Bài làm:
Ta là ai giữa cuộc đời này? Liệu ba trăm nữa có ai nhớ đến ta? Và liệu cái chết hay sự trường tồn vĩnh cửu, đâu mới là cái con người nên hướng đến? Không phải hiển nhiên mà cuộc đời này hữu hạn đến thế, không phải hẳn nhiên mà sự sống mong manh trên bờ cát thời gian đến vậy. Suy cho cùng, đời này bởi có cái chết nên mới trở nên ý nghĩa. Còn bất tử chỉ là chuyện huyễn hoặc, nói cách khách là chuyện bất hạnh
Con người là một linh hồn – một linh hồn sẽ tàn lụi theo thời gian . “ bất tử” – từ ngữ không còn quá xa lạ trong từ điển của nhân loại, ý chỉ sự sống kéo dài vĩnh viễn, chiến thắng mọi giới hạn đề ra, là khi con người không có cái chết. “bất hạnh” – là sự chẳng lành, là điều không nên có, hoàn toàn khiến chúng ta trở nên đau khổ, day dứt, đớn lòng. Suy cho cùng, sự bất tử là điều không nên có thực trong hiện tại. Có chăng nó sẽ được chấp nhận nơi những trang tiểu thuyết hiệp sĩ, nơi những câu chuyện cổ tích bé thơ. Còn đời người, bất hạnh chính xuất phát từ sự bất tử ấy. Nhiều người, họ coi bất tử là hạnh phúc của riêng đời họ. Nhưng sự thực thì con người vẫn phải ra đi, và tôi tin sự ra đi mang trong mình ý nghĩa của riêng nó thì ắt hạnh phúc hơn việc con người bất tử
Tại sai chúng ta lại xem sự bất tử là bất hạnh? Trước hết,vốn dĩ quy luật của đời sống nằm ở chỗ : sinh – lão – bệnh – tử. Làm trái quy luật, con người chưa bao giờ có thể tránh khỏi nỗi thất vọng đến cảm giác chán chường cùng cực. Chúng ta đang tồn tại dưới sự vận hành của vũ trụ, của tự nhiên. Để thoát khỏi chiếc vòng kim cô của nó là điều không tưởng. Cuộc đời đã chỉ ra, con người sinh ra từ cát bụi rồi trở về với cát bụi, họ đến nhân gian với một ý nghĩa nào đó rồi cũng đến lúc quay trở về với sứ mệnh thuộc về họ. Cái chết là không thể tránh khỏi. Cái chết là điều hiển nhiên trong cuộc sống. Khi nhạc sĩ tài ba Trịnh Công Sơn từ giã cõi đời, người ta vẫn nhớ về những bản nhạc, những lời ca về tình yêu, về sự sống của ông – cái chết ấy hóa thành thứ để người ta khắc ghi trong tâm trí. Bất tử là đang trốn tránh sự thực, đang làm khác đi bản chất, làm méo mó đi những quy luật vốn đã định sẵn trong tâm thức loài người từ lâu. Không phải ngẫu nhiên mà các vị thần linh ghen tị với chúng ta, bởi chúng ta có cái chết, có sự kết thúc. Tôi tin rằng, sự bất tử không thể một mình chống chọi để đi ngược lại bản chất đời sống.
Có lẽ, bởi thế giới này được cấu trúc bởi những thế hệ, những con người nối tiếp nhau qua từng lứa tuổi chứ không phải những con người quen thuộc với sự tồn tại miên viễn nên bất hạnh giường như là sự bất hạnh vô cùng. Bất kỳ bộ tộc nào từ thuở hồng hoang đã bắt đầu sự duy trì nòi giống của mình, họ vẫn biết cái chết là một phần tất yếu nên càng nhiều con người được sinh ra, sự níu giữ bản sắc bộ tộc họ sẽ càng đậm nét. Không thể nào đất nước chúng ta có thể phát triển khi dân số cứ liên tục già hóa. Hậu quả của việc nhân loại trở nên bất tử nằm ở chỗ xã hội sẽ rối loạn, bùng nổ dân số, an ninh không thể đảm bảo, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn. hàng tấn vấn đề được đặt ra mà chưa hề có một lối giải đáp thiết thực cho nhân loại. Điển hình như những ổ chuột ở Châu Phi, khi nhiều lứa tuôi cùng sống dưới một mái nhà đã làm tăng tốc độ ô nhiễm nơi đây, sự chật hẹp đến thiếu kết nối. Chính nó là lí do khiến cho chất lượng cuộc sống giảm sút, con người đánh mất niềm tin về những điều diệu kì nơi cuộc sống. Và cũng chính nó khiến cho con người cảm thấy nghẹt thở trong cuộc sống của chính họ
Nguyên nhân của những vấn đề trầm trọng trong gia đình, trong đời thường hiện nay là gì? Một trong số đó là sự bất tử, bất tử sẽ là bất hạnh. Xét về mặt hiện thực, khi cái chết vẫn đang là một trong số các điều buộc con người phải chấp nhận thì việc mâu thuẫn giữa những thế hệ này với các thế hệ khác vẫn thường xuyên nổ ra. Thậm chí là để lại hệ quả đau lòng. Đứa con bất đồng tình với cha mẹ rồi quyết định tự vẫn .Thế hệ 7x, 8x nhìn giới trẻ 9x,2k với một ánh mắt có đôi phần kì thị trước những thú vui của giới trẻ - điều ấy vẫn xảy ra hằng ngày. Nhưng nếu ở tương lai, giấc mộng trường sinh bất tử trở thành hiện thực thì thực trạng ấy sẽ trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Để các thế hệ thấu hiểu, đồng cảm lẫn nhau là sự bất khả thi trong xã hội loài người. Cuộc sống sẽ buồn và vô vị làm sao khi một đứa trẻ phải ngậm ngùi chơi với ba cụ già, trong khi bình thường thì một cụ già sẽ có nhiều niềm vui và tiếng cười hơn khi ngắm bầy trẻ nô đùa và bày ra đủ mọi trò thú vị. Cứ hình dung ra cái viễn cảnh hàng trăm năm, hàng nghìn năm trời bị “kẹt” dưới một mái nhà với cùng một gương mặt thì không ít người đã phải thở dài ngán ngẩm. Rồi một ngày nào đó, khi đã sống quá lâu trên thế gian, khi mọi phương tiện để thỏa mãn những ước mơ, những thú vui và nhu cầu của con người đã cạn kiệt, liệu giữa những người bất tử có xảy ra những ghen ghét, đố kị, những căng thẳng, trầm uất và hậu quả nặng nề hơn là chiến tranh?
Dường như khi con người trở nên lười biếng, tự ti nhất cũng chính là lúc sự bất tửu được hiện thực hóa. Có một trạng thái vô cùng phổ biến trong tâm lý xã hội con người chính là họ sợ chết nên họ mới nỗ lực cho đời sống hôm nay, vì đời sống hôm nay. Sợ chết nên mới có “thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt/ Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”. Và sợ chết, người ta mới hiến dâng cả tuổi trẻ, mới nguyện hết mình với thứ được gọi là mộng tưởng. Khi sống quá lâu sẽ nảy sinh tâm lý để xó, “rằng chính mình còn quá nhiều thời gian, việc trì hoãn cũng chẳng ảnh hưởng quá nhiều”. Nếu ai cũng ỷ lại như thế thì thế giới sẽ dậm chân tại chỗ thay vì tiếp tục phát triển, tiếp tục với sự công phá mãnh liệt của các ngành khoa học xã hội trong đời sống con người. Nếu biết trăm năm là hữu hạn, chúng ta càng trân trọng cuộc đời mình bao nhiêu thì càng có ý thức gìn giữ nó, nuôi dưỡng nó, bồi đắp nó bấy nhiêu. Chỉ có cảm giác sợ hãi mất đi một thứ gì đó, nhân loại mới có cơ sở để chính họ hành động. Khi công nghệ thông tin đang thay đổi từng ngày, từng giờ. Những người sống lâu dễ rơi vào tình trạng lạc hậu, mù thông tin do không đủ thời gian và tốc độ thích ứng với hoàn cảnh. Nó dẫn đến việc họ luôn sống trong mặc cảm, tự ti về bản thân và cảm thấy “thèm chết”. Sống một cuộc sống như vậy có lẽ còn bất hạnh hơn cả cái chết, có lẽ còn khổ cực hơn việc quay về với hư vô, với cát bụi
Tuy nhiên, không thể phủ nhận việc kéo dài sự sống có thể tạo nên những niềm hoan lạc, thú vui trong bản thân mỗi người. Họ tiếp tục được yêu thương, được hưởng thụ cái không khí của một nền văn minh hiện đại, văn hóa giàu mạnh. Họ được sống, được làm việc và được cống hiến. Họ được nuôi dưỡng giấc mơ hãy còn dang dở, vẽ tiếp những bức chưa trọn vẹn. Suy cho cùng, cái chết vốn đã gắn vào mọi sinh mệnh trên thế gian. Chưa một ai có thể thoát khỏi bàn tay của thần chết. Khi bất tử không xuất hiện, nhân loại càng phải sống, sống sao cho ra người, cho đáng với lẽ sống khi còn được phép hiện hữu trên thế giới này. Người ta cần trân trọng linh hồn, hơi thở của mình hơn thay vì trêu đùa với nó, ăn những thức ăn gây hại sức khỏe như lề thói ăn uống vô tội vạ của giới trẻ hiện nay. Chúng ta phải học cách yêu lấy cuộc đời, trân trọng lấy thời gian này. Thế giới sẽ không vì sự yếu đuối của con người mà kéo dài sự sống cho chính họ. Chỉ có họ mới biến cái chết ấy không phải kết thúc mà hóa thành sự khắc ghi vào tâm tưởng của những kẻ ở lại. Sống sao cho “ khi bạn sinh ra, người ta khóc còn bạn cười” và “ khi chết đi, người ta khóc còn bạn cười”
Nếu chỉ còn một ngày để sống
Chợt nhận ra cuộc đời quá đẹp
Phải chăng ta có lúc vội vàng
Nên ra đi chưa được bình an
( Nếu chỉ còn 1 ngày để sống – Khả Nhi )
Cuộc đời hạnh phúc bởi nhân loại có cái cái chết. Vậy nếu còn một ngày để sống, bạn sẽ làm gì khi bất tử là điều không tưởng trên đời? Nếu còn một ngày để sống, bạn có còn đủ tỉnh táo để mơ về một giấc mộng kéo dài sự sống mãi mãi?
Ta là ai giữa cuộc đời này? Liệu ba trăm nữa có ai nhớ đến ta? Và liệu cái chết hay sự trường tồn vĩnh cửu, đâu mới là cái con người nên hướng đến? Không phải hiển nhiên mà cuộc đời này hữu hạn đến thế, không phải hẳn nhiên mà sự sống mong manh trên bờ cát thời gian đến vậy. Suy cho cùng, đời này bởi có cái chết nên mới trở nên ý nghĩa. Còn bất tử chỉ là chuyện huyễn hoặc, nói cách khách là chuyện bất hạnh
Con người là một linh hồn – một linh hồn sẽ tàn lụi theo thời gian . “ bất tử” – từ ngữ không còn quá xa lạ trong từ điển của nhân loại, ý chỉ sự sống kéo dài vĩnh viễn, chiến thắng mọi giới hạn đề ra, là khi con người không có cái chết. “bất hạnh” – là sự chẳng lành, là điều không nên có, hoàn toàn khiến chúng ta trở nên đau khổ, day dứt, đớn lòng. Suy cho cùng, sự bất tử là điều không nên có thực trong hiện tại. Có chăng nó sẽ được chấp nhận nơi những trang tiểu thuyết hiệp sĩ, nơi những câu chuyện cổ tích bé thơ. Còn đời người, bất hạnh chính xuất phát từ sự bất tử ấy. Nhiều người, họ coi bất tử là hạnh phúc của riêng đời họ. Nhưng sự thực thì con người vẫn phải ra đi, và tôi tin sự ra đi mang trong mình ý nghĩa của riêng nó thì ắt hạnh phúc hơn việc con người bất tử
Tại sai chúng ta lại xem sự bất tử là bất hạnh? Trước hết,vốn dĩ quy luật của đời sống nằm ở chỗ : sinh – lão – bệnh – tử. Làm trái quy luật, con người chưa bao giờ có thể tránh khỏi nỗi thất vọng đến cảm giác chán chường cùng cực. Chúng ta đang tồn tại dưới sự vận hành của vũ trụ, của tự nhiên. Để thoát khỏi chiếc vòng kim cô của nó là điều không tưởng. Cuộc đời đã chỉ ra, con người sinh ra từ cát bụi rồi trở về với cát bụi, họ đến nhân gian với một ý nghĩa nào đó rồi cũng đến lúc quay trở về với sứ mệnh thuộc về họ. Cái chết là không thể tránh khỏi. Cái chết là điều hiển nhiên trong cuộc sống. Khi nhạc sĩ tài ba Trịnh Công Sơn từ giã cõi đời, người ta vẫn nhớ về những bản nhạc, những lời ca về tình yêu, về sự sống của ông – cái chết ấy hóa thành thứ để người ta khắc ghi trong tâm trí. Bất tử là đang trốn tránh sự thực, đang làm khác đi bản chất, làm méo mó đi những quy luật vốn đã định sẵn trong tâm thức loài người từ lâu. Không phải ngẫu nhiên mà các vị thần linh ghen tị với chúng ta, bởi chúng ta có cái chết, có sự kết thúc. Tôi tin rằng, sự bất tử không thể một mình chống chọi để đi ngược lại bản chất đời sống.
Có lẽ, bởi thế giới này được cấu trúc bởi những thế hệ, những con người nối tiếp nhau qua từng lứa tuổi chứ không phải những con người quen thuộc với sự tồn tại miên viễn nên bất hạnh giường như là sự bất hạnh vô cùng. Bất kỳ bộ tộc nào từ thuở hồng hoang đã bắt đầu sự duy trì nòi giống của mình, họ vẫn biết cái chết là một phần tất yếu nên càng nhiều con người được sinh ra, sự níu giữ bản sắc bộ tộc họ sẽ càng đậm nét. Không thể nào đất nước chúng ta có thể phát triển khi dân số cứ liên tục già hóa. Hậu quả của việc nhân loại trở nên bất tử nằm ở chỗ xã hội sẽ rối loạn, bùng nổ dân số, an ninh không thể đảm bảo, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn. hàng tấn vấn đề được đặt ra mà chưa hề có một lối giải đáp thiết thực cho nhân loại. Điển hình như những ổ chuột ở Châu Phi, khi nhiều lứa tuôi cùng sống dưới một mái nhà đã làm tăng tốc độ ô nhiễm nơi đây, sự chật hẹp đến thiếu kết nối. Chính nó là lí do khiến cho chất lượng cuộc sống giảm sút, con người đánh mất niềm tin về những điều diệu kì nơi cuộc sống. Và cũng chính nó khiến cho con người cảm thấy nghẹt thở trong cuộc sống của chính họ
Nguyên nhân của những vấn đề trầm trọng trong gia đình, trong đời thường hiện nay là gì? Một trong số đó là sự bất tử, bất tử sẽ là bất hạnh. Xét về mặt hiện thực, khi cái chết vẫn đang là một trong số các điều buộc con người phải chấp nhận thì việc mâu thuẫn giữa những thế hệ này với các thế hệ khác vẫn thường xuyên nổ ra. Thậm chí là để lại hệ quả đau lòng. Đứa con bất đồng tình với cha mẹ rồi quyết định tự vẫn .Thế hệ 7x, 8x nhìn giới trẻ 9x,2k với một ánh mắt có đôi phần kì thị trước những thú vui của giới trẻ - điều ấy vẫn xảy ra hằng ngày. Nhưng nếu ở tương lai, giấc mộng trường sinh bất tử trở thành hiện thực thì thực trạng ấy sẽ trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Để các thế hệ thấu hiểu, đồng cảm lẫn nhau là sự bất khả thi trong xã hội loài người. Cuộc sống sẽ buồn và vô vị làm sao khi một đứa trẻ phải ngậm ngùi chơi với ba cụ già, trong khi bình thường thì một cụ già sẽ có nhiều niềm vui và tiếng cười hơn khi ngắm bầy trẻ nô đùa và bày ra đủ mọi trò thú vị. Cứ hình dung ra cái viễn cảnh hàng trăm năm, hàng nghìn năm trời bị “kẹt” dưới một mái nhà với cùng một gương mặt thì không ít người đã phải thở dài ngán ngẩm. Rồi một ngày nào đó, khi đã sống quá lâu trên thế gian, khi mọi phương tiện để thỏa mãn những ước mơ, những thú vui và nhu cầu của con người đã cạn kiệt, liệu giữa những người bất tử có xảy ra những ghen ghét, đố kị, những căng thẳng, trầm uất và hậu quả nặng nề hơn là chiến tranh?
Dường như khi con người trở nên lười biếng, tự ti nhất cũng chính là lúc sự bất tửu được hiện thực hóa. Có một trạng thái vô cùng phổ biến trong tâm lý xã hội con người chính là họ sợ chết nên họ mới nỗ lực cho đời sống hôm nay, vì đời sống hôm nay. Sợ chết nên mới có “thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt/ Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”. Và sợ chết, người ta mới hiến dâng cả tuổi trẻ, mới nguyện hết mình với thứ được gọi là mộng tưởng. Khi sống quá lâu sẽ nảy sinh tâm lý để xó, “rằng chính mình còn quá nhiều thời gian, việc trì hoãn cũng chẳng ảnh hưởng quá nhiều”. Nếu ai cũng ỷ lại như thế thì thế giới sẽ dậm chân tại chỗ thay vì tiếp tục phát triển, tiếp tục với sự công phá mãnh liệt của các ngành khoa học xã hội trong đời sống con người. Nếu biết trăm năm là hữu hạn, chúng ta càng trân trọng cuộc đời mình bao nhiêu thì càng có ý thức gìn giữ nó, nuôi dưỡng nó, bồi đắp nó bấy nhiêu. Chỉ có cảm giác sợ hãi mất đi một thứ gì đó, nhân loại mới có cơ sở để chính họ hành động. Khi công nghệ thông tin đang thay đổi từng ngày, từng giờ. Những người sống lâu dễ rơi vào tình trạng lạc hậu, mù thông tin do không đủ thời gian và tốc độ thích ứng với hoàn cảnh. Nó dẫn đến việc họ luôn sống trong mặc cảm, tự ti về bản thân và cảm thấy “thèm chết”. Sống một cuộc sống như vậy có lẽ còn bất hạnh hơn cả cái chết, có lẽ còn khổ cực hơn việc quay về với hư vô, với cát bụi
Tuy nhiên, không thể phủ nhận việc kéo dài sự sống có thể tạo nên những niềm hoan lạc, thú vui trong bản thân mỗi người. Họ tiếp tục được yêu thương, được hưởng thụ cái không khí của một nền văn minh hiện đại, văn hóa giàu mạnh. Họ được sống, được làm việc và được cống hiến. Họ được nuôi dưỡng giấc mơ hãy còn dang dở, vẽ tiếp những bức chưa trọn vẹn. Suy cho cùng, cái chết vốn đã gắn vào mọi sinh mệnh trên thế gian. Chưa một ai có thể thoát khỏi bàn tay của thần chết. Khi bất tử không xuất hiện, nhân loại càng phải sống, sống sao cho ra người, cho đáng với lẽ sống khi còn được phép hiện hữu trên thế giới này. Người ta cần trân trọng linh hồn, hơi thở của mình hơn thay vì trêu đùa với nó, ăn những thức ăn gây hại sức khỏe như lề thói ăn uống vô tội vạ của giới trẻ hiện nay. Chúng ta phải học cách yêu lấy cuộc đời, trân trọng lấy thời gian này. Thế giới sẽ không vì sự yếu đuối của con người mà kéo dài sự sống cho chính họ. Chỉ có họ mới biến cái chết ấy không phải kết thúc mà hóa thành sự khắc ghi vào tâm tưởng của những kẻ ở lại. Sống sao cho “ khi bạn sinh ra, người ta khóc còn bạn cười” và “ khi chết đi, người ta khóc còn bạn cười”
Nếu chỉ còn một ngày để sống
Chợt nhận ra cuộc đời quá đẹp
Phải chăng ta có lúc vội vàng
Nên ra đi chưa được bình an
( Nếu chỉ còn 1 ngày để sống – Khả Nhi )
Cuộc đời hạnh phúc bởi nhân loại có cái cái chết. Vậy nếu còn một ngày để sống, bạn sẽ làm gì khi bất tử là điều không tưởng trên đời? Nếu còn một ngày để sống, bạn có còn đủ tỉnh táo để mơ về một giấc mộng kéo dài sự sống mãi mãi?