Newsfeed

Văn Học Trẻ - forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Tiếng mưa rơi
Tí tách trên phiến lá
Lộp độp qua khung cửa
Rào rào trước hiên nhà.

Tiếng bếp núc xèo xèo
Tiếng kéo cắt lạch cạch
Giọng chàng ca sĩ vang lên
Bên tiếng mưa dịu dàng.

Tiếng mưa rơi
Nhỏ vào mặt hồ tĩnh lặng
Như chú chim nhỏ hoảng hốt
Vội vỗ cánh bay đi.

(Lấy cảm hứng từ bài hát "Dự báo thời tiết hôm nay mưa" của Grey D)
Thêm
441
0
1
“Mẹ ơi, bao nhiêu ngày nữa là tết ạ?”

“34 ngày nữa.”

Vậy là 34 ngày nữa sẽ đến tết, cái tết thứ hai nó không có đủ đầy bố mẹ như bạn bè. Nó tuy học lớp ba nhưng đã biết tính năm tính tuổi.

Tết con lợn là cái tết cuối cùng nó có bố dắt tay phải, mẹ dắt tay trái đi chúc tết họ hàng cùng ông bà nội. Nó vẫn nhớ đêm Giao thừa năm trước, bố chở hai chị em xem bắn pháo hoa cùng nhà các bác các chú. Trước khi đi, em gái nói. “Bố ơi, không rủ mẹ đi cùng à?”

“Mẹ mệt nên ngủ trước rồi.”

Đấy là đêm Giao thừa đầu tiên nó được đi ra ngoài đường xem bắn pháo hoa, được bố cho đi lễ chùa và mua vòng tay bình an. Những bông pháo hoa xinh đẹp nổ tung trên trời che đi nỗi buồn vì không có mẹ cùng xem. Nó không vui khi mọi người cùng đón năm mới trong tiếng la hét vui mừng mà mẹ nằm ngủ trong căn phòng tối đen. Nhưng nó sẽ cất nỗi buồn này vào trong lòng, không nói cho bố biết đâu.

ước mơ nhỏ - Văn Học Trẻ.jpg

Ứơc mơ nhỏ - Kha Nguyễn - Văn Học Trẻ

Sáng mùng một tết con lợn, bố đeo vào tay mẹ chiếc vòng màu đỏ cầu bình an. Nụ cười của mẹ thật đẹp.

Nó yêu tết con lợn. Bởi vì hết tết cũng là hết niềm vui. Ngày hôm đó, mẹ tháo vòng tay bình an và hỏi hai chị em. “Bố mẹ ly hôn, sẽ không sống cùng nhau nữa. Hai con muốn sống với ai?”

Cũng như nỗi buồn không có mẹ cùng xem pháo hoa đêm Giao thừa bị cất trong lòng, sự tủi thân khi nó nghe được bố mẹ nói chuyện đêm hôm trước cũng gói ghém thật sâu trong đầu. Nó sẽ không để mẹ biết, bản thân đã nghe trọn vẹn lời bố. “Em nuôi hai con đi. Tôi phải đi làm, không có thời gian chăm sóc con.”

Hết tết con lợn, mẹ đi làm hai công việc mỗi ngày. Từ bốn rưỡi sáng đến bảy giờ tối, sau đó chở hai chị em nó đi học thêm. Nó muốn nói với bố. “Mẹ đi làm còn nhiều hơn bố.”

Tết con chuột là tuổi của bố, nhưng nó chẳng có bố đưa đi xem pháo hoa, cũng không có ai mua vòng tay bình an cho nữa.

Lần cuối cùng của năm con lợn, nó sang nhà bà nội chơi, bà nội nói. “Khi nào hai đứa nghỉ tết thì bố sang đón về nhà bà ăn tết, mùng ba tết sẽ chở về nhà mẹ.”

Nó truyền lời đến mẹ. Mẹ nói. “Mẹ đi làm cả ngày, thứ Bảy và Chủ Nhật không được nghỉ. Các con đi học cả tuần, thứ Bảy và Chủ Nhật đi học thêm. Chỉ có tết mẹ con mình mới được nghỉ. Tết là gia đình đoàn viên, mẹ hiện tại là gia đình của các con, chúng ta phải ăn tết cùng nhau.”

Vậy nên, mùng một tết con chuột, mẹ đưa hai chị em đi chúc tết cùng ông bà ngoại.

Mùng hai tết, mẹ đưa hai chị em đi khu vui chơi từ sáng đến tối.

Mùng ba tết, mẹ đưa hai chị em đi công viên từ sáng đến chiều.

Tết con chuột thật khác tết con lợn. Nó không được bố mẹ đưa đi chúc tết cùng ông bà nội. Nhưng nụ cười của mẹ và nụ cười của em gái rất xinh đẹp, nó nghĩ gia đình cũng hạnh phúc mà.

Mùng bốn tết con chuột, bố đón hai chị em sang nhà bà nội chơi. Cùng là một cái tết nhưng nó ăn ngủ ở hai căn nhà khác nhau, nó nghĩ hạnh phúc không quá tròn trịa rồi.

Mẹ nói còn 34 ngày nữa sẽ đến tết con trâu, tết tuổi của mẹ, nó hy vọng hạnh phúc nhỏ xíu của nó đừng rơi rụng thêm nữa.

Mẹ nói. “Chiều mùng bốn tết năm nay mới sang nhà bà nội chơi nhé. Để sáng mẹ đưa đi chơi.”

Nó phân vân có nên kể lại với mẹ câu nói của thím không? Nó từng nghe được lời thím nói trong một lần sang nhà bà nội chơi. “Con đẻ không nuôi, đi nuôi con người.” Nó không biết lời này có liên quan câu nói của bác hàng xóm khi bàn về vợ mới của bố hay không?

Bác hàng xóm nói. “Con bé đấy một đời chồng và có con riêng rồi.”

Đôi khi nó tự hỏi trong đầu, “Bố có vợ con mới, bố có đón nó đến nhà bố chơi tết nữa không? Tết là gia đình sum vầy, bố không còn là mái nhà che con và má, con bước vào gia đình của bố, sẽ không khiến bạn kia ghét chứ?”

Câu hỏi này sẽ không ai giải đáp. Nhưng nó biết một chuyện: mẹ nghỉ làm nửa năm nay, từ khi có dịch Cô Vy, mẹ luôn làm việc ban đêm ở nhà. Vậy là tết này mẹ sẽ có nhiều thời gian chơi với hai chị em nó hơn.

Nó rất mong chờ tết con trâu, tết tuổi của mẹ. Nó rất yêu mẹ vì mẹ bảo không bao giờ lấy chồng. Mẹ sẽ đi làm kiếm tiền nuôi hai chị em đến khi tụi nó lấy chồng mới thôi. Nó hiểu tết con trâu cũng không có vòng tay bình an đeo vào tay mẹ, nhưng mẹ sẽ khỏe mạnh như con trâu. Bởi vì mẹ nói mẹ hiện tại là mái nhà che hai chị em nó.

Tết con trâu đến. Bố không đón chị em nó về nhà bà nội ăn tết. Mẹ nói: “Từ bây giờ, bố sẽ không bao giờ đón các con đến nhà của bà nội ăn tết nữa. Khi nào các con lớn, nếu các con muốn đến chơi nhà bà thì tự đi một mình, được không?”

Nó không trả lời. Em gái nhìn nó và hỏi: “Chúng ta là đứa trẻ không có cha hả chị?”

Em gái nó xem phim trên tivi và học theo lời nhân vật. Đứa trẻ chín tuổi không thể hiểu hết lời người lớn. Nó chỉ bật khóc khi nghe đến hai chữ “không cha.” Vậy nên, nó rụt rè hỏi mẹ: “Mong ước của con rất nhỏ, đó là có bố có mẹ như bạn Thanh. Bố mẹ có thể cho con không ạ?”

Mẹ lại dùng câu nói “mẹ vừa là bố vừa là mẹ” để ứng phó như mọi lần. Nó chợt giận mẹ, ghét mẹ. Bạn Thanh nói: “Cái cô xinh xinh trong phim luôn vì con cái mà ở với chú hung dữ. Mẹ cậu không chịu học theo, tức là không yêu cậu đâu.”

Nó mang theo tổn thương trong tim, thốt ra lời thương tổn mẹ, rằng: “Con lớn lên lấy chồng, sẽ không bao giờ bỏ chồng. Con muốn con của con có cả bố và mẹ. Đấy mới là gia đình!”

Em gái nó học theo: “Con sẽ không lấy chồng, vì lấy rồi lại ly hôn.”

Trẻ con có quyền nói ra những suy nghĩ trong lòng, và chúng không biết bản thân vô tình làm đau lòng người lớn. Đứa trẻ chưa lên mười sẽ chẳng hiểu sức nặng của lời nói vô tâm.

Mang theo suy nghĩ bản thân sẽ hạnh phúc, lấy chồng sống cuộc đời mãn nguyện bên những đứa con xinh đẹp, cuộc sống của nó trôi qua hai mươi lăm năm.

Vào năm con hổ của rất nhiều năm sau, khi đứa con đầu lòng lên năm, gia đình nó đứng trước nguy cơ tan vỡ. Một tháng có ba trận cãi nhau to tiếng, bốn trận chiến tranh lạnh, và nhiều lần tiếng khóc con thơ văng vẳng khắp bốn bức tường. Căn nhà hạnh phúc đủ đầy bố mẹ cùng hai cậu con trai sinh đôi trở thành chiếc nôi ngập ngụa năng lượng tiêu cực. Bố mẹ cãi vã và nghi ngờ nhau. Con cái khóc lóc sợ hãi và tìm kiếm chút bình yên từ bậc sinh thành. Mọi thứ tiêu cực dồn nén xuống đáy nôi, tích đầy theo thời gian.

Nó xin ý kiến từ bạn bè, xin lời khuyên từ những người có gia đình hạnh phúc xung quanh. Nó thay đổi, cố gắng điều chỉnh bản thân để tìm lại không gian ấm cúng khi xưa.

Một tháng trôi qua trong buồn bã, hai tháng bước đi trong mệt mỏi, ba tháng vật vờ trong sự kiệt quệ từ tinh thần đến thể xác. Sau nửa năm, nó tìm đến mẹ, người thân ruột thịt cũng là người phụ nữ có hôn nhân thất bại trong mắt nó.

Mẹ không kết hôn đúng như lời hứa. Nhưng mẹ đã trải qua ba mối tình không có danh phận. Đây là lý do nó không gần gũi với mẹ trong những năm tháng về nhà chồng. Nó sợ những ánh mắt phán xét từ người xung quanh.

Mẹ nói: “Mẹ không thể hoàn thành ước mơ về mái nhà có đầy đủ bố mẹ cho con, nhưng con gái mẹ sẽ làm được cho hai đứa cháu ngoại đáng yêu.”

“Con… không tốt như mẹ nghĩ đâu.”

“Không đâu con yêu. Con không ngừng xin ý kiến từ người thân và bạn bè để kiểm điểm bản thân, để cứu vẫn hôn nhân. Con đã làm rất tốt rồi!”

Bạn bè xúm vào chê chồng nó tệ, chê đàn ông không chăm lo được cho vợ con là loại bất tài vô dụng, khuyên nó bỏ chồng. Các chị gái lớn tuổi bảo nó không biết chăm lo cho bản thân nên mới bị chồng chán chê, khuyên nó mặc kệ việc nhà, chịu khó chăm chút vẻ ngoại. Mẹ là người duy nhất nói câu “Con đã làm rất tốt!”

Nó nhìn ánh mắt hiền từ chưa từng thay đổi của mẹ, bất chợt giật mình. Tóc mẹ đã bạc từ khi nào? Nước mắt vô thức vỡ ra. Từng giọt, từng giọt, từng giọt,... Hơn hai mươi năm trước, đã có ai nói với mẹ rằng “chị đã làm rất tốt” chưa? Lớp bụi phủ trên ký ức chẳng thể trả lời được nó. Bởi vì nó luôn buông những lời khắt khe với mẹ, luôn che đậy một gia đình đơn thân có bao vất vả nhọc nhằn.

Mẹ cho nó nơi dừng chân, cho nó ăn học, cho nó tình thương. Mẹ bên nó khi ốm đau, mẹ đồng hành cùng nó trong suốt quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường, mẹ ở sau lưng cổ vũ khi nó liên tục xin việc thất bại. Mẹ chưa từng để hai chị em nó thiếu thốn so với bạn bè đồng tuổi. Và mẹ không chê người con rể cục mịch được nó dắt về ra mắt. Mẹ luôn yên tâm trước sự lựa chọn của cô con gái lớn.

Nó nhìn mẹ như thấy một ngôi nhà vững chãi với mái ngói đỏ che nắng che mưa. Là chốn bình yên luôn sẵn lòng dang tay ôm nó vào lòng.

Sau rất nhiều năm, nó ôm lấy mẹ, câu hỏi năm xưa văng vẳng bên tai: “Mong ước của con rất nhỏ, đó là có bố có mẹ. Mẹ có thể cho con không ạ?”

Tấm lưng còng của người mẹ chính là câu trả lời.

Nó sẽ thử cố gắng một lần nữa để xây dựng lại hạnh phúc gia đình. Dù tương lai nó lựa chọn như thế nào, nó tin chỉ cần bản thân luôn yêu thương con cái như mẹ, con của nó cũng sẽ trưởng thành, thành một người đầy đủ hạnh phúc.

Chỉ còn vài ngày nữa là sang năm con Mèo, nó muốn gia đình được đón một cái Tết đủ đầy thành viên. Nó tin bản thân sẽ làm được như mẹ nó đã làm trong những năm xưa.

Hết.
----
Cuộc thi viết “Mùa Tết” Văn Học Trẻ 2023
Tản văn + Mong ước nhỏ
Kha Nguyên
Thêm
Mong ước nhỏ
560
5
6
Tết năm nào mẹ tôi cũng mua đầy ắp bánh kẹo ở chợ huyện. Thế nhưng kẹo lạc do chính tay bà nội tôi đều đặn nấu mỗi khi xuân về là món tôi nhớ nhất.

Ngày trước, cách đây khoảng vài chục năm, khi đời sống kinh tế còn nghèo khó, chuyện trẻ con tại các làng quê được ăn kẹo bánh thỏa thích chỉ có ở những ngày Tết.

Trong mấy ngày Tết, thường là nhà nào cũng có vài ba gói bánh quy, dăm bảy gói kẹo dùng tiếp khách tới chúc Tết, vài gói mứt bày trên bàn thờ để hết Tết mới bỏ xuống ăn.
Dù nhà có nghèo nhất làng đi chăng nữa, ngày Tết vẫn có đủ bánh kẹo, mứt, thịt, chả giò, bánh chưng… bởi các cụ ta vẫn từng bảo: “Đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết”.

Tết năm nào nhà tôi cũng có nhiều loại bánh kẹo mẹ mua ở chợ huyện, song món kẹo duy nhất mà chẳng năm nào thiếu được, đó là kẹo lạc mà bà nội vẫn đều đặn nấu mỗi khi Tết đến xuân về.

Ngày anh chị em chúng tôi còn nhỏ xíu, dẫu nhà trồng ra lạc nhưng chỉ Tết mới được ăn kẹo lạc của bà nấu. Vì lạc trồng ra phải dành mang bán lấy tiền cho các nhu cầu chi tiêu khác. Thông thường, cứ qua ngày ông Táo về trời vài hôm là bà chuẩn bị lạc, đường, gừng, gạo rang giã nhỏ để nấu.

keo-tet-1656.jpg
Mỗi năm đến Tết, tôi lại nhớ món kẹo lạc của bà nội tự tay nấu. (Ảnh minh họa: Chu Khang Long).

Nồi kẹo thường được bà bắc bếp vào hôm 27, 28 Tết. Trong nhà tôi, mẹ cũng có thể làm được món này, nhưng chẳng thể làm ngon, nấu khéo như bà, nên dù có bận rộn thế nào bà vẫn luôn đảm nhận phần việc nấu kẹo lạc Tết.

Công đoạn đầu tiên của việc nấu kẹo là bà bỏ đường (có thể dùng đường trắng, đường đỏ tùy ý) vào xoong rồi hòa chút nước lã và đun lên.

Nồi đường sôi liu riu tới lúc nào kiểm tra thấy độ đậm đặc, nhỏ một giọt từ đầu đũa xuống bát nước lạnh thấy nó đóng cục không dính tay là được. Trong xoong đường phải nêm chút gừng tươi giã nhỏ thì mới thơm, mới dậy mùi hấp dẫn và chính vị nóng ấm của gừng còn có tác dụng chữa chứng viêm họng, hay đau bụng.

Khi xoong đường đã đạt yêu cầu, bà đổ lạc đã rang chín vàng, sàng sảy sạch sẽ vào và dùng đũa cái quấy thật đều tay cho các mảnh lạc quyện đều vào nồi mật đường đã dẻo quánh, tạo thành khối mạch nha hấp dẫn. Khi nào chiếc đũa cái quấy nặng tay, xoong kẹo có độ đặc quánh là xong. Nhưng nhớ từ lúc bỏ lạc vào thì lửa phải cháy nhỏ nếu không xoong kẹo sẽ bị cháy khét.
Khối đường tan chảy hòa lẫn với lạc ấy được đổ ra một chiếc sàng tre, hoặc chiếc mâm nhôm bên dưới có lót lá chuối xanh, trên mặt lá phủ bột gạo rang giã nhỏ mịn làm áo để kẹo không bị dính xuống mặt mâm, hay sàng. Độ dày hay mỏng của các thanh kẹo là tùy vào độ dàn trải mỏng, hay dày của người nấu mà thôi.

Công việc dùng dao mỏng cắt kẹo thành từng thanh hình chữ nhật cũng khá cầu kỳ, nếu không có kinh nghiệm, các thanh kẹo sẽ vỡ vụn, nhìn mất ngon.

Sau khi đổ kẹo ra sàng, mâm thì phải cắt thanh nhanh tay, nếu chậm vài chục phút kẹo sẽ cứng, không thể cho ra các thanh kẹo đều đặn xinh xắn, mà tạo thành mảng lớn, khi ăn phải bẻ từng miếng.

Tính từ khi đổ kẹo ra, dàn mỏng trên mâm thì khoảng vài, ba tiếng là kẹo nguội và có thể ăn được rồi. Công việc tách từng thanh kẹo lạc bỏ vào lọ thủy tinh bà thường giao cho tôi. Mỗi khi làm xong bà đều thưởng cho tôi những thanh kẹo không vuông vắn phía lề sàng, góc mâm.

Từ lúc sinh ra cho tới khi lớn lên và ra thành phố học tập rồi ở lại lập nghiệp, tôi đã có bao mùa Tết được quây quần bên nồi kẹo lạc bà nấu. Tôi đã nằm lòng công thức nấu kẹo lạc của bà, nhưng không hiểu sao mấy lần chế biến thử món này tôi đều thấy nó không thể ngon, giòn thơm như bà vẫn từng nấu.

Cách đây mấy năm bà tôi đã trở về với tiên tổ. Dẫu cuộc sống đã đủ đầy, chẳng thiếu gì các loại bánh kẹo, song mỗi dịp Tết đến xuân về tôi vẫn luôn nhớ bà nội. Lòng lại nôn nao thèm một đĩa kẹo lạc đơn sơ mộc mạc nhưng thơm giòn, ngọt ngào mà khi còn sống bà vẫn thường nấu cho cả gia đình thưởng thức.

Độc giả Thạch Bích Ngọc
Nguồn: VietNamNet.vn
Thêm
Tết nhớ kẹo lạc của Bà
416
3
1
Dạo này mỗi tối cả nhà cùng nhau chơi cá ngựa, cái trò đơn giản cứ tưởng chơi cho vui thôi,, vậy mà nhiều khi cũng phải tính toán, để rồi đấu đá lắm lúc cũng thấy cay cú lắm mà lắm lúc chỉ thấy cười rũ rượi.

Thường thì bốn màu sẽ là bố, gái lớn, dì, mẹ và gái út là một phe.

1660553573022.png


Lúc đầu ai cũng sẽ khấn khởi chờ đợi được sáu để xuất phát mục tiêu ban đầu chỉ là về đích sớm nhất và lên chuồng an toàn.Thế rồi, người đi trước, người đi sau người mãi mà vẫn chưa bắt đầu, tự nhiên thâm tâm xuất hiện một kỳ vọng ác ý, đợi quân đó đi qua chuồng rồi hãy xuất để khoảng cách của mình và hắn ít nhất để cơ hội đạp đổ, hất phăng hắn ra khỏi đường đua sẽ cao hơn và thế là mình thắng hắn.

Rồi thì nhiều lần lắm, những con ngựa chạy đua sát nhau, ta cười hả hê vì vừa loại bỏ được một đối thủ, niềm vui chưa trọn thì đã chẳng thấy quân mình còn trên đường đua ấy nữa, luật hoa quả đến nhanh quá chẳng kịp trở tay.

Trong ván hôm trước, mình 6 lần về đến cửa chuồng và 6 lần bị đá bay có lần là do bất ngờ không kịp trở tay nhưng cũng có lần là do đặt kỳ vọng lớn hơn muốn phải 4-5 mới lên chuồng cho đỡ mất công vậy là mạo hiểm chờ đợi vận may và thì vận rủi lại đến, có lần nhắm mắt đưa chân 1-2 cũng lên chuồng thì thoát được lần bị hắt cẳng, cứ chăm chỉ chờ đợi lên từng bước thì kết quả cũng không đến nỗi quá tệ.

Trong mỗi lần chơi Gái lớn thường là người bị đá nhiều nhất đá nhiều đến nỗi có lần bực quá nó chạy ra khỏi phòng chửi thề một câu cho bõ tức, có lần nước mắt ngắn nước mắt dài dỗi không chơi, phải động viên mãi mới có thể tiếp tục, nhưng nó cũng là người đi đá nhiều nhất có lần trong một nước đi mà đá tất cả những người còn lại, và kết quả của hắn thì thường không tệ không nhất thì cũng phải nhì, có lẽ thành công của hắn là nhờ sự ganh đua có sẵn nhưng lại luôn cần có sự động viên từ người khác.
Ngược lại với gái lớn, gái nhỏ coi mọi việc nó làm chỉ như một trò chơi và cá ngựa cũng không ngoại lệ, mỗi lần chơi em sẽ chọn màu theo cảm xúc, cũng có lần em buông :” màu gì cũng được” mục tiêu của em ý ban đầu chỉ là đá sao được nhiều quân nhất nhưng trừ mẹ, nếu có thể em ấy sẽ luôn chọn một lối khác để đi, để không làm tổn hại đến mẹ.

Nếu xúc lâu chưa được 6 em sẽ đổi thế xúc quân có thể dùng tay dùng chân, niệm thần chú, có lần vừa tập yoga vừa xúc cá ngựa. Có lúc quân của của em sẽ chiếm ưu thế vì mục tiêu là xuất thật nhiều đá hết sức nhưng cũng vì nhiều quân đi nên đôi khi em ý sẽ không thể kiểm soát được hết các nước đi trên bàn cờ và đôi khi may mắn không thuộc về em ý, nên nhiều lúc em ý cũng mất hết những quân đang có.

Dù mục tiêu là rong chơi đá đổ người khác nhưng đến lúc ván cờ sắp hết em hốt hoảng nhìn thấy những chú ngựa khác màu đã về chuồng gần hết thì em ý chán nản bỏ dở cuộc đua.

Mặc cho những đoạn đường đã đi nhưng có lẽ em ý cũng đã đạt được mục đích của mình.

Dì thì hay gặp may lắm mọi người vẫn nói có lẽ dì có lẽ dì luôn có vận đỏ tiềm tàng. Nhưng phong độ thì thất thường lắm chơi với cháu thì sẽ thắng mà cứ thêm anh chị vào thì may mắn lại hơi lận đận có lẽ do kim kia cần lửa trong lò thì mới có thể thành vật phẩm giá trị, thôi thì cũng là kinh nghiệm cần chọn mệnh trong khi chơi số đỏ.

Với Bố mục tiêu luôn là mục tiêu kép: vừa về chuồng nhanh nhất, vừa đá nhiều nhất và phải chặn được quân khác nữa. Có lẽ vì ôm nhiều tham vọng thế nên trên bàn cờ không được mọi người yêu mến cho lắm, ai cũng dè chừng và chực muốn hạ bệ cho bõ ghét. Ấy thế nhưng kết quả cũng chỉ bình bình nha.

Cái trò này kể ra cũng lạ có xúc hoài xúc mãi con xúc xắc có 6 mặt có lúc thật biết chiều lòng người có lúc lại cứ làm ta mong chờ mãi có lúc lại thấy nuối tiếc, lúc thấy bực bội nhưng rồi thì tất cả cũng đều về chuồng, có lúc sự khác biệt về thời gian hoàn thành cuộc đua của mỗi người gần như chỉ là trong tíc tắc.

Ai rồi cũng thành công hết.

Chỉ có những mục tiêu ban đầu, cách thức, kỳ vọng, tư duy, và đúc kết lại là khác nhau.
Dì nói: kinh nghiệm rút ra từ việc chơi cá ngựa là dù là ruột thịt đôi khi cũng cần phải đá bay.


1f923.png
1f923.png
1f923.png
Thêm
TRÒ CÁ NGỰA TỰ SUY
  • Like
Reactions: Vanhoctre
575
1
0
Lúc 22h30p bố gọi điện tới hỏi tôi đang làm gì, tôi trả lời rằng mình đang giặt quần áo. Bố liền nói: “Con giặt muộn thế làm gì?” Tôi lập tức trả lời: "Giặt muộn thì làm sao, con thích vậy". Nói xong, tôi đột nhiên sững sờ, kỳ thực, tôi có thể cảm nhận được ý mà bố tôi đang muốn biểu đạt: Con giặt quần áo muộn sẽ ảnh hưởng tới thời gian nghỉ ngơi, không tốt cho sức khỏe, con nên làm điều đó vào ngày mai? Đối với bố, đây là một cảm xúc lo lắng, nhưng bố sử dụng câu hỏi buộc tội khiến phản xạ có điều kiện của tôi là: ai đó đang tấn công tôi, vì vậy hãy nhanh đáp trả.

Đây không phải là lần đầu tiên tôi xung đột ngôn ngữ trong gia đình như vậy. Về cơ bản, tôi không nghĩ đến việc những lời nói đó sẽ làm tổn thương gia đình mình như một lưỡi dao sắc bén hay không. Khi tôi sống với người yêu cách đây vài năm, người yêu của tôi thường cảm thấy tôi luôn buộc tội và chỉ trích anh ấy, và tôi không hài lòng với anh ấy, nhưng theo quan điểm của tôi, tôi không có ác ý, chỉ dùng cách nói không được nhẹ nhàng mà thôi. Nhưng chính cách thể hiện không tốt này đã và đang làm tổn thương đến mối quan hệ thân thiết giữa các thành viên trong gia đình , khiến sự hiểu lầm giữa hai bên ngày càng sâu sắc, sự giao tiếp giảm dần, bất mãn lẫn nhau ngày càng nhiều.

Có cách nào để giải quyết một vấn đề này không?​

Vâng, phương pháp rất đơn giản, đó là, nói chuyện nhẹ nhàng và giao tiếp cẩn thận hay còn gọi là "Giao tiếp không bạo lực", rất nhiều vấn đề trong cuộc sống thực đều là do giao tiếp kém. Tôi đưa ra một vài ví dụ đơn giản.

Trước đây, chồng tôi có một thói quen mà tôi không thích lắm, khi đi làm về là anh ấy cởi tất ngay lập tức rồi vứt tất ra phòng khách hoặc một góc hành lang, khi tôi thấy có mùi hôi, phản ứng đầu tiên của tôi là mắng: "Này, anh làm gì vậy? Lại ném đôi tất ra phòng khách, sao lần nào anh cũng luộm thuộm thế này!" , “anh không thể bỏ tất vào lồng giặt được à? "

Một bên này tiếp tục chỉ trích, và bên kia phải nghe chỉ trích. Có phải ý định ban đầu của tôi thực sự là để đổ lỗi cho anh ấy? Chắc chắn không, tôi chỉ mong mình được sống trong một môi trường gia đình sạch sẽ và ngăn nắp, và anh ấy có thể duy trì môi trường gia đình này với tôi. Nhu cầu của tôi là: anh ấy chỉ cần cho đôi tất đã cởi vào lồng giặt. Nói một cách đơn giản, tôi chỉ cần nói thẳng với anh ấy: "Để tất không sạch trong phòng khách sẽ ảnh hưởng đến không khí trong phòng. Anh cần phải bỏ tất bẩn vào bồn giặt có được không?" – “ Được rồi, được rồi, anh làm ngay đi. ” Vài lần như vậy tự nhiên hình thành thói quen, chúng ta cũng không cần nhắc đi nhắc lại.

Một điều nữa để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi là thay đổi thói quen 30 năm không chia sẻ niềm vui với người khác. Vào một tháng nào đó năm ngoái, chồng tôi được thăng chức trong công ty, điều quan trọng là chi tiêu gia đình cũng tăng rất nhiều. Khi nhận được tin nhắn thông báo, anh ấy ngay lập tức chụp ảnh màn hình và gửi cho tôi, tôi liếc nhìn và trả lời: "Chỉ có sáu con số thôi, có thể làm gì với nó? Cũng chẳng để dư được với số tiền này, anh hãy tiếp tục làm việc chăm chỉ đi!" chắc là chồng mình hơi hụt hẫng, muốn chia sẻ niềm vui với vợ nhưng không thành nên quay lại gửi tin nhắn cho em gái. Sau khi anh ấy về nhà vào buổi tối, tôi dùng điện thoại di động của anh ấy để tìm kiếm thông tin thì thấy cuộc trò chuyện giữa anh ấy và em gái, sau khi cô em gái biết được tin đó, cô ấy đã chúc mừng cho anh ấy một cách vui vẻ, giống như là cô ấy hạnh phúc hơn cả cô ấy nhận được tiền. Lúc này, tôi thấy mình thật có lỗi. Mỗi khi có điều gì tốt muốn chia sẻ, anh ấy luôn nghĩ đến tôi đầu tiên, nhưng tôi lại thường là người dội gáo nước lạnh vào người anh ấy. Nếu ngược lại là tôi, khi tôi vui vẻ khoe với anh ấy rằng tôi được thăng chức và tăng lương, nhưng anh ấy đáp lại tôi hời hợt rằng tăng có một vài đô la mà cũng khoe, vậy tôi còn bình tĩnh nổi không? Chắc chắn tôi sẽ buồn lòng nhiều lắm.

Sau sự việc này, tôi trở nên khác đi một chút, dù chỉ là chuyện nhỏ nhưng khi anh ấy chia sẻ với tôi, tôi đều cố gắng hết sức để cảm nhận được cảm xúc mà anh ấy muốn bày tỏ, dù đó là niềm vui, nỗi buồn hay căng thẳng, tôi luôn suy nghĩ ở một vị trí khác, nếu là tôi, tôi muốn được đối xử như thế nào, tôi sẽ đối xử với gia đình tôi bằng cả tấm lòng. Từ từ, mọi người đã trở nên nhẹ nhàng, mối quan hệ giữa chúng tôi ngày càng gắn kết hơn.

Candy talk có vẻ đơn giản và hiệu quả như vậy, tại sao chúng ta không sử dụng nó thường xuyên hơn.

Nói chuyện thẳng thắn là khi một người bày tỏ cảm xúc và mối quan tâm của mình một cách rõ ràng mà không phải buộc tội hoặc mỉa mai. Như chúng ta sẽ thấy, nói chuyện thẳng thắn rất hiệu quả chủ yếu là vì nó cho phép người kia tin tưởng lắng nghe. Nhiều người hay nhân danh mình thẳng tính để thỏa sức chê bai người khác, buộc tội họ làm thế này thế kia không đúng, cần phải thay đổi. Thậm chí, nói những lời tổn thương người khác rồi coi như không có chuyện gì xảy ra như: Tôi chỉ là thẳng thắn chút nên lời nói hơi khó nghe bạn đừng để ý nhé.

Mọi người lớn lên trong một xã hội cạnh tranh, và trong quá trình lớn lên, hầu hết chúng ta đã học cách bảo vệ bản thân bằng cách biến bản thân thành bất khả xâm phạm. Bằng cách này, khi chúng ta bị tổn thương, chúng ta cố gắng không thể hiện ra. Và chúng ta cũng học cách tránh người khác làm tổn thương chúng ta, hoặc đả kích anh ấy (hoặc cô ấy) với sự tức giận hoặc mỉa mai. Như chúng ta đã thấy, làm như vậy thường dẫn đến phản ứng phòng thủ, hoặc phản công trực diện, ngày càng tăng dần.

Một vấn đề khác là trong nhiều trường hợp, chúng ta không hiểu hết nhu cầu, mong muốn và cảm xúc của mình, và chúng ta chỉ có một cảm giác khó chịu hoặc khó chịu mơ hồ. Rất khó để chúng ta diễn đạt chính xác cảm giác này, điều này đòi hỏi một khả năng nhận thức và diễn đạt nhất định. Lý do cho điều này bắt đầu từ sự nhạy cảm và nhận thức của chúng ta về cảm xúc. Theo nghĩa sâu xa, có thể là những tình huống và cảm xúc bị kìm nén hoặc che giấu trong thời thơ ấu đã bị che giấu và không được khám phá hoặc thấu hiểu. Đây là khu vực không thể tiếp cận để đọc hoặc phản ánh và có thể cần sự hỗ trợ của một cố vấn chuyên nghiệp. Một nhà tư vấn không thể giúp bạn phát triển hoặc đưa ra quyết định. Những gì người đó có thể làm chủ yếu là đồng hành và phân tích một cách chuyên nghiệp. Sự phát triển và thay đổi cuối cùng vẫn phụ thuộc vào chính bản thân chúng ta.

Một sai lầm rất dễ mắc phải của chúng ta trong mối quan hệ giữa các cá nhân là muốn thay đổi hành vi của người kia. Tuy nhiên, điều này gần như là không thể, bạn chỉ có thể thay đổi hành vi của mình để buộc đối phương thay đổi cách đối xử với bạn.

Khả năng ăn nói có ảnh hưởng rất lớn đến bản thân và mối quan hệ gia đình. Các mối quan hệ là một tấm gương phản ánh cách mà bạn đối xử với người khác. Khi bạn đối xử với người khác, bạn nên thực sự đối xử như với chính mình theo cách tương tự. Hãy trò chuyện nhẹ nhàng như với bản thân, đối mặt với nhu cầu của bản thân và đối xử với gia đình theo cách này, mối quan hệ tốt đẹp sẽ trôi chảy và bạn sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn khi gia đình ở chung, quây quần bên nhau.
Thêm
629
4
4

Thanh candy

Thành Viên
23/10/21
13
16
3,000
Xu
60,807
đọc bài của chị em nhớ đến khi mới đi làm, khi có cô nào mà mắng chồng mấy cô trong phòng em lại rì rào đấy: gọi chồng bằng nó, gọi bọn chó bằng anh :smile:. vì trong ngành dịch vụ nên lúc nào...
 
" Mọi thứ đều bị thời gian bào mòn, riêng tình thương của người mẹ không thể "
Hỡi ai còn mẹ xin đừng làm mẹ buồn dù chỉ một lần !
IMG_20220701_143224.jpg
Thêm
Đôi bàn tay vàng
  • Like
Reactions: Lãnh Nguyệt Hàn
512
1
0
Vài hôm trước mình vô tình xem được một đoạn video mà sống mũi bỗng cay cay, rồi hàng nước mắt lăn trên má nóng ran làn da còn nứt nẻ... Mình xin tóm tắt video như sau :

" Cô con gái đi học xa, cô vừa ngủ dậy thì mẹ cô gọi điện tới :

- Con yêu, con đã ăn tối chưa ? Con đang làm gì vậy ?

- Cô con gái trả lời vội vã rồi bye bye mẹ vì bận. Mẹ cô vui vẻ cúp máy và không quên những lời dặn dò con gái bé bỏng của mình.

Lần thứ hai, thứ ba, mẹ cô có gọi nhưng cô vẫn nói là cô đang rất bận và vội vàng cúp máy.

Hôm đó, cũng là hôm mà từ giờ về sau, cô sẽ không bao giờ nhận được cuộc gọi nào từ người mẹ giấu yêu nữa. Trong lúc cô đang đăng lên tài khoản Instagram của mình khoe công thức nấu ăn mà cô vừa học được. Mẹ có gọi tới và cô tắt máy rồi tiếp tục công việc của mình.. Lát sau, bố cô gọi tới ôm mặt khóc, cô nhận ra điều gì đó bất an và hỏi :

- Sao vậy bố, mẹ con đâu ?

Bố cô nói trong nước mắt và sự tuyệt vọng :

- Mẹ con bị đột quỵ và đã không qua khỏi, bố yêu con gái nhiều.

Cô con gái ôm mặt khóc nức nở nghẹn ngào không nói được gì. Bố còn gửi cho cô mấy video cuối cùng mà mẹ cô ấy quay muốn gửi tới con gái, mà con gái quá bận. Cô con gái day dứt nhưng tất cả đã muộn....

Xem được nửa video, mình bật khóc và mình thấy mình trong đó. Mình cũng đã từng tắt máy của mẹ, không phải vài ba lần mà rất nhiều lần rồi.

" Con xin lỗi mẹ "

Mình cũng đi làm xa, giờ giấc đi làm của mình khác với giờ sinh hoạt ở nhà, nên lắm lúc mẹ gọi mà mình không nghe máy được. Cũng có rất nhiều lần, mình tắt máy vì không muốn nghe. Mình tệ rất nhiều. Sẽ không bao giờ có thêm lần nữa, dù là con bận đến cỡ nào, con cũng sẽ gọi về cho mẹ. Con muốn nghe giọng của mẹ, đơn giản như vậy thôi.

Những ngày tháng trẻ con đi lạc vào thế giới rộng lớn và thú vị mà quên mất đường về nhà. Rồi mới cảm nhận được cuộc sống không hề màu hồng như mình nghĩ. Muốn về nhà, ăn một bữa cơm mẹ nấu tưởng chừng đơn giản nhưng lại khó khăn. Ở nhà cơm mẹ nấu bữa ăn bữa bỏ, ra xã hội bữa đói bữa no...

" Mẹ ơi "... Mẹ thường hay đau lưng, tê tay chân rồi cả đau đầu. Con lớn rồi nhưng vẫn chưa giúp được gì cho mẹ. Chưa kiếm được thật nhiều tiền, chưa cho mẹ được một bữa ăn thật ngon, chưa mua được cho mẹ chiếc váy thật xinh... Và cũng chưa dành thời gian để nói chuyện với mẹ thật nhiều. Hiện tại, việc ôn thi đại học, việc đi làm của con mỗi ngày chẳng hề hà gì với nỗi lo toan từng ngày của bố mẹ. Con của bây giờ, chỉ biết học thật giỏi, để mẹ sẽ luôn tự hào về con. Con ước chi rằng bố mẹ sẽ luôn mãi được khoẻ mạnh và bình an, để dõi theo hành trình lớn lên của con, nhìn con trưởng thành mỗi ngày. Nhìn con bước chân vào cánh cổng Đại Học, nhìn con cầm bằng tốt nghiệp, nhìn con cầm trên tay tấm bằng Thạc Sĩ, Tiến Sĩ, nhìn con ở trên Tivi và nhìn con thành công.

Bố mẹ khoẻ mạnh là món quà vô giá đối với con, cho con có thêm động lực để cất cánh bay thật xa, thực hiện những ước mơ của mình.

Ai còn mẹ, xin hãy yêu thương mẹ thật nhiều.

Ở ĐÂY, HÃY NHẮN LẠI MỘT CÂU GỬI TỚI MẸ CỦA BẠN NHÉ

Tác giả: SunShare
Thêm
  • Like
Reactions: Vanhoctre
635
1
0
Bài viết này dành cho mẹ nheeee.

Tui là một đứa con chưa tốt, vì vẫn chưa lo cho mẹ được thật nhiều. Mẹ tui không dùng Facebook nên chắc sẽ không đọc được những dòng này của con gái đâu.

Nhà có ba chị em gái, nhưng đứa nào cũng thương mẹ. Luôn dành cho mẹ phần ngon, luôn luôn làm thay mẹ để mẹ đỡ mệt mỏi. Tiền không có nhiều nhưng tình cảm thì đong đầy, cứ khi nhắc tới ba mẹ là nước mắt rơi. Nước mắt không rơi vì người đời gian dối, nước mắt sẽ rơi vì gia đình mà thôi.

Đối với người ngoài, tui có thể dễ dàng nói em yêu chị, em yêu anh nhưng với mẹ thì chưa một lần. Bởi vì sao? Bởi vì đó là người mình thương yêu trên tất cả. Vì mình quá thương nên những lời đó sẽ rất khó nói, mà thay vào đó là hành động.

Tui không thích mẹ đi làm xa, không biết nữa nhưng hầu như người con nào cũng quý mẹ hơn, vì đó là tình mẫu tử. Tui có thể chịu được được tất cả ngoài xã hội, sự đèn ép hay sự nhục nhã khinh thường, tôi chịu chứ không nhất quyết để mẹ phải chịu những cảnh rơi nước mắt đó. Mẹ chỉ cần bình an và sống một đời an yên, hạnh phúc là được. Tui luôn nguyện cầu cho ba mẹ được bình an, bình an thôi là đủ.

Vì tui thấy ba mẹ tui mạnh khoẻ, tui sẽ có thêm nhiều sức mạnh để chống chọi với cuộc đời này. Mẹ hãy yêu lấy mình mẹ nhé!

Bà ngoại mất khi mẹ còn chưa chập chững bước đi, tui còn có mẹ còn mẹ thì không còn mẹ nữa rồi. Nhiều lần trong vô thức cổ họng muốn bật ra tiếng " Mẹ ơi ".

Mẹ là tất cả tình yêu của tui, là thiên thần của cuộc đời này. Mẹ là người đức độ và hiền lành, mẹ sẽ mãi mãi được bình an.

Đi vòng quanh thế giới vẫn yêu một người "Mẹ".
Thêm
609
2
0
Một người mà luôn ở trong tim bạn, luôn khiến bạn nhớ đến mỗi khi thành công hay thất bại thì chứng tỏ họ vẫn luôn hiện hữu trong cuộc sống của bạn, chỉ là bằng cách này hay cách khác mà thôi
Thêm
MÃI MÃI LÀ BAO XA
976
3
2

Hoa Phù Sa

Hoa phù sa
22/7/21
817
895
363,000
28
Hòa bình
Xu
288,741
Đọc tựa này tự nhiên lại nhớ tới tiểu thuyết cùng tên của diệp lạc vô tâm. Một tình yêu đẹp giữa giáo sư Dương lam Hàng với bạch lăng lăng
 
Sửa lần cuối:
11/3/22
8
18
3,000
Xu
45
Đọc tựa này tự nhiên lại nhớ tới tiểu thuyết cùng tên của diệp lạc vô tâm. Một tình yêu đẹp giữa giáo sư Dương lam Hàng với bạch lăng lăng
Hoa Phù Samình cũng từng đọc qua tiểu thuyết này, tựa này của mình cũng lấy từ đó, nhưng ám chỉ những người thân trong gia đình mình mất đi, nhưng chắc chắn vẫn luôn ở cạnh để bảo vệ cho mình
 
  • Like
Reactions: Hoa Phù Sa
VÌ CON, BA CÓ THỂ LÀM TẤT CẢ
Anh Mậu (38 tuổi) đã quyết tâm đi học lại.

Tình cờ con anh hỏi “ba ơi, chữ này là chữ gì?” anh ấy tự ti với con, và quyết định tìm đến em để biết con chữ.

Giờ anh ấy đã đọc, viết dc chữ rồi, à... còn hát cả karaoke nữa chứ.

Anh ấy đã lên dc lớp 3, a ấy luôn học trước con a ấy 1 bài. Em hỏi để làm gì. Thì anh nói: “Để… con nó có hỏi mà biết đường trả lời chứ..” hihi..
Thương lắm ạ..

Đây là 1 trong những động lực, mà e có thể duy trì lớp cho đến giờ.

_______
Shared by: Huỳnh Quang Khải

135573B3-72DF-4B2B-85F5-ABE0BB6D3A21.jpeg
Thêm
VÌ CON, BA CÓ THỂ LÀM TẤT CẢ
741
3
4

Trang cá nhân

Truyện này tớ đăng đầu tiên ở Wattpad (khi ấy học lớp tám), giờ đọc lại thấy sến thật sự nhưng khi tớ cho chị họ xem bản thảo thì chị ấy lại khen hay. Tớ cũng nhen nhóm ý định phát triển bộ này thành truyện dài luôn nhưng mà hồi ấy tớ chưa đủ thời gian, đến giờ thì bản thân lại không theo kịp cảm xúc khi ấy.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau
"Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa."
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Thìn 2024!
An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý~
Hiện tại có cuộc thi nào không các bạn
Trò chuyện trực tiếp
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. hưnga @ hưnga:
    cho em hỏi xu có những tác dụng gì ạ
Top