Cái lương thiện mà Chí Phèo đòi chỗ Bá Kiến là gì?

Cái lương thiện mà Chí Phèo đòi chỗ Bá Kiến là gì?

Phong Cầm
Phong Cầm
  • Thạc sĩ lang thang ^^ 33 đến từ Nam Định
Từ trước tới nay, con người luôn tìm kiếm những mẫu người lí tưởng bằng xương bằng thịt, tồn tại trong đời sống thực để ký thác những giá trị tâm linh tiềm ẩn, những xung đột tâm lí sâu sắc mà với những hoạt động thường nhật của nó không thể nào dung nạp được. Nhưng con người luôn thất bại. Thay vì điều đó, nó đã sáng tạo các hình tượng chính trị, tôn giáo, đạo đức, văn học nghệ thuật để thỏa mãn cuồng vọng của mình. Trong các loại hình tượng trên chỉ có hình tượng văn học nghệ thuật mới tồn tại đích thực bản thể người của nó.

Và trong lịch sử văn học Việt chỉ có Chí Phèo mới là một hình tượng đích thực. Chí Phèo không sống theo tôn chỉ chính trị và đạo đức Nho giáo, không có bản lĩnh anh hùng hảo hán như Từ Hải, không lãng mạn tri thức như Kim Trọng…

Thực ra Chí Phèo chưa bao giờ là một kẻ ác, ngay cả khi hắn cướp giật hay xin đểu. Một người như Chí Phèo, tới lúc chết cũng chỉ “Tao cần lương thiện” thì ác với ai được. Hắn không có mưu đồ hại người. Cái ác chỉ có ở kẻ mạnh tiền của, quyền lực và mưu mẹo. Những thứ đó Chí chưa bao giờ có. Sự trớ trêu của cuộc đời là Chí Phèo luôn bị ám ảnh mình là kẻ bất lương. Còn những kẻ bất lương như gia đình lão Bá lại luôn cho mình là lương thiện.
Ảnh Màu kem Người nội trợ Đồ họa Pinterest.png

(Cái lương thiện mà Chí Phèo đòi chỗ Bá Kiến là gì?)

Vậy cái lương thiện mà Chí Phèo đòi ở đây là gì?​

Công bằng xã hội ư? Không, Chí Phèo chẳng có mảy may một chút ý thức xã hội thì sao hắn có thể đứng ra đòi công bằng cho xã hội.

Hắn muốn quan hệ giao hòa với đồng loại ư? Hắn đâu có thiết.

Nhiều người quy cho Chí Phèo là kẻ vô chính phủ, là hạng người dưới đát xã hội, méo mó về nhânh cách, lúc nào cũng say khướt….hay Chí Phèo là kẻ đại diện cho những người nông dân thời kỳ trước cáhc mạng tháng Tám dám đứng lên đấu tranh chống lại cường quyền. Những suy nghĩ như vậy thực chất là sự suy diễn và áp đặt vô lối. Dưới con mắt của Chí Phèo xã hội chỉ là một đám hỗn không trên không dưới không có trật tự kỉ cương, không có đúng sai, phải trái…. Mà chỉ có các sinh thể đang tồn tại. Và hắn cũng không hiểu nổi cái khốn khổ khốn nạn của mình là do đâu. Chí Phèo chỉ đòi làm một con người “đích thực”.

Cái khổ của Chí Phèo không phải ở kinh tế hay đạo đức mà chính sự dằn vặt trong bản thể tổn tại với tư cách người của hắn. Những mặc cảm về thân phận làm người luôn ám ảnh. Một sự ám ảnh chìm sâu trong vô thức. Hắn kết liễu Bá Kiến cũng không phải mục đích trả thù hay chống lại bất công đòi bình đẳng mà do những tích tụ dồn nén trong vô thức đến mức hắn không thể làm khác được. Chí Phèo không đại diện cho một đẳng cấp xã hội nào. Hắn chỉ là một sứ giả khoác trên mình bức thông điệp kàm người.

Nếu Hamlet của Shakespeare, luôn dằn vặt về ý thức danh dự, lớp hào quang mà giới quý tộc nước Anh lúc bấy giờ khoác lên người chàng. Đấy là những vấn đề nhận thức các quan hệ xã hội chứ không phải là những vấn đề bản thể tồn tại. Còn Chí Phèo không mưu chước, không mong cầu, đòi hỏi về đạo đức, danh dự cá nhân. Khác với Hamlet luôn trăn trở về cái chết cha mình như một sự oan ức trái lẽ phải thông thường, một sự xuống cấp đạo đức xã hội. Còn Chí Phèo dằn vặt, trăn trở để được tồn tại như một sinh thể đích thực.

(Đỗ Ngọc Yên)
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
cái lương thiện mà chí phèo đòi chi pheo hamlet của shakespeare lịch sử văn học việt tao cần lương thiện
1K
0
2

tản mạn

Thành Viên
1/9/22
1
0
1,000
15
Xu
0
thật sự co những từ ngữ tôi chưa được hiểu lắm nhưng tôi phần nào đồng tình với cái quan niệm ấy của bạn
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top