Bình giảng "Phong cách Hồ Chí Minh" của nhà văn Lê Anh Trà

Bình giảng "Phong cách Hồ Chí Minh" của nhà văn Lê Anh Trà

Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh – sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị, đó là nội dung mà tác phẩm “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà đã mang đến cho độc giả. Tác giả đã giúp người đọc có thêm những sự hiểu biết về nếp sống đời thường vô cùng giản dị của Bác. Vì vậy, mời các bạn cùng tham khảo bài bình giảng tác phẩm "Phong cách Hồ Chí Minh" của nhà văn Lê Anh Trà dưới đây nhé!

6332



“Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa

Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...

Chiều nay con chạy về thǎm Bác

Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!

Con lại lần theo lối sỏi quen

Đến bên thang gác, đứng nhìn lên

Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?


Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!”

Lặng lòng những dòng suy tư về từng năm tháng trôi qua, những câu tâm tình trong bài thơ “Bác ơi” của Tố Hữu như tiếng kêu than của muôn triệu người con đất Việt về sự ra đi vĩnh hằng của Bác. Dẫu Người đã đi xa nhưng những đức tính tốt đẹp mà Người để lại vẫn là tấm gương quý báu cho hơn chín mươi triệu con người Việt Nam hôm nay và mai sau mãi mãi nương theo. Trong chương trình Ngữ văn 9, tập 1, nhà văn Lê Anh Trà đã thể hiện tấm lòng kính mến của nhà văn bằng những dòng văn nghị luận thể hiện đầy đủ những phẩm chất thanh cao ở Bác.

Mở đầu bằng những câu từ khái quát về nguồn gốc cội nguồn văn hóa của chủ tịch Hồ Chí Minh, Lê Anh Trà tái hiện lại chặng đường bôn ba nơi đất khách, trải dài từ nhiều châu lục như châu Phi, châu Á, châu Mĩ của Bác. Cũng nhờ vậy mà Người đã tích lũy được vốn ngôn ngữ phong phú. Cùng với đó là vốn uyên thâm về văn hóa của các dân tộc trên thế giới. Không phải chỉ tiếp nhận mà thiếu đi sự chọn lọc, Người vừa tiếp tu những điều tốt đẹp từ những nền văn hóa ấy vừa phê phán những quan niệm tiêu cực để không ngừng học hỏi và làm đầy vốn sống của bản thân. Chính vì những lý do trên đã nhào nặn nên “một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại”.

Tiếp đến, người đọc được dịp hiểu rõ ràng hơn về cuộc sống của Bác thông qua ngòi bút miêu tả hoàn cảnh sống vô cùng giản dị của Người. “Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao” là nơi mà Bác nghỉ ngơi mỗi khi mỏi mệt. Khác hẳn với tưởng tượng của nhiều người về cảnh xa hoa, trang hoàng khi nghĩ đến nơi ở của chủ tịch nước thì Bác lại chọn cho mình một nơi mà “chỉ có vỏn vẹn vài phòng tiếp khách”. Đó vừa là nơi Bác “tiếp khách, họp Bộ Chính trị” cũng vừa là nơi Bác “làm việc và ngủ”. Thật đơn sơ biết bao! Bên cạnh sự mộc mộc của nơi sinh hoạt hằng ngày thì trang phục của Bác cũng chỉ có “bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp” cùng với thực phẩm “rất đạm bạc” và “những món ăn dân dã không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa”. Đôi khi những sự giản dị ấy lại là thách thức không hề nhỏ đối với những người chỉ quen ăn uống cầu kì. Đó chính là điểm đặc biệt trong cách sinh hoạt của Bác, một nét giản dị quá đỗi thanh cao.

Qua đoạn thứ ba, tác giả đã thể hiện sự kính mến của mình trước lối sống giản dị của Bác bằng nhận định như một lời thốt lên từ sâu thẳm tâm can: “Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy”. Để rồi, bất chợt nhà văn nghĩ đến đời sống của những vị hiền triết xưa kia. Đây cũng là dịp để người đọc từ nhìn nhận lại cuộc sống của chính mình. Khi cuộc sống xô bồ với đủ sự hưởng thụ vật chất cao sang thì một sống bình an mới thật sự là một liều thuốc hiệu nghiệm để làm tiêu tan những sự muộn phiền của cuộc sống thường nhật.

Cuối cùng, tác giả Lê Anh Trà đã khẳng định một cách mạnh mẽ rằng: “Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mỹ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác”. Đây là một nhận định của một người con đất Việt, thể hiện lòng kính yêu đối với Bác bằng cách nhìn trọn vẹn về sự giản dị thanh cao của Bác.

Tóm lại, từng câu từng chữ tái hiện cuộc sống dù giản dị nhưng hết sức thanh cao của Bác đã mang đến một bài học quý giá cho giới trẻ Việt Nam hôm nay và cả mai sau: “Suốt đời học tập và làm theo tấm đạo đức Hồ Chí Minh”.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này của chúng tôi. Nếu bạn muốn đọc thêm các tài liệu liên quan thì có thể đọc lại các bài viết dưới đây:


Lê Anh Trà - Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác
Sự nghiệp văn học của nhà văn Lê Anh Trà
Hỏi đáp Lê Anh Trà là ai?
Những sáng tác nổi bật của nhà văn Lê Anh Trà
 
Từ khóa Từ khóa
lê anh trà nhà văn lê anh trà phong cách hồ chí minh của nhà văn lê anh trà tác giả lê anh trà
486
0
0
Trả lời

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.