếng Việt khi giao tiếp. Phải rèn luyện năng lực nói và viết theo đúng chuẩn mực, quy tắc ngôn ngữ để đảm bảo sự trong sáng. Lời nói phải vừa đúng, vừa hay, vừa có văn hoá. Có thói quen cẩn trọng,cân nhắc, lựa lời khi sử dụng Tiếng Việt để giao tiếp sao cho lời nói phù hợp với nhân tố giao tiếp để đạt hiệu quả cao nhất.
Cần có những hiểu biết cần thiết về các chuẩn mực và nguyên tắc sử dụng tiếng Việt ta. Muốn có hiểu biết cần tích luỹ kinh nghiệm từ thực tế giao tiếp, từ sự trau dồi vốn ngôn ngữ qua sách giáo khoa, hoặc qua việc học tập ở nhà trường. Tiếp nhận tiếng nước ngoài đúng cách và có bản lĩnh.
Khi nói năng, phải lịch sự, tinh tế, thể hiện văn hóa cao đẹp của người Việt ta trong giao tiếp. Không nói những lời thô tục, mất lịch sự, thiếu văn hoá và mạnh mẽ loại bỏ những lời nói thô tục, kệch cỡm pha tạp, lai căng không đúng lúc.
Phải biết xin lỗi người khác khi làm sai, khi nói nhầm. Phải biết cám ơn người khác. Giao tiếp đúng vai, đúng tâm lí, tuổi tác, đúng chỗ. Biết điều tiết âm thanh khi giao tiếp. Không ngừng sáng tạo, bổ sung vào hệ thống từ ngữ tiếng Việt ta ngày càng phong phú và trong sáng hơn.
Phạm Văn Đồng đã từng viết: “Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp”. Trải qua thời gian, nó không ngừng được bồi đắp bởi “tiếng nói của quần chúng nhân dân, đầy tình cảm, hình ảnh, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa”. Đồng thời nó là ngôn ngữ của văn học, văn nghệ mà những nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc ta như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,… và các nhà văn nhà thơ ngày nay đã nâng lên đến trình độ cao về nghệ thuật, khiến cho nó trở nên trong sáng, đẹp đẽ lạ thường. Chính cái giàu đẹp đó đã làm nên cái chất, giá trị, bản sắc, tinh hoa của tiếng Việt, kết quả của cả một quá trình và biết bao công sức dồi mài…
Tiếng Việt ta là một thứ tiếng rất giàu và đẹp. Tiếng Việt ta là linh hồn của dân tộc ta. Vì thế, thế hệ tuổi trẻ ngày nay phải có ý thức và trách nhiệm giữa gìn sự trong sáng của tiêng Việt như gìn giữ chính linh hồn của mình. Một khi tiếng Việt mất đi sự trong sáng vốn có của nó thì văn hóa và tình cảm của dân tộc cũng thay đổi theo. Dĩ nhiên, điều đó là không ai mong muốn.
Ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt của học sinh ngày nay
Trên thế giới, ít có ngôn ngữ nào phong phú về từ ngữ và có sức biểu đạt mạnh mẽ như tiếng Việt ta. Cũng không có loại ngôn ngữ nào có khả năng dung nạp và tiếp biến ngôn ngữ ngoại lai cởi mở và hào phóng như tiếng Việt. Có thể nói, tiếng Việt là một ngôn ngữ mở. Điều ấy được chứng minh qua mấy nghìn năm phát triển của nó. Thế nhưng, bởi sự cởi mở và hào phóng ấy, trong thời đại ngày nay, tiếng Việt dần mất đi sự trong sáng bởi cách sử dụng và tiếp biến ngôn ngữ tùy tiện của người Việt ta. Giữ gìn sự trong áng của tiếng Việt là một nhiệm vụ cấp bách hiện nay.
Thế nào là sự trong sáng của tiếng Việt? "Trong" có nghĩa là trong trẻo, không có chất tạp, không đục. "Sáng" là sáng tỏ, sáng chiếu, sáng chói, nó phát huy cái trong, nhờ đó phản ánh được tư tưởng và tình cảm của người Việt Nam ta, diễn tả trung thành và sáng tỏ những điều chúng ta muốn nói.
Tiếng Việt có hệ thống chuẩn mực, quy tắc chung về phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo lời nói, bài văn. Tiếng Việt được phát âm theo chuẩn của một phương ngữ nhất định. Khi nói, chú ý cách phát âm ở phụ âm đầu, phụ âm cuối, thanh điệu. Chữ viết tiếng Việt tuân theo quy tắc chính tả, viết đúng phụ âm đầu, cuối, thanh điệu các từ khó. Khi nói viết phải dùng từ đúng nghĩa. Khi đặt câu phải đầy đủ các thành phần câu. Cấu tạo lời nói, bài văn phải rõ ràng, đầy đủ, ý nghĩa rõ ràng. Tiếng Việt có hệ thống quy tắc chuẩn mực nhưng không cứng nhắc, máy móc mà có sự linh hoạt, sáng tạo. Miễn là sự linh hoạt, sáng tạo đó dựa trên cơ sở những quy tắc chung. Tiếng Việt ta tự bản thân nó đã đầy đủ sức mạnh biểu đạt nên không cho phép pha tạp lai căng, sử dụng tuỳ tiện, không cần thiết những yếu tố của ngôn ngữ khác. Sự vay mượn từ ngữ chỉ xảy ra khi trong tiếng Việt chư có hoặc chưa đủ sức biểu đạt một nội dung, ý nghĩa, sự vật, sự việc mới mẻ nào đó mà trong các hệ thống ngôn ngữ khác đã chứa đựng. Việc sử dụng những từ ngữ cần phải thể hiện được tính lịch sự, có văn hoá trong lời nói. Tránh dùng từ thô tục, thiếu văn hóa, thiếu lịch sự sẽ làm mất đi vẻ trong sáng của tiếng Việt. Bởi dân tộc ta vốn trọng tình nghĩa, đề cao lễ nghi. Việc giao tiếp theo các nguyên tắc và chuẩn mực tốt đẹp là điều rất cần thiết để được tôn trọng và đạt hiệu quả trong giao tiếp.
Trước xu thế phát triển của khoa học kỹ thuật và nhịp sống của thời đại, tiếng Việt (và các ngôn ngữ khác trên thế giới) đang phải đối diện với nguy cơ mất đi sự trong sáng và sức mạnh biểu đạt. Nguyên nhân khiến cho Tiếng Việt mất dần di sự trong sáng chính do sự giao thoa các nền văn hóa trên thế giới thông qua hợp tác kinh tế và công nghệ thông tin làm cho việc tiếp cận và sử dụng và tiếp ngôn ngữ của người Việt trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Tiếng Việt chưa có những từ ngữ mới thuộc các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, bởi thế, sự vay mượn là tất yếu.
Mặt khác, lối sử dụng ngôn ngữ tùy tiện, thiếu ý thức của một bộ phận giới trẻ khiến cho tiếng Việt bị lai tạp một cách phản cảm, phản khoa học. Sự thiếu trách nhiệm của các cơ quan chức năng và các nhà văn hóa trong nhiệm vụ bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng là nguyên nhân khiến Tiếng Việt ngày càng trở nên hỗn độn, tùy tiện và vô nguyên tắc.
Tiếng Việt trong đời sống hằng ngày không còn giữ nguyên vẻ đẹp truyền thống, không là biểu hiện của vẻ đẹp tâm hồn người Việt nam ta nữa. Tiếng Việt bây giờ bị lai tạp quá nhiều bởi cách gán ghép cẩu thả và tùy tiện của con người giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ khác. Nhiều từ ngữ bị thay thế bởi lói sính ngữ, sùng ngoại của một bộ phận người Việt. Trong cách nói, cách viết lại không đúng ngữ nghĩa, mực đích sử dụng hay chuẩn mực về cú pháp khiến cho tiếng Việt tiếng không còn là một thứ tiếng hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu.
Một hệ thống từ ngữ mang tính bạo lực, phản cảm vốn là điều hạn chế trước đây thì ngày nay lại được sử dụng khá phổ biến làm mất đi sự tế nhị. lịch sự của người Việt ta đã được khẳng định và gìn giữ trong mấy nghìn năm qua.
Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trước hết phải thuộc về giới trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước. Tuổi trẻ phải có tình cảm yêu mến, có ý thức tôn trọng, yêu quý và gìn giữ Tiếng Việt như gìn giữ cuộc sống của chính mình.
Mỗi người Việt Nam phải có ý thức trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong chính hoạt động sử dụng tiếng Việt khi giao tiếp. Phải rèn luyện năng lực nói và viết theo đúng chuẩn mực, quy tắc ngôn ngữ để đảm bảo sự trong sáng. Lời nói phải vừa đúng, vừa hay, vừa có văn hoá. Có thói quen cẩn trọng,cân nhắc, lựa lời khi sử dụng Tiếng Việt để giao tiếp sao cho lời nói phù hợp với nhân tố giao tiếp để đạt hiệu quả cao nhất.
Cần có những hiểu biết cần thiết về các chuẩn mực và nguyên tắc sử dụng tiếng Việt ta. Muốn có hiểu biết cần tích luỹ kinh nghiệm từ thực tế giao tiếp, từ sự trau dồi vốn ngôn ngữ qua sách giáo khoa, hoặc qua việc học tập ở nhà trường. Tiếp nhận tiếng nước ngoài đúng cách và có bản lĩnh.
Khi nói năng, phải lịch sự, tinh tế, thể hiện văn hóa cao đẹp của người Việt ta trong giao tiếp. Không nói những lời thô tục, mất lịch sự, thiếu văn hoá và mạnh mẽ loại bỏ những lời nói thô tục, kệch cỡm pha tạp, lai căng không đúng lúc.
Phải biết xin lỗi người khác khi làm sai, khi nói nhầm. Phải biết cám ơn người khác. Giao tiếp đúng vai, đúng tâm lí, tuổi tác, đúng chỗ. Biết điều tiết âm thanh khi giao tiếp. Không ngừng sáng tạo, bổ sung vào hệ thống từ ngữ tiếng Việt ta ngày càng phong phú và trong sáng hơn.
Phạm Văn Đồng đã từng viết: “Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp”. Trải qua thời gian, nó không ngừng được bồi đắp bởi “tiếng nói của quần chúng nhân dân, đầy tình cảm, hình ảnh, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa”. Đồng thời nó là ngôn ngữ của văn học, văn nghệ mà những nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc ta như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,… và các nhà văn nhà thơ ngày nay đã nâng lên đến trình độ cao về nghệ thuật, khiến cho nó trở nên trong sáng, đẹp đẽ lạ thường. Chính cái giàu đẹp đó đã làm nên cái chất, giá trị, bản sắc, tinh hoa của tiếng Việt, kết quả của cả một quá trình và biết bao công sức dồi mài…
Tiếng Việt ta là một thứ tiếng rất giàu và đẹp. Tiếng Việt ta là linh hồn của dân tộc ta. Vì thế, thế hệ tuổi trẻ ngày nay phải có ý thức và trách nhiệm giữa gìn sự trong sáng của tiêng Việt như gìn giữ chính linh hồn của mình. Một khi tiếng Việt mất đi sự trong sáng vốn có của nó thì văn hóa và tình cảm của dân tộc cũng thay đổi theo. Dĩ nhiên, điều đó là không ai mong muốn.
- Từ khóa
- giữ gìn học sinh tieng viet