Mạng xã hội Văn học trẻ

Vì em nhắn ở page không thấy ad trả lời nên cho hỏi là @Vanhoctre đã gửi tiền nhuận bút cho em chưa ạ bởi em thấy VHT cũng liên hệ với em khá lâu rồi ấy ạ! Em xin chân thành cảm ơn
Tương lai của văn chương thế giới khéo phụ thuộc vào nhân sinh quan của mấy tài năng chưa đến tuổi uống rượu.

Edward Tian, không nghĩ mình là nhà văn. Cậu chỉ học thêm mấy khóa căn bản về viết báo khi đang học Khoa học máy tính ở Princeton. Mặc dù các thầy cô và bạn bè đều yêu mến vẻ ngoài rạng rỡ và sự tò mò không dấu diếm của cậu, Tian tự nhận phong cách viết của mình lúc đó “rất tệ”, công thức và cứng nhắc. Một trong các giáo sư nhận thấy rằng Tian có năng lực đặc biệt trong việc nhận biết các “mẫu” trong văn bản, rất có ích khi tạo ra các bản sao. Bởi thế cậu rất ngạc nhiên khi năm thứ hai, cậu được nhận vào lớp học độc nhất của John McPhee về viết báo.

Tuong lai vam chuong.jpg


Mỗi tuần, 16 sinh viên ngồi lại để nhà báo huyền thoại của tờ New Yorkers, McPhee ra bài tập buộc họ phải nghĩ ngợi kỹ lưỡng chọn từng từ, để miêu tả một tác phẩm nghệ thuật hiện đại trong trường hoặc cắt tỉa bài phát biểu Gettysburg của Abraham Lincoln. Giáo sư McPhee chia sẻ các sơ đồ do chính tay ông tạo ra, để miêu tả các cách mà ông cấu trúc bài viết của mình: thẳng, tam giác, hay đường xoắn ốc. Tian nhớ rằng, giáo sư nói ông không thể dạy bọn cậu cách viết, nhưng ông có thể giúp cậu có một giọng văn độc đáo duy nhất.

Nếu McPhee truyền cho Tian cách nhìn lãng mạn về ngôn ngữ, thì khoa học máy tính lại miêu tả ngôn ngữ như một cái gì đó tĩnh tại. Trong thời gian đại dịch, cậu nghỉ một năm để làm việc tại BBC và thực tập ở dự án báo chí mở Bellingcat, nơi cậu viết một chương trình để phát hiện Twitter bots. Mùa thu 2022, cậu bắt đầu viết luận văn về việc phân biệt giữa văn bản do AI tạo ra với văn bản do người tạo ra.

Khi ChatGPT ra đời vào tháng 11, cả thế giới phát điên lên vì con bot thông minh đột xuất này, Tian bỗng thấy mình ở một vị trí đặc biệt. Cậu đã nắm được công nghệ nền của GPT-3. Và như một phóng viên đang chiến đấu chống lại những chiến dịch tin giả, cậu hiểu rõ tác động của AI lên ngành công nghiệp nội dung. Khi về nhà nghỉ đông ở Toronto, Tian miệt mài thử viết một chương trình phát hiện ChatGPT. Ý tưởng của cậu đơn giản. Phần mềm sẽ duyệt văn bản để tìm 2 yếu tố: “sự lộn xộn – perplexity” – tính ngẫu nhiên của việc chọn từ, và “sự bùng nổ - burstiness”, độ phức tạp và biến hóa của các câu. Văn bản do người viết thường được cho điểm cao hơn AI ở cả hai yếu tố, giúp Tian đoán xem văn bản đã được tạo thế nào. Cậu đặt tên cho phần mềm của mình là GPTZero, trong đó “Zero” ngụ ý sự thật, quay về với bản năng, và đưa link lên Twiter tối 2/1/2023 với dòng trạng thái: “Liệu giáo viên có muốn sinh viên dùng ChatGPT để viết luận lịch sử không? Chắc là không!”, rồi đi ngủ.

Cậu tỉnh dậy sáng hôm sau và thấy server của mình bị chết vì quá nhiều người truy nhập. “Thật là điên rồ. Điện thoại của tôi nổ tung.” Một người bạn chúc mừng cậu thành ngôi sao trên internet. Giới teen trên Tiktok gọi cậu là “narc - cảnh sát chuyên bắt tội phạm ma túy”. Tian cười toe toét khoe, có rất nhiều những căm hận ban đầu cổ điển kiểu “thằng ranh này rảnh việc, hay mách lẻo, chắc chẳng bao giờ có bạn gái.” Thực ra là cậu đã có bạn gái từ lâu. Mấy ngày sau, hóng viên khắp nơi gọi cậu, từ NPR tới Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, cho đến Anderson Cooper 360 trên CNN. Trong vòng một tuần, tweet ban đầu của cậu có đến 7 triệu view.

GPTZero là một điểm đột biến trong biển tin tức về ChatGPT. Nó tạo cảm hứng cho một đợt “săn phù thủy” trong toàn ngành nhằm tới những nội dung của AI. Các nhà nghiên cứu đã tạo nên GPT-2 detector, nhưng Tian là người đầu tiên nhằm tới ChatGPT. Các thầy cô cám ơn cậu, vì đã giúp họ cuối cùng vạch trần mưu mô của lũ học trò. Nhân loại đã có người cứu rỗi khỏi thảm họa robot.

Phần mềm của Tian là tiếng súng khởi động cuộc đua tạo ra công cụ có thể xác định rõ ràng văn bản của AI. Trong thế giới người - máy lẫn lộn này, chúng ta phải xác định được cái gì là do người tạo ra. GPTZero là lời hứa. Tian, cậu sinh viên học giỏi, trung thực, hay cười, khẳng định với các phương tiện truyền thông: “có những thứ không bao giờ có thể biến được thành số” và mặc cho AI có thông minh đến đâu, sẽ có những công cụ để vạch trần chúng.

Cuộc sống trên Net là cuộc chiến giữa sản xuất và phát hiện tin giả. Cả hai bên đều kiếm bộn. Những chương trình phát hiện thư “rác” đầu tiên tìm kiếm các từ khóa, chặn các email có chữ “miễn phí” hoặc “chỉ dành cho tuổi 21+”, dần dần học được cách phát hiện cả những cách viết đáng ngờ. Các tác giả thư rác đối phó lại bằng cách pha trộn những trích đoạn rất người, từ những cuốn sách kinh điển. Có hẳn một từ riêng để miêu tả loại thư rác này gọi là “litspam”. Khi xuất hiện các cỗ máy tìm kiếm, các tác giả dùng chiêu “word stuffing –nhồi từ”, lặp đi lặp lại một từ nhiều lần để được ưu tiên. Bên này lại thay đổi thuật toán để hạ bậc những website đó. Khi Google đưa ra thuật toán PageRank, xếp hạng website dựa trên link dẫn đến nó, những kẻ lừa đảo bỏ công xây dựng các một hệ sinh thái những trang liên kết đến nhau.

Quãng đầu thiên niên kỷ, xuất hiện công cụ captcha để phân biệt người và máy dựa trên năng lực nhận biết những chữ cái bị bóp méo. Khi các bot học được cách qua mặt, thì captcha thêm tính năng nhận dạng ảnh moto hay cây cối, hoặc di chuột và các hành vi khác của người dùng. Trong một thử nghiệm gần đây, một phiên bản của GPT-4 còn biết cách thuê người trên chợ “Taskrabbit” (một nền tảng cho thuê lao động tức thời), để điền captcha hộ mình. Thậm chí số phận của cả một công ty phụ thuộc vào năng lực phát hiện tin giả: Elon Musk, chẳng hạn, đã dùng máy phát hiện bot để chứng minh rằng Twitter báo cáo láo về số lượng bots trên nền tảng của mình.

AI tạo sinh đã nâng tầm cuộc đua. Mặc dù các mô hình ngôn ngữ lớn và công cụ biến văn bản thành hình ảnh đã phát triển từ hơn chục năm trước, năm 2022 chứng kiến sự bùng nổ của các công cụ như ChatGPT và Dall-E. Những người bi quan cảnh báo chúng ta sẽ bị nhấn chìm bởi các nội dung “tổng hợp”. Nhà bình luận Kevin Roose của tờ Thời báo NewYork cảnh báo: “trong vài năm tới, đại đa số những văn bản, ảnh, video trên internet sẽ do AI tạo ra.” Tờ Atlantic thì tưởng tượng ra cảnh tận thế trong các ồn ào tạo sinh. Các chiến dịch tranh cử sẽ tận dụng AI để quảng cáo, còn Amazon thì tràn ngập các tiểu thuyết do ChatGPT sáng tác (mà đa số lại bàn về AI). Đọc các nhận xét sản phẩm còn rắm rối hơn là làm Turing test (một phép kiểm tra trí tuệ máy tính mang tên nhà toán học Turing) và chẳng bao lâu nữa thay vì nhận thư từ các hoàng tử Nigeria, chúng ta sẽ nói chuyện với các bot của hoàng tử.

Chẳng bao lâu sau khi Tian ra mắt GPTZero, các sản phẩm tương tự ào ào xuất hiện. OpenAI ra mắt công cụ của riêng mình vào cuối tháng Giêng. Nhà khổng lồ chống đạo văn Turnitin ra mắt sản phẩm vào tháng Tư. Chúng có mô hình giống nhau, nhưng được huấn luyện bằng các tập dữ liệu khác nhau. (Turnitin sử dụng dữ liệu từ các bài viết của sinh viên). Bởi thế độ chính xác cũng lệch nhau nhiều. Trong khi OpenAI nói rằng chỉ có thể phát hiện tầm 26% văn bản do AI tạo ra, thì một công ty có tên Winston AI lại lạc quan tuyên bố độ chính xác tới 99.6%.

Tian vừa phải làm luận án tốt nghiệp vừa nâng cấp phần mềm để cạnh tranh. Cậu bổ nhiệm ngay người bạn phổ thông là Alex Cui làm CTO, và mời thêm một nhóm lập trình viên từ Princeton and Canada. Đến mùa xuân, cậu tuyển 3 lập trình viên Uganda mà cậu đã gặp được khi làm việc trong một startup đào tạo kỹ sư ở châu Phi. (Tian là một công dân toàn cầu, cậu sinh ra ở Tokyo, sống ở Bắc Kinh đến năm 4 tuổi và chuyển cùng gia đình đến Ontario). Cả đội bắt đầu làm Chrome-plugin giúp người dùng có thể quét ngay trang web để xem có phải do AI tạo ra không?

Một mối đe dọa cho GPTZero lại đến từ chính GPTZero. Ngay sau khi ra mắt, một số người bi quan đã đưa lên mạng những ví dụ nó đánh giá văn bản rất ngớ ngẩn. Như cho rằng một đoạn của hiến pháp Mỹ là do AI tạo ra Sự bất mãn biến thành phẫn nộ khi các câu chuyện sinh viên bị GPTZero đánh dấu nhầm là đạo AI, bắt đầu tràn ngập trên Reddit. Một phụ huynh còn lần ra được đến giáo sư Soheil Feizi của Đại học Maryland. “Họ thực sự giận dữ”, giáo sư kể lại. Từ mùa thu năm ngoái, ông cùng một số đồng nghiệp đã bắt đầu nghiên cứu về các vấn đề mà các công cụ phát hiện AI có thể gặp phải dẫn đến kết quả không ổn định. Ông bắt đầu nghĩ rằng GPTZero và các công cụ tương tự có thể tạo ra tác hại nhiều hơn lợi ích.

Tian còn đau đầu vì các sinh viên ranh ma, bắt đầu tìm cách qua mặt công cụ. Một người dùng trên Twitter mách chèn một ký tự đặc biệt () ngay trước mỗi chữ “e” trong văn bản do ChatGPT tạo ra. Một người dùng Tiktok khác thì viết một chương trình thay thế một chữ cái tiếng Anh nào đó bằng chữ cái trông giống thế từ bảng chữ cái Kiril. Một số thì cho văn bản AI qua một công cụ diễn giải lại là QillBot. Tian vá hết các lỗi, nhưng lại xuất hiện các tiểu xảo khác. Chẳng mấy chốc sẽ xuất hiện công cụ chống phát hiện tin giả.

Vào đầu tháng Ba, một sinh viên mới của Stanford là Joseph Semrai đang cùng với mấy người bạn lái xe dọc Cao tốc ven biển tới LA thì bị đuổi ra khỏi xe zipcar của họ ở Ventura. Họ vào quán Starbucks gần đấy và ngồi đợi. Mãi không có xe, họ phải nghĩ cách giết thời giờ. Semrai có bài tập về nhà tuần sau là viết một bài luận thể hiện tư duy logic, đúng kiểu cậu ghét nhất.

ChatGPT có vẻ là giải pháp hiển nhiên. Nhưng đáng tiếc lúc đó, nó chỉ xuất ra mỗi lần mấy đoạn. Để ghép thành một bài dài, phải làm vài thao tác. Semrai muốn tạo ra một công cụ, ấn nút phát là phụt ra bài văn. Cậu cũng biết rằng, cậu có thể bị GPTZero phát hiện. Được mấy cậu bạn cổ vũ, Semrai rút laptop ra và bắt đầu code một đoạn script để tạo ra bài viết, rồi chạy qua GPTZero, chỉnh sửa rồi lại chạy lại cho đến khi AI không bị phát hiện – bản chất là dùng GPTZero để chống lại chính nó.

Mấy ngày sau, Semrai giới thiệu phần mềm của mình ở Ngày Gia đình và Bạn bè, một kiểu khoe sản phẩm của sinh viên Stanford. Đứngtrước khán phòng toàn bạn bè cũng lứa, cậu đề nghị mọi người đưa ra một chủ đề cho bài luận. Ai đó đề xuất: “Ăn ngon ở Cali”. Và ấn nút. Mấy giây sau, máy phun ra một bài luận 8 đoạn, ko có gì đặc sắc, nhưng có lý, có dẫn chứng hẳn hoi. “Tôi có lẽ sẽ không nộp bài kiểu này, nhưng ai biết được, đỡ mất thời gian.” Cậu đặt tên cho phần mềm của mình là WorkNinja và đưa lên app store 2 tháng sau đó. Nhờ chương trình khuyến mãi, có sử dụng một KOL gen Z là David Dobrik và món quà 10 Teslas khi đăng ký, đã có 350 ngàn lượt tải trong tuần đầu tiên. Sau đó thì chậm dần và đạt mốc khoảng vài trăm lượt tải một ngày. Semrai không tiết lộ ai là người đầu tư cho chương trình khuyến mãi này.

Hình ảnh lạnh lùng bình thản của Semrai trên zoom, che dấu một nhiệt huyết sôi sục. Trong khi Tian nhảy nhót khắp nơi trên thế giới, thì Semrai tỏ ra rất tập trung và vô cảm. Cậu trai 19 tuổi phát biểu tự tin như trên đài, kiểu của các nhà khởi nghiệp Silicon Valley nhìn thế giới như một tập hợp các vấn đề cần giải quyết, mỗi câu nói đều kết thúc bằng “Có đúng thế không?” Lắng nghe cậu bình luận về các “rào cản” và “đường cong-S” phát triển của xã hội, dễ dàng quên mất là cậu ta còn chưa đến tuổi được uống rượu. Chỉ có thi thoảng mới lộ ra đó chỉ là một cậu sinh viên đang háo hức tìm chỗ đứng của mình trong thế giới. Kiểu như khi cậu cùng bạn bè dạo quanh bến cảng Santa Monica lúc 3h sáng để hiểu xem “giá trị của mình là gì?”. Semrai nghĩ rất nhiều về việc cân bằng và hạnh phúc, nhưng “tôi còn trẻ, có lẽ cần phải thám hiểm những hậu quả, thử lên voi xuống chó xem sao.”

Lớn lên ở NewYork và sau đó là Florida, bố mẹ Semrai– một lính cứu hỏa ở Yonkers và một phụ nữ Trung quốc đảm việc nhà , khá thả lỏng cậu. “Đại khái là tôi có thể làm bất cứ thứ gì mà tôi thấy hứng thú thời thơ ấu. Và tôi thích viết phần mềm máy tính.” Năm lên 6 cậu đã tạo ra plug-in – phần mềm cài thêm để cấp quyền truy nhập vào các servers Minecraft, lên 7 cậu đã viết sửa lỗi cho Windows7 để có thể chạy WinXP trên đó. Cậu thừa nhận “tôi thấy sung sướng khi làm được cái gì đó cho người khác.”

Năm lên 9, nhà cậu chuyển từ Queens lên Palm City, và Semrai nhận thấy sự khác nhau giữa các hệ thống trường công. Những khóa cơ bản về máy tính mà cậu cho là đương nhiên phải có ở NewYork hóa ra là hàng hiếm ở Florida. Thế là cậu phải viết chương trình để bù đắp cho sự thiếu sót trong hệ thống giáo dục, con đường cho phép cậu phát biểu ở tuổi 19 là “đã suốt đời làm việc cho ed tech”. Trong năm đầu tiên ở cấp trung học, cậu dành được đầu tư cho phần mềm học trực tuyến của mình từ một cuộc thi khởi nghiệp địa phương. Trước dịch Covid, cậu đã phát triển hệ thống giấy thông hành số, sau này thành cơ sở cho việc theo dõi giao tiếp được triển khai ở 40 sở giáo dục ở miền Đông Nam Mỹ.

Semrai là một nhà kỹ nghệ lạc quan. Cậu cho rằng chúng ta cần phải đẩy nhanh tiến độ phát triển của công nghệ, trong đó có AI, vì chúng sẽ dẫn ta đến xã hội “Hậu thiếu thốn.”, một quan điểm đôi khi được gọi là “chủ nghĩa tăng tốc hiệu quả” (xin đừng nhầm lẫn với “chủ nghĩa vị tha hiệu quả” cổ súy việc tối đa hóa đầu ra “tốt”, bất kể định nghĩa thế nào là “tốt”). Phần mềm WorkNinja của cậu dựa trên logic tăng tốc đó. Dùng AI để viết luận là tốt, không phải vì nó giúp sinh viên gian lận, mà nó buộc các trường học phải xem xét lại chương trình. “Nếu bạn có công thức để viết một bài luận, thì chắc đó không phải là một bài tập tốt.” Cậu dự đoán tương lai, sinh viên nào cũng có thể tiếp cận được nền giáo dục vốn chỉ dành cho giới tinh hoa. Trước đây, khi viết chương trình, cậu phải dựa vào Youtube và internet forums, Semrai đã ước gì có tutor hướng dẫn. Giờ khi AI tutor đang trở thành hiện thực, sao lại ngăn cản.

Tôi cũng mới thử dùng WorkNinja để tạo ra vài bài luận, trong đó có 1 bài về thuyết tiến hóa của Darwin. Bản đầu tiên khá vụng về và có vẻ bị lặp đi lặp lại. Nhưng về cơ bản là ổn, giải thích những ảnh hưởng của học thuyết đến sinh học, công nghệ gen và triết học. GPTZero phát hiện ra ngay đây là bài của AI. Tôi ấn nút “Viết lại – Rephrase” trên WorkNinja. Văn bản được sửa đi đôi chút, một số từ được thay bằng từ đồng nghĩa. Sau 3 lần “Rephrase”, GPTZero xác nhận bài luận là do người viết. Vấn đề ở chỗ là có 1 số câu trở nên vô nghĩa.
Ví dụ câu:
Thuyết tiến hóa của Darwin cho rằng các cơ thể sống tiến hóa theo thời gian nhờ sự giao tiếp với môi trường sống của chúng
Bị sửa thành
Thuyết tiến hóa của Darwin là ý tưởng cho rằng các cơ thể sống giành được qua cái kẹp nhờ sự giao tiếp với thế giới xung quanh.

Tóm lại, sinh viên có lười biếng đến đâu, cũng nên bớt chút thời gian xem lại sản phẩm của WorkNinja trước khi nộp bài. Nhưng nó vẫn chỉ ra một vấn đề thực tế: mới chỉ là một phần mềm nghiệp dư dở dang của một cậu sinh viên mà đã qua mặt được máy phát hiện, thì điều gì sẽ xảy ra khi có những đầu tư nghiêm túc.

Vào tháng Ba, giáo sư Soheil Feizi từ đại học Maryland công bố kết quả nghiên cứu của mình về các phần mềm phát hiện AI. Ông cho rằng độ chính xác rõ ràng phụ thuộc vào cách các công cụ đó làm việc. Khi cố gắng phát triển độ nhạy, tác giả vẫn phải chấp nhận số lượng “báo động giả” càng ngày càng tăng. Không thể có cả hai cùng một lúc. Và với việc AI học được cách phân bố từ giống người, hiệu quả của các phần mềm phát hiện sẽ bị suy giảm. Ông cũng chỉ ra rằng, bằng cách diễn đạt lại – paraphrasing, có thể làm cho kết quả của việc phát hiện “gần như chỉ là ngẫu nhiên”. Tóm lại ông kết luận: “Không thấy tương lai tươi sáng gì cho các phần mềm phát hiện AI.”

Kỹ thuật “in mờ - watermaking” cũng không ăn thua. Theo cách này, các công cụ tạo sinh như ChatGPT thườngchủ động điều chỉnh “trọng số” của một số từ “có dấu riêng” nhưng thay thế được nhau, ví dụ “start” thay “begin” hay “pick” thay bằng “chọn”, người đọc khó nhận ra, nhưng thuật toán có thể phát hiện được. Một đoạn văn với những từ đó được lặp lại theo một tần số nào đó, có thể đoán là do “công cụ” nào tạo ra. Nhưng Feizi đã phát hiện ra rằng, chỉ cần vài lần “paraphrasing – diễn đạt lại” là đủ để rửa sạch watermark.

Còn hiện tại, ông cho rằng, các công cụ phát hiện đang làm hại sinh viên. Ví dụ, công cụ có tỷ lệ false positive – tức là bị tố là “đạo” mà ko phải, giả sử lý tưởng là 1% đi. Tức là nếu lớp có 100 sinh viên, phải viết 10 bài luận về nhà, sẽ có 10 sinh viên bị tố cáo sai là “lừa đảo”. Quá cao. Feizi cho rằng 1 trên 1000 sinh viên thì có thể chấp nhận được. “Thật là ngớ ngẩn khi dùng các công cụ như vậy để giám sát việc sử dụng AI.”

Tian thì cho rằng mục tiêu của GPTZero không phải là tìm các sinh viên láu cá. Kết quả bây giờ còn có thêm dòng chữ “kết quả này không nên dùng để trừng phạt sinh viên.” Nhưng thực tế người ta vẫn dùng nó với mục đích đó. Còn về tỷ lệ chính xác, Tian nói, có thể đạt 96% nếu được huấn luyện bằng dữ liệu cập nhật nhất. Một số công cụ khác tuyên bố con số cao hơn, nhưng Tian cho rằng cần phải cẩn trọng với những tuyên bố đó, vì có thể họ đã điều chỉnh tập dữ liệu cho phù hợp với công cụ. Cậu nói: “cần phải đặt AI và người bình đẳng.”

Thật đáng ngạc nhiên là ảnh, video hay clip âm thanh do AI tạo ra dễ phát hiện hơn nhiều so với văn bản, ít nhất là đến hiện nay. Reality Defender là một startup thành lập 2018 do Y Combinator đầu tư, tập trung vào các ảnh và video giả, sau đó mở rộng sang audio và văn bản. Intel mới ra mắt một sản phẩm có tên là FakeCatcher, phát hiện video giả bằng cách phất tích các mẫu mạch máu trên mặt mà chỉ có ống kính mới nhìn ra. Một công ty có tên là Pindrop lại sử dụng “số đo sinh học” để phát hiện âm thanh bị giả mạo, xác nhận người gọi trong các vấn đề bảo mật.

Văn bản AI khó bị phát hiện hơn vì không có nhiều điểm dữ liệu để phân tích, tức là ít cơ hội để đầu ra của AI khác với chuẩn mực của con người. Lấy trường hợp FakeCatcher của Intel chẳng hạn. Ilke Demir, nhà khoa học của Intel, vốn đã từng làm cho hãng phim hoạt hình Pixar, nói rằng, sẽ cực kỳ khó để tạo nên tập dữ liệu đủ lớn và chi tiết để bọn chế hàng giả có thể mô phỏng lại các mạch máu “chữ ký” trên mặt, để đánh lừa các công cụ phát hiện. Tất nhiên là công nghệ làm giả sẽ phát triển nhanh và các nhà nghiên cứu luôn phải đi trước.

Bel Colman, CEO của Reality Defender nói rằng, công cụ phát hiện hàng giả của công ty ông rất khó bị cộng như GPTZero, ai cũng có thể đưa văn bản vào và chỉnh sửa cho đến khi nó qua mặt được. Reality Defender, ngược lại, kiểm tra người người dùng và tổ chức nào dụng, phát hiện những nghi vấn trong sử dụng. Nếu một tài khoản nào đó chạy đi chạy lại 1 ảnh, sẽ bị đánh dấu loại.
Cứ cho là sự khác biệt giữa người và máy có ý nghĩa gì đó, thì các phần mềm phát hiện AI sẽ phải chạy đua để đi trước các công cụ lẩn tránh, hệt như những gián điệp, hay nhà sản xuất vacxin, hay bọn lừa đảo cờ hay các nhà thiết kế vũ khí.

Càng giao tiếp nhiều với Tian và Semrai và các bạn của họ, tôi càng tò mò: liệu những người trẻ này thực sự đam mê việc viết lách? “Tất nhiên, rất thích”, Tian khẳng định, hào hứng hơn bình thường. “Tôi thấy như chơi xếp hình ấy, rất vui.” Tian thích việc lựa chọn con chữ và sắp xếp chúng để diễn đạt suôn sẻ ý tưởng. Cậu cũng thích quá trình phỏng vấn, cho phép cậu “nhìn qua cửa sổ vào cuộc đời của người khác, và soi gương cuộc đời mình.” Cậu cho rằng chính McPhee đã thúc đẩy tình yêu viết lách của cậu, chứ hồi đi học, đó là những bài tập nhàm chán. Hồi tháng Sáu, Tian kể với tôi là mới mua một bản sách cũ cuốn “Cuộc đời viết lách” của Annie Dillard.

Tương tự, Semrai cũng cho rằng các bài tập viết lách ở phổ thông là nhàm chán, đơn thuẩn là tổng hợp thông tin một cách cơ học chứ chẳng phải sáng tạo ra cái gì mới. “Tôi thích các đề văn mở, kích thích sáng tạo.” Nhưng cậu cũng biết cách sử dụng “kỹ năng tổng hợp cơ học” trong năm thứ hai để viết cuốn sách 800 trang có tên là “Gì cũng làm – Build for Anything”, với mục đích biến một người “Từ không biết gì đến gì cũng biết một tí” trong lĩnh vực làm trang web. Cậu tự công bố cuốn sách này trên Amazon và bán được mấy trăm bản. Theo Semrai thì cuốn sách này bây giờ vô dụng vì ChatGPT làm quá tốt việc đó.

Từ kinh nghiệm gần 20 năm gõ chữ kiếm tiền, tôi có thể nói viết lách là tởm lợm. Bạn có thể hỏi bất cứ người viết chuyên nghiệp nào để kiểm định đó là công việc rất tệ, và bạn có tích lũy nhiều kinh nghiệm đi nữa thì cũng chẳng hơn gì. Tôi có thể xác nhận là niềm hứng khởi cần thiết để dò tìm các sự kiện, phát hiện các ý nghĩa, tra cứu các từ mới, mất đi rất nhanh. Nhân với các tác động bên ngoài đến ngành công nghiệp như: tỷ lệ người đọc suy giảm, số trang ít đi, thời gian chú ý (của cả tôi và người đọc) ngắn dần.

Tôi vẫn giữ nghề bởi vì suy cho cùng, nó là tôi, dù tốt hay xấu. Tôi làm không phải vì ham thích mà vì cảm thấy nó có ý nghĩa, ít nhất là với tôi.
Một số nhà văn thì lãng mạn hóa quá trình viết lách. McPhee kể có lần đã nằm ườn trên bàn picnic 2 tuần mới có thể bắt đầu được một bài báo. “Bài viết cuối cùng có 5000 câu, nhưng trong 2 tuần đó tôi không viết được một chữ nào.” Có lần, khi 22 tuổi, ông phải tự trói mình vào ghế viết. Còn theo Thomas Mann “Nhà văn là người, mà viết cái gì cũng khó hơn người thường.” Annie Dillard thì so sánh viết lách với việc đánh nhau với cá sấu “Bạn tìm kiếm, đau tim, vỡ đầu, gẫy xương… và cuối cùng tìm được cái gì đó.”

Đại khái đều ý là, nếu vắt cật lực thì sẽ được nước ngọt. Và ca ngợi hạnh phúc trinh trắng khi nhìn chăm chăm vào tờ giấy trắng, phù phép thuần hóa, bắt nó phải nhả ra những câu văn dòng thơ. Chúng tôi tự nhủ mình, chịu đau đớn là cách những tác phẩm kinh điển được ra đời. Nhưng AI xuất hiện, kéo còi cảnh báo: không nhất thiết phải theo cách đó. Và với hàng tỷ người nằm ngoài câu lạc bộ tinh hoa của các nhà văn – khổ hạnh, bạn bắt đầu nghĩ: có lẽ không nên đi theo cách đó.

May Habib sống thời thơ ấu ở Libang trước khi chuyển đến Canada và học tiếng Anh. Theo cô “thật là không công bằng khi người biết đọc viết tiếng Anh có nhiều lợi thế như thế.” Năm 2020, cô thành lập Writer, một nền tảng không nhằm thay thế mà giúp đỡ con người, cụ thể là các thương hiệu, hợp tác hiệu quả hơn với AI.
Habib tin vào giá trị của việc nhìn chằm chằm vào tờ giấy trắng. Điều đó giúp bạn xem xét và vứt bớt các ý tưởng, và buộc bạn hệ thống lại suy nghĩ của mình. “Quá trình vật vã, đau đầu, chăm chăm nhìn ngòi bút mang lại nhiều lợi ích. Nhưng cần phải cân bằng với tốc độ đo bằng mili giây”

Writer không viết hộ bạn mà giúp bạn viết nhanh hơn, ảnh hưởng hơn và nhất quán hơn. Nó có thể đề xuất sửa cách dùng từ và cấu trúc câu, hay đưa ra những gì đã viết về chủ đề tương tự và đề xuất các phương án khác. Mục đích cuối cùng là giúp người dùng tập trung vào thông điệp chính mà họ cần truyền đạt mà mất ít công sức cho những việc câu cú máy móc. Kết quả cuối cùng là đoạn văn rất “người” cứ như là ai đó viết nó ra từ đầu. “Nếu có công cụ đánh dấu đoạn văn này là AI, chứng tỏ công cụ đó vớ vẩn.” Habib kết luận.

Ethan Mollick, giáo sư ở trường Wharton của Đại học Pennsylvania thì cho rằng không cần thiết phải phân biệt trắng đen giữa văn bản người hay máy. Ông cho rằng chúng ta đang bước vào thời đại được gọi là “Centaur Writing” tức là viết kiểu Nhân Mã, nửa người nửa AI. Tất nhiên bảo ChatGPT viết bài luận lịch sử về đế chế Mông Cổ, sẽ dễ dàng nhận ra nó rất AI. Nhưng theo ông, nếu “bắt đầu viết ‘chi tiết trong khổ ba chưa chính xác, thêm tí thông này, hay sửa giọng điệu cho giống báo Tuổi trẻ,’” thì sẽ nhận được một tác phẩm lai và chất lượng tốt hơn hẳn.

Mollick dạy “tinh thần khởi nghiệp” ở Wharton, không những cho phép mà còn bắt buộc sinh viên dùng AI. “Trong chương trình của tôi, các anh phải làm ít nhất một việc phi thường.” Nếu chưa biết code thì phải viết một chương trình. Nếu chưa bao giờ thiết kế, thì phải nộp một tác phẩm thị giác. Tất nhiên, sinh viên vẫn phải giỏi chuyên môn của mình. “Mỗi bài tập các anh nộp, phải được phê phán bởi ít nhất bốn khởi nghiệp gia mà các anh ngưỡng mộ.” Mục tiêu là buộc sinh viên phải suy nghĩ sáng tạo với tư duy phản biện. Ông tuyên bố “tôi không quan tâm sinh viên dùng công cụ gì, miễn là phải sử dụng tư duy.”

Mollick cho rằng ChatGPT có thể chưa bằng những nhà văn tốt nhất, nhưng có thể nâng cao trình độ chung. “Nếu bạn đang ở 25% đáy, bạn có thể ngoi lên mức 60-70%.” Nó cũng giúp giải phóng một số những người kiểu “thinker – người suy nghĩ” khỏi công việc viết lách vất vả. “Chúng ta cho rằng năng lực viết phản ánh trí tuệ, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng đúng. Thậm chí thường xuyên sai.”

Trong khi các trường chạy đua cấm ChatGPT, các lãnh đạo công nghệ ký tâm thư cảnh báo ngày tàn nhân loại do AI tạo ra, thì các sinh viên tỏ ra khá thoải mái với tương lai có máy trợ giúp. Một sinh viên đã dùng ChatGPT để viết phần “Cám ơn” của luận án của mình. Một số khác, bao gồm cả Tian, nhờ nó viết hộ một số đoạn code. Lydia You, một sinh viên ngành khoa học máy tinh nhưng có kế hoạch làm nhà báo, đã nhờ ChatGPT viết một bài thơ về sự mất mát theo phong cách bài thơ nổi tiếng “One Art – Nghệ thuật cô đơn” của Elizabeth Bishop. Kết quả, theo You, “rất giống” với nguyên bản, cô còn cho rằng máy còn phân tích bài thơ hay hơn và giải thích tại sao nó lại gây xúc động như thế. You cho rằng, chúng ta đã từng hoảng loạn nhiều lần mỗi khi có cái mới ra đời, như Tiktok, Twitter và cả internet nữa. “Tôi, cũng như thế hệ tôi cảm thấy rằng, chúng tôi sẽ tự tìm ra cách để ứng xử với các công cụ mới.”

Sophie Amiton, sinh viên năm trên của ngành kỹ thuật cơ khí vũ trụ, chen vào “Ngoài ra, tôi nghĩ thế hệ mình rất lười,” anh nói tiếp trong khi You gật đầu tán thưởng. “Tôi biết rất nhiều người không muốn các công việc truyền thống, không muốn làm việc từ 9h đến 5h.” You hùa theo “Họ bị vỡ mộng, rất nhiều các việc chẳng qua là bảng tính”
Amiton nói tiếp. “Rồi Covid đến. Người ta bắt đầu đánh giá lại mục đích của làm việc. Nếu có thể dùng ChatGPT làm công việc của mình dễ dàng hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống, thì sao lại không dùng.”

Liz, một sinh viên mới tốt nghiệp Princeton, gửi tôi một bài báo cô viết nhờ sự trợ giúp của ChatGPT về chính trị quốc tế. Thay vì yêu cầu nó trả lời trực tiếp cho câu hỏi của bài luận, cô yêu cầu ChatGPT viết theo dàn bài với những gạch đầu dòng chính của mình. Sau một vài lần chỉnh sửa, cô nộp bài và đạt điểm cao nhất. Tôi đưa bài của Liz vào GPTZero và nhận được kết luận “Văn bản này khả năng lớn hoàn toàn do người viết ra.”

Vào đầu tháng Năm, chỉ vài tuần trước khi Tian và các bạn khoác lên mình tấm áo choàng tốt nghiệp, GPTZero phát triển một plug-in (phần mềm lắp thêm) cho Chrome, có tên là Origin. Vẫn khá thô sơ, bạn phải tự chọn đoạn văn bản hay trang web và độ chính xác còn khá tương đối. Nhưng Tian tin rằng một ngày nào đó, công cụ này sẽ tự động duyệt tất cả các website mà người dùng sử dụng, đánh dấu những gì mà nó cho là của AI, kể cả text, ảnh hay video, và tất cả những gì “độc hại” hoặc đáng ngờ. Cậu cho rằng Origin là kính chắn gió trên cao tốc thông tin, phát hiện và lọc những vật liệu vô bổ hoặc có hại, giúp ta nhìn đường rõ hơn.

Tian không che dấu sự lạc quan về tương lai của công ty. Cậu cảm thấy rất may mắn là tốt nghiệp là có ngay công việc mà mình mong muốn. Nhiều bạn bè của cậu đã gia nhập Princeton với giấc mơ khởi nghiệp, nhưng sự thắt lưng buộc bụng trong ngành công nghệ đã buộc họ phải thay đổi kế hoạch.

Vì còn những ba năm nữa mới ra trường ở Stanford, nên Semrai vào hè với tâm trạng thoải mái hơn. Trong một chiều thứ Năm rực rỡ của tháng Sáu, Semrai, áo phông kẻ sọc xanh, giày Nike trắng, hào hứng chia sẻ với tôi tương lai, ít nhất là mấy tuần sắp tới, trên tầng thượng của Mũi 17, gần phố Wall. Mùa hè của cậu mới bắt đầu. Còn bây giờ cậu đang ở NewYork, lang thang với bạn bè, trong lúc cày một số dự án về AI. Đêm hôm trước cậu còn ngủ ở Soho, một văn phòng chia sẻ. Giờ thì cậu đang đứng trong khu VIP có mái che của một sự kiện do Techstars, một vườn ươm startup, tổ chức, trong khi hàng trăm người tham dự khác đẫm mồ hôi đi lại loanh quanh dưới nắng.

Cạnh đó, Thị trưởng NY Eric Adam mặc áo bay đứng trên sân khấu, mô tả sự vinh quang của nghề lập trình. Ông ta tự xưng “Tôi là dân công nghệ” và kêu gọi các khán giả đi tìm đồng đội, để dùng “mã nguồn” giải quyết các vấn đề xã hội như bệnh ung thư hay bạo lực súng đạn. Sau đó, ông ta thúc giục những người độc thân trong đám đông, nhanh chóng tìm được “shorty hay a boo” (tiếng lóng để chỉ giai xinh, gái đẹp) để cặp đôi.

Semrai đang dùng chiêu “xem cái gì có thể ăn” để xây dựng sản phẩm. Ngoài WorkNinja, cậu phát triển một nền tảng cho các chatbot được huấn luyện dựa trên dữ liệu của các ngôi sao thật ngoài đời, để fan hâm mộ có thể giao tiếp. Cậu còn chế thử một cái vòng đeo tay có thể ghi lại tất cả những gì chúng ta nói và làm, một loại “trí nhớ hoàn hảo” để có thể trợ giúp tức thì trong giao tiếp. (Một nhóm bạn học của cậu ở Stanford cũng mới chế ra một loại kính có tên là RizzGPT, giúp người đeo làm dáng, tán tỉnh.)

Semrai chờ đợi mùa Hè sẽ bùng nổ các ứng dụng AI, khi những lập trình viên trẻ có thời gian gặp nhau cọ sát. (Eric Adam chắc sướng lắm). “Tôi nghĩ là sẽ có một ngân hà các startups mới, và 5 năm nữa, chúng ta có thể phân hóa rõ ràng giữa những người khởi đầu và toàn bộ hệ sinh thái.”

Đến mùa hè, Tian và 12 nhân viên đã gọi được 3.5 triệu đô từ một nhóm các nhà đầu tư mạo hiểm, bao gồm Jack Altman (em trai của CEO OpenAI Sam Altman) và Emad Mostaque của Stability AI. Nhưng trong các cuộc trao đổi, tôi thấy quan điểm của cậu về đóng gói GPTZero/Origin có thay đổi. Bây giờ việc phát hiện AI chỉ là là 1 phần của bộ công cụ chứng minh tính người. Cậu đã chuyển chú ý sang tìm nguồn gốc hoặc “chứng nhận nội dung”. Ý tưởng là gắn một nhãn (tag) mã hóa vào nội dung để chứng nhận nó do người tạo ra – một kiểu captcha cho các tài liệu số. Adobe Photoshop vừa gắn nhãn cho các bức ảnh khai thác công cụ AI Firefly của họ. Ai xem các bức ảnh, có thể kích chuột phải để xem ai đã tạo ra nó bằng cách nào và khi nào. Tian nói, anh cũng muốn làm thế với văn bản, và đang bàn chuyện hợp tác với Sáng kiến Xác thực Nội dung (Content Authenticity Initiative) – một tổ hợp tập trung tạo chuẩn mực xác thực nội dung nhiều định dạng, cũng như với Microsoft.

Có thể diễn giải sự quan tâm của cậu đến việc tìm nguồn gốc là ngầm thừa nhận, đơn thuần chỉ dựa vào kỹ thuật phát hiện AI là không đủ. (Bản thân OpenAI cũng ngừng cung cấp dịch vụ phân loại văn bản của mình vào tháng Bảy vì “độ chính xác thấp.”). Điều đó cũng phản ánh sự thay đổi quan trọng trong cách tiếp cận của chúng ta với nội dung số. Toàn bộ ý tưởng phát hiện AI nằm ở chỗ, chúng ta cho rằng con người có thể để lại những dấu vết rõ ràng trong một đoạn văn bản, mà có thể phát hiện, cũng như kiểu máy phát hiện nói dối giả thiết rằng kẻ gian lận sẽ để lại những dấu vế khách quan. Còn việc truy vết – tìm nguồn thì dựa trên những nhãn kiểu “Made in America”, tức là nếu không có nhãn đó, chúng ta chẳng thể nào tìm thấy sự khác biệt. Nó chỉ khẳng định một điều: người viết không chắc đã hay hơn, sáng tạo hơn, độc đáo hơn, nhưng chỉ đơn giản là do người viết. Và điều đó có ý nghĩa với người đọc.

Vào tháng Sáu, nhóm của Tian bắt đầu có những bước đi thực tế. Cậu nói với tôi là đang xây dựng một nền tảng viết lách có tên là HumanPrint, giúp người dùng sửa sang các văn bản AI và chia sẻ “bằng chứng xác thực”, tất nhiên là không phải là viết một đoạn text. Nó sử dụng công nghệ của GPTZero để phát hiện những đoạn văn chưa đủ “người” và đề nghị người dùng viết lại. “Để thầy giáo có thể nói, ok, có thể hơn 50% của văn bản này là do các anh tự viết ra.” Cậu không cho rằng đó là hướng mới, mà chỉ là sự mở rộng tự nhiên của việc phát hiện AI. Tian khẳng định “Những quy tắc vàng về ứng dụng AI có trách nhiệm vẫn còn nguyên và phải được tuân thủ.” Nhưng cũng là một sự thừa nhận: không có cách nào chặn đứng việc viết bằng AI, chỉ còn cách phải làm việc với chúng.

Khi Tian thử nghiệm bản GPTZero đầu tiên, cậu đã duyệt bài báo của McPhee đăng trên tờ NewYorker năm 2015 có tên là “Frame of Reference”. Trong bài báo McPhee diễn giải niềm vui và rủi ro khi tham chiếu văn hóa khi viết lách. GPTZero đánh giá bài báo là “rất người theo tất cả các tiêu chí.”

Tôi gọi McPhee và hỏi xem ông nghĩ thế nào khi bài báo của ông được đánh giá rất người?
“Tôi cũng chẳng biết nữa. Nhưng nếu tôi đoán thì vì là tôi viết về gì đi nữa: khoa học, nông nghiệp, hàng không, luôn qua con người. Luôn có một người mà tôi học được.” Thực tế là McPhee luôn viết từ con mắt của một chuyên gia. Người đọc không chỉ nhận được kiến thức về địa lý hay vật lý hạt hay cam mà còn thấy được cảm nhận của người nghiên cứu lĩnh vực đó, như McPhee tìm hiểu về họ vậy.

McPhee nay đã 92 tuổi, nói không quan tâm lắm đến việc AI thay người viết “Tôi bi quan nhưng không lo lắng. Tôi không nghĩ là sẽ có Mark Twain in AI.”
Nhưng, tôi hỏi tiếp, nếu vài năm nữa, ai đó sẽ tạo ra con McPheeBot3000 được huấn luyện bằng các bài báo của McPhee thật, và yêu cầu nó viết một cuốn sách mới về lĩnh vực mới. Liệu nó có thể “bắt” được giọng văn, quan điểm và phong cách của McPhee? Tian cho rằng máy chỉ có thể bắt chước, còn McPhee không bao giờ lặp lại chính mình. “Sự khác biệt của McPhee nằm ở chỗ, hôm nay ông đưa ra một thứ mà bản thân ông hôm qua còn chưa có.” Còn McPhee thì cho rằng “Nếu điều đó xảy ra thì lúc đó tôi đã không còn ở đây. Tôi hy vọng con gái tôi sẽ gọi luật sư.”


Nguồn: Đỗ Cao Bảo
NTN dịch từ wired.com/story/ai-detection-chat-gpt-college-students/ by Christofer Beam
Thêm
Tương lai văn chương thế giới phụ thuộc nhân sinh quan của ai?
953
5
3
Trên báo Hoa học trò số 1391 ra ngày 12/9/2022, tác giả Khánh An có bài viết “Cảm xúc cũng cần được nghỉ ngơi như cảm cúm”. Trong đó, tác giả bài viết có kể lại câu chuyện bản thân từng viết đơn xin nghỉ học vì lí do đang cảm thấy buồn bã, bị stress. Nhưng lí do đó không thuyết phục được giáo viên. Em có suy nghĩ gì về vấn đề này?

A. VĐNL: khẳng định cách ứng xử đúng đắn với cảm xúc, coi trọng sức khỏe tinh thần như sức khỏe thân thể

B. CÁC Ý CẦN ĐẠT

I. Giải thích


- Cảm xúc là trạng thái tinh thần tất yếu của mỗi con người, là yếu tố vô hình bên trong, thường tác động nhanh chóng tới khuôn mặt, hình dáng, lời nói, hành động

- Cảm cúm là một loại bệnh thường gặp khi thay đổi thời tiết, cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, đau ốm và muốn được đình công

=> Tinh thần và cơ thể đều có khả năng kiệt quệ nếu phải hoạt động không ngơi nghỉ. Nhưng lẽ thường người ta vẫn chỉ quan tâm và chỉ bán thuốc cho người cảm cúm mà ít khi để ý tới sức khỏe tinh thần bên trong. Câu nói khiến ta nhận thức lại một vấn đề quan trọng: những diễn biến bên trong của tâm trạng cũng cần được quan tâm, chăm sóc, coi trọng hơn cả, đừng phớt lờ, đừng xem nhẹ những xáo động, tổn thương của tâm hồn

II. Bàn luận:

1. Tại sao cảm xúc cũng cần nghỉ ngơi như cảm cúm?


- Cảm xúc dẫu vô hình nhưng dù sao cũng là một tổn thương, một vết sẹo nhức nhối, dai dẳng. Nếu vết thương không được may vá, không chữa trị, nó sẽ ngày càng lở loét, loang ra, nặng thêm, khiến tinh thần con người chán nản, bất an, tiêu cực, kiệt quệ. Có khi, cảm xúc không được chữa lành khiến ta đau đớn đến mức muốn được tìm đường giải thoát ~ Câu chuyện nữ thần Clytie hóa thành hoa hướng dương sau chuỗi ngày dai dẳng si mê thần Mặt trời Helios

VD: HS trường Ams tự tử -> Số liệu về căn bệnh trầm cảm ở giới trẻ hiện nay ngày càng tăng lên một cách đáng báo động. Điều đó cho thấy rằng, xã hội ngày càng áp lực nhưng con người chưa nhận thức được sức khỏe tinh thần quý giá như thế nào

- Cảm cúm có thể được chữa trị nhờ những viên thuốc y học, một nồi nước xông,… ta có thể vừa ốm vừa cố gắng việc công nhưng cảm xúc thì không dễ dàng như thế! Một khi tâm trạng đã chênh vênh, tâm hồn đã rỉ máu, ta sẽ không thể đặt trọn tâm trí cho công việc khách quan gì nữa. Ta cần nhiều hơn một viên thuốc an thần để cứu rỗi, ta cần một bờ vai, một cái nắm tay, một lời thăm hỏi. Ta cần một buổi chiều thư thái rời xa gánh nặng áo cơm, áp lực công việc và những mâu thuẫn xã hội rối như tơ vò. Ta cần một cuốn sách, một câu lạc bộ vui khỏe, một nơi bí mật của bản thân… để xoa dịu con tim. Trái tim con người không làm bằng sắt đá, làm sao nó có thể gồng gánh bao nhiêu điều đau khổ vô hình nhưng chồng chất? Bởi vậy, cảm xúc phải được nghỉ ngơi như cảm cúm, để dọn lại căn phòng bừa bộn nỗi lo và bơm máu vào tim tiếp tục cho hành trình sống ý nghĩa phía trước.

- Cố gắng lừa dối cảm xúc của chính mình và thử thách mù quáng với giới hạn của bản thân là một việc làm ngu ngốc. Sự gượng ép, thắng lợi tinh thần thái quá kiểu AQ chỉ cho thấy rằng bạn không can đảm để đối diện với nỗi đau của chính mình, cũng chưa biết thấu hiểu đứa trẻ yếu mềm bên trong bản thân một cách đúng đắn. Cảm xúc cần được nghỉ ngơi như cảm cúm vì đôi khi ta phải sống thật là mình, “không thể bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo được” (Lưu Quang Vũ)!

- Cảm xúc phải được nghỉ ngơi như cảm cúm. Đây là một lựa chọn chủ động của ý thức cá nhân. Nếu ta không tự cho phép mình nghỉ ngơi, chữa lành những thương tổn thì sẽ không ai có thể biết được bạn đang đau đớn, mệt mỏi đến mức nào. Khi biết lên tiếng đình công cho cảm xúc của chính mình, người khác cũng phải chú tâm, thông cảm cho bạn nhiều hơn, không cố gượng ép bạn làm những điều mà hiện tại cảm xúc không cho phép!

2. Cảm xúc thậm chí cần được nghỉ ngơi hơn cảm cúm!

- Tinh thần là liều thuốc hữu hiệu nhất cho mọi căn bệnh. “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Có những căn bệnh thể chất được hồi phục nhờ cảm xúc tinh thần lạc quan, phấn chấn. VD: Cuốn sách “Điểm đến của cuộc đời” (Đặng Hoàng Giang) -> Vì vậy, bạn có thể lờ đi một viên thuốc cảm nhưng không thể lờ đi một liều thuốc cứu rỗi tinh thần

- Liên hệ: câu chuyện HS thường không được cho phép nghỉ học vì lí do bị stress, buồn bã -> Phải thông cảm rằng: HS nhất quỷ nhì ma và không dễ gì có thể đánh giá được tính chân thực của lí do. Tuy nhiên, việc nhà trường quan tâm sát sao đến việc chăm sóc sức khỏe tinh thần của trẻ vị thành niên là một yêu cầu thiết yếu.

III. Phản đề:

- Không thể quá nuông chiều trái tim bé bỏng bên trong -> dễ trở thành con người nhu nhược, đớn hèn, nhạy cảm, sướt mướt.

- Biết nén lại cảm xúc để phấn đấu không ngừng nghỉ sẽ tôi luyện ở con người một tinh thần sắt đá, chai sạn với những nỗi đau, thử thách, từ đó có sức mạnh đảm đương nhiều việc lớn
Thêm
Dàn Ý NLXH: Cảm xúc cũng cần được nghỉ ngơi như cảm cúm
  • Like
Reactions: VHT
1K
1
0
Huyền thoại về sự lựa chọn của Hercules

Socrates đã dùng câu chuyện “Sự lựa chọn của Hercules” để dạy các học trò của mình. Dưới đây là tóm tắt dịch từ phiên bản của tác giả Joseph Spence ở thế kỷ 18.

Hercules trẻ tuổi suy ngẫm anh sẽ lựa chọn theo đuổi con đường nào: con đường của Đức hạnh (Virtue) hay Suy đồi (Vice).

Trong khi Hercules suy nghĩ thì hai người phụ nữ to lớn tiến đến gần anh. Người phụ nữ đầu tiên ăn mặc giản dị, đàng hoàng và khiêm tốn. Cô tiến đến Hercules một cách tự nhiên như bản tính của mình: chân thành và tôn nghiêm.

Người phụ nữ thứ hai mềm mại và tròn trịa hơn. Cô đã trang điểm cho làn da trắng hơn và phục sức khéo léo để phô bày nhan sắc của mình. Cô hy vọng sẽ cuốn hút sự tập trung của mọi người.

Người phụ nữ thứ hai nhanh chóng đến gần Hercules. Cô thuyết phục Hercules đi theo con đường của cô. Cô hứa hẹn sẽ làm cho cuộc sống của anh “dễ dàng nhất, dễ chịu nhất” và rằng “anh sẽ hưởng thụ tất cả khoái lạc cuộc sống; vứt bỏ mọi lo âu và phiền muộn.”

Hercules hỏi tên cô là gì khi cô ngừng lời. Cô trả lời, “Tên tôi ư! … bạn bè gọi tôi là Hạnh phúc, nhưng kẻ thù gọi tôi Suy đồi.”

Lúc này, người phụ nữ đầu tiên, Đức hạnh (Virtue), tiến đến gần Hercules. Cô cũng mong Hercules chọn đi theo con đường của cô. Cô nói: “Tôi sẽ không lừa dối anh bằng những lời hoa mỹ như Vice đã làm; tôi sẽ đặt mọi thứ trước mặt anh theo bản chất vốn có của chúng và theo luật lệ bất biến của các vị Thần. Những điều tốt đẹp mà Thiên thượng đã ban cho người phàm trần, không có bất kỳ điều gì có thể đạt được mà không cần lao động và công sức.”

Tuy nhiên, Vice ngắt lời Virtue và nói với Hercules rằng cô có thể chỉ cho anh đường tắt để đến hạnh phúc.

Đáp lại, Virtue nghiêm nghị nói với Vice rằng: “Cô đến từ Thiên thượng; nhưng không phải cô đã bị loại khỏi thế giới các vị Thần rồi sao? Và kể từ đó, không phải là cô đã bị từ chối bởi những người đàn ông đáng kính, ngay cả trên Trái Đất hay sao? … Ngược lại, tôi có thể đối thoại với các vị Thần, với những người đáng kính. Thành quả tốt đẹp của mọi việc không phải đều có bóng dáng của tôi hay sao? Tôi luôn nhận được sự tôn trọng của các vị Thần và của người đời.”

Virtue nói rằng những người chọn con đường của cô “hài lòng về quá khứ; trân trọng hiện tại. Theo cách của tôi, họ được các vị Thần bảo hộ; bạn bè yêu thương; và tổ quốc ca tụng. Khi họ ra đi, họ không bị lãng quên trong sự xấu hổ, mà được ngợi ca qua các thế hệ.”





Dàn ý :

Giải thích :


Giới thiệu, tóm tắt nội dung chính của câu chuyện : sự lựa chọn của Hercules, khi anh ta phải đứng trước những sự lựa chọn, những ngã rẽ khó khăn giữa Bí mật dục vọng của Vice và con đường Đức hạnh của Virtue

  • Đức hạnh là sự toàn vẹn về phẩm cách con người, là vẻ đẹp cao quý về nhân cách sống, thái độ sống, phẩm chất sống mà mỗi con người đang mang trong mình
  • Suy đồi là cái thuộc về bản năng tầm thường, những khao khát trần tục, dục vọng đớn hèn của loài người mà bất kì ai cũng sẽ có, ít hoặc nhiều đều tồn tại bên trong bản tính người
  • sự lựa chọn của Hercules đang chỉ cho chúng ta con đường Hercules đã chọn — con đường khó khăn — và ánh mắt của anh dường như muốn hỏi: “Bạn có dám chọn con đường ít người dấn thân, con đường khó khăn, con đường của Đức hạnh? Chúng ta đều có quyền lựa chọn ngã rẽ cho riêng mình, có thể là dục vọng suy đồi, có thể là đức hạnh phẩm cách nhưng nhất định đứng giữa trời đất này không bao giờ được từ bỏ con đường đến với đức hạnh toàn vẹn
  • Chứng minh :
Tại sao lại cần thiết phải hướng đến con đường đức hạnh ?

  • Có một sự tương phản lớn giữa Virtue và Vice: Một người soi sáng con đường cho chúng ta, và người kia lại bí mật che giấu sự thật. Hercules đã lựa chọn con đường mà anh ta tin rằng đó là chân lí là tốt đẹp nhất, con đường của đức hạnh. Chính bởi sự tương phản lớn lao ấy sẽ mang lại hậu quả sâu sức vô cùng. Đức hạnh là ánh sáng, còn dục vọngn là bí mật đen tối
  • Đức hạnh chính là minh chứng cho nhân cách con người. Mà nhân cách lại là thước đo đánh giá mọi giá trị thuộc về linh hồn hiện hữu trên trái đất. Phẩm hạnh có đẹp đẽ, có cao sang thì mới được đánh giá là đức hạnh vẹn toàn
  • Đạo đức cao, tính nết tốt là con đường hướng thiện cho con người, nó kìm hãm tiếng nói của loài vật bên trong bản thể, nó đưa con người bước lên từng bậc thang rời xa con thú và tiến gần hơn với chữ thiện. ấy được xem như một sự hoàn thiện trên cái bước đi đến với chân thiện mĩ
  • Đức hạnh không nhất thiết phải tồn tại nhờ vào trình độ học vân shay địa vị xã hội, nó là cái tâm, cái trái tim hồn hậu xuất phát từ sau thẳm bản chất của mỗi con người luôn nỗ lực hướng tới giá trị nhân văn
D/c : những con người làm việc tử tế, quang linh vlogs, phan thị kim phúc , Helen Keller

  • Đó có thể là 1 con đường khó khăn, một con đường mà người ta phải rèn luyện, trau dồi, thậm chí là hy sinh, ít người lựa chọn nhưng duy có nó, sự sống của con người mới trở nên ý nghĩa, dấu chân người mới khắc ghi trên đá thay vì bị phủi bụi trên dòng cát thời gian
  • Họ sẽ được yêu thương, được tin cậy, tôn vinh ngay giữa đời thường. nhờ phẩm chất đức hạnh mới hình thành nên xã hội văn minh, có tính giáo dục bởi con người là tiểu vũ trụ giữa dải ngân hà rộng lớn. Quy luật đã định, anh ta đức hạnh thì mới có cơ hội sống xung quanh những người như thế, thậm chí là thức tỉnh, là khơi gợi trong họ phẩm chất tốt đẹp
  • Kẻ đức hạnh rất biết cách dung hoà cuộc sống của mình, hoạc cách khắc phục những khuyết thiếu cũng như bồi đáp tâm hồn trọn vẹn, bao dung và nhân nghĩa hơn
Nếu không lựa chọn con đường đức hạnh thì sẽ như thế nào ?

  • Không lựa chọn đức hạnh đồng nghĩa với việc quay về với bản năng, dục vọng tầm thường. Suy đồi có, hèn hạ có, làm thui chộ đi bản tính người. Đành rằng, chẳng thể phủ nhận việc những khao khát ấy là buộc phải chấp nhận có ở con người, và nó sẽ chẳng có gì xấu nếu con người học cách kìm hãm nó. Nhưng một khi sống hoàn toàn với cái thsu tính ấy, đó sẽ là 1 bất hạnh cho con người
  • Họ sẽ bị cám dỗ, bị cái ham muốn nhất thời đẩy vào sự u tối của đời người. Bị thu hút bởi vẻ ngoài quyến rũ, bởi cái đớn hèn trong nhân cách dẫn đến sự suy đồi, suy đồ về nhân tính, về phẩm chất thiện mà con người luôn nỗ lực lưu giữ
  • Đời sống họ sẽ hệt như cách Virtue đã gọi Vice “bị cướp đi sinh lực lúc còn trẻ; mất đi trí tuệ khi về già. Những người trẻ tuổi được nuôi dưỡng trong sự lười biếng và hào nhoáng; và họ bước sang tuổi xế chiều với khó khăn và đau khổ”. Họ lãng quên mát chính mình, mất giá trị mình, thiếu sự nỗ lực sự toàn vẹn
  • Ấy là con đường mà nhiều người đã và đang mắc bẫy, nó dễ bị sa lưới mà lại khó thoát ra vô cùng. Con người là loài vật dễ bị cám dỗ, tác động nhất nếu như trái tim, tâm hồn họ đã bị lung lay mạnh mẽ
  • Không thể tạo lập giá trị sống, tạo lập được một bản thể đẹp đẽ, đáng quý, đáng tôn vinh trong ánh mắt xã hội
D/c : những tội phạm giết người, hiếp dâm cô gái trẻ trong vụ nữ sinh dao gà cách đây mấy năm, những người suy đồi về mặt đạo đức khi sẵn sàng dối trái, bơm giá bộ xet nghiệm covid lên đến trăm nghìn đồng

  • Bài học, nhận thức hành động
  • Dục vọng, sai lầm, suy đồi là khó tránh khỏi trong đời sống. Nhưng không vì thế mà chúng ta thoả hiệp, đồng tình với nó. Ngược lại phải luôn nỗ lực hoàn thiện đi về với cái ánh sáng đức hạnh phía trước
  • Muốn có tính đức hạnh cần gì, tránh sự suy đồi thì nên như thế nào….
Thêm
Đề Câu Chuyện trong NLXH
639
0
0
Bất kì một tác phẩm văn chương nào cũng được hình thành trên sự thống nhất hữu cơ giữa tư tưởng và tình cảm. Giữa cảm xúc của trái tim và lí trí của bộ não. "Nếu tư tưởng trong các dạng thức khác - tác giả viết - làm cho đầu óc của con người ta sáng ra phân biệt được đúng sai, phải trái... thì tư tưởng nghệ thuật - tình cảm được tạo nên bởi cái đẹp - làm cho người ta say mê và làm theo!" Trách nhiệm của mỗi nhà văn luôn có ý thức lách sâu, chắt lọc những vỉa quặng của cuộc đời, kết đọng hạt ngọc tinh túy bên trong tâm hồn người. Những khía cạnh của đời sống cần anh ta khai thác và làm rõ, “ những sự thực” ở đời phải nhờ đến ngoài bút đầy sắc sảo, tinh túy đến từ anh ta,” làm công việc cảnh tỉnh nhân loại và báo hiệu trước tai họa”. Nhưng tất cả những chiều sâu lí tưởng đang nảy mầm bên trong bộ não của anh ta phải được hòa quyện, được ngấm ngầm bầu nóng của trái tim nếu không no sẽ trở thành thứ lí thuyết giáo điều, sáo rỗng, như cái loa phát thanh cho riêng anh ta. Và ngược lại, chỉ có giãi bày tâm tư, những xung đột hay cảm xúc thiết yếu sâu thẳm tâm hồn mình thì rất dễ trở thành thứ tình cảm mông lung, vô vị thay vì tác phẩm cho nhiều thời đại, cho ngàn thế hệ. Khác với đạo đức triết học, những con số của lịch sử hay địa lí, văn học nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng đi qua bờ sông của lí tính,cảm xúc rồi đổ ra biển cả nhân bản.Vừa đồng thời là “ nhà tư tưởng”, vừa là “ sự giãi bày và gửi gắm tâm tư”. Cáo tật thị chúng chính là bài thơ tồn tại trên sự thống nhất hữu cơ ấy. Nó mang một cốt cách, một quan niệm sống đẹp của vị Thiền sư đức trọng tài cao. Tư tưởng Phật giáo hoà quyện với chất thơ, tầm cao sâu triết lí đạo Phật được trang phục bằng lời thơ đẹp, giàu hình tượng và cảm xúc. Ấy là một tư tưởng về sinh lão bệnh tử, cách nhìn về cái chết, sự tan biến của loài người. Chính nó đã và đang dẫn lối bạn đọc, mở mang chiều kích tư duy về bản thể con người hay sự sống trên trái đất. Chẳng có gì biến mất, cũng chẳng có gì tự nhiên xuất hiện, chỉ có sự biến đổi từ dạng này sang dạng khác. Sự thay đổi chính là hiện tượng, sự miên viễn là vĩnh hằng. “Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết/ Ðêm qua sân trước một cành mai” Với thiền sư, chết không phải là biến mất hoàn toàn nơi cõi tạm mà là để hóa thân vào một kiếp đời khác, để tiếp tục được sinh sôi, nảy mầm. Chính cái nhìn đầy lạc quan, an nhiên trước cái chết ấy đã mang lại những ý tứ, triết lí sâu xa. Phải có cảm xúc yêu cuộc sống lắm, nhìn cuộc đời bằng con mắt thiết tha thì Thiền sư mới có thể khơi gợi vẻ đẹp trắng muốt của cành mai nở hoa buổi xuân tàn bên trong tâm hồn độc giả. . Một thứ cảm xúc bay bổng, một con mắt tinh tường nhìn đời với bao quyến luyến. Phải chăng khi đã đủ giác ngộ, trong chính những câu thơ Thiền của Mãn Giác Thiền Sư đã không băn khoăn về sự còn, mất, thăng trầm của bản thân, của vạn hữu vì chính trong sự biến thiên ấy, Ngài đã trực ngộ cái trường cửu bất diệt, không phải một thế giới hay một cái gì bất diệt ở ngoài cuộc đời hay bên kia cuộc đời, mà chính ngay trong cuộc đời này? Đến ngay cả bạn đọc, họ được khai sáng, được truyền tải một cách nhìn đầy độc đáo, khác lạ. Sự khác lạ ấy có thể mang tới sự thanh thản cho tâm hồn người, sự an nhiên suốt cả một đời và bình lặng mà đối diện với những biến thiên vô thường. Cảm xúc nhựa sống của Thiền sư nhiều bao nhiêu thì bạn đọc cũng tràn trề bấy nhiêu. Mảnh đất của tác phẩm được nhà thơ cày xới. Vun vén từ hạt giống của tư tưởng mà nguồn nước trong lành của cảm. Độc giả vừa thức tỉnh vừa say đắm lòng mình, vừa trăn trở trước điều anh ta gửi gắm những cũng được tắm đẫm trong cảm xúc dôi dào

Văn chương có thể gửi gắm,giãi bày qua ngôn từ nghệ thuật. Thơ ca có thể khai sáng nên những ý tứ quảng đại qua hàng hàng lớp lớp vỏ bọc chữ nghĩa. Nhưng nó không bao giờ có thể nói hết , kể hét những gì mình mong muốn truyền tải. Khoảng trống, khoảng trắng sinh ra để tạo nên sự “ lắng đọng ở ô nề”, để bạn đọc có cơi hội bước vào khám phá, khai thác thế giới nghệ thuật mà anh ta thiết lập nên. Thơ ca chỉ là bộ mã hóa kí hiệu mà độc giả khao khát được giải mã, anh ta cũng chỉ là kẻ sáng tác nghệ thuật thông qua các phương tiện biểu hiện khác nhau trên văn bản. Đặc biệt, từ ngữ hay chính xác là ngôn từ nghệ thuật vố có tính đa nghĩa, đa thanh, gợi hình,gợi cảm. Bản chất của thi phẩm là một cấu trức mời gọi, là sự xác lập chưa thông nhất giữa các chữ nghĩa luôn hối thúc bạn đọc phải đi vào sông trong thế giới nghệ thuật mà anh ta tạo nên. Nguyễn Văn Trung trong sách Lược khảo văn học cũng có ý tương tự khi viết: “Cái không viết ra là cái muốn nói lên.”. Với tác phẩm tuyên truyền có thể buộc phải nói rõ ràng rành mạch, phải kể sao cho hết những gì anh ta mong muốn truyền đạt nhưng văn chương nói chung và thơ ca nói riêng thì không. Đành rằng thơ ca thì luôn bị giới hạn trong khuôn khổ nhất định, câu chữ nhất định, nó sẽ chẳng cơ hội đễ phơi trải, diễn giải nhiều như tiểu thuyết thì càng phải dựng lên những khoảng trống khoảng trắng. Bất kì tác phẩm nào cũng thế thôi, đều có “ sự chông chênh giữa khả giải và bất khả giải”.Một quãng nghỉ như bức tranh thủy mặc để độc giả tĩnh tâm, lăng động lòng mình hơn, và thậm chí là ám ảnh về nó Thơ haiki – phải chăng một thể thơ được xem là ngắn nhất thể giới thì khả dĩ đã tồn tại những khoảng trống, khoảng trắng rất đặc biệt:

Từ bốn phương trời xa

Cánh hoa đào lả tả

Gợn sóng hồ Bina

Vạn vật đều chỉ là những nét chấm phá, gợi mở để bạn đọc liên tưởng đến những sự vật, hiện tượng khác nhau. Cánh hoa vốn mỏng manh thì làm sao có thể gợn sóng cả một mặt hồ sông lớn. Nhưng bởi có khoảng trắng nên người ta có thể liên tưởng trước mặt mình là khung cảnh của những mối tương giao màu nhiệm ấy. Một vũ trụ được thiết lập rồi lại tách thành các tiểu vũ trụ, rofip sẽ lay động đến nhau mặc cho khoang cách , sự dài rộng của thời gin. Nếu chỉ trên mặt, nó đơn thuần là miêu tả cảnh tượng bình thường thì đằng sau đó là cả trường liên tưởng với 17 âm tiết và được xếp 3 dòng theo thứ tự 5-7-5, sử dụng thành thạo nghệ thuật tương phản cũng gop phần biểu lộ, tạo dựng khoảng trắng. Khoảng trốn sinh ra để mang đến những cách lí giải khác nhau, sự trường tồn vĩnh cửu nhăm phụ họp với tầm tiếp nhận của mỗi người, Haiku cũng chẳng phải ngoại lệ. Bạn đọc còn có thể lí giải rằng từ bốn phương trời xa, nhà thơ nhìn hoa đào rụng xuống và chợt nhớ lại cảnh tượng trên hồ Bina, trên quê hương mình từng gắn bó.gợn sóng có dừng lại chỉ là tác động về sóng nước? Hay nó chính là gợn lòng, là những xáo trộn biến đổi. Sẽ chẳng có một đáp án cuối cùng cho qúa trình tiếp nhận hay lí giải khoảng trống ấy. Tùy vào cách đối diện với mỗi trang văn, đồng điệu của anh ta sẽ mang tới con mắt, cách cảm thụ mới mẻ, đa dạng mà khó lòng giống nhau. Có khoảng trống, khoảng trắng, văn học mới vươn tầm cao, mới không nhàm chán nhạt nhẽo mà luôn nỗ lực làm mới,đổi mới chính mình

Khoảng trống, khoảng trắng – sự bí ẩn mà tác giả để lại cho đời sau còn thấm đẫm trong lời thơ Nguyễn Bính. Người ta thấy thơ ông bình dị, chân quê nhưng là chất quê theo cách rất riêng rất lưng chừng, và rất dễ khiến cho ta phải băn khoăn, phải trăn trở đi tìm lời giải đáp cho những chỗ trống còn sót lại.

“Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?”

Kết cấu câu nghi vấn đã gợi lên những trường liên tưởng cho độc giả, để lại một khoảng trống để độc giả tự do suy nghĩ, diễn giải. Hình ảnh cau, giầu ở đây không chỉ dừng lại ở sự vật đơn thuần. Nó đại diện cho sính lễ trong ngày đại trọng, thể như tình yêu hứa hẹn trăm năm, sự khăng khít gắn kết đến bền chặt. Cau thôn đoài là đại diện cho người con trai, đại diện cho tình cảm nhớ nhung và khao khát một cuộc hôn nhân viên mãn, trọn vẹn với người con gái. Liệu thôn nào là đại diện cho thôn Đông? Hay chỉ là sự lấp lửng, bỏ ngỏ để bạn đọc có thể tưởng tượng theo nhiều chiều hướng khác nhau. Khoảng trống, khoảng trắng đọng lại trên từng câu chữ, trong kết cấu câu hỏi, lưng chừng mà chưa có đáp án nào thoả đáng. Tuỳ vào mỗi vốn liếng thẩm mĩ khác nhau của chúng ta, trường liên tưởng sẽ đưa ta tự do bước trên câu thơ Nguyễn Bính, trên những dấu chấm lửng mà ông còn lỡ dở. Không nói hết, không nói trắng toàn vẹn, chỉ làm công việc khơi gợi nhưng sự khơi gợi đã đủ mang lại giá trị sâu sắc với tác phẩm. Sự bí ẩn sẽ được khám phá, khám phá nhờ vào tiềm thức
Thêm
SỰ HÒA HỢP GIỮA LÍ TRÍ VÀ CẢM XÚC TRONG VĂN CHƯƠNG
853
0
0
Đến bây giờ, mình đã gắn bó cùng văn chương hơn 5 năm. Đương nhiên, mình cũng nhận được một vài thành công trên hành trình được sống chết với đam mê ấy. Lắm lần mình tự hỏi, lí do gì đã đưa mình đến với văn chương, lý do gì đã khiến mình ở lại và gắn bó cùng nó lâu đến vậy? Tình yêu mình dành cho văn chương nhiều đến thế sao. Hàng vạn câu hỏi được đặt ra, không phải mình không muốn trả lời nhưng bởi khi người ta đã yêu, đã trót thương một điều gì đó thì sao có lý do cơ chứ!. Mình có thể sống chết, hy sinh với văn chương. Mình có thể khóc, có thể cười vì thứ ước mơ cháy bỏng, dữ dội ấy cứ mỗi lúc trào trực bên trong trái tim mình. Từng phút, từng giờ, nó thôi thúc mình hành động vì ngọn lửa tự sâu thẳm tâm hồn. Mình nhìn thấy văn chương, mình muốn được sống cùng nó mãi mãi

Phải chăng, ở gần văn chương, mình được là chính mình nhất? Khi ấy, mình chẳng phải khoác lên người lớp mặt nạ giả dối. Khi ấy, mình không phải trang bị một lớp vỏ bọc bên ngoài tâm hồn và trái tim. Trên từng con chữ, mình được thoải mái thể hiện quan điểm, lập trường, ý nghĩ cá nhân. Cũng chính trên từng con chữ, mình được viết điều cần viết, nói lên điều cần nói. Lúc bấy giờ, mình cảm nhận sự soi chiếu tự bên trong nhờ sức mạnh trên từng trang văn. Nó đang thâm nhập vào cõi hồn mình, chi phối mình và đưa mình phiêu lưu trong thế giới kì diệu của bản thân mà trước đây chưa từng bước tới. Giọt lệ ngấn đầy khóe mắt, rơi xuống con chữ, cảm xúc được giải thoát và mình lại thăng hoa hơn bao giờ hết trên mỗi ca từ.. Mình là người dễ khóc, luôn khát khao được bộc lộ hết thảy cảm xúc ra môi trường bên ngoài. Văn chương đã không bắt mình giấu lẹm điều ấy vào trong. Nó muốn mình được bộc phát và thể hiện nó. Càng thể hiện nó, mình lại càng có thêm cơ hội được sống là chính mình

Bởi văn chương đã nuôi dưỡng tâm hồn mình. Dường như, nó đã hóa thành liều vaccine hữu hiệu chữa trị mọi căn bệnh nơi trái tim. Lúc rạn vỡ, lúc cùng cực, lúc đau khổ thống thiết, lúc tuyệt vọng, lúc tan xương nát thịt, văn chương xuất hiện như một cánh tay cứu lấy tâm hồn mình từ đáy sâu vực thẳm. Một lần nữa, mình lại được cứu sống. Một lần nữa, hồn mình được quay về với trần gian tươi đẹp mà cũng lắm diệu kì. Đối với mình, văn chương không chỉ để đọc mà còn là thấu thị, là chiêm nghiệm, là giác ngộ bừng ngộ và vỡ lẽ. Nó cải thiện cách nhìn của mình về đời sống. Nó khiến mình có cái nhìn đa chiều về đời sống xã hội xung quanh

Và hơn hết, văn chương biến mình từ đứa trẻ trở nên trưởng thành hơn, abnr lĩnh hơn, thông suốt hơn. Sự trưởng thành của chúng ta không chỉ được định dạng bằng năm tháng, bằng việc trải qua những biến cố nào. Đôi khi, nó nằm trong việc lật giở từng trang sách, viết mỗi con chữ và sống trên nhiều câu văn dữ dội lẫn dịu êm. Mình có thể lớn lên nhờ văn chương. Và văn chương cũng đẹp hơn bưởi có những tâm hồn nghệ sĩ sinh ra để thấu hiểu nó, cảm thụ nó, xem nó như một món ăn tinh thần mà bản thân cần lưu giữ đến khi về già.

Mỗi người đều có một ước mơ, dẫu lớn dẫu nhỏ dẫu nảy sinh bất chợt hay được nuôi dưỡng lâu dài. Chẳng ai đánh thuế ước mơ cả. Bởi thế, con người ta cứ mơ hoài, mơ mãi về tương lai đúng không ? Mình đã từng đọc được trong cuốn “Đừng lựa chọn an nhàn khi còn trẻ” như thế này : “ Nếu chưa từng điên cuồng vì ước mơ của mình, bạn đã phụ thanh xuân mất rồi”. Có lẽ, mình gắn bó với văn chương nhiều như vậy chính bởi nó là niềm đam mê, khát vọng lớn nhất của mình. Được viết và thành công nhờ viết là niềm hãnh diện lớn lao không từ nào có thể diễn tả. Và cũng chính nhờ điên cuồng với văn chương nghệ thuật , mình đã không phụ năm tháng tuổi trẻ đáng giá này. Tuổi trẻ của mỗi người sẽ gắn bó với từng thước phim khác nhau. Trong số đó, nhất định sẽ có một thước phim khiến ta khắc cốt ghi tâm, một lòng một dạ hướng về nó. Con chữ chính là như thế ấy đối với bản thân mình. Mình luôn tin, mỗi người chúng ta luôn lựa chọn gắn bó với điều gì đó cũng bắt nguồn từ việc nó tồn tại trong sự mong mỏi, ao ước tự bấy giờ. Nếu không, sẽ thật khó để họ duy trì tình yêu ấy, giữ lửa cho tình yêu ấy. May sao, mình đã giữ lửa cho văn chương, không cho phép bản thân chùn bước

Để hiện thực hóa vọng ước, con người ta phải đánh đổi thật nhiều. Máu , mồ hôi, nước mắt... Những sự đánh đổi ấy sẽ đổi lấy quả ngọt. Và chúng ta có quyền tự hào bởi sinh ra đã không sống hoài sống phí mà là sống cho đời, cho người và cho văn chương

Mình lựa chọn văn chương cũng bởi văn chương chính là văn chương chứ chẳng phải điều gì khác. Tức bản thân nó luôn tỏa ra ánh sáng tự thân vô cùng cuốn hút, mang nặng những giá trị mà dẫu con người có trải qua bao nhiêu thế hệ cũng chẳng thể khai phá được hết. Văn chương đối với mình là sự không thẳm, không cùng, là một thế giới mà chưa thế kỉ nào có thể khai phá được đến cái đích cuối cùng. Vì vậy, nó càng là lý do khiến cho mình tiếp tục theo đuổi văn chương. Văn chương luôn đa dạng, phong phú. Và con người sẽ khám phá cái đa dạng phong phú ấy bằng tất thảy niềm tin yêu dành cho văn chương

Mình sẽ chẳng thể đoán trước được tương lai, càng không có quyền định đoạt tương lai. Duy, mình biết rằng, văn chương vẫn luôn ở đấy – bên trong trái tim mình. Nó chính là ánh sáng mình dành cả đời để theo đuổi. Sống chết cho con chữ nghệ thuật cũng là cách để mình cống hiến, cháy hết mình cho năm tháng bước đi trên nhân gian. Văn chương không thể là chiếc khẩu trang trong đại dịch, không là bánh mì khi đói, không trở thành thuốc thang chữa bệnh. Nhưng văn chương có thể cứu lấy một tâm hồn từ cõi chết. Và nó có thể giúp mình hay vạn người khác có thêm lý do để tồn tại, không bao giờ bỏ cuộc
Thêm
Tại sao mình lại lựa chọn văn chương?
408
3
0
Rồi một ngày, cha mẹ sẽ già đi. Rồi một ngày, chúng ta sẽ chẳng còn là đứa trẻ ngây thơ ngày nào còn nằm trong vòng tay âu yếm của họ. Thời gian vốn dĩ không chờ đợi một ai. Nó luôn trôi đi như tự thân số phận đã định đoạt. Hiện tại rồi sẽ trở thành quá khứ, tương lai sẽ là thứ mà con người không thể đoán trước. Sự thật vẫn luôn vốn rất nhẫn tâm. Chúng ta chấp nhận điều đó, và chúng ta càng hối tiếc nhiều về điều đó. Nhưng càng hối tiếc bao nhiêu, nỗi đau càng nhiều bấy nhiêu

Càng lớn, tôi nhận ra những đứa trẻ càng dễ nổi cáu với cha mẹ. Kì thực, trong thâm tâm của chúng vốn chẳng hề xấu xa, bỉ ổi, hay có dấu hiệu của sự vô đạo đức, bất hiếu. Chúng không kiềm chế được cảm xúc của mình, chúng nhạy cảm với những điều cha mẹ làm cho chúng mà trước đây chúng coi như là một sự hiển nhiên. Chúng e ngại hơn với việc ôm hôn người cha, người mẹ của mình. Thậm chí, nó coi đó là việc làm đầy sến súa. Đôi khi, chúng dễ tức giận vì sự can thiệp quá sâu xa vào đời sống từ cha mẹ. Vốn dĩ, ấy chỉ là nằm trong mong ước con mình được sống giữa một sự đời an nhiên của những mái đầu đã lấm tấm bạc. Chúng vừa đáng trách, nhưng cũng vừa đáng thương. Chúng vừa đáng giận, mà cũng cần được thông cảm, thấu hiểu

Hồi bé, đứa trẻ nào cũng thích được vỗ về, âu yếm. Thậm chí, cha mẹ chỉ cần rời chúng nửa bước là tiếng khóc đã òa lên, rơi từng giọt trên gò má. Từng giờ, từng phút, vào lúc ăn, lúc ngủ, cha mẹ đối với chúng như hình với bóng. Giường như sự chăm sóc tận tình, tận tụy ấy đã xuất phát từ thuở lọt lòng. Tôi đã từng nghe ai đó nói rằng “ cuộc đời có thể phản bội chúng ta. Bạn bè có thể đâm sau lưng chúng ta. Duy chỉ có cha mẹ là mãi trung thành với tình yêu cháy bỏng dành cho từng sinh mệnh mà mình đã mang nặng 9 tháng 10 ngày để đón chào”. Đến tận hơi thở cuối cùng, tình yêu ấy vẫn mãnh liệt như ngày nào. Nó chỉ có hơn chứ chẳng bao giờ vơi đi. Bởi thế, những đứa trẻ sơ sinh mới luôn cảm thấy hạnh phúc khi được ở bên cạnh cha mẹ của chúng

Nhưng rồi thời gian, chính thời gian giường như đã làm vơi đi cảm giác ấy trong chúng. Những đứa trẻ ấy lớn khôn theo năm tháng. 5,10, 15 rồi 19 tuổi. Chúng ít ở nhà hơn, mà cũng ít muốn được quan tâm nhiều như cách chúng đã được nhận từ thời bé thơ. Sự nổi cáu ấy bắt nguồn từ việc xung đột giữa hai thế hệ, khi thế hệ của những bậc phụ huynh với con cái là cách xa khá nhiều. Sự nổi cáu ấy bắt nguồn từ việc cha mẹ phản đối, cấm kị những thứ mà chúng ta cho rằng là chân lí, là đáng hành động. Ở đây, tôi sẽ không bàn chuyện ai đúng, ai sai. Trong mỗi một câu chuyện, kẻ nào cũng sẽ tìm cách để biện minh, bảo vệ chính kiến của bản thân mình. Sự nổi cáu ấy còn bắt nguồn từ việc càng ngày, con cái càng đòi hỏi một không gian riêng tư đáng kể. Thậm chí, chúng cảm thấy không cần thiết phải nói chuyện với cha mẹ mình mà đáng ra đó là điều buộc phải làm. Ta thường xem ấy là thời gian để những tâm hồn học cách đồng cảm, thấu hiểu lẫn nhau nhưng kì thực, những đứa con ấy đã và đang tự mình thu hẹp khoảng thì giờ quý giá ấy.

Và rồi, kết quả của một của cãi vã luôn là sự tổn thương từ hai phía. Chúng ta bắt đầu có cảm giác hối hận, tìm cách nói lời xin lỗi nhưng liệu còn kịp? Còn kịp hay không khi trái tim người mẹ, tâm hồn người cha đã xé nát tâm can, đã đau đến xương thịt vì những lời nói mang tính sát thương cao từ đứa con của mình. Dẫu vô tình hay hữu ý, tôi nhận ra rằng sự sát thương đâu chỉ xuất phát từ những lời nói lắm lúc nặng nề của cha mẹ, ấy còn là từ hành động bộc phát của đứa con trẻ thơ

Thiết nghĩ, cha mẹ vốn không có nhiều thời gian như chúng ta nghĩ. Thậm chí, con người ta luôn nghĩ rằng họ sẽ luôn ở đấy, bên cạnh và chờ đợi chúng ta. Con người khi đã quen thuộc với một điều gì ấy thì sẽ luôn xem đó là điều dĩ nhiên, cho đến một ngày họ mất đi. Cha mẹ sẽ già, rồi thời gian sẽ chẳng còn lại bao nhiêu. Nếu đợi đến lúc con cái họ trưởng thành, đợi đến lúc chúng chín chắn đủ nhiều để tìm cách kiềm chế cảm xúc thì khi ấy cha mẹ chúng liệu có còn? Hay họ sẽ chứng kiến sự trưởng thành của đứa con mình từ một thế giới khác. Càng nói, con người sẽ càng cảm thấy đau lòng vì điều ấy. Mối quan hệ của những đứa trẻ và cha mẹ chúng vốn dĩ không đáng như vậy, chúng có thể trở nên tốt hơn nếu cả hai cùng học cách thay đổi. Sự nỗ lực xóa bỏ khoảng cách, ranh giới giữa các thế hệ với nhau, lắng nghe nhiều hơn, chấp nhận và ủng hộ đối phương là điều cần thiết. Đừng bao giờ trút sự tức giận lên người đã mang nặng đẻ đau chúng ta. Đành rằng những đứa con – họ cũng có cảm xúc, có cũng sẽ bị tổn thương và có quyền được nổi giận theo bản năng bên trong. Nhưng cha mẹ của chúng ta cũng sẽ bị tổn thương, thậm chí là chịu đựng tổn thương nhiều hơn chúng ta

Dễ nổi cáu với cha mẹ là điều đáng trách. Chúng ta không thể biện minh cho hành động ấy là bởi căng thẳng từ công việc, áp lực từ cuộc sống, mệt mỏi với các mối quan hệ xã hội. Chúng ta không thể không đặt mình vào vị trí của cha mẹ mình, hiểu cảm giác của nó, biết được họ đang nghĩ gì. Có một thứ tình yêu đẹp nhất trên thế giới này là tình yêu giữa cha mẹ và con cái. Hãy để nó luôn tuyệt diệu như thế ấy. Bởi nó chính là viên thuốc chữa lành chúng ta.. Bởi nhờ có tình yêu ấy, con người mới được tồn tại giữa một thế giới diệu kì. Thiết nghĩ, những đứa trẻ ấy của sau này cũng là những người cha người mẹ, cũng phải học cách lắng lo cho mái ấm của riêng mình. Khi ấy, chúng ta càng hoài niệm về hình bóng của người cha, người mẹ năm nao. Tôi mong, sự hoài niệm ấy là hoài niệm đầy hạnh phúc chứ chẳng phải là thứ khiến con người hối hận, day dứt tới mãi về sau
Thêm
Hình như chúng ta đang dễ nổi cáu với cha mẹ?
350
2
0
THƠ DUYÊN

Thơ Xuân Diệu thường quy chiếu thế giới thành hai hình mẫu tổng quát: Mảnh vườn tình ái và Sa mạc cô liêu. Trong “Thơ duyên”, hai hình ảnh này vừa tương sinh lại vừa tương khắc. Ở phía này, thế giới hiện ra như một mảnh vườn tình ái, trong đó vạn vật đang rạo rực đắm say, đang giao duyên tình tự, bao trùm lên là một bầu sinh khí ngập tràn ánh sáng và hơi ấm: “Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên, Cây me ríu rít cặp chim chuyền/ Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá/ Thu đến nơi nơi động tiếng huyền/ Con đường nhỏ nhỏ, gió xiêu xiêu/ Lả lả cành hoang nắng trở chiều”. Ở phía kia, thế giới lại hiện ra trong diện mạo một hoang mạc cô liêu, tất cả cứ như một cõi hoang vắng, sinh khí suy biến tiêu tán; tạo vật lẻ loi, lạnh lẽo, âu sầu “Mây biếc về đâu bay gấp gấp/ Con cò trên ruộng cánh phân vân/ Chim nghe trời rộng giang thêm cánh/ Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần”. Nếu mảnh vườn tình ái là thiên nhiên gợi tình, thì sa mạc cô liêu là thiên nhiên gợi buồn. Một đằng đánh thức dậy trong con người khát khao luyến ái yêu đương, một đằng lại đánh thức nỗi cô đơn cố hữu trong từng cá thể. Nhưng tịu chung lại, chúng đều dẫn lối cho con người đến một cái đích duy nhất: tình yêu! Bởi chỉ đến với tình yêu, con người mới được thoả mãn những khát khao tình ái, cũng chỉ đến với tình yêu mỗi cá thể mới vượt thoát khỏi nỗi cô đơn. Có thể nói, đó là 2 nguyên cớ chính để bén duyên cho những con người xa lạ. XD đã khéo giăng mắc trong thiên nhiên tạo vật hai sợi tơ tình như thế và sẵn sàng se duyên cho mọi lứa đôi. Mong ước của nhà thơ có gì ngoài biến lứa đôi từ chỗ vô tâm đến kẻ hữu tình, từ chỗ bạn bầy “đảo ngói” thành “anh-em”, từ chỗ sắc màu riêng lẻ đến một “cặp vần” – với ngầm ý không thể chia lìa và cũng không thể tách nhau. Như vậy, “Thơ duyên” là một vỡ lẽ, một khám phá về tơ duyên đã được nảy sinh như thế nào trên mặt đất này. Không phải tơ duyên hình thành từ kiếp trước một cách siêu hình theo quan niệm nhà Phật, mà chính lẽ đời đã se duyên cho họ. Đó là một quan niệm rất trần thế và cũng rất mực nhân văn của Xuân Diệu.

VỘI VÀNG

“Vội vàng” của XD được viết ra từ một cảm niệm triết học: ý thức về sự sống và phải sống như thế nào? Mở đầu bài thơ, thi sĩ thể hiện một ước muốn kì lạ: “tắt nắng”, “buộc gió” như muốn cưỡng chế lại qui luật tự nhiên, nhằm vĩnh viễn hoá cái đẹp cuộc sống vốn ngắn ngủi mong manh ở hiện tại. Tuy nhiên, cái ham muốn lạ lùng kia đã hé mở cho chúng ta một lòng yêu bồng bột vô bờ với cái thế giới thắm sắc đượm hương này: “Của ong bướm này đây tuần tháng mật…Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Thế giới này luôn được Xuân Diệu cảm nhận theo một cách riêng. Hãy xem cái cách mà XD diễn tả vồ vập về một thiên nhiên ở thì xuân sắc, một thiên nhiên rạo rực xuân tình. Nó hiện diện vừa như một mảnh vườn tình ái, vạn vật đang lúc lên hương, vừa như một mâm tiệc với thực đơn quyến rũ, lại vừa như một người tình đầy khiêu gợi. Xuân Diệu cũng hưởng thụ mâm tiệc ấy theo một cách riêng. Đó là hưởng thụ thiên nhiên như hưởng thụ ái tình, yêu thiên nhiên mà thực chất là tình tự với thiên nhiên. Tuy nhiên, thực tế thì luôn phũ phàng. Ngay trong lúc “sung sướng” nhất nhưng “tôi lại vội vàng một nửa”, “tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”. Ở đây, chàng thi sĩ vốn nhạy cảm nhanh chóng nhận thức về tính hạn chế của thời gian và tuổi trẻ. “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua… Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”. Con người thời trung đại lấy sinh mệnh vũ trụ để đo đếm thời gian nên hình như họ yên trí với quan niệm thời gian tuần hoàn, với cái chu kì bốn mùa, cũng như cái chu kì ba vạn sáu nghìn ngày của kiếp người. Con người hiện đại lại lấy sinh mệnh cá thể làm thước đo nên họ sống với quan niệm thời gian tuyến tính. Thời gian như một dòng chảy vô thuỷ vô chung mà mỗi một khoảnh khắc qua đi là mất đi vĩnh viễn. Cho nên Xuân Diệu đã nồng nhiệt phủ định và nhận thấy “trong gặp gỡ đã có mầm li biệt”: “Mùi tháng năm đã rớm vị chia phôi”. Là người đã tiếp thu ở mức nhuần nhuyễn phép "tương giao" của lối thơ tượng trưng, Xuân Diệu đã phát huy triệt để sự tương giao về cảm giác để cảm nhận và mô tả thế giới. Ở đây, thời gian được cảm nhận bằng khứu giác: "Mùi tháng năm". Một chữ "rớm" lại cho thấy khứu giác đã chuyển thành thị giác. Nó nhắc ta nhớ đến hình ảnh giọt lệ. Chữ "vị" liền đó, lại cho thấy cảm giác thơ đã chuyển qua vị giác. Và đây là một thứ vị hoàn toàn phi vật chất: "vị chia phôi"! Cái tinh tế của Xuân Diệu nằm ở chỗ thi sĩ cảm thấy mỗi khoảnh khắc hiển hiện là mỗi phút giây đang cố lìa bỏ hiện tại để trở thành quá khứ. Thời gian đang chia tay với con người, chia tay với không gian và với cả chính thời gian nữa. Tựa như một phần đời của mỗi cá thể đang vĩnh viễn ra đi. Cho nên thi sĩ nghe thấy một lời thở than âm vang khắp sông núi: "than thầm tiễn biệt". Đối diện với thực tế phũ phàng ấy, thi sĩ làm gì? Không như Vũ Hoàng Chương, trốn chạy trong thế giới trụy lạc, XD lựa chọn cách ứng xử tích cực: sống vội vàng, gấp gáp. Nếu chọn một đoạn thơ trong đó cái giọng sôi nổi, bồng bột của Xuân Diệu thể hiện đầy đủ nhất, thì đó phải là đoạn cuối bài thơ này. Ta cảm nghe thấy giọng nói, nhịp đập con tim ham hố, khát thèm cuộc sống của Xuân Diệu trong đoạn thơ ấy. Ông đứng giữa trần gian, dang rộng vòng tay, nới rộng tâm hồn để ôm cho kì hết, cho cùng khắp mọi cảnh sắc mơn mởn trinh nguyên nơi trần thế. Điệp ngữ:"Ta muốn" lặp đi lặp lại với mật độ dày đặc và các động thái yêu đương mỗi lúc một mạnh mẽ, mãnh liệt, nồng nàn: ôm - riết - say - thâu - cắn. Hành động như vậy là để cuối cùng đạt được trạng thái hưởng thụ thoả thuê: chếnh choáng - đã đầy - no nê, ta thấy Xuân Diệu như một con ong hút nhuỵ đã no nê đang lảo đảo bay đi, lại thấy thi sĩ như một tình lang trong một cuộc tình men say chếnh choáng. Như vậy, với XD, Sống là cả một hạnh phúc lớn lao kì diệu. Mà sống là phải tận hưởng và tận hiến! Đời người thì ngắn ngủi, thời gian như thoi đưa, cái chết hiện hữu như là kết cục không thể tránh khỏi mai hậu, vì vậy cần tranh thủ sống, sống hết mình, sống đã đầy, chớp lấy từng khoảnh khắc, chạy đua với thời gian. Ý thức ấy luôn giục giã. Thế là, Vội vàng chính là cách duy nhất để đến với hạnh phúc, là chính hạnh phúc và dường như cũng là cái giá phải trả cho hạnh phúc! Xuân Diệu quả đã mang trong mình nguồn sống trẻ. Xuân Diệu là thi sĩ của nguồn sống trẻ. Ta hiểu vì sao, khi Xuân Diệu xuất hiện, lập tức thi sĩ đã thuộc về tuổi trẻ!

ĐÂY MÙA THU TỚI

Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của đất trời. Mùa thu vốn là một nguồn đề tài rạt rào cho những tâm hồn thi sĩ đa sầu đa cảm từ cổ chí kim. Mỗi thi sĩ thường có một cách cảm nhận riêng: Nguyễn Du thấy thu về trong sắc đỏ lá phong, Lưu Trọng Lư nghe thấy tiếng thu trong tiếng lá kêu xào xạc, Nguyễn Đình Thi nhận ra thu trong làn hương cốm mới, Trần Đăng Khoa lại biết thu về khi hoa cau rụng vào những thoáng heo may..., nhưng với XD, cảm hứng về mùa thu là cảm hứng nghiêng về thời gian. Và theo bước đi của thời gian, mùa thu về dần lộ rõ dáng vẻ của nó, các trạng thái sự vật ngả dần sang thu, đất trời cứ thu dần, thu dần để rồi thu hẳn. Dấu hiệu chuyển giao mùa thu bắt đầu với dáng liễu “đứng chịu tang”. Đó là lúc thi sĩ biết rằng mùa thu đã hiện diện ở xứ sở này. Hành trình xâm lấn của mùa thu, từ đó, dường như cứ loang dần ra khu vườn, rặng núi, dòng sông, tầng trời... và cuối cùng, nó xâm chiếm lòng người. Mùa thu tới, cảnh sắc cũng theo đó phôi pha. Sắc lá rũa phai đi, cành nhánh gầy guộc đi, trăng ngẩn ngơ đi, dáng núi nhạt nhoà hơn, sông vắng vẻ hơn, khí trời lạnh lẽo hơn, lòng người u sầu hơn... Khi thiếu nữ cũng "buồn không nói, tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì", ấy là lúc mùa thu đã làm xong phần việc của nó: chuyển toàn bộ xứ sở này thành thu. Như thế, hành trình của mùa thu cũng chính là trình tự cấu tứ của Đây mùa thu tới. Cái đặc biệt nhất có lẽ là những phát hiện tinh vi và biết biểu đạt những phát hiện đó của thi sĩ bằng ngôn ngữ tiếng Việt theo một lối nói rất Tây. Chẳng hạn, chỉ với một chữ "rũa" mà đã có thể lột trần được bộ mặt của kẻ luôn nhạy cảm với mọi biến thái trong hồn người và hồn tạo vật. Có người đã hiểu đây là chữ "rữa", nhưng “rữa” là từ diễn tả sự phân huỷ của xác lá. Còn thi nhân lại muốn diễn tả sự phôi pha trên màu lá. Nói về sự chuyển màu trên thảo mộc cỏ cây, Nguyễn Du từng viết:

Người lên ngựa kẻ chia bào

Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san

Nguyễn Bính cũng nói:

Ngày qua ngày lại qua ngày

Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng

Hay Tố Hữu cũng phát hiện tinh tế:

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình.

Bốn chữ “rũa”, “nhuốm”, “nhuộm”, “đổ” đều muốn diễn tả khoảnh khắc chuyển màu của lá để sang thu nhưng "nhuốm" là mới bắt đầu, đang diễn ra, chưa hoàn kết; "nhuộm" là đã kết thúc, hoàn tất, "đổ" lại nhấn mạnh sắc thái mau lẹ. Còn với chữ “rũa”, thi sĩ phát hiện thấy sự phôi pha trong từng hạt diệp lục. Nếu màu xanh thuộc về mùa hạ, thì màu đỏ là mùa thu. Trên từng chiếc lá, thu về và đương tranh chấp với mùa hạ. Màu đỏ lấn tới đâu làm màu xanh phôi pha tới đó. Mùa thu lan tới đâu, mùa hạ lùi bước tới đó. "Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh", câu thơ như đã thu nhỏ cả cuộc đổi mùa lớn lao vào một góc vườn, vào từng chiếc lá đang phai. Như vậy, trong cảm quan của XD, thiên nhiên cũng như một giai nhân đầy nhan sắc. Dù thời kì rực rỡ hoàng kim thuộc về mùa xuân nhưng cái tàn phai trong mùa thu của giai nhân ấy vẫn cứ kiêu sa, đài các, lộng lẫy và nó gieo vào hồn người nỗi cô đơn, nỗi buồn chất chứa, tái tê.

TỎA NHỊ KIỀU

Trên đời này, cái đáng sợ nhất cho cuộc đời mỗi con người không phải là cái nghèo, cái đói hay cái khổ, mà chính là sự nhạt nhòa vô vị của cuộc sống. Sống mà không có lấy một cái gì để chờ đợi và hi vọng, để yêu thương và giận hờn, để khổ đau và hạnh phúc, thì sao có thể gọi là sống? Viết truyện ngắn ý tưởng “Tỏa nhị Kiều” với trung tâm cảm xúc của “tôi” đặt lên lối sống của 2 cô Quỳnh và Giao, Xuân Diệu đã ngầm truyền đạt đến người đọc một mệnh đề đã được ông bày tỏ rất nhiệt tình trong thơ: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối/ Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm” (Giục giã). Đã từng “bỏng lưỡi” hay “đau răng vì uống tham lam vào suối mặt trời, ăn hăm hở vào trái mùa xuân”, cũng từng “uống tình yêu đến dập cả môi”, làm sao thi sĩ của niềm ham sống mãnh liệt ấy có thể chịu đựng được một lối sống nhàng nhàng, có mà như không. Nơi ấy thế giới là dãy phố không một chút sinh khí, nhà cửa ngẩn ngơ, con đường không rộng cũng không hẹp, ánh đèn không sáng cũng không tối, đồ đạc không nhiều không ít, gia cảnh không giàu cũng không nghèo,… Nơi ấy lại có sự cư ngụ của những cái bóng uể oải, dật dờ, những pho tượng không trọng lượng, ngẩn ngơ, trống rỗng. Đặc biệt, hình ảnh hai nàng Kiều Quỳnh và Giao: không xinh, không xấu, không ngây thơ mà chỉ ngây ngây thơ thơ, không vui, không buồn, k làm, k nói, k hi vọng, k ngổ ngáo cũng chẳng từ bi, chỉ có duy nhất hiền lành, suốt ngày ngồi trên trường kỉ “chờ đợi một cái gì không xảy đến”… Lối mô tả cái phủ định lặp đi lặp lại tạo nên một nhịp điệu chán ngán, mệt mỏi. Tất cả những cái “không” làm rõ nét cái lưng chừng, lỡ cỡ của các sự vật và nhân vật. Ở đây, tác giả không đánh giá nhân vật ở góc độ đạo đức, luân lí hay thẩm mĩ, mà đơn giản chỉ là một tiếng thở dài về cái vô nghĩa của sự tồn tại. Nhìn 2 nàng Kiều, “Tôi” liên tưởng đến những đồ vật và loài vật: hột cơm, hai cái cây, 2 cánh đồng, 2 con vật ngẩn ngơ giữa rừng lạnh khi chiều buông lưới. “Tôi” lại liên tưởng đến nhịp sống, điệu sống của những người già cả. Tệ hơn, họ còn k được như ng già bởi họ còn k ý thức được về cái đơn điệu tẻ nhạt đó. “Tôi” mong ước giá họ đừng chỉ có hiền lành, “Tôi” sẽ cười nếu thấy họ đàng điếm, hung dữ, trơ trẽn, lẳng lơ, có nghĩa là một chút phản ứng sinh động lại với “cuộc đời cũng đìu hiu như dặm khách”, cũng nghĩa là chỉ ước được thấy hai cô có được sự bứt phá, vươn lên. Giận và thương hai cô Kiều, Xuân Diệu đã bày tỏ xót thương cho bao nhiêu kiếp người dễ dàng thỏa hiệp với Ao đời bằng phẳng ngoài kia. Trình bày ý tưởng bằng hình thức phản đề, tác giả lay thức những con người trót đánh rơi niềm hạnh phúc kì diệu của mình là được “sống”. “Tỏa nhị Kiều” gây cho ta một cảm giác nghèn nghẹn ở lồng ngực. Ta trân trọng những cảm xúc đầy tính nhân văn của nhà thơ và hình như cũng cảm thấy rằng cần chỉnh đốn cái tôi một cách mạnh mẽ, sống làm sao cho có bản sắc, cá tính, có ý nghĩa, sống hết mình với cuộc đời này, đem tất cả tài năng và tâm huyết của mình đốt lên ngọn lửa chói lọi làm rạng rỡ cho đời, giống như ngọn núi Hi Mã Lạp Sơn: “Cao vút thẳm giữa muôn ngàn đỉnh núi/ Ta là một, là riêng, là thứ nhất/ Không có chi bè bạn nổi cùng ta”.



PHẤN THÔNG VÀNG

Truyện ngắn là một bức thông điệp ý nghĩa, đồng thời cũng khẳng định thêm tuyên ngôn về tình yêu đã được nói đến rất nhiều trong thơ của Xuân Diệu: xem tình yêu là “phần ngon nhất của cuộc đời”, thi sĩ bộc lộ niềm khát khao yêu đương rạo rực cho thỏa nỗi khát thèm. Cốt truyện được xây dựng rất mờ nhạt, chủ yếu là những dòng cảm xúc của một chàng họa sĩ buồn rầu sau 3 lần thất bại trong tình yêu. “Lòng chàng đương mệt mỏi và trống không như một tòa lầu bị cướp”. Nhưng bên cạnh mạch cảm xúc còn là mạch luận lí. Hành trình vô tình lạc vào rừng thông với phấn thông vàng nhuộm lên trong nắng cũng là hành trình họa sĩ nhận thức được ý nghĩa của tình yêu. Cũng giống như “phấn thông vàng không gặp hoa cái thì phấn cũng đã làm lộng lẫy không gian. Sự phung phí đã thành mĩ thuật. Phấn thông vàng không hề uổng công”, chàng cảm thấy tình yêu của mình sau 3 lần hay trăm lần thất bại cũng không hề phung phí. Hiểu được điều đó, lòng chàng bỗng vui trở lại. Chàng nghĩ rằng mình sống là để cho đi, để cống hiến cho đời những cái hay, cái đẹp – cho dù không phải ai cũng sẵn sàng đáp lại. Từ cảm giác “mất trắng”, chàng trai đột nhiên yêu đời như có được tất cả. Ấy là do chàng đã tìm thấy lẽ sống của đời mình. Đó là yêu. Không chỉ bởi bài học từ phấn thông vàng, họa sĩ cũng nhận thức được khi không có tình yêu, “tranh chàng vẽ dẫu đẹp, song không có tinh thần sự sống, sắc màu không hồi hộp niềm yêu”. Bởi vậy, giải pháp duy nhất của chàng chỉ có thể là tiếp tục yêu say đắm, cuồng nhiệt thêm trăm nghìn bận nữa, “miễn lòng chàng yêu; miễn tình chàng đẹp” bởi “cuộc đời, nhờ bọn đa tình, sẽ kém bề hững hờ nhạt tẻ...” hơn. Qua đó, ta bỗng nhìn rõ chân dung kẻ “tù nhân chung thân” của chữ Tình như Chu Văn Sơn khẳng định về Xuân Diệu. Với ông, yêu là một hành động sống, là cách để tồn tại, là cách để làm rộn ràng ấm nóng lên cái “cuộc đời cũng đìu hiu như dặm khách”. Vì vậy, dẫu thừa biết “yêu là chết ở trong lòng một ít”, dù “nước đổ lá khoai”, thi sĩ vẫn lao vào như tự nguyện được cuốn theo cái guồng máy vận hành sự sống ấy: “Làm sao sống được mà không yêu/ Không nhớ không thương một kẻ nào” (Bài thơ tuổi nhỏ).
Thêm
Bình Thơ, Văn Xuân Diệu
502
0
0
Đề: Mỗi người viết trẻ hôm nay là một “người chữ”, nên đều trình diện mình dầy bản lĩnh tự tin với phông nền văn hóa văn chương triết mỹ vững chắc. Họ hát khác xưa rồi, khóc cũng khác xưa…Họ xác tín định nghĩa rằng phàm những tác phẩm lấy tự thân mình làm mục đích, chứ không làm công cụ, thì đó là văn học; rằng phàm cái không mang tính chức năng sứ mệnh, chỉ cốt thỏa mãn nhu cầu văn hóa thẩm mỹ, thì đó là văn học… Họ nỗ lực đột xuất mình lên để không chỉ thêm vào bức tranh văn hóa một sắc gam mới, mà còn là một sức sống mới.


MB
TB:
  • Giải thích:
  • “người chữ”: con người nghệ sỹ, sáng tạo nghệ thuật chứ không phải là con người xã hội, chính trị,…
  • đều trình diện mình dầy bản lĩnh tự tin với phông nền văn hóa văn chương triết mỹ vững chắc… Họ hát khác xưa rồi, khóc cũng khác xưa: tư cách của người viết trẻ, là những người nghệ sỹ ngôn từ, có bản lĩnh, tự tin, có phông nền tri thức, văn hóa,…+ những người viết trẻ khao khát và có khả năng làm nên những điều khác biệt, mới mẻ
  • Quan niệm mới về văn học của những người viết trẻ: Nếu những tác phẩm lấy tự thân mình làm công cụ, chức năng sứ - tức là những tác phẩm nghệ thuật chỉ được sáng tác nhằm mục đích chính trị, như cái loa phát thanh cho tư tưởng giai cấp nào đó để hướng đến phục vụ cho một tầng lớp chính trị thì không phải là văn chương nghệ thuật>< Những tác phẩm lấy tự thân mình làm mục đích, cốt thỏa mãn nhu cầu văn hóa thẩm mỹ, thì đó là văn học: tức là những tác phẩm đề cao tính nghệ thuật, tự thân nó mang những giá trị riêng, những lý tưởng thẩm mỹ cao đẹp.
  • Ý kiến muốn nói đến tư tưởng, suy nghĩ đổi mới của những người viết trẻ về một tác phẩm văn học đích thực: văn chương đích thực không phải là công cụ, không hướng đến thực hiện sứ mệnh, chức năng chính trị, đạo đức, để tuyên truyền hay làm vũ khí. Nó phải hướng đến những giá trị tự thân mang tính văn hóa, thẩm mĩ- tức giá trị nghệ thuật.
  • Bàn luận
Ld1: “Mỗi người viết trẻ hôm nay là một “người chữ”, nên đều trình diện mình dầy bản lĩnh tự tin với phông nền văn hóa văn chương triết mỹ vững chắc. Họ hát khác xưa rồi, khóc cũng khác xưa… “ và “Họ nỗ lực đột xuất mình lên để không chỉ thêm vào bức tranh văn hóa một sắc gam mới, mà còn là một sức sống mới.”

  • Văn học phải cách tân trong quan niệm, tư duy nghệ thuật, thay đổi phù hợp vs thời đại. Bất kể tpvh nào, nhà văn cũng luôn bám sát thời đại mình trên hành trình sáng tạo. Thời đại luôn biến chuyển nên người nghệ sĩ buộc phải thích ứng với xã hội mình, phải viết khác đi để phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ, nhu cầu cao của bạn đọc như hiện nay.
  • Tư chất nghệ sỹ: người nghệ sỹ luôn mang tư duy đổi mới, cách tân không ngừng.
  • So sánh với người viết cũ/xưa: Nếu văn học trước đó đề cao con người cộng đồng, xã hội. Thì văn học sau này đã được cởi trói, người viết trẻ lúc này không còn mang trên mình trách nhiệm của chính trị, mà họ được trở thành một người nghệ sỹ thực thụ. Họ được thoải mái phô bày vốn kiến thức văn hóa, xã hội của mình.
D/c: điểm qua nhà văn, nhà thơ của thời chiến và thời hậu chiến.



Ld2: Họ xác tín định nghĩa rằng phàm những tác phẩm lấy tự thân mình làm mục đích, chứ không làm công cụ, thì đó là văn học; rằng phàm cái không mang tính chức năng sứ mệnh, chỉ cốt thỏa mãn nhu cầu văn hóa thẩm mỹ, thì đó là văn học…

- Văn chương đích thực không nhằm làm công cụ hay mang tính chức năng, sứ mệnh

+ Đành rằng văn học là hình thái ý thức xã hội đặc thù, phản ánh tồn tại xã hội. Nó mang chức năng nhận thức, giáo dục, phản ánh và cải biến xã hội-> cũng thực hiện những chức năng, sứ mệnh đối với lịch sử, chính trị. DC: bài thơ tỏ lòng, tỏ chí; tác phẩm văn học cách mạng 45-75…

Nhưng nếu sa vào công cụ hay hướng đến sứ mệnh chính trị, lịch sử, đạo đức… thì văn chương sẽ:

+ Người nghệ sỹ sáng tác nghệ thuật là để thể hiện tư tưởng, suy nghĩ , cách nhìn của mình về cuộc đời, về con người. Nhưng nếu văn chương chỉ đóng vai trò như một công cụ, là cái loa phát thanh tư tưởng chính trị thì tác phẩm sẽ trở nên khuôn mẫu, sáo mòn, chỉ tác động về mặt tư tưởng, đạo đức, chỉ hướng đến phản ánh và cải tạo xã hội mà quên đi tính nghệ thuật, thẩm mĩ

+ Tư chất của người nghệ sỹ: Một nhà văn không thành thực không bao giờ trở thành một người nghệ sỹ chân chính. Văn học không thể chấp nhận và không bao giờ chấp nhận những lọc lừa trí trá của nhà văn. Do đó, những tác phẩm chỉ lấy tự thân mình làm công cụ, chức năng sứ mệnh thì ắt sẽ đánh mất đi sự thành thực. Bởi, khi đó, người nghệ sỹ cầm bút chỉ để viết cho chính trị, lo việc che chắn. Họ xoay trở, vặn vẹo cây bút, làm động tác giả để được yên ổn tồn tại. Lâu dần, nhà văn phải viết theo kiểu “ca ngợi một chiều”, một lối văn minh họa”.

+ Văn chương từ lâu đã trở thành nơi để người nghệ sỹ kí thác nỗi lòng, giải tỏa cảm xúc thầm kín, riêng tư. Do đó, nếu văn chương chỉ được xem như là công cụ mang chức năng sứ mệnh chính trị thì nó đó là thứ văn phi nghệ thuật. Người nghệ sỹ lúc này đã mất sự tư do ngay trước trang giấy trắng của mình. Lúc đó, người cầm bút sẽ không thể thăng hoa trong sáng tạo mà bị kìm hãm, kìm kẹp bởi mục đích chính trị.

+ Công cụ hay sứ mệnh chỉ mang tính nhất thời, phù hợp với một giai đoạn lịch sử, với một lớp người-> đề cao tính chức năng, sứ mệnh với lịch sử, xã hội thì dễ triệt tiêu this nhân loại. Khi tác phẩm hoàn thành xong sứ mệnh của mình thì sinh mạng của nó chấm dứt. Nó không thể tồn tại lâu dài

Dẫn chứng: văn chương Nguyễn Đình Chiểu tải đạo, ngôn chí, hướng đến số đông -> ngôn từ, hình tượng nghệ thuật thiếu sự trau chuốt, gọt dũa. Nhiều đoạn giống như lời wan tiếng nói hàng ngày nôm na, dễ dãi

Dẫn chứng: những hạn chế của văn học cách mạng: tuy hoàn thành tốt chức năng cổ vũ, tuyên truyền cách mạng nhưng phản ánh hiện thực một chiều theo chiều hướng tô hồng; đề tài cũ mòn; cách viết, cách kết cấu tác phẩm có phần đơn điệu.





- Văn chương đích thực chỉ lấy tự thân mình làm mục đích, cốt thỏa mãn nhu cầu văn hóa thẩm mĩ

+ Khi tác phẩm lấy tự thân mình làm mục đích -> nó sẽthoát khỏi sự trói buộc của trách nhiệm phản ánh, của chính trị, của những nguyên tắc đạo đức mà giai cấp áp dặt để đầu tư hơn vào việc tìm kiếm đề tài mới lạ, độc đáo + ngôn ngữ được trau chuốt, gọt dũa + hình tượng nghệ thuật….-> mang tính nghệ thuật

+ Khi lấy tự thân làm mục đích và hướng tới nhu cầu văn hóa thẩm mĩ-> nhà văn được tồn tại với tư cách là người chữ- anh ta được thỏa sức sáng tạo với ngôn từ + bộc lộ cá tính, phong cách riêng của mình, được tự do bộc lộ quan điểm, được viết về những điều yêu thích->Chỉ khi được giải phóng, nhà văn mới tự do phát huy sở trường, mới có thể tạo nên được dấu ấn, bản sắc riêng

+ Khi tác phẩm lấy mình làm mục đích thì nó sẽ chạm tới những vân đề của nhân loại, ở mọi thời kì, giai đoạn lịch sử -> trường tồn

+ Một trong những chức năng quan trọng của tác phẩm văn học là chức năng thẩm mĩ- mang đến cho con người cảm xúc về cái Chân – Thiện – Mỹ. Văn học là nghệ thuật của cái đẹp. Do đó, chức năng hàng đầu của văn học chính là thỏa mãn nhu cầu văn hóa thẩm mỹ. Phan Bình Kế từng nói: "văn là vẻ đẹp, chương là vẻ sáng. Lời của người ta rực rỡ bóng bẩy, tựa như có vẻ đẹp vẻ sáng cho nên gọi là văn chương".

+Người đọc khi tìm đến tác phẩm văn chương thì mối quan tâm hàng đầu là: sự mới mẻ, độc đáo, hấp dẫn trên cả nội dung và hình thức nghệ thuật + thỏa mãn nhu cầu thâm mĩ chứ không tiếp cận tác phẩm văn chương như một bài học đạo đức/xã hội học…-> đòi hỏi tác phẩm phải có sự tìm tòi, phát hiện, sáng tạo về nội dung + trau chuốt về hình thức= hoàn thiện.

Cánh đồng bất tận – Nguyễn Ngọc Tư => chân lý tình thương

Bộ 3 Kiếm sắc – Vàng lửa – Phẩm tiết=> giải thiêng lịch sử. Nếu trước đó, người ta ca ngợi hình mẫu anh hùng lớn lao thì NHT lại đi sâu vào bản năng, hình ảnh con người đời thường
KB : Khái quát lại
Thêm
  • Like
Reactions: Haneul
460
1
0
TRĂNG TỰ TỬ

Trăng tự tử là thi phẩm thể hiện sâu sắc trạng thái hoảng loạn khôn cùng của con người khi vừa bị đày ải trong thế giới lạnh lẽo cô liêu, vừa nhận thức được sự ra đi vĩnh viễn của cái đẹp. “Lòng giếng lạnh” là một liên tưởng thực đến ám ảnh, nơi đó âm u, không ánh sáng, lạnh lẽo và đượm mùi tử khí. Nơi đó giam cầm và nuốt chửng mọi thứ: mùa thu, âm dương tụ họp, mây ngừng lại, nuốt ực bao la, vì sao rơi rụng… và cũng nuốt chửng cả trăng lẫn con người như một kiểu chôn sống! Với hình ảnh liên tưởng này, dường như thi nhân cảm nhận rõ nét cái chết đang đến rất gần. Khoảng trống nho nhỏ của miệng giếng chỉ đủ để nhân vật bị nhốt trong đó ý thức được mình đang thuộc về cõi âm, thuộc về cái chết, đủ để nhân vật trữ tình hoảng loạn. Những hoang tưởng hoảng loạn mạnh đến mức xâm nhập, chuyển hoá thành cảm giác thực, con người không còn kiểm soát được đâu là hiện thực, đâu là chiêm bao, mình đang sống trong cõi trần như bao người khác hay mình bị giam cầm trong lòng giếng lạnh? Cho nên thi sĩ mới trấn tĩnh “để nghe, à để nghe” và như một phút lóe lên hiếm hoi của nhận thức tỉnh táo, những giai âm thân thương của cõi đời (trai gái tự tình bên miệng giếng) như vẫy gọi ông đương mê man trở về thực tại. Từ đây, tâm lí hoảng loạn cuồng nộ khiến nhân vật trữ tình không kiểm soát được hành vi và nhận thức của mình nữa. Thi sĩ bật lên tiếng kêu thảm thiết: “Loạn rồi! Loạn rồi, ôi giếng loạn/ Ta hoảng hồn, hoảng vía, ta hoảng điên” cùng hành động rồ dại: “Nhảy ùm xuống giếng vớt xác trăng lên”. Thế nhưng, nhận thức quá muộn màng. “Trăng” chỉ còn là “xác trăng”. Sự vận động từ “trăng” đến “xác trăng” đã hoàn tất quá trình tự tử của nó. Hình ảnh cuối thi phẩm đậm chất siêu thực: Trăng - cái đẹp tinh khiết, trinh nguyên. Tử thi trăng khiến cái tôi trữ tình chợt tỉnh, nhận ra cái chết không thể cứu vãn của cái đẹp, và thi sĩ rơi vào hẫng hụt. Đó là khoảng hẫng sau hoảng loạn, là sự đau xót tột độ trước cái đẹp mãi mãi ra đi, sự sống con người bị tận diệt. Điều bài thơ Trăng tự tử thể hiện không phải là cái chết, mà là giai đoạn khủng hoảng trước cái chết. Nơi ấy là một cõi dương mà âm khí bao phủ. Nơi ấy chỉ có buồn thương, oán hận. Hàn bị nhốt trong cõi sâu hun hút ấy, như bị ngợp trong một cảm giác rợn lạnh đến ghê người! Phải chăng thi sĩ đã diễn tả một cách chân thực cái cảm giác “lưỡi hái tử thần đã huơ lạnh sống lưng” từ bi kịch đau đớn của chính cuộc đời ông.





MÙA XUÂN CHÍN

Bài thơ có một nhan đề rất đằm thắm: “Mùa xuân chín”, phải chăng nó đã gợi hướng cho người đọc hình dung về một bức tranh xuân nồng nàn, tươi thắm ở cái giai đoạn đỉnh điểm nhất. Thật vậy, Mùa xuân bắt đầu chín dần với những dấu hiệu: "Trong làn nắng ửng khói mơ tan/ Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng/ Sột soạt gió trêu tà áo biếc/ Trên giàn thiên lí bóng xuân sang". Điều đáng nói là tác giả đâu chỉ gợi cái sắc xuân mà còn gợi cái tình xuân. Tình dậy lên bên trong và phát lộ thành cảnh sắc bên ngoài. Khi xuân chín, nắng vàng ửng lên, mái nhà tranh lấm tấm vàng thêm, gió sột soạt trêu tà áo, giàn thiên lí đổ bóng xuân xanh… Đó đâu chỉ đơn thuần là bức tranh thiên nhiên nữa mà đã là cái đẹp ái tình của nàng xuân hay của một người thiếu nữ tràn ngập xuân tình. Và dấu hiệu chín nhất của mùa xuân, phải kể đến là tiếng hát tình tứ của bao cô thôn nữ trên đồi. Đoạn thơ dồn dập âm thanh “vắt vẻo”, “hổn hển”, “thầm thì”, “ý vị”, “thơ ngây” là các cung bậc của tiếng hát tạo sự chuyển đổi cảm giác rất mực tinh tế. Tâm hồn thi sĩ như ngất ngây thêm. Rõ ràng đã có một độ chín nhất của tuổi xuân, tình xuân. Thế nhưng, nghịch lí thay, đỉnh điểm cũng là giao điểm. “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua/ Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”. Giờ xuân chín cũng là giờ xuân mãn. Xuân chín cũng là chấm dứt xuân. Nó chấm dứt vào cái ngày cuối cùng của quãng đời thiếu nữ. Và dấu mốc nhận thấy sự chuyển biến rõ rệt đó là “Ngày mai trong đám xuân xanh ấy/ Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi”. Cô gái đi lấy chồng! Từ đây, ta phải xác lập một từ ngữ chính xác hơn: hậu xuân chín. Qua cái thời điểm đẹp nhất, nắng chuyển thành “chang chang”, gay gắt trên những bờ sông trắng. Còn cô thôn nữ không còn hát trên đồi, cô trở thành chị gái gánh thóc giữa trời nắng. HMT với con mắt của một người lữ khách qua gặp lúc mùa xuân chín, ông không chỉ trầm trồ trước cái đẹp rực rỡ, tươi thắm, mà còn nuối tiếc, hụt hẫng vì mùa xuân sẽ trôi qua mau, tuổi xuân đời người có thì, tuổi xuân của đời con gái lại còn ngắn hơn nữa. Sự việc đi lấy chồng của người con gái như là một sự mất mát không gì sánh được. Cái “sực nhớ” của thi sĩ cũng là một dự báo se lòng về hậu xuân chín. Hôm nay họ là những người con gái ngây thơ, trong trẻo, ngày mai họ sẽ phải gánh vác cuộc sống vất vả, lam lũ trên vai. Cái nắng chang chang chắc chắn sẽ làm tiêu tan cái “nắng ửng” trên gò má thiếu nữ ngày nào. Và như vậy vui sướng chỉ là thoáng qua, nhọc nhằn mới là vĩnh viễn. Hiếm có bài nào HMT thơ mộng đến vậy, nhưng rồi ta cũng ngỡ ngàng nhận ra trong thi sĩ vẫn là một cái tôi thống nhất: yêu đời, yêu cuộc sống nhưng vẫn sớm hụt hẫng vì cái bất hạnh của cuộc đời, cái hữu hạn của cái đẹp và đời người.





ĐÂY THÔN VĨ DẠ

Tương truyền ĐTVD được khơi gợi từ mối tình đơn phương của HMT với cô gái thôn Vĩ Hoàng Thị Kim Cúc. Vì vậy, người ta thường cho rằng cảm hứng chủ đạo của bài thơ là tình yêu đơn phương chân thành nhưng mặc cảm chia lìa, xa cách. Tuy nhiên, dựa trên mạch cấu tứ của bài thơ, đây còn là lời tỏ tình với cuộc đời của một niềm tha thiết đến đau thương, một tình yêu mãnh liệt mà vô vọng. Cấu tứ của bài thơ được kết nối bởi 3 câu hỏi không có lời giải đáp vang lên ở mỗi khổ. Câu hỏi đầu tiên là một lời mời, cũng có thể là một lời trách cứ: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”. Câu hỏi gợi lên sự gắn bó, thân thuộc, nhắc nhở về một việc cần làm: thăm lại chốn cũ, cảnh xưa. Tại sao phải thăm? Bởi thôn Vĩ – nơi có người Tử thương – đẹp đến nao lòng: “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên/ Vườn ai mướt quá xanh như ngọc/ Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Cái nắng đầu tiên của một ngày mới trên hàng cau, khu vườn xanh như một viên ngọc lớn, người con gái hiền hậu lấp ló sau lá trúc che ngang... là “chốn nước non thanh tú” với vẻ đẹp tinh khôi, cao sang, quý giá trong niềm yêu trần thế dâng trào của thi sĩ. Nhưng cách đẩy cái đẹp lên mức tột đỉnh, “quá ngưỡng” ấy cũng là cách thi nhân bày tỏ một cảm giác đau thương: Tử không còn cơ hội nào để trở về Vĩ Dạ nữa. Vậy nên, câu hỏi thứ 2 xuất hiện như một sự níu kéo tuyệt vọng cuối cùng của nhà thơ: “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay?”. Trong cơn bấn loạn, lòng vội vàng, gấp gáp, “trăng” như một nơi bám víu duy nhất, một cứu tinh mỏng manh. Lòng người đã thế thì sao thiên nhiên còn có thể tinh khôi, trong trẻo được nữa, thế giới ánh sáng đã chuyển thành bóng tối âm u. Vạn vật đang lìa bỏ nhau và dường như cũng lìa bỏ cả con người: “Gió theo lối gió, mây đường mây/ Nhìn nắng hàng cau hoa bắp lay”. Từ “kịp” đã diễn tả một cách chuẩn xác cả 2 sắc thái: Hi vọng và Tuyệt vọng. Nếu trăng về kịp, đó sẽ là sự xoa dịu phần nào linh hồn cô đơn của cô cung nữ bị số phận oan nghiệt đày vào lãnh cung. Nhưng nếu không kịp, kẻ bị số phận bỏ rơi sẽ hoàn toàn lâm vào tuyệt vọng, vĩnh viễn đau thương. Quỹ thời gian đang vơi đi từng giờ khắc, cuộc chia lìa vĩnh viễn đã sát gần. Nếu Xuân Diệu tìm cách tận hưởng tối đa phút giây hạnh phúc của tuổi trẻ, thì HMT chỉ mong tối thiểu được sống thôi đã là hạnh phúc rồi. Tưởng như đó đã là đỉnh điểm của bi kịch thân phận, nhưng không, câu hỏi thứ ba mới là cú hạ gục cuối: “Ai biết tình ai có đậm đà?”. Ta biết rằng trong thơ HMT vốn tách biệt 2 thế giới: Ngoài kiaTrong này, thi sĩ tự xếp mình vào thế giới trong này đau đớn, mặc cảm, bi thương. Nhưng Tử vẫn khát thèm thiên đường trần gian một cách mạnh mẽ. Vậy nên, một lần nữa, thế giới ngoài kia lại xuất hiện một cách mời gọi: “Mơ khách đường xa, khách đường xa/ Áo em trắng quá nhìn không ra”. Người con gái với sắc áo trắng tinh khôi là ao ước thường trực, triền miên trong cơn mê của thi sĩ. Nhưng có giấc mơ nào mà không tỉnh, thi sĩ trở về với thực tại: “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh/ Ai biết tình ai có đậm đà?”. Thế đấy, tồn tại “ở đây”, ở “trời sâu này” thật quá đỗi mong manh. Chỉ có cái tình kia là sợi dây duy nhất níu buộc Tử với “ngoài kia”. Vậy mà cái tình kia cũng mong manh, không chắc.

Tôi không hiểu tình đời

Người có hiểu tình tôi?

Câu hỏi cuối cùng khép lại dòng tâm tư bất định như một tiếng thở dài của nỗi cô đơn trống vắng hay một hồn thơ đau thương vẫn không thôi khao khát được sống, được yêu. Cuối cùng, Hàn cũng không thể thoát khỏi sự truy đuổi của số phận để bật ra tiếng thơ, nhiệt liệt tỏ tình với cuộc đời để rồi giành lấy phần bất hạnh, đau đớn!
Thêm
Bình Thơ Hàn Mặc Tử
672
2
1
Nhà vănmột nhà văn chỉ được coi là lớn khi có tư tưởng, dù rằng tư tưởng ấy có khi là bi kịch. ! Đâu chỉ có năng khiếu, có tài – cái năng khiếu, cái tài dành riêng cho nghệ thuật. Đó còn là kết quả của những cảm xúc lớn, tri thức khổng lồ, của những dằn vặt, suy ngẫm “hành xác” tinh thần, kết quả của một trí tuệ luôn hướng tới những khái quát, suy tư triết học, từ mọi vật, mọi điều cụ thể trong cuộc sống. Mỗi người cầm bút phải tự thắp cho mình một ngọn lửa, tìm cho mình một lối đi trên con đường hun hút, tránh dẫm lên dấu chân người khổng lồ để rồi bị lọt thỏm, mờ nhòa và biến mất. . “Nhà văn tồn tại ở đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi , dồn đến chân tường.
Nhà văn lúc này có cơ hội sống thật với chính mình. Nhìn từ nhu cầu xã hội, vai trò của nhà văn và văn học trở nên khiêm nhường, ít quan trọng hơn nhưng bản chất nghệ thuật của văn học và tính nghệ sĩ của nhà văn được phát huy cao độ trong nhu cầu thẩm mĩ. nhà văn lại phải đồng thời sống trong hai tư cách: tư cách công dân và tư cách nghệ sĩ. Và “Nhà văn cũng chỉ là một con người bình thường, có thể anh ta nhạy cảm hơn một số người khác, nhưng chính vì thế mà cũng yếu đuối hơn. Nhà văn không phải là người phát ngôn cho mọi người, cũng như không đại diện cho lẽ phải. Giọng của anh ta có thể rất yếu ớt, nhưng chính đó mới là giọng thực của một con người”. Vai trò đích thực mà nhà văn trong hướng tới đó là làm giàu cho suy tư và cảm xúc của nhân loại, góp kinh nghiệm sống cho đời và làm phong phú thêm tiếng mẹ đẻ.
Nhà văn không phải là người phán truyền những chân lý. “Nhà văn và tác phẩm của họ không có nhiều sức mạnh như đã từng bị ngộ nhận”- Nguyễn Huy Thiệp đã thẳng thắn nhìn vào sự thật này và dũng cảm chấp nhận chúng, chấp nhận những giới hạn trong sứ mệnh của người nghệ sĩ để từ đó đảm nhận những sứ mệnh mới của mình. Nguyễn Huy Thiệp đặc biệt yêu cầu nhà văn, văn học là phải hướng đến những giá trị nhân văn. Đó là một hằng số tồn tại vĩnh viễn: “Điều khốn nạn, trớ trêu và cũng là điểm yếu của một nhà văn là dù hiểu đời, lịch lãm đến đâu cuối cùng anh ta vẫn phải hành xử và biết trình bày tư tưởng nhân đạo một cách nghệ thuật. Giá trị nhân đạo là lí do duy nhất để văn học tồn tại”. Thường người ta xếp nhà văn cao trên ăn mày một bậc, nhà văn đứng đầu trong đám thảo dân, đứng cuối trong các phẩm trật triều đình.
Dùng cho phản biện : Và khi bàn về những người làm nghề văn chương, chữ xuất hiện dưới ngòi bút Nguyễn Huy Thiệp thường là: sơ xuất, nhầm lẫn, sự bắt chước lố bịch, vị kỉ, hư đốn, đểu cáng, bất lương… Thậm chí còn cho đó là một nghề "thật nguy hiểm" và "hễ mà loạn thì phải bắt ngay"… Thực ra đây cũng là một cách hành xử nghệ thuật, một việc làm tự phản tỉnh với mình và với cả những ai đang nuôi ảo tưởng hão huyền với danh vị nhà văn. Nhà văn là gì? Chẳng là gì cả. Nó chỉ là một linh hồn nhỏ đầy lỗi lầm và luôn tìm cách sám hối vượt khỏi lỗi lầm ấy”. Và văn học - cái mà nhà văn viết ra cũng không phải là "tấm gương soi của thời đại" gì hết. "Thật nực cười cho nhiều người viết ở ta ôm ấp ý định viết ra những khuôn vàng thước ngọc, biến những câu chuyện bịa đặt của mình thành sách đạo đức hay luân lý"
Nghề văn khác với nghề khác ở chỗ nó vô chiêu, không hình tướng. Nghề văn gần với tôn giáo và chính trị. Nó đi tìm Đạo, tìm ý nghĩa cuộc sống, tìm sự giác ngộ. “Văn học không phải trò chơi, là câu chuyện phiếm. Muốn văn hay phải hiểu biết và từng trải nhiều. Văn chương chữ nghĩa không phải là lời nói suông. Trong bụng không có ba vạn quyển sách, trong mắt không có núi sông kỳ lạ của thiên hạ thì không thể làm văn được”. Nhà văn dùng ngôn ngữ văn học để hướng người đọc về “cái đang là” với đích đến là đạo đức. Nghề văn cũng giống như những nghề khác. Như nấu ăn, thợ xây, buôn bán v.v.. Có thành bại, vinh nhục, giầu nghèo.
Thế giới cũng là một thế giới cực kỳ phức tạp, “thế giới” mà mỗi nhà văn nhìn thấy cũng đều chỉ là một phần của thế giới. Chỉ nhà văn vĩ đại và khác biệt mới có thể nhìn thấy phần thuộc riêng về anh ta, chứ không phải là nhìn thấy phần mà người khác nhìn thấy.
( DIÊM LIÊN KHOA ) Tôi không hy vọng thứ tôi nhìn thấy, người khác cũng nhìn thấy, thứ người khác nhìn thấy, tôi cũng có thể nhìn thấy. Tôi nghĩ cách tiếp cận riêng nhất về bản chất của hiện thực chắc chắn là cách tiếp cận nghệ thuật nhất và cách tiếp cận nghệ thuật nhất cũng chính là cách tiếp cận cá tính nhất. Nếu mỗi người trên thế giới này đều trả lời được tác phẩm hay nhất của mình là cuốn nào, thì đối với tôi, có nghĩa là sáng tác của tôi quá giản đơn. Tôi hy vọng sáng tác ở mỗi giai đoạn có sự thay đổi. Nếu mỗi người trên thế giới này đều trả lời được tác phẩm hay nhất của mình là cuốn nào, thì đối với tôi, có nghĩa là sáng tác của tôi quá giản đơn. Tôi hy vọng sáng tác ở mỗi giai đoạn có sự thay đổi.
PHẢN BIỆN : Đương nhiên kiểm duyệt là điều vô cùng tệ hại. Bởi kiểm duyệt làm mất đi sự tự do ngôn luận, tính sáng tạo, những gì anh muốn nói, muốn giãi bày hay muốn lên tiếng Trong một nhà văn, văn hóa, nhân cách, nội tâm mạnh mẽ hoặc yếu đuối cấu thành quan hệ đối ứng. Những người nội tâm không mạnh mẽ lắm, viết chủ yếu để xuất bản thì sẽ hy vọng được kiểm duyệt nhiều hơn
Nguyễn Nhật Ánh cho rằng nghề văn phải bắt đầu từ con chữ, Tô Hoài nói văn nhân phải học hỏi suốt đời, còn Nguyễn Ngọc Tư định nghĩa nhà văn là người kể câu chuyện của mình. Nghề văn rất đơn giản, chỉ cần một cây bút, một xấp giấy là có thể ung dung hành nghề Nhưng không phải ai có chữ, có giấy, có bút cũng có thể trở thành nhà văn. “Nhà văn ắt nhiên phải giỏi dùng chữ”,
người viết phải dùng chữ tạo ra nghĩa. “Chữ chứa nghĩa như con thuyền chứa món đồ mà nó chuyên chở. Nó không phải là con thuyền rỗng không” . Với văn chương nghệ thuật, có cái gọi là năng khiếu trời cho, nhưng cũng có vốn sống tạo nên. Nhà văn viết tác phẩm không phải chỉ bằng chất liệu, bằng cảm hứng mà còn bằng các hiểu biết về nghề nghiệp.
"Người viết văn là người rất nặng nợ với đời. Cuộc đời của anh ta là một cuộc đời không bao giờ được phép ngừng lăn lộn trong cuộc sống thực tế, không bao giờ ngừng nghiên cứu và quan sát xã hội".- NGUYỄN MINH CHÂU
“Tôi tin người ta luôn có những câu chuyện giống nhau, cùng sở hữu một vốn từ ngữ gần như nhau, nhưng mỗi người sẽ có một cách kể của riêng mình, từ cách chạm vào đời sống, cách người ta đặt tấm gương đón nhận những hình ảnh phản chiếu của đời sống ấy, tái tạo lại với tài năng thiên bẩm, sự trắc ẩn và tinh tế”, Nguyễn Ngọc Tư viết. nhà văn không cao hơn, nổi trội hơn các nghề khác nhưng vẫn được quý mến, bởi bản tính, lối sống, thần thái của họ là cô đọng của bản sắc nhân dân trong thời đại họ đang sống. Do vậy, thời đại nào thì văn nhân cũng vừa gần gũi, thân cận lại có vẻ lạ lùng, hơi tách biệt, dễ gây chú ý. Ý Thức trách nhiệm của người cầm bút: “Tôi viết cho ai? Cho cả mọi người” (Nghĩ về thơ).
nhà thơ cần phải quan tâm đến người đọc, phải xem những nhu cầu của người đọc là mục đích sáng tạo của thơ ca: “Tả một môi son, có khi anh chỉ nói sắc sen hồ/Phải giấu tình cảm của anh đi như ém quân trong rừng vắng/Chỉ vì anh nghĩ đến người độc giả mai sau có cái thú đi tìm vàng trên trang giấy
Thêm
Một số suy nghĩ về nhà văn và quá trình sáng tác
1K
0
1
Thơ :

Đọc thơ của Lâm thị mỹ dạ, nguyễn quang thiều là được trao một cái thoáng nhìn vào đời sống Việt Nam mà tất cả những gì bà đọc từ lịch sử nước này chưa hề mang đến ( nhà thơ mĩ collins )

Thơ là:

- "viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời" (Sóng Hồng).

- "thần hứng" (Platon).

- "ngọn lửa thần" (Đecgiavin).


Nỗi buồn đó là nỗi buồn chung của con người, bọn thi sĩ chúng tôi nhẹ lòng nhẹ

dạ mang nhờ tất cả cho nhân gian. (Xuân Diệu)

Hồn thơ là nguồn suối nguyên sinh của cái đẹp nghệ thuật tìm thấy trong một

sáng tạo đam mê. (Trần Nhựt Tân)

Chất thơ như chút đường hòa vào cốc nước đã mặn mòi chất hiện thực của truyện ngắn để truyện thêm dư vị, thêm tinh chất, để người đọc càng uống lại càng khát, càng say.

Thơ hay, tự nó, khi đọc lên đã thấm vào hồn. Thơ hay, tự nó, khi ngân lên đã

gây những xúc động, những thổn thức

Đừng làm những câu thơ khuôn mình theo văn phạm

Như những cây quá thẳng chim không về.

(Sổ tay thơ – Chế Lan Viên)

Thơ ca nếu không có người tôi đã mồ côi

Cuộc sống tối sẩm nếu không có thơ

Không thấy mặt trời, sẽ không còn khái niệm

Giống một vòm đêm không ngôi sao nào hiển hiện

Bài “ Nếu ngày mai em không làm thơ nữa “ Xuân Quỳnh

“Nếu ngày mai em không làm thơ nữa

Cuộc sống sẽ trở thành bình yên

Ngày nối nhau trên đường phố êm đềm

Không nỗi khổ, không niềm vui kinh ngạc …”

Ngôn ngữ :

( Mai a cốp xki ) Phải phí tốn nghìn cân quặng chữ...

Ngôn ngữ thơ theo Phú Hưng “không phải là thứ ngôn ngữ xác ve sau mùa hè đã im bặt tiếng kêu mà đó là một thứ ngôn ngữ không ngừng biến sinh mãnh liệt”

Người hạ bút làm thơ mà không am hiểu ngôn ngữ chẳng khác gì anh chàng

mất trí lao xuống dòng sông cuồn cuộn mà không biết bơi. (Gamzatov)

Đỗ Phủ cũng từng có câu “Ngữ bất kinh nhân tử bất hưu” tức “Chữ không kinh động người thì chết không nhắm mắt”

“Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo..Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay” ( Nguyễn Tuân)

“Ngôn ngữ của tác phẩm phải gãy gọn, chính xác, từ ngữ phải được chọn lọc kĩ càng. Chính các tác giả cổ điển đã viết bằng một ngôn ngữ như vậy, đã kế tục nhau trau dồi nó từ thế kỷ này sang thế kỉ khác.” (M. Go-rơ-ki)

Những câu thơ mỏng tựa cánh chuồn

Cái mong manh thắng được cả sắt thép

Bền vững đến muôn đời. (Trần Nhuận Minh)

Tác phẩm thật ra chỉ tạo thành bởi những kí hiệu câm lặng, những ngôn ngữ chết (Mosac)

Văn xuôi :

Tôi quan niệm văn chương phải là phương tiện đấu tranh của những người cầm bút muốn loại khỏi xã hội loài người những bất công, nhen lên trong lòng người nỗi xót

thương đối với kẻ bị chà đạp nhân phẩm (Vũ Trọng Phụng)

Tề Bạch Thạch : Văn chương vừa giống vừa không giống cuộc đời. Nếu hoàn toàn... là nt mị đời. Còn nếu nt hoàn toàn không.... là nt dối đời

Tất cả nghệ thuật đều thể hiện ảnh hưởng của thời đại lịch sử mà nó thuộc về ( Matisse)

“Văn học nằm ngoài các định luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết.” (Sê-đrin, Nga)

Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ . Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương , loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người .(Nguyễn Văn Siêu).

M.Gorki có viết: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước chân lên, tôi tách khỏi con thú để nâng lên tầm một con người”.

Văn chương bất hủ cổ kim đều viết bằng huyết lệ ( Lâm Ngữ Đường )

Tư duy nghệ thuật dù có đổi mới đến đâu đi nữa thì cũng không vượt ra ngoài

quy luật của chân – thiện – mĩ, quy luật nhân bản. ( Lã Nguyên )

Đồi trung du phất phơ bóng thông già

Rừng thông đứng hồn trong chiều gió lặng

Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ

Như đám mây ngũ sắc ngủ trên đầu. (Simonov)

“Nói nghệ thuật tức là nói đến sự cao cả của tâm hồn...Có khi nhà văn miêu tả một cái nhìn rất xấu, một tội ác, một tên giết người nhưng cách nhìn, cách miêu tả phải cao cả.” (Nguyễn Đình Thi)

Văn chương phải hút nguồn nhựa sống từ cuộc đời, “ lấy thanh sắc trần gian làm tài liệu ( Thế Lữ )

Văn học, nghệ thuật là công cụ để hiểu biết, để khám phá, để sáng tạo thực tại xã hội. -> Phạm Văn Đồng

Tất cả mọi nghệ thuật đều phục vụ cho một nghệ thuật vĩ đại nhất là nghệ thuật sống trên trái đất ( Bectonbrech )

Diêm Liên khoa “ văn học vô cùng đa dạng phong phú nhưng văn học càng phức tạp, càng sâu sắc phải viết bằng thứu ánh sáng trong bóng tối, cái thiện và tình yêu thương trong sự đen tối

tòa án lương tâm sẽ phán quyết, quỷ thần hai vai sẽ chứng ngộ, mọi liên tưởng của con người đều được suy xét, khi ấy tiếng nói của lương tri sẽ lên ng

Trước một thế giới tan vỡ hay có nguy cơ tan vỡ, nhà văn nhặt nhạnh những mảnh vỡ để tái tạo lại chính nó, đồng thời kích hoạt những dây đàn cảm xúc của con người. Vì vậy xã hội càng bất an, càng cần đến văn học” ( Nguyễn Văn Trung )

Nhà văn :

Puskin : “ Rồi nhân dân sẽ còn trìu mến tôi mãi vì tôi đã dùng thơ để đánh thức những tình cảm tốt đẹp, vì trong thế kỷ tàn khốc của chúng ta, tôi ca ngợi tự do và lòng yêu thương những kẻ khốn cùng”

Thơ tôi đã làm nên tôi, và tôi đã làm ra thơ của tôi. Không có nhau, hai chúng tôi đều chết ( Deghxtan của tôi )

Người làm xiếc đi dây rất kho / Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn / Đi trọn đời trên con đường chân thật ( Phùng Quán )

Một nhà văn thiên tài là người muốn cảm nhận mọi vẻ đẹp man mác của vũ trụ. (Thạch Lam)

Tâm hồn tôi còn ẩn nấu sâu kín, kín đáo hơn những cái xương, cột sống, và lá phổi của tôi. Nhưng những tia sáng.Thơ ca đã rọi chiếu qua tôi, và mỗi một rung động nhỏ trong tâm hồn tôi trở thành cái mọi người đều biết

Qua giọng hát, anh nhận ra người hát. Qua nét khắc, anh nhận ra người thợ bạc

Người nghệ sĩ chân chính là người dẫn bạn đọc đến với xứ sở của cái đẹp (pautopxki)

Lecmontop : Có những đêm không ngủ, mắt rực sáng và thổn thức, lòng ngập tràn nhớ nhung

Người vẫn còn mang vết thương đã toan đi chữa vết thương cho người khác. Tôi nghĩ nghề viết và người viết cũng đơn giản vậy, chữa lành, an ủi những vết thương của người đời để làm dịu vết thương của chính mình. (Nguyễn Ngọc Tư)

Đời cho anh nắm đất

Anh làm nên cái bình

Đời cho anh nhành hoa

Anh vẽ nên mùi sứ. (Di cảo thơ – Chế Lan Viên)

Các nhà thơ có ích chi nếu chỉ có tham vọng nhắc lại như nhà viết sử? Thi

nhân phải đi xa hơn và cố hết sức cho ta thấy những gì cao quý tốt đẹp hơn. (Gocthe)

Bất cứ thi sĩ vĩ đại nào, sở dĩ họ vĩ đại là bởi những đau khổ và hạnh phúc của họ bắt nguồn từ lịch sử xã hội, thời đại và nhân loại ( beelinxki)

Nhà văn rất cần thiết trên đời để làm công việc cảnh tỉnh nhân loại và báo hiệu trước tai họa. Nhà văn tồn tại trên đời để bênh vực những kẻ không còn ai để bênh vực ( nguyễn minh châu)

Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là bất lương. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật đê tiện ( Nam cao )

Và những người coi đời là thơ, là tất cả

Thì họ xứng đáng được gọi là nhà thơ ( gamzatov )
Thêm
Nhận định về Nghị Luận Văn Học
714
0
0
TRUYỆN NGẮN LÀ MỘT LÁT CẮT CỦA ĐỜI SỐNG NHƯNG CÓ THỂ CHỨA ĐỰNG CẢ NHÂN SINH.

Truyện ngắn là một hạt cát mà qua đó ta thấy được cả sa mạc, là giọt nước mà qua đó ta thấy được cả đại dương. Chỉ là một tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, bị giới hạn về hình thức nhưng truyện ngắn vẫn có thể “bật xa” bằng sức chứa lớn về tư tưởng. Nếu tiểu thuyết luôn cố gắng thể hiện bề dày thời gian thì truyện ngắn chỉ dừng lại ở thời gian “sự kiện”. Nếu tiểu thuyết là “một đoạn của dòng đời” thì truyện ngắn là “lát cắt của dòng đời”. Nói như Tô Hoài: “Truyện ngắn là cách cưa lấy một khúc đời sống”. Vì giới hạn về hình thức, người viết truyện ngắn không thể bao quát hết tất cả hiện thực cuộc sống vào trang văn của mình. Truyện ngắn chỉ là “điện áp nhỏ” chuyên thu bắt “những thời khắc đắt của cuộc sống”. Nhưng những điều đó được thu nén lại vào trong các chi tiết nghệ thuật, tình huống truyện, nhân vật điển hình,… và chứa đựng giá trị nhân sinh sâu sắc, tư tưởng lớn của nhà văn. Để rồi tác phẩm trở thành “tòa lâu đài” chứa đựng cả tinh thần thời đại. Chỉ cần “Vẽ một con báo qua mảng lông mà vẫn biết là con báo, qua một con mắt mà truyền được cả tinh thần” (Lỗ Tấn). Như vậy, viết truyện ngắn, thực chất là viết về “nút thời gian” nhưng qua đó nhà văn gửi gắm vấn đề nhân sinh, triết lý sâu sắc.



Muối của rừng – Nguyễn Huy Thiệp


“Muối của rừng” của Nguyễn Huy Thiệp được xem là mặt cắt giữa một thân cây cổ thụ mà “chỉ liếc qua những đường vân trên khoanh gỗ tròn kia dù trăm năm vẫn thấy cả cuộc đời thảo mộc”. Tác phẩm kể một câu chuyện giản dị: một ngày đầu xuân, ông Diểu đi săn. Nhà văn không xây dựng nhiều tình tiết hấp dẫn, không tạo những tình huống bất ngờ mà chỉ qua tâm trạng của ông Diểu trong buổi đi săn để thể hiện những suy tư, day dứt của người lao đông đi tìm chân lí. Tác phẩm chỉ thu hẹp trong không gian của một khu rừng trong một ngày đầu xuân. Nơi đó chỉ có ông Diểu và đàn khỉ. Những tưởng câu chuyện chẳng có gì ngoài chuyến đi săn của ông Diểu nhưng thực chất lại chứa đứng giá trị nhân sinh sâu sắc. Nguyễn Huy thiệp từng chia sẻ: “Muối của rừng là cuộc đi săn tìm lẽ sống, lẽ đời… Cuộc sống là cuộc đi săn tìm thói xấu trong bản thân ta để tự mình trục độc, tự mình thoát thân từ khỉ thành người”. Đó có chăng là triết lí mà ông muốn gửi gắm trong thiên truyện ngắn này. Truyện ngắn tuy bị giới hạn về dung lượng nhưng không thể giới hạn được tư tưởng của tác giả. Dù là lát cắt nhỏ của đời sống nhưng nó lại chứa đựng cả nhân sinh. Không chỉ đơn thuần kể về hành trình đi săn của ông Diểu mà hơn thế, tác phẩm muốn nói về hành trình của đời người. Trong khi ông Diểu đại diện cho thế giới văn minh loài người, thì hai chú khỉ là hiện thân của thiên nhiên. Nói về mối quan hệ giữa ông Diểu và con khỉ nhưng sâu xa hơn, tác phẩm muốn hướng đến mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Loài người đang xâm chiếm thiên nhiên một cách tàn bạo như hành động bắn súng vào con khỉ của ông Diểu. “Muối của rừng” thực chất là một cuộc chiến âm thầm nhưng không kém phần dữ dội, quyết liệt giữa con người với thiên nhiên và quan trọng hơn là trong chính nội tâm con người. Với bản tính kiêu hãnh, thống soái, tham danh vọng, đố kị, khi đối mặt với thiên nhiên trong trẻo, đầy tính nhân bản (gia đình khỉ), con người đã hoàn toàn bị đẩy vào một tình thế thảm bại, bi hài khó tránh khỏi. Cái triết lí nhân sinh, cũng là cái thông điệp nhà văn đem đến cho người đọc là: con người chỉ chiến thắng, chỉ nắm giữ được cái thiện – thứ mà con người luôn phấn đấu để kiếm tìm, khi biết tự thức tỉnh và buông bỏ. Có thể thấy, tác phẩm chỉ xoay quanh ngần ấy nhân vật, trong không gian khu rừng thu hẹp nhưng lại có sức chứa lớn về nhân sinh.



Hai đứa trẻ - Thạch Lam

“Hai đứa trẻ” của Thạch Lam chỉ là một lát cắt của đời người, nhưng qua đó, ta vẫn có thể thấy được những giá trị nhân sinh sâu sắc. Lật giở từng trang sách tác phẩm, ta có cảm giác thật tăm tối, ngột ngạt. Bởi lẽ, tác phẩm chỉ thu gọn trong khung cảnh của một phố huyện nghèo trong thời khắc của ngày tàn. Nơi đó, chỉ có những con người tàn: chị em Liên, bác phở Siêu, gia đình bác Xẩm, chị Tí,…Nhưng đó lại là bối cảnh cho những động thái giao thoa, xung đột các hệ giá trị, là nơi chứa đựng những bài học nhân sinh sâu sắc. Tác phẩm không chỉ là câu chuyện của những con người khốn khổ mà là câu chuyện của cả kiếp người ở trong xã hội cũ. Nói cho cùng, câu chuyện mà Thạch Lam là câu chuyện về niềm tin và hi vọng . Người dân phố huyện có còn gì khác đâu ngoài hi vọng về một tương lai khác, một thế giới khác, vui vẻ hơn, đáng sống hơn. Nhưng triết lí nhân sinh của trong tác phẩm của Thạch Lam không dừng lại ở đó. Có một lát cắt rất nhỏ mà ít ai để ý. Không phải Hà Nội, cũng không phải phố huyện. Đó là làng. Nơi đó chỉ xuất hiện thoáng qua cùng với nhân vật cụ Thi điên nhưng lại gợi triết lí sâu sắc. Đó là nơi có sự kháng cự duy nhất trong thế giới bị thực dân hóa ở “Hai đứa trẻ”. Cụ Thi là “kẻ khác” duy nhất trong thế giới khốn khổ của phố huyện. Trong phố huyện nghèo này, con người không hề kháng cự, bởi thế tâm hồn họ không được giải thoát. Cũng như thế, con người trong xã hội cũ vì không biết đứng lên, vùng dậy nên cứ mãi bị kìm cặp, cứ mãi là kiếp người tàn trong bóng tối như thế. Như vậy, tác phẩm chỉ xoay quanh một không gian nhỏ hẹp, tăm tối với những kiếp người tàn những vẫn có thể gợi lên luồng sáng của nhân sinh. Truyện ngắn vượt qua sự giới hạn của dung lượng để có thể chạm đến giá trị lớn lao: sự kháng cự. Chừng nào con người chỉ biết mơ mộng về tương lai, mà không cố gắng vượt lên thực tại thì cuộc sống sẽ cứ mãi nghèo khó mà thôi. Chỉ gói gọn trong vài trang sách, chỉ bắt lấy một khoảnh khắc của đời sống nhưng “Hai đứa trẻ” lại có thể mở ra một thế giới rộng lớn của tư tưởng, nhân sinh.



MỘT TRUYỆN NGẮN HAY LÀ TRUYỆN NGẮN THẤM ĐẪM CHẤT THƠ.

Tolstoy từng thốt lên: “ Tôi không bao giờ hiểu đâu là ranh giới giữa văn xuôi và thi ca”. Tuy là hai thể loại riêng biệt nhưng giữa chúng chưa hề có sự tách biệt nào. Trong thơ, ta vẫn có thể bắt gặp chất tự sự. Hay ngược lại, trong văn xuôi, ta vẫn thấy được chất thơ. Và nói như Pha – đê – ép: “Văn xuôi cần phải có cánh. Đôi cánh ấy chính là thơ”. Và chất thơ đó là vẻ đẹp lãng mạn trong một tác phẩm, là vẻ đẹp bay bổng thơ mộng thoát lên từ đời sống hiện thưc. Nếu hiện thực là những cái vốn có thì vẻ đẹp lãng mạn là ước mơ, là lí tưởng để nâng đỡ con người vượt qua đời sống hiện thực trần trụi, nhàm chán. Văn chương chân chính bao giờ cũng thấm đượm chất thơ như ‘chất nước ngọt ngào thấm trong trái táo” (Pautopxki). Nếu không có chất thơ, văn xuôi chẳng khác nào mảnh đất khô cằn không được người ta tưới tắm. Cuộc sống được miêu tả trong văn xuôi nếu không chứa đựng chất thơ sẽ trở nên thô thiển, thành một thứ chủ nghĩa tự nhiên không cánh. Chất thơ có tác dụng kết nối hiện thực, thể hiện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của con người thông qua ngôn ngữ, hình ảnh đặc sắc, gợi hình, gợi cảm,… Thậm chí, chất thơ trong văn xuôi còn có tính truyền cảm, cảm hóa lớn, tạo sự rung động trong lòng độc giả. Chất thơ chính là chiếc cầu nối mềm mại đưa văn xuôi thấm vào hồn người êm ái và dịu dàng hơn bao giờ hết.

Cánh đồng bất tận– Nguyễn Ngọc Tư

Đến với trang văn của Nguyễn Ngọc Tư, ta không thể bắt gặp ranh giới tách bạch nào giữa văn xuôi và thơ trong “Cánh đồng bất tận”. Bởi đó là một tác phẩm văn xuôi thấm đẫm chất thơ. Như Đào Duy Hiệp đã khẳng định: “Cánh đồng bất tận là một bài thơ bằng văn xuôi. Chất thơ đó nằm trong sự lặp lại ở các cấp độ từ ngữ, hình ảnh thấm tình người” . Nổi bật trong tác phẩm của chị là một giọng văn mộc mạc, dung dị, đôn hậu đậm chất Nam Bộ. Chính giọng điệu đậm chất thơ ấy đã dẫn dắt độc giả đến với vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên, sinh hoạt của miền sông nước. Đó là những “dòng chảy líu ríu, sáng loáng”, là những con sông “không ngủ, nó thức theo những chiếc tàu rầm rì chảy qua, theo tiếng mái chèo quẩy chách bụp rất đều”. Câu văn êm ả như ru, những dòng sông cuộc đời, những dòng sông thời gian thấm thía tình người. Những dòng sông thơ cứ thênh thang chảy mãi từ ngôn ngữ rất riêng, rất trong trẻo, thấm đẫm chất thơ. Sở dĩ, người ta ví tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư như một bài thơ bằng văn xuôi còn bởi trang văn của chị luôn ngập tràn nỗi nhỡ, niềm thương. Nhà văn ném nỗi buồn vào từng câu chữ, trong hình ảnh cánh đồng. Tất cả nỗi nhớ cứ vang xa, khắc khoải và day dứt. Nó thấm vào ta, lan tỏa quanh ta: từ nỗi nhớ cụ thể, gần gũi đến nỗi nhớ thương lớn lao vời xa về con người, về đồng loại. Đó là nỗi nhớ mẹ, nhớ lớp, nhớ em, nhớ chị, nhớ con người, nhớ bóng người, nhớ một người chở che,… Nếu không có những xúc cảm ấy, có lẽ tác phẩm sẽ chỉ là những trang văn khô cứng, nhạt nhẽo, bằng phẳng mà thôi. Không chỉ vậy, “Cánh đồng bất tận” còn vượt ra khỏi tính chất của một tác phẩm văn xuôi để len lỏi vào tâm hồn của con người, để khám phá những thân phận với những éo le, trắc trở, với nỗi cô đơn, tủi hổ,… Và chính những câu thơ thấm đẫm chất thơ ấy đã khơi lên trong lòng độc giả những nhức nhối, thương cảm sâu sắc. Quả không sai khi nói rằng, “Cánh đồng bất tận” là một bài thơ bằng văn xuôi.



Chiếc lá cuối cùng – O.Henry

“Chiếc lá cuối cùng” của O. Henry được xem là một bài thơ được viết dưới dạng văn xuôi. Nói như Lê Huy Bắc: “Ở những trang viết thành công, O.Henry cũng bộc lộ một chất thơ, chất trữ tình say đắm – cái nhìn hóm hỉnh của mình về cuộc đời”. Có chăng, hình thức văn xuôi của “Chiếc lá cuối cùng” cũng chỉ là lớp ngụy trang cho một bài thơ? Tác phẩm là một bài ca về tình người sâu sắc. Trong một khu trọ tồi tàn, lòng yêu thương giữa người với người vẫn hiện lên một cách cao đẹp. Tác phẩm không chỉ đơn thuần là câu chuyện kể vô vị, nhàm chán về cuộc sống của những họa sỹ nghèo. Mà hơn thế nữa, nó hướng đến ca ngợi vẻ đẹp của tình yêu thương, sự hy sinh vĩ đại của người họa sĩ già – Bơ men. Vì để cứu rỗi tia hy vọng sống trong Giôn- xin, cụ Bơ men đã hy sinh thân mình giữa bão tuyết để vẽ nên chiếc lá thường xuân cuối cùng. Và chiếc lá ấy – kiệt tác vĩ đại cuối cùng – cũng chính là vẻ đẹp thấm đẫm chất thơ trong tác phẩm này. Sự ra đời của nó đã đánh đổi bằng cả một đời người. Chiếc là xuất hiện một cách chân thật và đẹp bởi nó được vẽ lên bằng tình thương lớn lao, vĩ đại của cụ Bơ men. Bằng giọng điệu nhẹ nhàng, chậm rãi, tác phẩm cứ thế len lỏi, dẫn dắt những cảm xúc sâu lắng vào trong lòng bạn đọc. Cứ ngỡ rằng, truyện ngắn sẽ khiến người đọc cảm thấy nhàm chán, khô khan. Nhưng không, nó gợi trong ta biết bao cảm xúc, biết bao thổn thức, biết bao xót thương,…Nếu truyện ngắn chỉ như những lời kể thuật lại cuộc đời của ai đó, sự kiện trong đời sống thì nó chẳng khác nào một cuốn sách lịch sử. Truyện ngắn những phải đậm chất thơ. Nhưng chất thơ không phải là cái thuần túy đối lập hoàn toàn với văn xuôi mà là cái tỏa sáng trên văn xuôi. Có lẽ vì thế mà “Chiếc lá cuối cùng” tuy thuộc thể loại văn xuôi nhưng chất thơ vẫn có thể bừng sáng trên từng câu chữ.
Thêm
3K
0
0
Mở bài bằng đoạn thơ / Câu nói :

Đề bài : Đối xử với bản thân bằng lí trí. Đối xử với người khác bằng tấm lòng

Bài làm :

Thế kỷ 20 ai phiêu bạt

Trong lửa cháy có khi nào sực nghĩ

Làm thú vật, làm thánh thần cũng dễ

Chỉ có làm người khó biết bao nhiêu

Phải chẳng, cái khó của con người luôn nằm ở chỗ chính họ phải học cách nghiêm chỉnh với bản thân, yêu thương đồng loại trên hành trình sống của mình? Bởi lẽ, chúng ta sẽ thật dễ dàng dùng lí trí để khuyên bảo người khác và dành tình yêu cho chính mình. Nhưng ngược lại, nó sẽ là một sự thách thức chưa bao giờ nhỏ trong ý nghĩ của toàn thể nhân loại. Suy cho cùng, chúng ta rất cần “ đối xử với bản thân bằng lí trí. Đối xử với người khác bằng tấm lòng”

Đề về hạnh phúc

Trong bài “Thơ tự sự”, nhà thơ Nguyễn Quang Vũ có viết “Hạnh phúc như bầu trời này vậy / Không chỉ dành cho một riêng ai”. Thật vậy, chúng ta được sinh ra trong vòng tay ấp áp lẫn giọt nước mắt hạnh phúc của người cha người mẹ. Ấy còn là một hy vọng về cuộc đời an nhiên phía trước cho đứa trẻ bé bỏng. Và chúng ta đều có thể làm được điều ấy. Tôi tin rằng, Thượng đế sẽ ban phát hạnh phúc cho tất cả và cũng chẳng nỡ lòng cướp mất hạnh phúc của bất kì ai

Mở bài từ một dẫn chứng, hiện trạng của xã hội

Đề : AI đang trỗi dậy, liệu con người có đang chết đi


Chat GPT ra đời – một lần nữa, chúng ta lại hoài nghi về vị thế của con người. Liệu trong tương lai, chúng ta có còn là kẻ thống trị thế giới ? Liệu trong tương lai, chúng ta có còn được làm chủ đời sống xã hội của chính mình mình?. Kì thực, với sự phát triển như vũ bão của nền công nghệ hiện đại trê thế giới, con người đã và đang sống trong nỗi cảm xúc đầy lo sợ. Thế nhưng, tôi vẫn luôn có một niềm tin mãnh liệt vào con người. Rằng nếu chúng ta thay đổi, vị thế ấy vẫn chẳng thể nào lung lay, mặc cho sự trỗi dậy của AI ngày càng mạnh mẽ

Mở bài bằng câu hỏi tu từ :

Bất tử là bất hạnh hay hạnh phúc?

Bài làm:

Ta là ai giữa cuộc đời này? Liệu ba trăm nữa có ai nhớ đến ta? Và liệu cái chết hay sự trường tồn vĩnh cửu, đâu mới là cái con người nên hướng đến? Không phải hiển nhiên mà cuộc đời này hữu hạn đến thế, không phải hẳn nhiên mà sự sống mong manh trên bờ cát thời gian đến vậy. Suy cho cùng, đời này bởi có cái chết nên mới trở nên ý nghĩa. Còn bất tử chỉ là chuyện huyễn hoặc, nói cách khách là chuyện bất hạnh

Mở bài từ câu chuyện :

Viết về sự sống và cái chết : Người anh hùng Achilles đã tiết lộ bí mật của thần linh cho nàng briseis : “ Các vị thần linh ghen tị với chúng ta bởi chúng ta là con người, bởi vì mỗi khoảnh khắc này đều có thể là giây phút cuối cùng. Mọi thứ sẽ trở nên đẹp đẽ và kì diệu hơn vởi chúng ta có cái chết, có sự kết thúc...”

Về tình yêu thương, lòng dũng cảm :

Trong thần thoại hy lạp, ta không khỏi cảm phục trước vị thần Promette đã dám làm trái lệnh thần Zues để mang ánh sáng chiếu xuống cho muôn lòai, vạn vật. Chính bởi có Promette, sự sống mới nảy nở trên trái đất và nhân loại mới tìm thấy được ánh sáng để tồn tại . Tình yêu thương / lòng dũng cảm phải chăng đã xuất hiện, song hành cùng con người từ thuở xa xưa để rồi dìu dắt họ qua những khốn khó, bất hạnh của cuộc đời

Về nghị lực : Người ai cập vẫn lưu truyền huyền thoại về phượng hoàng lửa rằng cứ 300 năm nó lại tự trầm mình đau đớn trong lửa đỏ để tự đốt mình thành tro bụi và rồi từ đống tro tàn, phượng hoàng lại trẻ trung hơn xưa. Thế giới cần chúng ta trở thành một phượng hoàng như thế ấy. Ccách nó nỗ lực vượt qua ranh giới sinh tử cũng là cách con người hằng ngày đang tìm cách vươn lên từ bóng tối đầy phi thường.,..

Về ước mơ :

Chuyện kể rằng,loài chim kiwi ở New Zealand vốn là loài chim không biết bay.Có một chú chim kiwi nọ, luôn ước mình có thể bay.Ngày lại ngày, chú cần mẫn đóng cọc những cái cây vào sườn núi cao. Một ngày kia, chú quyết định nhảy xuống từ đỉnh núi cao, qua những cái cây đã được đóng cọc để cảm nhận cảm giác được bay lượn, bay qua đại ngàn, bay trên những đám mây. Dù chú biết, cuối cùng mình sẽ phải chết. Và rồi, nước mắt chú đã rơi. Ấy là giọt nước mắt hạnh phúc của kẻ dám ước mơ và dám trả giá cho ước mơ ấy để biến nó thành sự thực. Ấy là nước mắt tự hào về sự ban lĩnh, can đảm hiện thực hóa giấc mơ của chính mình. Có lẽ, con người cũng cần thứ nước mắt đẹp đẽ ấy
Thêm
  • Like
Reactions: But Nghien
1K
1
1
+ Chức năng nhận thức : Văn học không giống bộ môn khác, nhân thức theo kiểu phân môn mà là trong sự toàn vẹn của đời sống. Nó còn là kho chứa khổng lồ tri thức về đời sống xã hội, dễ dàng tái hiện quá khứ. Văn học còn giúp tìm hiểu thân phận con người, khám phá các tính cách xã hội của 1 giai cấp. Bằng các hình tượng nghệ thuật, văn học giúp ta nhận thức được các giá trị tinh thần kết tinh trong thế giới đối tượng khơi gợi khả năng biến quá trình nhận thức thế giới khách quan thành tự nhận thức chính mình

Văn học giúp ta nhận thức các giá trị tinh thần kết tinh trong thế giới đối tượng, khơi gợi khả năng biến quá trình tự nhận thức thế giới khách quan thành quá trình tự nhận thức về bản thân. => Với người đọc quá trình nhận thức hiện thức đời sống trong tác phẩm đồng nghĩa với quá trình người đọc nếm trải, sồng lại từ đầu một biến cố, một tâm trạng, một tình huống hay số phận để ngộ ra, giác ngộ ra điều mà ta đã biết, đã quen nhưng giờ mới thấy thấm thía. Những ai từng trải sẽ có dịp nghiền ngẫm bình tĩnh và khách quan hơn, còn ai chưa từng sống qua thì nếm trải nó như chính cuộc đời

Đối với tôi văn chương không phải là 1 cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên ; trái lại, văn chương là 1 thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi 1 cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người trong sạch và phong phú hơn.
(Thạch Lam)

“Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó.” (Biêlinxki)


+ Chức năng giáo dục : Văn học khêu gợi tư tưởng, tình cảm nuôi dưỡng tâm hồn, niềm tin cho con người. Nó biến sự giáo dục thành khả năng tự giáo dục, giúp con người tự hoàn thiện nhân cách. Nhân cách con người được hình thành 1 cách trọn vẹn thông qua văn học, cách hình tượng văn học đã được nhà văn cẩn thận hconj lọc và gây được cảm xúc tự nhiên trong lòng người đọc. Tác phẩm văn học hiện ra không phải như người thầy thuyết giáo, rao giảng đạo lí mà là đối thoại. Mọi chân lí, đạo đức mà văn học mang lại không khô khan như triết học mà sống động, giàu hình ảnh. Với văn học giáo dục được tác động ở sự lay động tình cảm con người, tác động vào tình cảm là tác động vào khâu then chốt. Người đọc bị xúc động say mê, lôi cuốn bởi những điều viết ra trong tác phẩm người đọc sẽ dễ nhận ra những lầm lạc hoặc làm theo tiếng gọi của những điều tốt đẹp mà tác giả gợi ra. Vậy nghệ thuật cải tạo và giáo dục con người bằng tình cảm và thông qua con đường tình cảm.

Trong quá trình tác động và cải biến con người văn học hiện ra không phải như người thầy, người thuyết giáo mà như người đồng hành, người đối thoại với bạn đọc

Nguyên Ngọc khẳng định: “Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người” => Nó là tấm gương để con người tự soi mình tự đối chiếu để phán xét người khác và bản thân. Như vậy nghẹ thuật đã chuyển quá trình giáo dục thành tự giáo dục. Giáo dục bằng nghệ thuật không có tính chất cưỡng bức mà là một hoạt động tự giác

“Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp.” (Ai-ma-tốp)

+ Chức năng thẩm mĩ : là khả năng phản ánh cái đẹp để làm thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ, khơi dậy cảm xúc thẩm mĩ và bồi đắp phát triển năng lực thị hiệu của bạn đọc. Cái đẹp là mục đích sáng tác, là mối quan tâm hàng đầu của văn chương, nhà văn là người có tư chất đặc biệt trong việc phát hiện cái đẹp đời sống, có quan niệm, lí tưởng thẩm mĩ riêng, gửi gắm khát vọng và còn là như cầu thưởng thức cái đẹp của bạn đọc, nâng cao năng lực thẩm mĩ mà đời sống không thể đáp ứng. Nó giúp tự tin và thêm yêu cuộc sống. Nghệ thuật có khả năng bất tử hóa cái đẹp, viết bằng sự rung cảm của trái tim. Đôi khi có những sự vật xấu xí trong đời sống nhưng lại hóa lung linh trên trang văn bởi có tính thẩm mĩ, tạo nên cái thẩm mĩ từ chính hình thức nghệ thuật. Văn học giúp ta làm giàu kho kinh nghiệm thẩm mĩ, mài sắc các giác quan thẩm mĩ thường xuyên tiếp xúc với văn học nghệ thuật ta sẽ thành người sành sỏi, tinh tế, nhạy bén có chuẩn mực đánh giá riêng của mình để phân biệt cái đẹp và không đẹp trong văn học và trong cuộc sống quanh ta. Văn học còn hình thành lí tưởng thẩm mĩ cho con người. Bởi vì vh bao giờ cũng phản ánh hiện thực đời sống dưới ánh sáng của lí tưởng thẩm mĩ. Lí tưởng thẩm mĩ là hình ảnh các giá trị thẩm mĩ mong muốn cần phải có, là lí tưởng về đời sống phù hợp quan niệm của chúng ta về cái đẹp. Văn học không chỉ khơi dậy khoái cảm thẫm mĩ, mà còn đánh thức bản chất nghệ sĩ và niềm say mê sáng tạo trong mỗi cá nhân. Đó là chức nội dung cơ bản của chức năng thẩm mĩ của văn học nghệ thuật.

Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng.” (CharlesDuBos)

Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái đẹp và cái nhân đạo ( xê – lê – khốp )


+ Chức năng giao tiếp : là sự đối thoại đặc biệt giữa tác giả và bạn đọc. Nếu nhà văn là người mang đứa con tinh thần đến với độc giả thì độc giả lại là người mang đến hơi thở, sự sống cho tác phẩm
Thêm
Chức năng của văn học
401
0
0
Top