Hằng ngày bạn học và luôn đọc nhiều loại sách khác nhau song có khi nào bạn tự hỏi mình đã đọc hiệu quả chưa? Đọc sách hiệu quả cũng là một phương pháp cần nghiên cứu và thích ứng. Ai có phương pháp đọc hiệu quả nhất người đó sẽ lĩnh hội được tri kiến thức tối đa nhất. Hãy thử tìm hiểu cách đọc nhanh siêu tốc xem độ đọc hiệu quả ra sao nhé.
1. Đọc tuyến tính không hiệu quả – Bạn không phải đọc từng từ một để trích xuất giá trị từ tài liệu phi tiểu thuyết
Mục đích của đọc sách phi-tiểu-thuyết không phải là đọc hết 100% chữ có trên trang giấy, mà để trích xuất những thông tin hữu ích ra. Từ nhỏ đến lớn, đa số chúng ta học đọc bằng cách đọc từ chữ đầu tiên đến chữ cuối cùng. Nếu bạn đang đọc Harry Potter hay Số Đỏ thì không sao, tiểu thuyết được viết để đọc như vậy, chậm rãi nhấm nháp thưởng thức nghệ thuật sắp đặt câu chữ tuyệt vời của tác giả. Nhưng nếu bạn đọc sách phi-tiểu-thuyết (sách làm giàu, kỹ năng, thành công) thì đó là một sự lãng phí thời gian và sự tập trung khủng khiếp.
Cách đọc hiệu quả là đọc phi-tuyến-tính – một tập hợp kỹ thuật bao gồm lướt nhanh, bỏ qua, tham khảo và ghi chú. Mục đích của cách đọc phi-tuyến-tính là trích xuất thông tin bổ ích liên quan đến những gì bạn muốn đạt được. Đây sẽ là cuộc cách mạng bộ óc của bạn. Trừ phi bạn học được kỹ thuật đọc sách phi-tuyến-tính, bạn vẫn đang lãng phí tiềm năng bộ óc của mình theo cách đọc truyền thống và đầy tính bản năng như vậy.
Cho đến nay bạn đã bị lừa bởi hiểu rằng “đọc sách” là lật từng trang cho đến khi không còn trang nào nữa để lật. Đó là định nghĩa dễ dàng của người kém động não, nhưng không phải định nghĩa đúng. Một khi bạn thoải mái với quan điểm mình không phải đọc sách từ đầu đến cuối mới hưởng lợi được từ quyển sách, bạn có thể đọc nhanh hơn rất nhiều, và thanh thản bỏ quyển sách xuống mà không cảm thấy “có tội” một khi bạn đã học được những gì cần thiết.
2. Chọn tài liệu đọc: Nhẫn tâm biên soạn tài liệu đọc của bạn
Hầu hết chúng ta có quá nhiều thứ phải đọc. Sách, báo, tạp chí, e-mail, blog, facebook làm bạn bị bội thực thông tin. Trừ phi bạn là một người ăn kiêng thông tin sành sỏi, ngoài ra bạn phải học cách lựa chọn.
Phân loại ưu tiên sẽ giúp bạn đọc những tài liệu quan trọng nhất trước. Nguyên lý 80/20 khẳng định 80% kiến thức và kỹ năng quan trọng đến từ 20% tài liệu bạn đọc được. 20% này là liều lượng hiệu quả tối thiểu (MED) giúp bạn đạt được điều bạn muốn. Khi bạn có một chồng giấy để đọc, chắc chắn một vài tài liệu sẽ quan trọng hơn hết thảy với bạn trong hoàn cảnh hiện tại.
Biết rõ bạn muốn làm gì là điều cần thiết để phân loại ưu tiên chồng tài liệu của bạn hiệu quả. Nếu bạn dành thời gian để mô tả rõ ràng mục tiêu của mình, bạn sẽ dễ dàng nhận biết tài liệu này có giúp bạn đạt được điều bạn muốn không.
Đây là ví dụ thứ tự phân loại ưu tiện của tôi:
Đọc phi-tuyến-tính hiệu quả KHÔNG bắt đầu bằng việc lượm sách lên rồi đọc. Bạn có thể nhân hiệu quả đọc của mình lên với vài phút suy ngẫm tại sao mình lại mất công đọc thứ này làm gì? Đây là kỹ thuật “Đặt-mục-tiêu”.
Đặt-mục-tiêu là nghệ thuật quyết định bạn muốn học gì bằng cách đọc tài liệu này. Biết loại thông tin gì sẽ giúp bạn, câu hỏi nào bạn muốn được trả lời, và bạn sẽ áp dụng tài liệu ra sao, bạn sẽ dễ dàng nhận ra những thông tin hữu ích khi gặp phải. Các hội thảo và quyển sách hiệu quả luôn có một chương để giới thiệu bạn sẽ học được gì từ cuộc mua sắm này.
Hãy viết 8-10 câu hỏi trên một trang giấy hoặc sổ tay trước khi bạn mở quyển sách ra. Bằng cách đó, bạn đã ra lệnh cho bộ não tìm kiếm những thông tin bạn muốn tìm – đây là khái niệm quan trọng tôi gọi là “dự đoán”.
4. Dự đoán: Lợi ích của xem lướt
Dự đoán là phương thức “lập trình” cho bộ não bạn chủ động để ý những điểm cụ thể trong môi trường. “Người này có những điểm tích cực gì? Tiêu cực gì?” Nếu bạn chăm chú tìm mặt tốt ở con người, bạn sẽ tìm ra. Nếu bạn chăm chú tìm mặt xấu ở con người, bạn sẽ tìm ra. Thế giới không tự nhiên xuất hiện thêm nhiều người tốt/xấu, họ luôn ở đó, nhưng trước đây tâm trí bạn không để ý. Sở thích của bạn đã thay đổi lăng kính lọc của bạn giúp bạn nhìn cuộc đời đẹp đẽ/xấu xí hơn.
Dự đoán xảy ra vô thức, nhưng bạn có thể tỉnh táo kiểm soát nó. Đặt-mục-tiêu cho bạn cơ hội kiểm soát lăng kính lọc để tập trung vào những thông tin liên quan đến sở thích của bạn. Điều này cho phép bạn đọc siêu nhanh – khi bạn chủ động dự đoán, bạn có thể đọc lướt quyển sách nhanh chóng cho đến khi não bạn nhận ra thứ gì đó thú vị và quan trọng. Do đồng tử mắt của bạn sẽ giãn nở để nhận thêm ánh sáng khi bạn gặp những đoạn liên quan đến điều bạn đang tìm kiếm. Điều này giúp bạn tiếp nhận thêm nhiều dữ liệu mà không cần gắng sức.
Nghe như ảo thuật, nhưng bộ não của bạn chỉ thực hiện chức năng thường nhật của nó mà thôi. Bình thường như một người đàn ông gặp một người phụ nữ, anh ta sẽ vô thức đặt-mục-tiêu (thưởng thức cái đẹp), nhìn-lướt (toàn phần từ trên xuống) rồi nhìn-tập-trung (xoáy sâu chuyên môn) vào “thập bát mô”.
Trước khi bạn bắt đầu đọc, đừng bỏ qua hai mục thông tin giàu có nhất của quyển sách: mục lục và liệt kê. Mục lục cho bạn thông tin về cấu trúc, nội dung và trật tự của quyển sách. Liệt kê là một công cụ tham khảo hữu ích và là bản đồ thể hiện những từ khóa chính của quyển sách. Nếu có một khái niệm bạn không hiểu, hãy ghi lại từ khóa này và tra cứu. Trong 100% câu chữ trong sách, chỉ cần 20% từ khóa-ý tưởng chính sẽ giúp bạn thu nạp được kiến thức bạn muốn. Cố gắng nhớ nhiều hơn 20% này (bằng cách đọc đi đọc lại, nhớ từng câu chữ) là việc lãng phí. 20% chính là liều lượng hiệu quả tối thiểu (MED) bạn cần.
Đặt-mục-tiêu và dự đoán chỉ tốn vài phút. Xong, bạn đã sẵn sàng để đọc sách như bay.
5. Suy nghĩ nhanh hơn từ ngữ
Rào cản lớn nhất của đọc nhanh hơn là đọc thầm: phát âm chữ thay vì lưu suy nghĩ. Đọc thầm là công cụ hữu ích khi bạn học đọc, nhưng cũng là rào cản giới hạn tốc độ đọc của bạn. Nếu bạn đã qua giai đoạn tập tễnh đi bằng hai chân thì đừng bắt bộ não mình phải chịu đọc thầm. Tâm trí con người có khả năng tiếp nạp chữ viết thành suy nghĩ nhanh hơn khả năng đọc chữ.
Bước đầu tiên để diệt trừ thói quen xấu này là nhận biết bạn đang đọc thầm. Chọn một tài liệu và chú ý điều gì diễn ra trong tâm trí bạn khi bạn đang đọc. Nếu bạn đọc từng từ với chính mình, bạn đang đọc thầm. Để dừng, bạn chỉ cần đọc nhanh hơn: tốc độ càng cao bạn càng quên đi việc phải đọc thầm, và bạn sẽ ngạc nhiên mức độ hiểu và nhớ của mình.
Nhận ra mình có thể hiểu mà không cần đọc thầm là một bước ngoặt quan trọng giúp bạn tăng tốc đọc nhanh.
6. Mắt bạn có thể tiếp thu nhiều thông tin hơn bạn nghĩ
Cửa sổ tâm hồn của bạn có thể dễ dàng đón nhận nhiều hơn một từ một lúc. Thay vì nhìn cố định từng từ, xem một lúc 3-5 từ một lúc sẽ giúp bạn tăng tốc độ đọc mà không ảnh hưởng đến khả năng hiểu. Học cách đọc 5+ từ cùng lúc chỉ là vấn đề của luyện tập. Quyển sách của Marks-Beale có nhiều bài tập giúp bạn học được kỹ năng này.
Những người mới học đọc nhanh thường nhắm học kỹ thuật dịch chuyển mắt trước, bởi đây không phải là phần quan trọng nhất của đọc nhanh. Nếu bạn làm chủ được Đặt-mục-tiêu và dự đoán, kỹ năng dịch chuyển mắt sẽ đến tự nhiên cùng luyện tập và kinh nghiệm.
*2 công cụ hiệu quả giúp bạn rèn luyện khả năng đọc nhanh là phần mềm Spreeder (miễn phí) và 7 Speed Reading (có phí)
7. Ghi chú để hiểu và nhớ lâu hơn
Đọc không phải là hoạt động thụ động – không như TV khi bạn ngồi trên đón nhận hình ảnh. Đọc là một tiến trình trí óc chủ động có thể dẫn đến rất nhiều nhận thức và mối liên kết bất ngờ. Mỗi người sẽ có những kết quả khác nhau từ trải nghiệm đọc sách. Lưu lại những giây phút giác ngộ này trước khi bạn quên sẽ rất quý giá.
Đừng ngại viết khi bạn đọc. Ghi chú có hai tác dụng: tạo ra một mục lục những suy nghĩ của bạn làm tài liệu tham khảo về sau, và giúp bạn nhớ dai hơn những gì đã học. Nếu bạn đọc và viết xuống một cái gì đó, nó sẽ được lưu vào ký-ức-dài-hạn. Quá trình lưu ý tưởng rất hữu dụng – bạn có thể lóe nhiều ý tưởng mới mẻ bằng cách đọc những ghi chú cũ.
Ghi chú có rất nhiều dạng. Tôi áp dụng tất cả:
8. Loại bỏ mọi xao lãng cho Kết quả tốt nhất
Đọc nhanh đòi hỏi một nỗ lực tập trung tinh thần cao độ. Làm đúng, đọc nhanh sẽ thu hút sự chú ý , thách thức kỹ năng, và nâng cao sự tập trung của bạn. Nếu điện thoại reo, thông báo email mới nhảy ra, và đồng nghiệp thường xuyên làm gián đoạn bạn, hãy đi tìm một nơi phù hợp cho tư duy tập trung trầm tĩnh của bạn được bay bổng.
Đừng bao giờ để đồng nghiệp làm phiền bạn vì bạn đọc sách ở chỗ làm. Hãy đeo headphone vào giả bộ nghe nhạc. Hãy nhìn họ bằng “cặp mắt ác quỷ” khi bị làm phiền. Đọc sách là công việc. Đọc sách là một trong những hoạt động hiệu quả nhất bạn có thể đầu tư thời gian vào.
9. Thách thức tác giả – Lưu câu hỏi và phản biện của bạn
Một trong những điểm khác biệt khi bạn đọc gạo bài cho nhà trường và đọc tự học cho đại học cá nhân của mình là khả năng kết nối với tác giả bạn vừa tôn trọng vừa không đồng tình và đạt được câu trả lời. Hầu hết chúng ta lớn lên đọc sách vở và tài liệu nhà trường giao cho chỉ để vượt qua những bài kiểm tra, nên chúng ta thường quên mất tác giả là những con người thật rất vui lòng được kết nối với độc giả của họ.
Lưu những dòng suy nghĩ khi bạn đọc là cơ hội vàng để thảo luận và kết nối với tác giả và những độc giả có chung mối quan tâm. Một khi bạn đã phác thảo bức tranh tư duy của mình về một quyển sách, bạn sẽ ở một vị trí, một đẳng cấp tốt hơn để đưa ra những câu hỏi, bình luận, trao đổi và phản biện thú vị và bổ ích về tác phẩm với người khác.
Tôi thường đọc một quyển sách hai lần. Lần đầu tiên không quan trọng: giữ tâm trí cởi mở như dù và cố gắng hiểu ý tưởng chính và quan điểm của tác giả. Lần thứ hai quan trọng: quyển sách có điểm nào rối rắm hay mâu thuẫn? Có quan điểm nào tôi không đồng tình? Vì sao? Nếu có, tôi sẽ trích xuất những suy nghĩ này lại để tham khảo và trao đổi sau.
10. Đọc thôi không đủ – Tập trung Áp dụng những gì bạn đã đọc
Mục đích của đọc sách-phi-tiểu-thuyết không chỉ đơn giản là chỉ để thủ dâm tinh thần – mà để học những gì hữu ích. Đọc là hoạt động vui nhộn, và sẽ vui hơn nữa khi bạn biến chúng thành kỹ năng. Sự đầu tư tiền tài, thời gian và sự chú ý của bạn sẽ không sinh lợi cho đến khi bạn phù phép biến những gì mình đã đọc thành kết quả thực tế.
Sau khi đọc xong một quyển sách hay, bạn luôn có thể thêm vào danh sách việc-phải-làm hoặc dự án của mình ít nhất 3 việc để hành động. Ghi ra 3 việc này trong khi bạn đang đọc, và ôn lại danh sách sau khi đọc xong. Đây là Bước-hành-động nên liên quan trực tiếp tới việc hoàn thành những mục tiêu bạn đã đặt ra trong bước Đặt-mục-tiêu.
Sưu tầm
1. Đọc tuyến tính không hiệu quả – Bạn không phải đọc từng từ một để trích xuất giá trị từ tài liệu phi tiểu thuyết
Mục đích của đọc sách phi-tiểu-thuyết không phải là đọc hết 100% chữ có trên trang giấy, mà để trích xuất những thông tin hữu ích ra. Từ nhỏ đến lớn, đa số chúng ta học đọc bằng cách đọc từ chữ đầu tiên đến chữ cuối cùng. Nếu bạn đang đọc Harry Potter hay Số Đỏ thì không sao, tiểu thuyết được viết để đọc như vậy, chậm rãi nhấm nháp thưởng thức nghệ thuật sắp đặt câu chữ tuyệt vời của tác giả. Nhưng nếu bạn đọc sách phi-tiểu-thuyết (sách làm giàu, kỹ năng, thành công) thì đó là một sự lãng phí thời gian và sự tập trung khủng khiếp.
Cách đọc hiệu quả là đọc phi-tuyến-tính – một tập hợp kỹ thuật bao gồm lướt nhanh, bỏ qua, tham khảo và ghi chú. Mục đích của cách đọc phi-tuyến-tính là trích xuất thông tin bổ ích liên quan đến những gì bạn muốn đạt được. Đây sẽ là cuộc cách mạng bộ óc của bạn. Trừ phi bạn học được kỹ thuật đọc sách phi-tuyến-tính, bạn vẫn đang lãng phí tiềm năng bộ óc của mình theo cách đọc truyền thống và đầy tính bản năng như vậy.
Cho đến nay bạn đã bị lừa bởi hiểu rằng “đọc sách” là lật từng trang cho đến khi không còn trang nào nữa để lật. Đó là định nghĩa dễ dàng của người kém động não, nhưng không phải định nghĩa đúng. Một khi bạn thoải mái với quan điểm mình không phải đọc sách từ đầu đến cuối mới hưởng lợi được từ quyển sách, bạn có thể đọc nhanh hơn rất nhiều, và thanh thản bỏ quyển sách xuống mà không cảm thấy “có tội” một khi bạn đã học được những gì cần thiết.
2. Chọn tài liệu đọc: Nhẫn tâm biên soạn tài liệu đọc của bạn
Hầu hết chúng ta có quá nhiều thứ phải đọc. Sách, báo, tạp chí, e-mail, blog, facebook làm bạn bị bội thực thông tin. Trừ phi bạn là một người ăn kiêng thông tin sành sỏi, ngoài ra bạn phải học cách lựa chọn.
Phân loại ưu tiên sẽ giúp bạn đọc những tài liệu quan trọng nhất trước. Nguyên lý 80/20 khẳng định 80% kiến thức và kỹ năng quan trọng đến từ 20% tài liệu bạn đọc được. 20% này là liều lượng hiệu quả tối thiểu (MED) giúp bạn đạt được điều bạn muốn. Khi bạn có một chồng giấy để đọc, chắc chắn một vài tài liệu sẽ quan trọng hơn hết thảy với bạn trong hoàn cảnh hiện tại.
Biết rõ bạn muốn làm gì là điều cần thiết để phân loại ưu tiên chồng tài liệu của bạn hiệu quả. Nếu bạn dành thời gian để mô tả rõ ràng mục tiêu của mình, bạn sẽ dễ dàng nhận biết tài liệu này có giúp bạn đạt được điều bạn muốn không.
Đây là ví dụ thứ tự phân loại ưu tiện của tôi:
- Sách: những thông tin chất lượng nhất nằm ở đây giúp bạn tạo ra sự thay đổi dài lâu. 1 sách/tuần.
- Tạp chí học thuật: những bài báo được chứng nhận của chuyên gia
- Báo và tạp chí: những bài viết hữu ích nhưng không và mang tính giải trí cho sở thích cá nhân. 1-3 báo/tuần
- Email: công việc và giao tiếp quan trọng, kiểm tra email 2 lần/ngày
- Facebook, Twitter, Google+: cập nhật tin tức từ những người thân, 1 lần/ngày
- Blog: cái nhìn sâu và đáng tin cậy của một số blogger uy tín.
Đọc phi-tuyến-tính hiệu quả KHÔNG bắt đầu bằng việc lượm sách lên rồi đọc. Bạn có thể nhân hiệu quả đọc của mình lên với vài phút suy ngẫm tại sao mình lại mất công đọc thứ này làm gì? Đây là kỹ thuật “Đặt-mục-tiêu”.
Đặt-mục-tiêu là nghệ thuật quyết định bạn muốn học gì bằng cách đọc tài liệu này. Biết loại thông tin gì sẽ giúp bạn, câu hỏi nào bạn muốn được trả lời, và bạn sẽ áp dụng tài liệu ra sao, bạn sẽ dễ dàng nhận ra những thông tin hữu ích khi gặp phải. Các hội thảo và quyển sách hiệu quả luôn có một chương để giới thiệu bạn sẽ học được gì từ cuộc mua sắm này.
Hãy viết 8-10 câu hỏi trên một trang giấy hoặc sổ tay trước khi bạn mở quyển sách ra. Bằng cách đó, bạn đã ra lệnh cho bộ não tìm kiếm những thông tin bạn muốn tìm – đây là khái niệm quan trọng tôi gọi là “dự đoán”.
4. Dự đoán: Lợi ích của xem lướt
Dự đoán là phương thức “lập trình” cho bộ não bạn chủ động để ý những điểm cụ thể trong môi trường. “Người này có những điểm tích cực gì? Tiêu cực gì?” Nếu bạn chăm chú tìm mặt tốt ở con người, bạn sẽ tìm ra. Nếu bạn chăm chú tìm mặt xấu ở con người, bạn sẽ tìm ra. Thế giới không tự nhiên xuất hiện thêm nhiều người tốt/xấu, họ luôn ở đó, nhưng trước đây tâm trí bạn không để ý. Sở thích của bạn đã thay đổi lăng kính lọc của bạn giúp bạn nhìn cuộc đời đẹp đẽ/xấu xí hơn.
Dự đoán xảy ra vô thức, nhưng bạn có thể tỉnh táo kiểm soát nó. Đặt-mục-tiêu cho bạn cơ hội kiểm soát lăng kính lọc để tập trung vào những thông tin liên quan đến sở thích của bạn. Điều này cho phép bạn đọc siêu nhanh – khi bạn chủ động dự đoán, bạn có thể đọc lướt quyển sách nhanh chóng cho đến khi não bạn nhận ra thứ gì đó thú vị và quan trọng. Do đồng tử mắt của bạn sẽ giãn nở để nhận thêm ánh sáng khi bạn gặp những đoạn liên quan đến điều bạn đang tìm kiếm. Điều này giúp bạn tiếp nhận thêm nhiều dữ liệu mà không cần gắng sức.
Nghe như ảo thuật, nhưng bộ não của bạn chỉ thực hiện chức năng thường nhật của nó mà thôi. Bình thường như một người đàn ông gặp một người phụ nữ, anh ta sẽ vô thức đặt-mục-tiêu (thưởng thức cái đẹp), nhìn-lướt (toàn phần từ trên xuống) rồi nhìn-tập-trung (xoáy sâu chuyên môn) vào “thập bát mô”.
Trước khi bạn bắt đầu đọc, đừng bỏ qua hai mục thông tin giàu có nhất của quyển sách: mục lục và liệt kê. Mục lục cho bạn thông tin về cấu trúc, nội dung và trật tự của quyển sách. Liệt kê là một công cụ tham khảo hữu ích và là bản đồ thể hiện những từ khóa chính của quyển sách. Nếu có một khái niệm bạn không hiểu, hãy ghi lại từ khóa này và tra cứu. Trong 100% câu chữ trong sách, chỉ cần 20% từ khóa-ý tưởng chính sẽ giúp bạn thu nạp được kiến thức bạn muốn. Cố gắng nhớ nhiều hơn 20% này (bằng cách đọc đi đọc lại, nhớ từng câu chữ) là việc lãng phí. 20% chính là liều lượng hiệu quả tối thiểu (MED) bạn cần.
Đặt-mục-tiêu và dự đoán chỉ tốn vài phút. Xong, bạn đã sẵn sàng để đọc sách như bay.
5. Suy nghĩ nhanh hơn từ ngữ
Rào cản lớn nhất của đọc nhanh hơn là đọc thầm: phát âm chữ thay vì lưu suy nghĩ. Đọc thầm là công cụ hữu ích khi bạn học đọc, nhưng cũng là rào cản giới hạn tốc độ đọc của bạn. Nếu bạn đã qua giai đoạn tập tễnh đi bằng hai chân thì đừng bắt bộ não mình phải chịu đọc thầm. Tâm trí con người có khả năng tiếp nạp chữ viết thành suy nghĩ nhanh hơn khả năng đọc chữ.
Bước đầu tiên để diệt trừ thói quen xấu này là nhận biết bạn đang đọc thầm. Chọn một tài liệu và chú ý điều gì diễn ra trong tâm trí bạn khi bạn đang đọc. Nếu bạn đọc từng từ với chính mình, bạn đang đọc thầm. Để dừng, bạn chỉ cần đọc nhanh hơn: tốc độ càng cao bạn càng quên đi việc phải đọc thầm, và bạn sẽ ngạc nhiên mức độ hiểu và nhớ của mình.
Nhận ra mình có thể hiểu mà không cần đọc thầm là một bước ngoặt quan trọng giúp bạn tăng tốc đọc nhanh.
6. Mắt bạn có thể tiếp thu nhiều thông tin hơn bạn nghĩ
Cửa sổ tâm hồn của bạn có thể dễ dàng đón nhận nhiều hơn một từ một lúc. Thay vì nhìn cố định từng từ, xem một lúc 3-5 từ một lúc sẽ giúp bạn tăng tốc độ đọc mà không ảnh hưởng đến khả năng hiểu. Học cách đọc 5+ từ cùng lúc chỉ là vấn đề của luyện tập. Quyển sách của Marks-Beale có nhiều bài tập giúp bạn học được kỹ năng này.
Những người mới học đọc nhanh thường nhắm học kỹ thuật dịch chuyển mắt trước, bởi đây không phải là phần quan trọng nhất của đọc nhanh. Nếu bạn làm chủ được Đặt-mục-tiêu và dự đoán, kỹ năng dịch chuyển mắt sẽ đến tự nhiên cùng luyện tập và kinh nghiệm.
*2 công cụ hiệu quả giúp bạn rèn luyện khả năng đọc nhanh là phần mềm Spreeder (miễn phí) và 7 Speed Reading (có phí)
7. Ghi chú để hiểu và nhớ lâu hơn
Đọc không phải là hoạt động thụ động – không như TV khi bạn ngồi trên đón nhận hình ảnh. Đọc là một tiến trình trí óc chủ động có thể dẫn đến rất nhiều nhận thức và mối liên kết bất ngờ. Mỗi người sẽ có những kết quả khác nhau từ trải nghiệm đọc sách. Lưu lại những giây phút giác ngộ này trước khi bạn quên sẽ rất quý giá.
Đừng ngại viết khi bạn đọc. Ghi chú có hai tác dụng: tạo ra một mục lục những suy nghĩ của bạn làm tài liệu tham khảo về sau, và giúp bạn nhớ dai hơn những gì đã học. Nếu bạn đọc và viết xuống một cái gì đó, nó sẽ được lưu vào ký-ức-dài-hạn. Quá trình lưu ý tưởng rất hữu dụng – bạn có thể lóe nhiều ý tưởng mới mẻ bằng cách đọc những ghi chú cũ.
Ghi chú có rất nhiều dạng. Tôi áp dụng tất cả:
- Viết trực tiếp trên lề sách,
- Lưu nhật ký sổ tay: bút 4 màu và sổ tay bỏ túi
- Vẽ bản đồ tư duy: vẽ tay – phần mềm Mindjet, cách ghi chú phi-tuyến-tính
- Sử dụng phần mềm trên thiết bị điện tử: Onenote-Everest.
- Dù bạn chọn hình thức nào, hãy nhớ luôn luôn ghi chú.
8. Loại bỏ mọi xao lãng cho Kết quả tốt nhất
Đọc nhanh đòi hỏi một nỗ lực tập trung tinh thần cao độ. Làm đúng, đọc nhanh sẽ thu hút sự chú ý , thách thức kỹ năng, và nâng cao sự tập trung của bạn. Nếu điện thoại reo, thông báo email mới nhảy ra, và đồng nghiệp thường xuyên làm gián đoạn bạn, hãy đi tìm một nơi phù hợp cho tư duy tập trung trầm tĩnh của bạn được bay bổng.
Đừng bao giờ để đồng nghiệp làm phiền bạn vì bạn đọc sách ở chỗ làm. Hãy đeo headphone vào giả bộ nghe nhạc. Hãy nhìn họ bằng “cặp mắt ác quỷ” khi bị làm phiền. Đọc sách là công việc. Đọc sách là một trong những hoạt động hiệu quả nhất bạn có thể đầu tư thời gian vào.
9. Thách thức tác giả – Lưu câu hỏi và phản biện của bạn
Một trong những điểm khác biệt khi bạn đọc gạo bài cho nhà trường và đọc tự học cho đại học cá nhân của mình là khả năng kết nối với tác giả bạn vừa tôn trọng vừa không đồng tình và đạt được câu trả lời. Hầu hết chúng ta lớn lên đọc sách vở và tài liệu nhà trường giao cho chỉ để vượt qua những bài kiểm tra, nên chúng ta thường quên mất tác giả là những con người thật rất vui lòng được kết nối với độc giả của họ.
Lưu những dòng suy nghĩ khi bạn đọc là cơ hội vàng để thảo luận và kết nối với tác giả và những độc giả có chung mối quan tâm. Một khi bạn đã phác thảo bức tranh tư duy của mình về một quyển sách, bạn sẽ ở một vị trí, một đẳng cấp tốt hơn để đưa ra những câu hỏi, bình luận, trao đổi và phản biện thú vị và bổ ích về tác phẩm với người khác.
Tôi thường đọc một quyển sách hai lần. Lần đầu tiên không quan trọng: giữ tâm trí cởi mở như dù và cố gắng hiểu ý tưởng chính và quan điểm của tác giả. Lần thứ hai quan trọng: quyển sách có điểm nào rối rắm hay mâu thuẫn? Có quan điểm nào tôi không đồng tình? Vì sao? Nếu có, tôi sẽ trích xuất những suy nghĩ này lại để tham khảo và trao đổi sau.
10. Đọc thôi không đủ – Tập trung Áp dụng những gì bạn đã đọc
Mục đích của đọc sách-phi-tiểu-thuyết không chỉ đơn giản là chỉ để thủ dâm tinh thần – mà để học những gì hữu ích. Đọc là hoạt động vui nhộn, và sẽ vui hơn nữa khi bạn biến chúng thành kỹ năng. Sự đầu tư tiền tài, thời gian và sự chú ý của bạn sẽ không sinh lợi cho đến khi bạn phù phép biến những gì mình đã đọc thành kết quả thực tế.
Sau khi đọc xong một quyển sách hay, bạn luôn có thể thêm vào danh sách việc-phải-làm hoặc dự án của mình ít nhất 3 việc để hành động. Ghi ra 3 việc này trong khi bạn đang đọc, và ôn lại danh sách sau khi đọc xong. Đây là Bước-hành-động nên liên quan trực tiếp tới việc hoàn thành những mục tiêu bạn đã đặt ra trong bước Đặt-mục-tiêu.
Sưu tầm
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
- Từ khóa
- đọc hiệu quả đọc sách