Tác giả tác phẩm "Yêu và đồng cảm"

Tác giả tác phẩm "Yêu và đồng cảm"

Văn Học
Văn Học
Tác phẩm được trích trong tập Sống vốn đơn thuần của Phong Tử Khải, là chương 5 của cuốn sách, có tiêu đề là Sống mà học nghệ thuật.

I. Tác giả

- Phong Tử Khải (1898-1975) là họa sĩ, tác giả tản văn, dịch giả và nhà lý luận giáo dục âm nhạc nghệ thuật nổi tiếng của Trung Quốc
- Ông đã có hơn 160 tác phẩm ở thể loại trên

II. Tác phẩm văn bản Yêu và đồng cảm

1. Thể loại: Tản văn

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- Tác phẩm được trích trong tập Sống vốn đơn thuần của Phong Tử Khải, là chương 5 của cuốn sách, có tiêu đề là Sống mà học nghệ thuật.
- Sống vốn đơn thuần là tập văn - họa khá đặc trưng cho phong cách viết, vẽ của tác giả

3. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

4. Tóm tắt văn bản Yêu và đồng cảm

Tác phẩm mở đầu bằng lời kể của tác giả về một chú bé xếp đồ giúp mình, về lòng đồng cảm của chú bé với tất cả đồ vật có trong phòng. Đoạn trích nói về tấm lòng đồng cảm không chỉ của đứa bé hay người họa sĩ mà còn cả sự đồng cảm của mọi nghề nghiệp nhưng lòng đồng cảm và cách nhìn mọi vật của họ không giống nhau. Người nghệ sĩ cũng giống như một đứa trẻ , luôn đồng cảm với mọi sự vật, kể cả những đồ vật từ cái bàn, cái ghế đến bông hoa, cây cỏ,... Từ đó cho thấy quan niệm của tác giả về lòng đồng cảm của người nghệ sĩ và tôn trọng, ngợi ca tấm lòng đồng cảm của trẻ em.

5. Bố cục văn bản Yêu và đồng cảm

- Phần 1: 2 đoạn đầu : những cảm nhận ban đầu và cách lý giải của tác giả về sự đồng cảm

- Phần 2: đoạn tiếp theo : cách thể hiện và ý nghĩa của lòng đồng cảm

- Phần 3: 2 đoạn tiếp: đối tượng của lòng đồng cảm và điểm tương đồng trong sự đồng cảm giữa trẻ em và người nghệ sĩ

- Phần 4: Còn lại : thông điệp gửi gắm của tác giả mong muốn mọi người hãy có lòng đồng cảm với vạn vật trong cuộc sống thường ngày

6. Giá trị nội dung văn bản Yêu và đồng cảm

Quan niệm của tác giả về lòng đồng cảm của người nghệ sĩ và tôn trọng, ngợi ca tấm lòng đồng cảm của trẻ em.

7. Giá trị nghệ thuật văn bản Yêu và đồng cảm

- Ngôn từ mộc mạc, gần gũi
- Đưa ra các ý và luận điểm trong văn bản rõ ràng, logic
- Văn phong tự nhiên
 
Từ khóa
phong cách viết phong tử khải sống vốn đơn thuần tác phẩm yêu và đồng cảm
333
0
2

Thích Văn Học

Sáng tạo nội dung (content)
30/9/21
149
15
18,000
Hà Nội
forum.vanhoctre.com
Xu
954,737
Tóm tắt tác phẩm Yêu và đồng cảm của Phong Tử Khải:

– Tóm tắt:

Yêu và đồng cảm là đoạn trích thuộc tác phẩm Sống vốn đơn thuần của tác giả Phong Tử Khải. Đoạn trích mở đầu bằng câu chuyện của tác giả về một cậu bé giúp ông làm việc và về tấm lòng của cậu bé đối với mọi đồ vật trong phòng. Đoạn văn nói về sự đồng cảm không chỉ của đứa trẻ hay người nghệ sĩ mà còn là sự đồng cảm của mọi ngành nghề, nhưng sự đồng cảm và cách nhìn sự việc của họ không giống nhau. Người nghệ sĩ giống như những đứa trẻ, luôn đồng cảm với vạn vật, từ đồ vật từ bàn ghế đến hoa cỏ, cây cỏ,… Đoạn văn khẳng định quan niệm đồng cảm của tác giả. tình cảm của người nghệ sĩ và trân trọng, trân trọng sự đồng cảm của trẻ em.


– Nội dung chính:

Tìm được sự đồng cảm luôn hiện hữu trong cuộc sống con người và tác động tới mọi thứ xung quanh.

Khẳng định giá trị, ý nghĩa của sự đồng cảm với người khác, giúp cuộc sống trở nên giàu cảm xúc hơn, con người gần gũi, gắn kết với nhau hơn.

Sự đồng cảm không chỉ giữa con người với nhau mà còn giữa con người với thiên nhiên và vạn vật.

Càng tự nhiên và trong sáng thì càng có sự đồng cảm với người khác, chẳng hạn như những nhà thơ, nghệ sĩ trẻ, những người dễ đồng cảm với mọi việc.

Có sức mạnh tiếp thêm sức mạnh cho người đọc, mang đến cho mỗi cá nhân tình yêu thương và sự đồng cảm với người khác.
 

Văn Học

Viết cùng VHT
19/8/19
105
29
17,984
Hà Nội
forum.vanhoctre.com
Xu
859,755
Tìm hiểu chi tiết văn bản Yêu và đồng cảm

1. Góc nhìn của sự vật

Những nghề nghiệp khác nhau có một sự khác nhau khi nhìn nhận gốc cây:

- Nhà khoa học nhìn thấy tính chất và trạng thái của gốc cây.
- Bác làm vườn lại nhìn về sức sống của cây.
- Chú thợ mộc lại thấy được chất liệu tốt hoặc kém của gốc cây.
- Anh họa sĩ nhìn về dáng vẻ của cây, chỉ đơn thuần thưởng thức dáng vẻ của cây.
- Mỗi người tùy chuyên môn của mình mà có sự nhìn nhận đánh giá khác nhau về sự vật

2. Lý do của việc tác giả nhắc nhiều đến tuổi thơ

- Trong suốt văn bản có nhiều đoạn tác giả nhắc về trẻ em

+ Một đứa bé vào phòng tôi, giúp tôi sắp xếp đồ đạc
+ Tôi phục sát đất tấm lòng đồng cảm phong phú của chú bé này
+ Họa sĩ đưa tấm lòng mình về trạng thái hồn nhiên như trẻ nhỏ để miêu tả tre em, đồng thời cũng đã đặt lòng mình vào biểu cảm đau khổ của người ăn mày để khắc hoạc ăn mày
+ Về mặt này chúng ta không thể không ca tụng các em bé
+ Bởi vậy bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật
+ Tuổi thơ quả là thời hoàng kim trong đời người!

- Lý do

+ Tác giả là một nhà văn, họa sĩ, một nghệ thuật gia nổi tiếng của Trung Quốc, những sáng tác của ông luôn đề cao tấm lòng thơ trẻ trong cách nhìn đời và thực hành nghệ thuật.
+ Ông ngưỡng mộ, đề cao tấm lòng đồng cảm của trẻ em, ông đã đưa sự ngợi ca ấy vào những sáng tác của mình để truyền tải suy nghĩ của mình đến người đọc.
+ Ông muốn được quay trở lại tuổi thơ, để có thể sống cuộc sống hồn nhiên, hạnh phúc, sống lại “thời hoàng kim” đã qua trong đời.
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top