"Cậu có thích thế giới này không? Một thế giới khi lướt qua chỉ thấy những điều mệt mỏi, đau buồn, khó chấp nhận như vậy. Thật lòng nhé... Cậu có thích nó không?". Đó là vài dòng ở trang bìa sau của một quyển truyện tranh mà tôi đã đọc từ nhiều tháng trước, và vô tình tìm lại được. "Cậu có thích thế giới này không?", hay là nói: cậu có muốn tồn tại trên thế giới này không? Đã có biết bao bạn trẻ muốn đi khỏi thế giới đầy đau thương, mệt mỏi này mà chọn cách rời bỏ sự sống. Vậy còn bạn? Giả sử sau 0 giờ AM hôm nay bạn sẽ ra đi, bạn sẽ không thể thấy mặt trời ngày hôm đó mọc lên nữa. Có một câu hỏi cho bạn: Bạn sẽ làm gì "Nếu chỉ còn một ngày để sống"?
Đâu đó. Trong thế giới này, vẫn có những người khát khao được sống, được là một phần của thế giới, Madeline trong "Nếu chỉ còn một ngày để sống" là một trong những người như thế.
"Nếu chỉ còn một ngày để sống" là tên tiếng Việt của tiểu thuyết: "Everything, everything" - tiểu thuyết đầu tay của tác giả Nicola Yoon. Đó là câu chuyện về Madeline .F Whittier, một cô gái đáng lẽ ra được đến trường đi học, dự buổi dạ tiệc, có nụ hôn đầu, làm bất kỳ việc gì mà những thanh niên mười tám đôi mươi khác làm, nhưng lại phải ở trong bốn bức tường trắng vì căn bệnh hiếm gặp - hội chứng SCID, hay được biết đến với tên "Em bé bong bóng". Cuộc đời cô ngày này qua ngày khác, đều nguyên một lịch trình như được cài đặt sẵn. "Nếu cuộc đời tôi là một cuốn sách thì bạn đọc ngược từ dưới lên cũng sẽ chẳng có gì thay đổi".
Giữa những ngày tháng tưởng chừng như là một vòng lặp khép kín, một kẽ hở tách vòng lặp ấy ra. Đó là Olly. Olly là tên ngắn gọn của Olivier, đó là một anh bạn hàng xóm, đã chuyển đến đối diện với nhà Madeline vào một ngày nào đó. Cô chỉ nghĩ đó là một sự kiện bình thường như bao sự kiện khác mà không hề hay biết rằng, sự xuất hiện của Olly sẽ là bước ngoặt thay đổi thế giới quan của cô, làm lay động thế giới mà cô biết, tạo ra thế giới mà cô chưa biết.
Sự xuất hiện của Olly đã gây tò mò cho Madeline vài ngày sau đó. Hai người nhìn thấy nhau qua cửa sổ, trao dổi địa chỉ email và những tin nhắn đầu tiên xuất hiện. Sau đó họ trực tiếp gặp mặt lần đầu tiên. Olly nhanh nhẹn hoạt bát, Madeline nhẹ nhàng chậm rãi. Câu chuyện dần phát triển theo hướng cổ điển nhất - lửa gần rơm lâu ngày cũng bén. Hai người có tình cảm với nhau, khi đó vấn đề mới thực sự bắt đầu.
Madeline hiểu rõ bệnh tình của mình, cảm thấy Olly sẽ thiệt thòi khi quen một cô gái không thể ra khỏi nhà, mãi mãi trong căn phòng vô trùng màu trắng. Một cuộc đấu tranh tư tưởng, giằng xé nội tâm của nhân vật chính, là nàng Madeline diễn ra: giữa tình yêu của mẹ dành cho mình, và tình yêu của mình dành cho Olly. Yêu Olly, cũng là yêu những gì bên ngoài, yêu thế giới này...
Olly đồng thời cũng là một chàng trai tuyệt vời. Khi anh hiểu con tim mình, hiểu người con gái ấy thật đặc biệt: "Trước giờ chưa có ai mang đến cho anh cảm giác như vậy".
Tình yêu ấy, không đơn thuần là tình yêu của những kẻ mới lớn, không đơn giản là tình yêu nam nữ, mà đó còn là tình yêu giữa những trái tim ấm nóng, mang trong mình nhiều thương tổn. Nếu như Madeline mất bố và anh trai chỉ có người mẹ đơn thân, một mình chăm sóc cô suốt mười tám năm trời, thì Olly có một gia đình đầy đủ các thành viên nhưng tràn ngập trong sự trầm cảm. Ông bố nghiện rượu thường xuyên đánh mẹ con anh, bà mẹ nhu nhược chỉ nghe theo lời bố nhưng yêu con vô bờ, một cô em gái nghiện thuốc lá nhưng là người con gái duy nhất anh tin tưởng (trước khi gặp Madeline). Yếu tố gia đình, vẫn là yếu tố quyết định hình thành tính cách của mỗi nhân vật
"Nếu chỉ còn một ngày để sống" là câu chuyện về tình yêu. Như đã nói, trước hết là tình yêu mà hai nhân vật chính dành cho nhau, sau là tình yêu trong yếu tố gia đình. Mẹ của Madeline, một người làm bác sĩ, cũng là bác sĩ chính của con gái mình, đã hy sinh thời gian, hạnh phúc riêng, thanh xuân để nuôi nấng chăm sóc người con ốm yếu của bà. Vì với bà, Maddy là hạnh phúc, Maddy đồng nghĩa với hạnh phúc.
Đã có không ít trang văn (nhiều là đằng khác) Nicola Yoon viết về nỗi biết ơn của Madeline với mẹ mình. Một biểu hiện dễ thấy chứng minh cho tình yêu của bà, sau này khi có cơ hội mở máy tính của mẹ, Madeline chỉ mất một lần thử, mật khẩu chính là tên cô. Nhưng ở bà mẹ ấy lại có một nỗi sợ thái quá - nỗi sợ một ngày nào đó sẽ mất đi đứa con duy nhất dẫn tới bà kiểm soát con gái rất nghiêm.
Nhân vật cô Carla, một người bạn lớn của Madeline, người luôn luôn túc trực bên cô, không chỉ để chăm sóc mà còn để lắng nghe những chuyện vô tri của tuổi mới lớn, để bầu bạn, an ủi Maddy những lúc cô buồn. Dường như cô Carla không xem việc ở bên cạnh Madeline chỉ là một công việc, cô dang rộng đôi tay sẵn sàng ôm lấy cô gái bé nhỏ vào lòng.
"Nếu chỉ còn một ngày để sống" - một nghệ thuật miêu tả tâm lý nội tâm nhân vật. Madeline luôn cố gắng cân bằng khối cảm xúc hỗn tạp trong mình. Một mặt, cô muốn sống như một người bình thường, muốn tiếp tục những ngày tháng tươi đẹp bên Olly, muốn tiếp xúc với thế giới tươi đẹp ngoài kia; mặt còn lại, là nỗi day dứt khi đối mặt với sự ràng buộc của tình mẫu tử. Có lúc đang hạnh phúc bên người cô yêu, lại chợt nhớ đến mẹ cũng yêu cô thế nào và rằng bệnh tình của mình là gánh nặng ra sao, cô sẽ cảm thấy tội lỗi, xót xa.
Đó không gì khác chính là cảm giác hạnh phúc trên những nỗi đau. Nỗi day dứt ấy tăng tiến dần sau từng lần lật sách. Nicola Yoon miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật không nhanh không chậm, rất vừa phải, để người đọc vừa thấy vui vẻ náo nhiệt ở trang trước, lại có thể cảm thấy xót xa, thương cảm ở trang sau.
Câu chuyện được kể dưới góc nhìn của nhân vật nữ chính - Madeline, về những tháng ngày sống trong "bong bóng" của mình. Những tưởng rằng câu chuyện sẽ diễn biến lề mề, chậm chạp, tình tiết rườm rà nhưng không, mà hoàn toàn ngược lại. Ví dụ, ngay trang A tâm trạng của cô nàng Madeline ủ dột, buồn rầu thì ngay trang B chàng Olly sẽ đem tới một bất ngờ nào đó, và tâm trạng của Madeline sẽ thay đổi như thế nào đó.
Cũng chính vì câu chuyện được kể dưới ngôi kể một, góc nhìn của Madeline mà những góc nhìn khác trong truyện không được rõ nét. Những khi gia đình Olly có biến, Maddy chỉ là người quan sát từ bên ngoài, người đọc cũng sẽ khó nắm bắt tâm trạng của Olly. Hay khi Maddy không ở bên mẹ những buổi tối như thường nhật, cô cũng chỉ biết tâm trạng, cảm xúc của mẹ thông qua sự im lặng, những cảm xúc có thể thấy được trên gương mặt bà: "Trông mẹ cỏ vẻ buồn".
Tất nhiên, ấy là đặc trưng của ngôi kể một. Giả sử tác giả dùng ngôi ba để kể chuyện, các góc nhìn sẽ không bị hạn chế, nhưng cuộc đấu tranh tư tưởng của nhân vật chính cũng diễn ra một cách bình thường, khó để lại ấn tượng cho người đọc.
"Everything, everything" là áng văn hay về sự sống, cái chết, tình yêu, tình mẫu tử. Câu chuyện tập trung vào nữ chính Madeline với căn bệnh SCID. Madeline ở những trang văn đầu tiên, được bao bọc, che chở dưới vòng tay của mẹ, sự sống mong manh nhưng cũng an toàn. Madeline ở những trang sau, mạo hiểm tính mạng để được "sống". Có nghĩa là, cô muốn thực sự sống, là một phần của thế giới, được hoà vào thế giới chứ không phải chỉ lấy lắt sống qua ngày, ở trong vùng an toàn không một chút nguy hiểm. Nhưng khi cô "sống" cô sẽ chết. Hội chứng SCID ngăn cản những ước mơ, những mong đợi được ra bên ngoài của cô gái bé nhỏ.
Mười tám năm cuộc đời, chưa bao giờ ra khỏi nhà, lại đang ở độ tuổi sung sức, nhiệt huyết nhất của thanh xuân, Madeline cũng sẽ muốn khám phá, trải nghiệm vô vàn những điều mới mẻ của thế giới muôn màu.
Đọc câu chuyện, ta không khỏi xót xa cho nhân vật nữ chính vì hoàn cảnh, số mệnh của cô nhưng đồng thời được truyền cảm hứng, nghị lực sống, ta cảm động về nghị lực phi thường, cảm thấy đó là một con người mạnh mẽ hơn bất kỳ ai. Bởi vì. Sự sống và cái chết. Chưa bao giờ rõ ràng đến thế.
Kết thúc câu chuyện. Cái kết của thiên tiểu thuyết "Nếu chỉ còn một ngày để sống", theo bạn, sẽ là cái kết như thế nào? Bật mí rằng, kết thúc truyện là một pha bẻ lái bất ngờ. Mặc dù tác giả Nicola Yoon gợi mở không ít từ những trang gần cuối nhưng người đọc vẫn không khỏi cảm thán, đi từ cảm xúc này đến cảm xúc khác sau mỗi lần lật trang. Dường như cũng là một cái kết viên mãn đối với hầu hết những dự đoán kết thúc của mọi người.
Dù khởi đầu và kết thúc có bất ngờ, gay cấn đến đâu, người đọc cũng nên tận hưởng quá trình. Không có yếu tố nào là chính, là phụ. Khao khát sống mãnh liệt là nụ hoa xinh đẹp trong tâm hồn. Tình yêu, giữa hai nhân vật chính là điều dễ thấy nhất, tình yêu ấy hiện lên qua từng dòng chữ, đó là điều cần người đọc cảm nhận trong suốt quá trình đọc cuốn sách, thẩm thấu bằng cả trái tim. Từ tình yêu đó có thể cảm nhận tình yêu thương trong gia đình của họ. Tất cả những điều đó tựa như những dòng sông nhỏ, cùng nhau, hoà quyện đổ ra đại dương lớn. Đại dương ấy, cuối cùng chính là tính nhân văn.
Khi tiểu thuyết không chỉ còn là tiểu thuyết. Thiết nghĩ, cũng bởi vì tính nhân văn sâu sắc và quá đỗi lớn lao, "Nếu chỉ còn một ngày để sống" trở thành một bản tình ca về tình yêu và tuổi trẻ, là động lực sống, ngọn đuốc soi sáng cho những tâm hồn sứt mẻ, chỉ đường cho những ai lạc lối. Đặc biệt là làm dậy lên những khao khát mãnh liệt được sống, được yêu. Tính nhân văn ấy, cũng khiến ta trân trọng hơn những điều bình dị đang diễn ra thường ngày. Tựu trung lại, "Nếu chỉ còn một ngày để sống" xứng đáng có một chỗ đứng trong giá sách cũng như trong lòng những người yêu sách.
Đến cuối cùng điều cần chúng ta suy ngẫm đó chính là sự sống và cái chết. Quay trở lại với câu hỏi lúc đầu. Khi đọc nhan đề "Nếu chỉ còn một ngày để sống" ta cảm tưởng như sự sống Madeline mong manh, mỏng mảnh, và cô có thể ra đi bất cứ lúc nào. Phân tích xong tác phẩm mới thấy, dù chỉ còn một ngày để sống, cô cũng tình nguyện sống hết mình, tạo nên những câu chuyện đẹp đến lay động tâm hồn, thực tế sức sống của cô mãnh liệt hơn bất kỳ ai. Bạn, một người bình thường nhưng đối mặt với cuộc đời nghiệt ngã, muốn bỏ cuộc, muốn kết thúc. Maddy, một người mắc SCID lại muốn có một cuộc sống bình thường, sẵn sàng trải qua cuộc đời nghiệt ngã như bạn. Một cô gái kiên cường như thế! Thiết nghĩ, bạn cũng có thể làm được. Bởi vì, theo cuốn sách: "Cuộc sống là một món quà", hãy tận hưởng món quà của bạn, đừng vứt món quà ấy vào một xó xỉnh nào đó.
Câu hỏi lúc đầu, giờ đây sẽ được thay thế, trở thành: Bạn sẽ sống như thế nào, nếu có cơ hội tiếp tục sống?
29 - 7 - 2024
Đôi lời: xin lỗi mọi người vì bài review này mang lại một góc nhìn và năng lượng hơi tiêu cực. Tớ muốn thử khai thác góc nhìn tiêu cực này để làm rõ lên vấn đề tích cực. Rất sẵn sàng đón nhận góp ý nhenn.
Đâu đó. Trong thế giới này, vẫn có những người khát khao được sống, được là một phần của thế giới, Madeline trong "Nếu chỉ còn một ngày để sống" là một trong những người như thế.
"Nếu chỉ còn một ngày để sống" là tên tiếng Việt của tiểu thuyết: "Everything, everything" - tiểu thuyết đầu tay của tác giả Nicola Yoon. Đó là câu chuyện về Madeline .F Whittier, một cô gái đáng lẽ ra được đến trường đi học, dự buổi dạ tiệc, có nụ hôn đầu, làm bất kỳ việc gì mà những thanh niên mười tám đôi mươi khác làm, nhưng lại phải ở trong bốn bức tường trắng vì căn bệnh hiếm gặp - hội chứng SCID, hay được biết đến với tên "Em bé bong bóng". Cuộc đời cô ngày này qua ngày khác, đều nguyên một lịch trình như được cài đặt sẵn. "Nếu cuộc đời tôi là một cuốn sách thì bạn đọc ngược từ dưới lên cũng sẽ chẳng có gì thay đổi".
Giữa những ngày tháng tưởng chừng như là một vòng lặp khép kín, một kẽ hở tách vòng lặp ấy ra. Đó là Olly. Olly là tên ngắn gọn của Olivier, đó là một anh bạn hàng xóm, đã chuyển đến đối diện với nhà Madeline vào một ngày nào đó. Cô chỉ nghĩ đó là một sự kiện bình thường như bao sự kiện khác mà không hề hay biết rằng, sự xuất hiện của Olly sẽ là bước ngoặt thay đổi thế giới quan của cô, làm lay động thế giới mà cô biết, tạo ra thế giới mà cô chưa biết.
Sự xuất hiện của Olly đã gây tò mò cho Madeline vài ngày sau đó. Hai người nhìn thấy nhau qua cửa sổ, trao dổi địa chỉ email và những tin nhắn đầu tiên xuất hiện. Sau đó họ trực tiếp gặp mặt lần đầu tiên. Olly nhanh nhẹn hoạt bát, Madeline nhẹ nhàng chậm rãi. Câu chuyện dần phát triển theo hướng cổ điển nhất - lửa gần rơm lâu ngày cũng bén. Hai người có tình cảm với nhau, khi đó vấn đề mới thực sự bắt đầu.
Madeline hiểu rõ bệnh tình của mình, cảm thấy Olly sẽ thiệt thòi khi quen một cô gái không thể ra khỏi nhà, mãi mãi trong căn phòng vô trùng màu trắng. Một cuộc đấu tranh tư tưởng, giằng xé nội tâm của nhân vật chính, là nàng Madeline diễn ra: giữa tình yêu của mẹ dành cho mình, và tình yêu của mình dành cho Olly. Yêu Olly, cũng là yêu những gì bên ngoài, yêu thế giới này...
Olly đồng thời cũng là một chàng trai tuyệt vời. Khi anh hiểu con tim mình, hiểu người con gái ấy thật đặc biệt: "Trước giờ chưa có ai mang đến cho anh cảm giác như vậy".
Tình yêu ấy, không đơn thuần là tình yêu của những kẻ mới lớn, không đơn giản là tình yêu nam nữ, mà đó còn là tình yêu giữa những trái tim ấm nóng, mang trong mình nhiều thương tổn. Nếu như Madeline mất bố và anh trai chỉ có người mẹ đơn thân, một mình chăm sóc cô suốt mười tám năm trời, thì Olly có một gia đình đầy đủ các thành viên nhưng tràn ngập trong sự trầm cảm. Ông bố nghiện rượu thường xuyên đánh mẹ con anh, bà mẹ nhu nhược chỉ nghe theo lời bố nhưng yêu con vô bờ, một cô em gái nghiện thuốc lá nhưng là người con gái duy nhất anh tin tưởng (trước khi gặp Madeline). Yếu tố gia đình, vẫn là yếu tố quyết định hình thành tính cách của mỗi nhân vật
"Nếu chỉ còn một ngày để sống" là câu chuyện về tình yêu. Như đã nói, trước hết là tình yêu mà hai nhân vật chính dành cho nhau, sau là tình yêu trong yếu tố gia đình. Mẹ của Madeline, một người làm bác sĩ, cũng là bác sĩ chính của con gái mình, đã hy sinh thời gian, hạnh phúc riêng, thanh xuân để nuôi nấng chăm sóc người con ốm yếu của bà. Vì với bà, Maddy là hạnh phúc, Maddy đồng nghĩa với hạnh phúc.
Đã có không ít trang văn (nhiều là đằng khác) Nicola Yoon viết về nỗi biết ơn của Madeline với mẹ mình. Một biểu hiện dễ thấy chứng minh cho tình yêu của bà, sau này khi có cơ hội mở máy tính của mẹ, Madeline chỉ mất một lần thử, mật khẩu chính là tên cô. Nhưng ở bà mẹ ấy lại có một nỗi sợ thái quá - nỗi sợ một ngày nào đó sẽ mất đi đứa con duy nhất dẫn tới bà kiểm soát con gái rất nghiêm.
Nhân vật cô Carla, một người bạn lớn của Madeline, người luôn luôn túc trực bên cô, không chỉ để chăm sóc mà còn để lắng nghe những chuyện vô tri của tuổi mới lớn, để bầu bạn, an ủi Maddy những lúc cô buồn. Dường như cô Carla không xem việc ở bên cạnh Madeline chỉ là một công việc, cô dang rộng đôi tay sẵn sàng ôm lấy cô gái bé nhỏ vào lòng.
"Nếu chỉ còn một ngày để sống" - một nghệ thuật miêu tả tâm lý nội tâm nhân vật. Madeline luôn cố gắng cân bằng khối cảm xúc hỗn tạp trong mình. Một mặt, cô muốn sống như một người bình thường, muốn tiếp tục những ngày tháng tươi đẹp bên Olly, muốn tiếp xúc với thế giới tươi đẹp ngoài kia; mặt còn lại, là nỗi day dứt khi đối mặt với sự ràng buộc của tình mẫu tử. Có lúc đang hạnh phúc bên người cô yêu, lại chợt nhớ đến mẹ cũng yêu cô thế nào và rằng bệnh tình của mình là gánh nặng ra sao, cô sẽ cảm thấy tội lỗi, xót xa.
Đó không gì khác chính là cảm giác hạnh phúc trên những nỗi đau. Nỗi day dứt ấy tăng tiến dần sau từng lần lật sách. Nicola Yoon miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật không nhanh không chậm, rất vừa phải, để người đọc vừa thấy vui vẻ náo nhiệt ở trang trước, lại có thể cảm thấy xót xa, thương cảm ở trang sau.
Câu chuyện được kể dưới góc nhìn của nhân vật nữ chính - Madeline, về những tháng ngày sống trong "bong bóng" của mình. Những tưởng rằng câu chuyện sẽ diễn biến lề mề, chậm chạp, tình tiết rườm rà nhưng không, mà hoàn toàn ngược lại. Ví dụ, ngay trang A tâm trạng của cô nàng Madeline ủ dột, buồn rầu thì ngay trang B chàng Olly sẽ đem tới một bất ngờ nào đó, và tâm trạng của Madeline sẽ thay đổi như thế nào đó.
Cũng chính vì câu chuyện được kể dưới ngôi kể một, góc nhìn của Madeline mà những góc nhìn khác trong truyện không được rõ nét. Những khi gia đình Olly có biến, Maddy chỉ là người quan sát từ bên ngoài, người đọc cũng sẽ khó nắm bắt tâm trạng của Olly. Hay khi Maddy không ở bên mẹ những buổi tối như thường nhật, cô cũng chỉ biết tâm trạng, cảm xúc của mẹ thông qua sự im lặng, những cảm xúc có thể thấy được trên gương mặt bà: "Trông mẹ cỏ vẻ buồn".
Tất nhiên, ấy là đặc trưng của ngôi kể một. Giả sử tác giả dùng ngôi ba để kể chuyện, các góc nhìn sẽ không bị hạn chế, nhưng cuộc đấu tranh tư tưởng của nhân vật chính cũng diễn ra một cách bình thường, khó để lại ấn tượng cho người đọc.
"Everything, everything" là áng văn hay về sự sống, cái chết, tình yêu, tình mẫu tử. Câu chuyện tập trung vào nữ chính Madeline với căn bệnh SCID. Madeline ở những trang văn đầu tiên, được bao bọc, che chở dưới vòng tay của mẹ, sự sống mong manh nhưng cũng an toàn. Madeline ở những trang sau, mạo hiểm tính mạng để được "sống". Có nghĩa là, cô muốn thực sự sống, là một phần của thế giới, được hoà vào thế giới chứ không phải chỉ lấy lắt sống qua ngày, ở trong vùng an toàn không một chút nguy hiểm. Nhưng khi cô "sống" cô sẽ chết. Hội chứng SCID ngăn cản những ước mơ, những mong đợi được ra bên ngoài của cô gái bé nhỏ.
Mười tám năm cuộc đời, chưa bao giờ ra khỏi nhà, lại đang ở độ tuổi sung sức, nhiệt huyết nhất của thanh xuân, Madeline cũng sẽ muốn khám phá, trải nghiệm vô vàn những điều mới mẻ của thế giới muôn màu.
Đọc câu chuyện, ta không khỏi xót xa cho nhân vật nữ chính vì hoàn cảnh, số mệnh của cô nhưng đồng thời được truyền cảm hứng, nghị lực sống, ta cảm động về nghị lực phi thường, cảm thấy đó là một con người mạnh mẽ hơn bất kỳ ai. Bởi vì. Sự sống và cái chết. Chưa bao giờ rõ ràng đến thế.
Kết thúc câu chuyện. Cái kết của thiên tiểu thuyết "Nếu chỉ còn một ngày để sống", theo bạn, sẽ là cái kết như thế nào? Bật mí rằng, kết thúc truyện là một pha bẻ lái bất ngờ. Mặc dù tác giả Nicola Yoon gợi mở không ít từ những trang gần cuối nhưng người đọc vẫn không khỏi cảm thán, đi từ cảm xúc này đến cảm xúc khác sau mỗi lần lật trang. Dường như cũng là một cái kết viên mãn đối với hầu hết những dự đoán kết thúc của mọi người.
Dù khởi đầu và kết thúc có bất ngờ, gay cấn đến đâu, người đọc cũng nên tận hưởng quá trình. Không có yếu tố nào là chính, là phụ. Khao khát sống mãnh liệt là nụ hoa xinh đẹp trong tâm hồn. Tình yêu, giữa hai nhân vật chính là điều dễ thấy nhất, tình yêu ấy hiện lên qua từng dòng chữ, đó là điều cần người đọc cảm nhận trong suốt quá trình đọc cuốn sách, thẩm thấu bằng cả trái tim. Từ tình yêu đó có thể cảm nhận tình yêu thương trong gia đình của họ. Tất cả những điều đó tựa như những dòng sông nhỏ, cùng nhau, hoà quyện đổ ra đại dương lớn. Đại dương ấy, cuối cùng chính là tính nhân văn.
Khi tiểu thuyết không chỉ còn là tiểu thuyết. Thiết nghĩ, cũng bởi vì tính nhân văn sâu sắc và quá đỗi lớn lao, "Nếu chỉ còn một ngày để sống" trở thành một bản tình ca về tình yêu và tuổi trẻ, là động lực sống, ngọn đuốc soi sáng cho những tâm hồn sứt mẻ, chỉ đường cho những ai lạc lối. Đặc biệt là làm dậy lên những khao khát mãnh liệt được sống, được yêu. Tính nhân văn ấy, cũng khiến ta trân trọng hơn những điều bình dị đang diễn ra thường ngày. Tựu trung lại, "Nếu chỉ còn một ngày để sống" xứng đáng có một chỗ đứng trong giá sách cũng như trong lòng những người yêu sách.
Đến cuối cùng điều cần chúng ta suy ngẫm đó chính là sự sống và cái chết. Quay trở lại với câu hỏi lúc đầu. Khi đọc nhan đề "Nếu chỉ còn một ngày để sống" ta cảm tưởng như sự sống Madeline mong manh, mỏng mảnh, và cô có thể ra đi bất cứ lúc nào. Phân tích xong tác phẩm mới thấy, dù chỉ còn một ngày để sống, cô cũng tình nguyện sống hết mình, tạo nên những câu chuyện đẹp đến lay động tâm hồn, thực tế sức sống của cô mãnh liệt hơn bất kỳ ai. Bạn, một người bình thường nhưng đối mặt với cuộc đời nghiệt ngã, muốn bỏ cuộc, muốn kết thúc. Maddy, một người mắc SCID lại muốn có một cuộc sống bình thường, sẵn sàng trải qua cuộc đời nghiệt ngã như bạn. Một cô gái kiên cường như thế! Thiết nghĩ, bạn cũng có thể làm được. Bởi vì, theo cuốn sách: "Cuộc sống là một món quà", hãy tận hưởng món quà của bạn, đừng vứt món quà ấy vào một xó xỉnh nào đó.
Câu hỏi lúc đầu, giờ đây sẽ được thay thế, trở thành: Bạn sẽ sống như thế nào, nếu có cơ hội tiếp tục sống?
29 - 7 - 2024
Đôi lời: xin lỗi mọi người vì bài review này mang lại một góc nhìn và năng lượng hơi tiêu cực. Tớ muốn thử khai thác góc nhìn tiêu cực này để làm rõ lên vấn đề tích cực. Rất sẵn sàng đón nhận góp ý nhenn.
- Từ khóa
- cuoc song cuộc đời everything tieu thuyet tinh yeu