Sự khác biệt giữa văn học nghệ thuật và văn học đại chúng là gì?

Sự khác biệt giữa văn học nghệ thuật và văn học đại chúng là gì?

Văn Học Trẻ
Văn Học Trẻ
  • Thành viên BQT
  • Super Mod
Mặc dù đều được xem là tác phẩm văn học, giữa văn học nghệ thuật và văn học đại chúng lại có những điểm khác biệt rất rõ rệt, dựa vào 3 điểm cơ bản sau:

1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện

Để tạo nên mối quan tâm chung của công chúng, văn học đại chúng thường lấy cảm hứng từ những sự kiện xuất hiện trong xã hội bấy giờ. Đó có thể là những bí ẩn, những câu chuyện tình yêu ngang trái, những vụ án chưa có lời giải, hoặc những hiện tượng siêu nhiên. Những chủ đề này đòi hỏi một cốt truyện phức tạp, nhằm hấp dẫn quý độc giả vào diễn biến của câu chuyện. Với một cốt truyện phức tạp như thế, văn học đại chúng sẽ giới hạn cá tính của nhân vật để duy trì sự cân bằng. Vì sử dụng các nhân vật làm định hướng để cốt truyện phát triển, nên các nhân vật trong các tác phẩm này thường thiếu chiều sâu, không có hoặc ít diễn biến nội tâm. Có thể thấy ở loạt truyện trinh thám Sherlock Holmes, nội dung xoay quanh cuộc hành trình lý giải những vụ án bí ẩn của xứ sở sương mù của vị thám tử tài ba, nhưng ít khi phân tích đến nội tâm của nhân vật. Ngoài con phố Baker và việc ông có một người trợ lý tên Watson, chúng ta chẳng còn biết gì nhiều về ông nữa.

Ngược lại, cốt truyện của văn học nghệ thuật có thể đơn giản, xoay quanh những chủ đề thường thấy như tình yêu, địa vị xã hội, cho đến cuộc sống thường nhật xoay quanh nhân vật. Đây được xem là chủ đích của tác giả, bởi cốt truyện càng đơn giản thì sự tương phản với nội hàm phong phú của nhân vật càng được thể hiện rõ nét, hướng sự quan tâm của người đọc đến sự trưởng thành của nhân vật. Để thể hiện được diễn biến nội tâm của nhân vật, tác giả thường cố tình lồng ghép nhiều góc nhìn vào câu chuyện thông qua thư từ, những cuộc hội thoại… Đây được xem những cách phổ biến khi xây dựng cốt truyện trong văn học nghệ thuật.

Một ví dụ điển hình là Kiêu Hãnh và Định Kiến, Jane Austen đưa chúng ta về miền nông thôn ở Anh cuối thế kỷ XVIII, nơi tình yêu phải đi kèm với địa vị và danh vọng. Bối cảnh quá đỗi bình thường đó đã khiến tinh thần tự do, dám đấu tranh cho hạnh phúc của Elizabeth thêm đặc sắc, giúp cô trở nên khác biệt với các nhân vật còn lại ở Netherfield.

2. Giá trị và những triết lý vượt thời gian

Đây là một yếu tố chủ quan, phụ thuộc vào cảm quan và thị hiếu của người đọc. Một số tác phẩm được xem là văn học đại chúng ở thời điểm nó ra đời, nhưng lại trở thành tác phẩm nghệ thuật sau một khoảng thời gian nhất định. Điểm chung của dòng văn học đại chúng là chúng rất dễ bị lỗi thời. Xã hội càng phát triển, truyền thông trở nên dễ tiếp cận thì công chúng càng có nhiều thứ để quan tâm. Độc giả cần những chất liệu mới gây tò mò để giải trí, điều mà những nội dung cũ không còn đủ sức giữ chân họ. Chính vì vậy, để xác định một tác phẩm có phải văn học nghệ thuật hay không, có thể dựa vào một tiêu chí khách quan sau: tư tưởng của tác phẩm vẫn giữ được sự tươi mới trước những thay đổi của thị hiếu đương thời.

Trải qua hơn 150 năm từ ngày tác phẩm ra đời, tư tưởng mới mẻ về nữ quyền, khát vọng được tự do, cùng sức sống mãnh liệt đã giúp Jane Eyre trở thành một trong những tác phẩm văn học nghệ thuật kinh điển của Anh Quốc.
 
Từ khóa Từ khóa
nghe thuat sự khác nhau văn học nghệ thuật văn học đại chúng
26
0
1
Trả lời
3. Nghệ thuật truyền tải câu chuyện

Với mục đích tiếp cận được đông đảo công chúng, văn học đại chúng có thể truyền tải dưới nhiều hình thức, tùy vào nhu cầu của người đọc: từ những mẩu chuyện ngắn, những trang truyện định kỳ in trên báo, sách tranh hoặc tiểu thuyết. Những mẩu chuyện ngắn này truyền tải thông tin nhanh chóng, đi cùng với sự định hướng người đọc nên không yêu cầu độc giả phải chủ động ghi nhớ thông tin, từ đó, nội dung dễ bị lãng quên nhanh chóng.

Ngược lại, để đi sâu vào nội tâm của nhân vật, tác phẩm văn học nghệ thuật không thể diễn họa trên vài bức tranh. Vì vậy chúng thường xuất hiện chủ yếu dưới dạng tiểu thuyết, sử dụng nghệ thuật ngôn ngữ để người đọc tưởng tượng, cảm nhận và tự xây dựng nên câu chuyện của riêng mình. Trí tưởng tượng không giới hạn người đọc, ngược lại còn giúp độc giả mở rộng thế giới quan, điều này càng khiến văn học nghệ thuật trường tồn trước sức mạnh của thời gian.
 

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.