Hướng dẫn Cấu trúc đoạn văn nghị luận xã hội mới nhất

Hướng dẫn Cấu trúc đoạn văn nghị luận xã hội mới nhất

Việc viết các đoạn văn nghị luận xã hội đã và đang là một dạng đề phổ biến nhưng lại đem đến những thách thức không hề nhỏ cho các bạn học sinh. Vậy, làm thế nào để xây dựng một đoạn văn nghị luận xã hội đúng chuẩn?
Sau đây,
diễn đàn xin gửi đến các bạn gợi ý “Cấu trúc đoạn văn nghị luận xã hội mới nhất” nhé!

Xanh dương và Xanh mòng két Màu chuyển tiếp Công nghệ và Chơi trò chơi Dịch vụ Trang web.png


I. Tổng quan

Nghị luận xã hội có dạng đề:
- Nghị luận về 1 vấn đề hiện tượng đời sống.
- Nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng đạo lý.


II. Chi tiết

1. Đối với dạng đề nghị luận về 1 vấn đề hiện tượng đời sống

A) Mở đoạn
- Dẫn dắt, giới thiệu chung về vấn đề nghị luận (từ 1 đến 2 câu).

B) Thân đoạn
- Nêu thực trạng vấn đề;
- Nêu rõ nguyên nhân hình thành vấn đề;
- Nêu hậu quả hoặc kết quả của vấn đề;
- Nêu ra các giải pháp để giải quyết vấn đề;
- Liên hệ với bản thân, gia đình và xã hội.

C) Kết đoạn
- Khẳng định tính đúng đắn, tầm quan trọng của vấn đề.

2. Đối với dạng đề nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng đạo lý

A) Mở đoạn
- Dẫn dắt, giới thiệu chung về vấn đề nghị luận (từ 1 đến 2 câu).

B) Thân đoạn
- Nêu khái niệm cần giải thích và làm rõ;
- Phân tích khía cạnh đúng, sai của vấn đề;
- Đánh giá vấn đề;
- Bày tỏ quan điểm của người viết, rút ra bài học kinh nghiệm;
- Đề xuất phương châm đúng đắn.


C) Kết đoạn
- Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận.
- Thông điệp muốn nhắn gửi đến người đọc.


Trên đây là bài viết mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Các bạn có mong muốn chia sẻ quan điểm các bạn cho chúng tôi không? Hãy để lại quan điểm của các bạn ngay dưới bài viết này nhé!
 
604
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top