Trong cuốn Phẩm cách văn chương, tác giả Hàn Quốc Ki Ju Lee đã chia sẻ: “Có lẽ việc đặt tên cho một tác phẩm cũng cần sự chân thành không kém gì đặt tên cho một con người […] Từng chữ được tác giả lấy tâm hồn và nước mắt làm mực, tận tụy viết ra trang giấy trắng với ao ước chạm đến trái tim người đọc”.
Em hiểu ý kiến như thế nào? Hãy chọn nhan đề của hai tác phẩm văn học “chạm tới trái tim” em để làm rõ.
Bài làm
Tác giả người Hàn Quốc Ki Ju Lee đã chia sẻ: “Có lẽ việc đặt tên cho một tác phẩm cũng cần sự chân thành không kém gì đặt tên cho một con người […] Từng chữ được tác giả lấy tâm hồn và nước mắt làm mực, tận tụy viết ra trang giấy trắng với ao ước chạm đến trái tim người đọc”. Lời nói này muốn nói về điều gì?
Trước hết, Ki Ju Lee đã đề cập tới việc đặt tên cho một con người để làm chuẩn mực so sánh với việc đặt tên cho một tác phẩm văn học. Con người sinh ra, cái tên được đặt vô cùng quan trọng vì nó là thứ minh chứng cho sự tồn tại của mỗi người, trường tồn cùng thời gian và đại diện cho chính bản thân người đó. Giả dụ khi nhắc tới bạn Hiền trong lớp em, người cũng như tên, vừa hiền lành, thông minh lại học giỏi. Hoặc nhắc tới bạn Minh, ta nghĩ ngay tới bạn đó học rất giỏi. Như vậy, cái tên có tính gợi nhắc cho bản chất, thành tựu con người, định danh họ giữa vô vàn con người khác trên thế giới này. Cha mẹ khi đặt tên cũng rất chú trọng để tên người mang hàm ý đẹp cũng gợi lên mong ước về phẩm chất mà con cái họ có được sau này.
Tương tự, một tác phẩm văn học, đó giống như đứa con tinh thần của chính tác giả, trăn trở suy nghĩ, viết xóa chỉnh sửa rất nhiều lần để cho ra đời. Do vậy, cái tên cũng như một chiếc giấy chứng nhận khai sinh cho tác phẩm ấy. Chẳng có tác phẩm nào hời hợt viết bừa lại khiến bạn đọc yêu mến. Chỉ những tác phẩm ra đời sau bao quãng thời gian uốn nắn, tích trữ kiến thức, mài giũa lối viết, , “tận tụy viết ra trang giấy trắng” mới có thể lay động trái tim bạn đọc, khiến người ta nhớ về nó. Ở đây, tôi không nói bao gồm các tác phẩm “ba xu”, có người đọc, thậm chí rất nhiều, nhưng chỉ đọc một lần rồi lãng quên mất, chẳng để lại cho người ta nhớ gì về nó, hoặc cũng chẳng gửi gắm thông điệp gì với người đọc. Nắn nót, kì công để có một tác phẩm hay, tác giả nào lại không mong được bạn đọc yêu mến. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh từng viết :"Mỗi nhà văn đều tự nhiên có một nhà phê bình trong người. Chẳng hạn, tại sao anh chọn từ này mà không chọn từ kia, rồi anh xóa câu này thêm câu khác...Bởi nếu anh ta không biết thế nào là một câu thơ hay thì anh ta không thể viết một câu thơ hay được.." đã biểu đạt sự chăm chút tinh tế cho từng câu chữ - đứa con của mình - một cách cẩn thận.
Do vậy, cái tên của tác phẩm nhìn ngắn gọn, giản đơn nhưng cũng chứa đựng sự chân thành, gửi gắm lớn lao của tác giả tới bạn đọc.
Đã có không ít tác phẩm làm minh chứng cho điều này, mà ta có thể kể ngay ra một vài bài như : “Những ngôi sao xa xôi”, “Truyện Kiều”, “Lặng lẽ Sapa”, “Bếp lửa”, “Nói với con”…
Những ngôi sao xa xôi -Lê Minh Khuê có một nhan đề thật thơ mộng và ý nghĩa. Tác phẩm viết về những cô gái tuổi mới lớn làm nhiệm vụ trinh sát mặt đường ở một cao điểm ác liệt của Trường Sơn. Cuộc sống chiến đấu gian lao nguy hiểm nhưng không làm tắt đi niềm yêu đời, yêu cuộc sống.
Ở mặt nghĩa tả thực: Những ngôi sao xa xôi trên bầu trời đêm sâu thẳm là hình ảnh thực mà các cô gái thường ngắm nhìn hằng đêm. Họ gửi vào đó những mộng mơ khao khát của thời thiếu nữ.
Về ý nghĩa biểu tượng : Có người cho rằng Những ngôi sao xa xôi chính là hình ảnh của Thảo, Nho, Phương Định, …. Họ là những ngôi sao sáng ở mặt trận Trường Sơn xa xôi. Nhưng tôi lại cho rằng, những ngôi sao trên cao đẹp đẽ ấy tượng trưng cho ước mơ, hi vọng của những cô gái trẻ. Hi vọng về tương lai đất nước hòa bình để họ được sống, được trở về bên gia đình, được yêu, được hạnh phúc. Hi vọng ấy luôn lấp lánh và soi đường cho họ trong những đêm tối, trong những tháng ngày khó khăn để họ vững tin bước tiếp.
Như vậy, nhan đề tác phẩm đã giúp người đọc cảm nhận được sự đồng cảm trong chiến đấu. Vẻ đẹp trong sáng, trẻ trung của những nữ thanh niên xung phong. Đây được gọi là một nhan đề đầy tính nhân văn.
Hay như nhan đề “Nói với con” của Y Phương, đây là một bài thơ mà ở đó không chỉ có tình quê mà còn nồng nàn tình cha, tình phụ tử, tình cảm người cha vĩ đại dành tặng cho đứa con bé bỏng của mình. Người cha muốn nhắn nhủ với con mình điều gì? muốn đứa con của mình biết đồng cảm, sẻ chia, yêu thương, gắn bó hơn với buôn làng. Những câu như “sống trên đá không chê đá gập ghềnh/ sống trong thung không chê thung nghèo đói”, “không chê” như một lời khẳng định, một lý mà người cha muốn nhắc nhở con về thái độ sống phóng khoáng, mạnh mẽ cho dù có phải “lên thác xuống ghềnh”- một thành ngữ chỉ những khó khăn, thử thách mà con người phải đối mặt trên cuộc đời. Trong hình ảnh ấy, con sẽ học được cách tự chủ bản thân, vững vàng trước sóng gió, cũng như những con người của quê hương chúng ta không bao giờ nhỏ bé, nghèo hèn mà luôn giàu nghị lực. Đó cũng được coi như là niềm hi vọng, mong mỏi lớn lao nhất trong cuộc đời người cha: Mong con khôn lớn nên người, luôn yêu quê hương, tự hào về dân tộc mình. Tác phẩm đã đem đến một định nghĩa mới lạ cho tình phụ tử của dân tộc Tày, mang lại một niềm xúc động vô bờ trong lòng độc giả.
Câu nói của Ki Ju Lee, ngoài nói đến tầm quan trọng trong việc đặt tên một tác phẩm văn học: vừa bao quát, vừa phải có sức gợi, nhưng cũng nói tới thái độ của nhà văn với tác phẩm của mình: vừa cẩn thận, vừa nắn nót, lại kì vọng được độc giả yêu mến. Cũng giống như cha mẹ mong con khôn lớn có tài đức, sáng sủa như cái tên được đặt, tác phẩm văn học cũng nên được yêu mến, được nhắc tới muôn đời. Đó là một lời chia sẻ hoàn toàn đúng đắn, tâm huyết.
Em hiểu ý kiến như thế nào? Hãy chọn nhan đề của hai tác phẩm văn học “chạm tới trái tim” em để làm rõ.
Bài làm
Tác giả người Hàn Quốc Ki Ju Lee đã chia sẻ: “Có lẽ việc đặt tên cho một tác phẩm cũng cần sự chân thành không kém gì đặt tên cho một con người […] Từng chữ được tác giả lấy tâm hồn và nước mắt làm mực, tận tụy viết ra trang giấy trắng với ao ước chạm đến trái tim người đọc”. Lời nói này muốn nói về điều gì?
Trước hết, Ki Ju Lee đã đề cập tới việc đặt tên cho một con người để làm chuẩn mực so sánh với việc đặt tên cho một tác phẩm văn học. Con người sinh ra, cái tên được đặt vô cùng quan trọng vì nó là thứ minh chứng cho sự tồn tại của mỗi người, trường tồn cùng thời gian và đại diện cho chính bản thân người đó. Giả dụ khi nhắc tới bạn Hiền trong lớp em, người cũng như tên, vừa hiền lành, thông minh lại học giỏi. Hoặc nhắc tới bạn Minh, ta nghĩ ngay tới bạn đó học rất giỏi. Như vậy, cái tên có tính gợi nhắc cho bản chất, thành tựu con người, định danh họ giữa vô vàn con người khác trên thế giới này. Cha mẹ khi đặt tên cũng rất chú trọng để tên người mang hàm ý đẹp cũng gợi lên mong ước về phẩm chất mà con cái họ có được sau này.
Tương tự, một tác phẩm văn học, đó giống như đứa con tinh thần của chính tác giả, trăn trở suy nghĩ, viết xóa chỉnh sửa rất nhiều lần để cho ra đời. Do vậy, cái tên cũng như một chiếc giấy chứng nhận khai sinh cho tác phẩm ấy. Chẳng có tác phẩm nào hời hợt viết bừa lại khiến bạn đọc yêu mến. Chỉ những tác phẩm ra đời sau bao quãng thời gian uốn nắn, tích trữ kiến thức, mài giũa lối viết, , “tận tụy viết ra trang giấy trắng” mới có thể lay động trái tim bạn đọc, khiến người ta nhớ về nó. Ở đây, tôi không nói bao gồm các tác phẩm “ba xu”, có người đọc, thậm chí rất nhiều, nhưng chỉ đọc một lần rồi lãng quên mất, chẳng để lại cho người ta nhớ gì về nó, hoặc cũng chẳng gửi gắm thông điệp gì với người đọc. Nắn nót, kì công để có một tác phẩm hay, tác giả nào lại không mong được bạn đọc yêu mến. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh từng viết :"Mỗi nhà văn đều tự nhiên có một nhà phê bình trong người. Chẳng hạn, tại sao anh chọn từ này mà không chọn từ kia, rồi anh xóa câu này thêm câu khác...Bởi nếu anh ta không biết thế nào là một câu thơ hay thì anh ta không thể viết một câu thơ hay được.." đã biểu đạt sự chăm chút tinh tế cho từng câu chữ - đứa con của mình - một cách cẩn thận.
Do vậy, cái tên của tác phẩm nhìn ngắn gọn, giản đơn nhưng cũng chứa đựng sự chân thành, gửi gắm lớn lao của tác giả tới bạn đọc.
Đã có không ít tác phẩm làm minh chứng cho điều này, mà ta có thể kể ngay ra một vài bài như : “Những ngôi sao xa xôi”, “Truyện Kiều”, “Lặng lẽ Sapa”, “Bếp lửa”, “Nói với con”…
Những ngôi sao xa xôi -Lê Minh Khuê có một nhan đề thật thơ mộng và ý nghĩa. Tác phẩm viết về những cô gái tuổi mới lớn làm nhiệm vụ trinh sát mặt đường ở một cao điểm ác liệt của Trường Sơn. Cuộc sống chiến đấu gian lao nguy hiểm nhưng không làm tắt đi niềm yêu đời, yêu cuộc sống.
Ở mặt nghĩa tả thực: Những ngôi sao xa xôi trên bầu trời đêm sâu thẳm là hình ảnh thực mà các cô gái thường ngắm nhìn hằng đêm. Họ gửi vào đó những mộng mơ khao khát của thời thiếu nữ.
Về ý nghĩa biểu tượng : Có người cho rằng Những ngôi sao xa xôi chính là hình ảnh của Thảo, Nho, Phương Định, …. Họ là những ngôi sao sáng ở mặt trận Trường Sơn xa xôi. Nhưng tôi lại cho rằng, những ngôi sao trên cao đẹp đẽ ấy tượng trưng cho ước mơ, hi vọng của những cô gái trẻ. Hi vọng về tương lai đất nước hòa bình để họ được sống, được trở về bên gia đình, được yêu, được hạnh phúc. Hi vọng ấy luôn lấp lánh và soi đường cho họ trong những đêm tối, trong những tháng ngày khó khăn để họ vững tin bước tiếp.
Như vậy, nhan đề tác phẩm đã giúp người đọc cảm nhận được sự đồng cảm trong chiến đấu. Vẻ đẹp trong sáng, trẻ trung của những nữ thanh niên xung phong. Đây được gọi là một nhan đề đầy tính nhân văn.
Hay như nhan đề “Nói với con” của Y Phương, đây là một bài thơ mà ở đó không chỉ có tình quê mà còn nồng nàn tình cha, tình phụ tử, tình cảm người cha vĩ đại dành tặng cho đứa con bé bỏng của mình. Người cha muốn nhắn nhủ với con mình điều gì? muốn đứa con của mình biết đồng cảm, sẻ chia, yêu thương, gắn bó hơn với buôn làng. Những câu như “sống trên đá không chê đá gập ghềnh/ sống trong thung không chê thung nghèo đói”, “không chê” như một lời khẳng định, một lý mà người cha muốn nhắc nhở con về thái độ sống phóng khoáng, mạnh mẽ cho dù có phải “lên thác xuống ghềnh”- một thành ngữ chỉ những khó khăn, thử thách mà con người phải đối mặt trên cuộc đời. Trong hình ảnh ấy, con sẽ học được cách tự chủ bản thân, vững vàng trước sóng gió, cũng như những con người của quê hương chúng ta không bao giờ nhỏ bé, nghèo hèn mà luôn giàu nghị lực. Đó cũng được coi như là niềm hi vọng, mong mỏi lớn lao nhất trong cuộc đời người cha: Mong con khôn lớn nên người, luôn yêu quê hương, tự hào về dân tộc mình. Tác phẩm đã đem đến một định nghĩa mới lạ cho tình phụ tử của dân tộc Tày, mang lại một niềm xúc động vô bờ trong lòng độc giả.
Câu nói của Ki Ju Lee, ngoài nói đến tầm quan trọng trong việc đặt tên một tác phẩm văn học: vừa bao quát, vừa phải có sức gợi, nhưng cũng nói tới thái độ của nhà văn với tác phẩm của mình: vừa cẩn thận, vừa nắn nót, lại kì vọng được độc giả yêu mến. Cũng giống như cha mẹ mong con khôn lớn có tài đức, sáng sủa như cái tên được đặt, tác phẩm văn học cũng nên được yêu mến, được nhắc tới muôn đời. Đó là một lời chia sẻ hoàn toàn đúng đắn, tâm huyết.
(Câu 6 điểm đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn chuyên năm học 2020 - 2021 tỉnh Đồng Nai)
Ki Ju Lee là người chuyên viết diễn thuyết cho tổng thống Hàn Quốc
- Phong Cầm -
Bản quyền thuộc về Văn học trẻ, xin không repost
Ki Ju Lee là người chuyên viết diễn thuyết cho tổng thống Hàn Quốc
- Phong Cầm -
Bản quyền thuộc về Văn học trẻ, xin không repost
Sửa lần cuối: