Dự thi Bình minh sau giông bão - Thúy Hiền

Dự thi Bình minh sau giông bão - Thúy Hiền

Thúy Hiền
Thúy Hiền

"Lụa! Mau lại đây!"

Vừa trông thấy bé Lụa đứng thập thò ngoài cửa lớp, cô giáo Hạnh vội vàng gấp lại sổ sách, bước tới gần bé Lụa, vui mừng gọi rối rít.

Đã hơn một tuần nay, bé Lụa bị cảm sốt, thành ra bắt buộc phải nghỉ học. Sức khỏe của con bé vốn đã không tốt, nay thời tiết lại bắt đầu chuyển mùa sang đông, bệnh hen suyễn tiếp tục tái phát.

Gió lạnh khẽ luồn qua mái tóc xơ xác có chút bết dính của Lụa, phần cổ áo mỏng lại thủng lỗ chỗ không đủ để che gió cho con bé. Thân hình nhỏ xíu cứ chốc chốc lại run lên bần bật. Hãy thử tưởng tượng khoảnh khắc ngọn nến mỏng manh dập dờn trước gió, chỉ chực bị thổi tắt, đó cũng chính là hình ảnh của Lụa lúc bấy giờ.

Cô giáo Hạnh đưa tay chỉnh lại chiếc khẩu trang cũ nát che gần hết nửa khuôn mặt ngăm đen, nhỏ thó của bé Lụa, ân cần dặn dò: "
Bệnh dịch đang diễn biến hết sức phức tạp. Con phải thực hiện tốt các bước phòng dịch đấy!"

Bé Lụa vâng dạ rối rít, hơi nghiêng đầu nhìn vào trong lớp. Nhận thấy con bé vẫn chưa hòa hợp được cùng các bạn, cô giáo Hạnh bèn nắm lấy đôi tay bé nhỏ của Lụa, nở nụ cười dịu dàng:

"Cô thay cho con chiếc khẩu trang khác nhé. Chiếc này hư rồi, không dùng được nữa!"

Vừa nói, cô vừa đưa tay chạm vào quai tai của Lụa, nhưng cô bé lập tức giãy nảy, lùi ra phía sau một bước, nhất quyết lắc đầu lia lịa: "Cha con không thích dùng đồ của người khác!"

Đôi mắt to tròn của cô bé chớp chớp long lanh, sóng sánh hàng ngàn tia phức tạp xen lẫn kinh sợ. Cô giáo Hạnh muốn trấn an Lụa, nhưng cô bé vẫn quả quyết không chịu.

Chiếc cổ áo sờn cũ khẽ bung ra, phía trong ngần cổ dày đặc cặn bẩn là những dấu vết xanh, tím loang lổ. Các vết thương mới, cũ chồng chéo lên nhau, có chỗ còn chưa kịp lành miệng, rỉ máu.

Đôi mắt cô giáo Hạnh sa sầm hẳn xuống. Cô vừa muốn nói thêm gì đó thì tiếng chuông báo hiệu giờ vào học vang lên. Bé Lụa rụt rè kéo lại cổ áo, chạy thật nhanh vào trong lớp, cả buổi học chỉ dám ngồi co ro đầy vẻ sợ sệt.

Tư Bồng lại đánh con bé sao?

Tan học, cô giáo Hạnh cố ý nán lại lớp lâu hơn một chút. Các học trò khác đã có phụ huynh tới đón về, nhưng bé Lụa lần nào cũng là người về sau ót.

"Để cô đưa con đến phòng y tế sơ cứu qua vết thương!"

"Dạ, con không bị đau. Con cảm ơn cô!"

Bé Lụa lắc đầu, mím môi từ chối. Con bé rất ngoan ngoãn và hiểu chuyển. So với độ tuổi mười một này, dường như bé Lụa lớn hơn hẳn các bạn cùng trang lứa.

Vừa lúc đó, phía sau lưng hai cô trò vang lên tiếng dép loẹt quẹt. Chị Phụng, mẹ bé Lụa nở nụ cười gượng gạo nhìn cô giáo Hạnh, nói rằng do mình bận mấy con lợn, con gà nên đón con hơi trễ.

Cô giáo Hạnh kéo tay chị Phụng ra một góc nhỏ, thở dài nói: "Chị định cứ thế này mãi sao? Hai tháng trước, chị và bé Lụa bị ông ta đánh tới nhập viện. Ngày nào cũng như thế, thử hỏi người ngợm còn gì nữa!"

Khuôn mặt nhăn nheo của chị Phụng trở nên trắng bệch. Chị sụt sịt lau nước mắt, bất lực đáp: "Ly hôn rồi thì bé Lụa sẽ không có cha. Tôi thà bị đánh còn hơn để con gái thiếu thốn cha, mẹ."

Nhìn theo bóng dáng gầy guộc của chị Lụa và thân hình nhỏ bé bên cạnh, cô giáo Hạnh không kìm được nước mắt. Mười năm theo nghề giáo, đây là trường hợp học trò đầu tiên cô gặp.

16245cc100bfde48628009449849286e.jpg
(Nguồn ảnh: Internet)

Trong xóm, ông Tư Bồng nổi tiếng độc ác, thường xuyên đánh đập, trù ẻo vợ và con gái ầm làng. Ông ta vung chân múa tay, say khướt rồi lại đánh, đánh tới nỗi bé Lụa bị gãy một tay, còn chị Phụng nhập viện suýt chết.

Cả làng trên dưới không ai không hay biết, nhưng chỉ đành bất lực lắc đầu xót xa.

Sớm hôm nay, ông Tư Bồng lại say rượu, khệnh khạng đi từ đầu làng về đến cổng nhà, miệng làu bàu chửi đổng. Cả đêm hôm qua, bé Lụa sốt li bì, tiền trong túi đã bị ông ta moi sạch từ lúc nào, thành ra chị Phụng không có tiền mua thuốc cho con. Chị nuốt nước mắt chạy sang hàng xóm vay được vài đồng lẻ, mua vỉ thuốc hạ sốt cho Lụa uống tạm.

Trông con cả đêm một mình, mỗi lần Lụa lên cơn co giật, chị Phụng lại khóc hết nước mắt. Tủi hờn, chua xót, thương cho con gái, uất nghẹn khi lấy phải gã chồng bội bạc,... làm chị thức trắng cả đêm.

"Mẹ ơi, con thèm ăn thịt heo."

Nằm trên tấm chiếu rách, bé Lụa run run gọi mẹ. Con bé vừa mệt vừa đói, làn da tái nhợt cả đi. Nó rất thèm được ăn một miếng thịt lợn, hay chỉ ngửi mùi thôi cũng được.

Chị Phụng xòe bàn tay chai sạn trước mặt, hai mắt mờ đục hẳn đi.

Tư Bồng vào đến cửa, ném mạnh chai rượu rỗng về phía vợ con, làu bàu chửi bới: "Tao đánh chết cha hai con vịt giời chúng mày. Ngứa hết cả mắt!"

Dứt lời, Tư Bồng lao đến, vung tay toan tát bốp vào mặt chị Phụng. Nhưng lần này, chị Phụng không cam chịu như mọi khi nữa. Chị dùng tay đỡ đòn, cứng rắn đứng thẳng người, mặt đối mặt nhìn chằm chằm vào gã chồng tệ bạc.

"Con giun xéo lắm cũng quằn! Mẹ con tôi không cần một người chồng, người cha đốn mạt như ông! Ly hôn đi!"

Khoảnh khắc chị Phụng bùng lên chống trả cũng là lúc ánh sáng chói lòa trên mái hiên nhà mục nát phản quang. Mùa đông lạnh căm căm, cắt da tái thịt cũng được sưởi ấm thêm, đem theo ngàn tia nắng hiếm hoi vùng vẫy tỏa sáng.

Phía sau bão tố là bình minh. Vực sâu hay thiên đường, đều do chính lựa chọn của bản thân tạo ra...
 
Sửa lần cuối:
977
2
1

Thúy Hiền

Thành Viên
16/12/21
12
22
3,000
25
Nam Định
Xu
3,941
Đối với mình, khi chị Phụng quyết tâm đứng dậy, kháng cự lại người chồng nhẫn tâm của mình cũng có nghĩa là cuộc đời tăm tối trước đó của chị và bé Lụa sẽ được mở sang một trang sách khác. Mùa đông không còn lạnh nữa, bởi vì lòng người đã trở nên ấm êm và rực sáng hơn...
 
  • Like
Reactions: Phong Cầm

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top