Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ là câu hỏi quan trọng trong đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn. Để làm tốt câu hỏi này, học sinh phải nắm được cách viết đoạn văn 200 chữ.
Ảnh: sưu tầm
Cùng Triều Anh ôn tâp nhanh cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ qua bài hướng dẫn sau:
1. Yêu cầu chung
Học sinh vận dụng được kiến thức, kĩ năng để hoàn thành đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ theo các nguyên tắc về hình thức:
- Thụt vào đầu dòng (khoảng 2-3 ô li 1cm)
- Viết hoa chữ cái đầu
- Chấm hết đoạn.
- Tuyệt đối không được xuống dòng.
2. Các vấn đề nghị luận tiêu biểu
- Về tư tưởng, tình cảm: tình yêu quê hương, gia đình, bạn bè, ý thức, trách nhiệm...
- Về phẩm chất đạo đức, tính cách: khiêm tốn, giản dị, siêng năng, kiên trì, vượt khó, vị tha, nhân hậu, trung thực...
- Về nhận thức: lí tưởng, ước mơ, hoài bão, mục tiêu, ý chí...
- Về lối sống: nhớ ơn, cảm thông, chia sẻ...
3. Cách làm đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ
Cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Xác định yêu cầu đề
Đọc kĩ đề và gạch dưới cụm từ sau từ “về” có trong đề bài.
Ví dụ:
Viết đoạn văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của bản thân về lòng nhân ái.
- Bước 2: Lựa chọn hình thức đoạn văn.
+ Diễn dịch
+ Quy nạp
+ Tổng-phân-hợp
+ Móc xích
+ Song hành
- Bước 3: Viết câu mở đoạn
Câu mở đoạn phải nêu được vấn đề nghị luận.
- Bước 4: Viết phần thân đoạn
Học sinh cần vận dụng các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận hoặc bác bỏ theo trình tự sau:
+ Giải thích từ ngữ/câu văn (trích từ văn bản đọc hiểu, hoặc khái niệm được nêu trong vấn đề nghị luận)
+ Phân tích, chứng minh mặt lợi/hại, đúng/sai của vấn đề nghị luận.
+ Bình luận đánh giá khen/chê, đưa ra phương hướng, hành động có liên quan đến vấn đề nghị luận.
- Bước 4: Viết câu kết đoạn
Khẳng định vấn đề nghị luận, liên hệ bản thân hoặc rút ra bài học nhận thức.
4. Cấu trúc cơ bản của đoạn văn nghị luận xã hội
Chú ý:
- Trong đoạn văn NLXH, bên cạnh việc cắt nghĩa, lí giải và đánh giá, khâu chứng minh rất quan trọng.
+ Mỗi ý kiến đánh giá, lí giải cần phải gắn với thực tiễn đời sống để chứng minh thực tế.
+ Để đoạn văn sinh động cần có những dẫn chứng thích hợp, dẫn chứng càng xác thực, cụ thể càng có sức thuyết phục cao.
+ Hạn chế dẫn chứng từ tác phẩm văn học. Bởi xét đến cùng, đó vẫn là sản phẩm của sự sáng tạo, hư cấu, tưởng tượng.
+ Nên viết ngắn gọn, thể hiện rõ thái độ, quan điểm đánh giá trên cơ sở lập trường nhân văn và tinh thần vì sự tiến bộ chung.
- Khi liên hệ thực tế:
+ Cần có thái độ chân thành, nghiêm túc.
+ Tránh cách nói sáo mòn, gượng ép, giả tạo.
5. Bài làm tham khảo
Đề: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa của việc theo đuổi đam mê.
Trong mỗi người chúng ta, ai cũng có khát vọng ước muốn và đam mê. Giống như Thomas Edison ấp ủ ước mơ phát minh ra bóng đèn và không ngừng thí nghiệm về nó cho đến lúc thành công. Phải chăng, đó là quá trình theo đuổi đam mê? Vậy đam mê là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào đối với con người? Theo tôi đam mê đơn giản chỉ là thích và theo đuổi đến cùng một việc nào đó. Chẳng hạn đam mê ca hát, đam mê diễn xuất, đam mê làm việc, đam mê sáng tác thơ văn… Đam mê là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công. Nó được nuôi dững bằng sự yêu thích, quyết tâm chinh phục và kiên trì trong việc thực hiện mục tiêu hoài bão. Đam mê tạo cho mỗi con người động lực làm việc không mệt mỏi. Do đó bản thân người có đam mê sẽ phát triển và tiến bộ không ngừng. Và tất nhiên sẽ dễ dàng đạt đến thành công nếu bất kì ai trong chúng ta có đam mê và theo đuổi đam mê. Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên là cô gái đã thành công nhờ vào việc kiên trì thực hiện đam mê và ước mơ của chính mình. Cô gái ấy, ban đầu cũng giống như chúng ta. Thế nhưng chính đam mê đã tạo động lực cho Thuỳ Tiên chinh phục các danh hiệu cao quý trong các kì thi nhan sắc. Giờ đây, cái tên Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên không chỉ được nhắc đến là hoa hậu Hoà bình quốc tế mà còn được biết đến như một tấm gương kiên trì theo đuổi đam mê. Từ một điển hình Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên trên con đường chinh phục đam mê, chúng ta nhận ra rằng chỉ có đam mê mới giúp ta đạt được mục tiêu, lí tưởng ước mơ và hoài bão. Và cũng có đam mê và dám thực hiện đam mê mới giúp chúng ta vươn đến thành công. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong xã hội ngày nay vẫn còn rất nhiều bạn trẻ lãng phí tuổi thanh xuân vào lối sống tạm bợ. Họ sống hôm nay mà chưa nghĩ đến ngày mai. Họ vùi đầu vào game, zalo, tiktok, facebook, youtube mà không cần suy nghĩ học gì? Làm gì? Đam mê gì? Các bạn trẻ ấy đã phí hoài tuổi trẻ, phí hoài giá trị sống được ban tặng. Và tất nhiên, tất cả họ sẽ sớm bị bỏ lại phía sau của những người thành công nhờ có đam mê và dũng cảm theo đuổi đam mê. Vì vậy, mỗi chúng ta nên xác định rõ đam mê theo sở trường của riêng mình. Hãy chủ động chinh phục đam mê bằng những nỗ lực, phấn đấu, kiên trì. Nhiều bạn trẻ đã làm được nên tôi tin rằng chúng ta cũng sẽ làm được.
...........................
Triều Anh
Ảnh: sưu tầm
Cùng Triều Anh ôn tâp nhanh cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ qua bài hướng dẫn sau:
1. Yêu cầu chung
Học sinh vận dụng được kiến thức, kĩ năng để hoàn thành đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ theo các nguyên tắc về hình thức:
- Thụt vào đầu dòng (khoảng 2-3 ô li 1cm)
- Viết hoa chữ cái đầu
- Chấm hết đoạn.
- Tuyệt đối không được xuống dòng.
2. Các vấn đề nghị luận tiêu biểu
- Về tư tưởng, tình cảm: tình yêu quê hương, gia đình, bạn bè, ý thức, trách nhiệm...
- Về phẩm chất đạo đức, tính cách: khiêm tốn, giản dị, siêng năng, kiên trì, vượt khó, vị tha, nhân hậu, trung thực...
- Về nhận thức: lí tưởng, ước mơ, hoài bão, mục tiêu, ý chí...
- Về lối sống: nhớ ơn, cảm thông, chia sẻ...
3. Cách làm đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ
Cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Xác định yêu cầu đề
Đọc kĩ đề và gạch dưới cụm từ sau từ “về” có trong đề bài.
Ví dụ:
Viết đoạn văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của bản thân về lòng nhân ái.
- Bước 2: Lựa chọn hình thức đoạn văn.
+ Diễn dịch
+ Quy nạp
+ Tổng-phân-hợp
+ Móc xích
+ Song hành
- Bước 3: Viết câu mở đoạn
Câu mở đoạn phải nêu được vấn đề nghị luận.
- Bước 4: Viết phần thân đoạn
Học sinh cần vận dụng các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận hoặc bác bỏ theo trình tự sau:
+ Giải thích từ ngữ/câu văn (trích từ văn bản đọc hiểu, hoặc khái niệm được nêu trong vấn đề nghị luận)
+ Phân tích, chứng minh mặt lợi/hại, đúng/sai của vấn đề nghị luận.
+ Bình luận đánh giá khen/chê, đưa ra phương hướng, hành động có liên quan đến vấn đề nghị luận.
- Bước 4: Viết câu kết đoạn
Khẳng định vấn đề nghị luận, liên hệ bản thân hoặc rút ra bài học nhận thức.
4. Cấu trúc cơ bản của đoạn văn nghị luận xã hội
Đoạn văn | Yêu cầu | Mẫu câu |
Câu mở đoạn | Nêu vấn đề nghị luận | Có ý kiến/quan niệm cho rằng: “……”. Quan niệm/ý kiến đó/trên/ấy gợi lên cho mỗi người nhiều suy nghĩ. Ví dụ: Có ý kiến cho rằng, lòng nhân ái chính là phẩm chất tốt đẹp nhất của mỗi con người. Ý kiến ấy gợi lên cho mỗi người nhiều suy nghĩ. |
Các câu thân đoạn | Giải thích vấn đề nghị luận | Trước hết trong ý kiến trên, “…” có nghĩa là…… Còn “…” có nghĩa là….Toàn bộ ý kiến trên đã phê phán/khẳng định/đề cập/nói lên/cho ta thấy/cho ta biết…. |
Các câu thân đoạn | Phân tích, chứng minh vấn đề nghị luận | - Trong thực tế,……..đã có…… - Mặt khác,….lại có….. - Ví dụ như……. |
Các câu thân đoạn | Bình luận vấn đề nghị luân | - Cần phê phán/ca ngợi.... - Để rèn luyện.....chúng ta cần..... |
Câu kết đoạn | Khẳng định lại vấn đề nghị luận và kêu gọi/rút ra bài học nhận thức | Có thể nói, ý kiến trên rất sâu sắc/ đúng đắn,.... Nó đã giúp cho mỗi con người có được nhận thức sâu sắc hơn về… Đồng thời, ý kiến cũng thức tỉnh ở mỗi người….. |
Chú ý:
- Trong đoạn văn NLXH, bên cạnh việc cắt nghĩa, lí giải và đánh giá, khâu chứng minh rất quan trọng.
+ Mỗi ý kiến đánh giá, lí giải cần phải gắn với thực tiễn đời sống để chứng minh thực tế.
+ Để đoạn văn sinh động cần có những dẫn chứng thích hợp, dẫn chứng càng xác thực, cụ thể càng có sức thuyết phục cao.
+ Hạn chế dẫn chứng từ tác phẩm văn học. Bởi xét đến cùng, đó vẫn là sản phẩm của sự sáng tạo, hư cấu, tưởng tượng.
+ Nên viết ngắn gọn, thể hiện rõ thái độ, quan điểm đánh giá trên cơ sở lập trường nhân văn và tinh thần vì sự tiến bộ chung.
- Khi liên hệ thực tế:
+ Cần có thái độ chân thành, nghiêm túc.
+ Tránh cách nói sáo mòn, gượng ép, giả tạo.
5. Bài làm tham khảo
Đề: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa của việc theo đuổi đam mê.
Trong mỗi người chúng ta, ai cũng có khát vọng ước muốn và đam mê. Giống như Thomas Edison ấp ủ ước mơ phát minh ra bóng đèn và không ngừng thí nghiệm về nó cho đến lúc thành công. Phải chăng, đó là quá trình theo đuổi đam mê? Vậy đam mê là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào đối với con người? Theo tôi đam mê đơn giản chỉ là thích và theo đuổi đến cùng một việc nào đó. Chẳng hạn đam mê ca hát, đam mê diễn xuất, đam mê làm việc, đam mê sáng tác thơ văn… Đam mê là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công. Nó được nuôi dững bằng sự yêu thích, quyết tâm chinh phục và kiên trì trong việc thực hiện mục tiêu hoài bão. Đam mê tạo cho mỗi con người động lực làm việc không mệt mỏi. Do đó bản thân người có đam mê sẽ phát triển và tiến bộ không ngừng. Và tất nhiên sẽ dễ dàng đạt đến thành công nếu bất kì ai trong chúng ta có đam mê và theo đuổi đam mê. Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên là cô gái đã thành công nhờ vào việc kiên trì thực hiện đam mê và ước mơ của chính mình. Cô gái ấy, ban đầu cũng giống như chúng ta. Thế nhưng chính đam mê đã tạo động lực cho Thuỳ Tiên chinh phục các danh hiệu cao quý trong các kì thi nhan sắc. Giờ đây, cái tên Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên không chỉ được nhắc đến là hoa hậu Hoà bình quốc tế mà còn được biết đến như một tấm gương kiên trì theo đuổi đam mê. Từ một điển hình Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên trên con đường chinh phục đam mê, chúng ta nhận ra rằng chỉ có đam mê mới giúp ta đạt được mục tiêu, lí tưởng ước mơ và hoài bão. Và cũng có đam mê và dám thực hiện đam mê mới giúp chúng ta vươn đến thành công. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong xã hội ngày nay vẫn còn rất nhiều bạn trẻ lãng phí tuổi thanh xuân vào lối sống tạm bợ. Họ sống hôm nay mà chưa nghĩ đến ngày mai. Họ vùi đầu vào game, zalo, tiktok, facebook, youtube mà không cần suy nghĩ học gì? Làm gì? Đam mê gì? Các bạn trẻ ấy đã phí hoài tuổi trẻ, phí hoài giá trị sống được ban tặng. Và tất nhiên, tất cả họ sẽ sớm bị bỏ lại phía sau của những người thành công nhờ có đam mê và dũng cảm theo đuổi đam mê. Vì vậy, mỗi chúng ta nên xác định rõ đam mê theo sở trường của riêng mình. Hãy chủ động chinh phục đam mê bằng những nỗ lực, phấn đấu, kiên trì. Nhiều bạn trẻ đã làm được nên tôi tin rằng chúng ta cũng sẽ làm được.
...........................
Triều Anh