Baivanhay Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ qua bài thơ "Từ ấy" của Tố Hữu

Baivanhay  Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ qua bài thơ "Từ ấy" của Tố Hữu

Hình ảnh những người chiến sĩ dũng cảm ngoài mặt trận luôn là đề tài muôn thuở của thi, ca, nhạc, hoạ,... Nhà thơ Tố Hữu đã mượn hình ảnh đẹp này để nói lên vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ qua bài thơ "Từ ấy"



5301



Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ qua bài thơ "Từ ấy" của Tố Hữu
Bài thơ ra đời với một bước ngoặt trong cuộc đời và sự nghiệp nghệ thuật của Tố Hữu. Ngày nhà thơ được kết nạp vào Đảng cộng sản, đứng vào hàng ngũ những người cách mạng chiến đấu vì một lí tưởng chung, ông đã viết bài thơ này. Đặt trong hoàn cảnh sáng tác ấy, bài thơ đã cho thấy tình yêu, niềm say mê với lí tưởng cách mạng và lẽ sống cao đẹp làm nên vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ trong bài thơ.

Bài thơ thể hiện chân thật và xúc động vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ cách mạng. Đó là con người có tình yêu, niềm say mê mãnh liệt với lí tưởng cộng sản:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim… “

Lí tưởng chính là ánh nắng hạ rực lửa, là mặt trời chói sáng, soi rọi giúp cho nhà thơ nhận ra con đường đi đến với chân lí, lẽ phải, công bằng, niềm tin, hi vọng. Lí tưởng còn hồi sinh, chỉ đường, đem đến cảm xúc mới, sức sống mới cho nghệ thuật thơ ca của người chiến sĩ.

Đó là người chiến sĩ có lẽ sống nhân đạo cao đẹp. Con người ấy từ khi được giác ngộ lí tưởng, ý thức rằng cuộc sống và nghệ thuật thơ ca của mình không thuộc về cá nhân mình nữa mà thuộc về quần chúng cần lao và cuộc đấu tranh chung của dân tộc. Người chiến sỹ trẻ có nhận thức đúng đắn về lẽ sống của cuộc đời mình: lẽ sống của con người cá nhân gắn liền với lẽ sống của cộng đồng, của mọi người:

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời “

Người chiến sỹ trẻ có sự chuyển biến mạnh mẽ trong tình cảm khi có sự soi chiếu của ánh sáng cách mạng: yêu thương, gắn bó với nhân dân lao khổ bằng tình cảm hữu ái giai cấp:

“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ… “

Người chiến sĩ với lẽ sống lớn – hòa nhập với khối đời chung: Con người ấy từ khi được giác ngộ lí tưởng, ý thức rằng cuộc sống và nghệ thuật thơ ca của mình không thuộc về cá nhân mình nữa mà thuộc về quần chúng cần lao và cuộc đấu tranh chung của dân tộc. Con người đã tự nguyện đem cái “tôi” nhỏ bé của mình gắn kết với cuộc đời để tạo nên sức mạnh đoàn kết, tranh đấu.
Người chiến sĩ với tình cảm lớn – tình cảm với nhân dân, tình hữu ái giai cấp: Người chiến sĩ cũng ý thức rằng mình sẽ là một thành viên ruột thịt trong đại gia đình cách mạng của những người lao khổ, bị áp bức, chiến đấu vì một lí tưởng cao đẹp.

Hình tượng người chiến sĩ với lý tưởng cao quý, khát khao mãnh liệt được khắc họa qua cách miêu tả trực tiếp bằng những cảm nhận của nhân vật trữ tình khi bắt gặp ánh sáng của lí tưởng hoặc những lời ước nguyện, lời thề quyết tâm chiến đấu vì lí tưởng chung. Bài thơ làm hiện lên chân dung của một cái “tôi” chiến sĩ không cách biệt, trốn tránh cuộc đời như cái “tôi” thơ mới mà trẻ trung, hăm hở, nhiệt huyết, tràn đầy tình yêu, niềm say mê với lí tưởng cộng sản, sống có trách nhiệm với cuộc đời, với nhân dân đau khổ bị áp bức, với cuộc đấu chung của dân tộc. Bài thơ mang giọng điệu vui tươi, sôi nổi, hào hứng và trẻ trung. Bài thơ thể hiện một niềm tin mãnh liệt vào lý tưởng cách mạng.
 
Từ khóa Từ khóa
chiến sĩ lí tưởng tinh yeu to huu trach nhiem từ ấy
2K
0
1
Trả lời

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.