Thật bức bối khi bị nhốt ngần ấy ngày từ đợt giãn cách xã hội đầu tiên, tôi nói thật, ở nhà cũng chẳng vui vẻ gì đâu.
Suốt ngày cơm nước rồi lại công việc, tiền chi phí lại tăng nhiều lên, ông chồng thì suốt ngày nằm ì ra, còn nhóc con thì loi nhoi bánh trái đủ thứ.
Thật mệt mỏi!
Tôi thả người ngồi bệt ngoài ban công, nơi những chiếc áo quần đang bay nhè nhẹ nhờ cơn gió.
Từ khung cảnh này, tôi có thể nhìn thấy thành phố, xa xa là có con sông, ở đó chắc không khí sẽ dễ chịu hơn ở đây nhỉ.
Tôi đưa mắt nhìn thằng nhóc, nó đang loay hoay tự chơi điện thoại.
Như tuổi nó ngày xưa, tôi còn chẳng có điện thoại.
Chẳng cần cái thứ đồ điện tử xa với đó, chúng tôi ngày xưa đều biết tự tìm nhau ở đầu xóm. Nơi đó có dì Năm bán tạp hóa, trong nhà dì lúc nào cũng có đủ loại kẹo bánh.
Nào xí mụi đỏ, nào là kẹo sữa bò, nào là bột trái cây - cái hủ nhỏ xíu có chứa bột ở trong đó, có bột hương cam, hương nho, hương táo. Tôi từng thích loại bột nào nhỉ?
Tôi đưa mắt nhìn xa xa, suy nghĩ, à, đúng rồi tôi thích bột mùi cam.
Tôi mơ màng vào giấc ngủ lúc nào chẳng hay.
---
“Dì ơi bán cho con 3 hủ mùi cam nha dì, một ngàn rưỡi nè dì, khỏi thối”
Tôi đưa một cánh tay đón nhận ba hủ bột, tay kia tôi đưa cho dì 3 tờ 500 đồng. Tôi hí ha hí hửng chạy một mạch đến đầu xóm. Ở đó có thằng Sún, con Đen đang đứng đợi, thật ra tên tụi nó là gì tôi chẳng nhớ nổi, nhưng tôi biết chắc chúng thích những cái biệt danh này.
Trên tay con Đen nó cầm theo mấy trái me, thằng Súng thì đem theo bọc muối bé xíu trong gói mì tôm, chúng tôi cứ thế chia đều nhau mà ăn.
Hồi đó chúng tôi chưa bao giờ hẹn nhau lúc nào hay địa điểm ở đâu, chỉ biết rằng cứ ra đầu xóm là gặp. Nếu không gặp thì tụi nó chắc chắn đang ở nhà ăn cơm, chỉ cần đợi tí xíu là tụi nó lại ra. Ngày đó chúng tôi dành hầu hết thời gian cho nhau, ngày nay, chúng ta dành toàn bộ thời gian cho điện thoại, cho những sản phẩm công nghệ.
Tôi nhận ra rằng, tình bạn ngày xưa và tình bạn bây giờ nó đúng là khác nhau một trời một vực.
Có phải là tại khoảng cách của chúng ta ngày càng xa hơn không?
---
Hồi đó, chị em họ chúng tôi cũng quấn quýt lắm, mỗi khi được nghỉ học thì chúng tôi hay tụ tập lại nhà ông bà của mình. Khi thì chơi trò này trò nọ, ô ăn quan, cờ cá ngựa, chơi chán rồi chúng tôi tập nấu ăn.
Món ăn duy nhất chúng tôi nấu được là món cơm chiên, đứa thì cắt hành, đứa băm tỏi, đứa quậy trứng, ấy vậy món ăn khi đó là món ăn ngon nhất của chúng tôi.
Mặc dù chúng tôi phá như vậy nhưng chưa bao giờ ông bà cậu mợ chúng tôi la hay trách mắng điều gì, cứ bày ra rồi họ lại dọn cho chúng tôi.
Bây giờ nhìn lại, chúng tôi đã lớn, đã có gia đình riêng, món ăn khi xưa nếu có nấu lại, mùi vị chắc cũng chẳng giống khi đó đâu.
Liệu con tôi có chơi thân với anh chị nó như chúng tôi ngày xưa không?
---
Tôi nhớ khung cảnh từng buổi chiều lúc đi học về, mặt trời chiều tà nắng đổ ôm trọn một miền quê, khi đó chúng tôi đi cùng nhau, những đứa trạc tuổi, mỗi đứa cứ thể đi tung tăng xách cặp về, trên môi chúng tôi còn rất nhiều nụ cười. Nào là mày được mấy điểm; tao thắng được vài cục đạn; tao chơi nhảy dây té trầy chân rồi…
Ấy vậy thắm thoát thoi đưa, chúng tôi đã lớn, kí ức ấy cũng dần mờ nhạt, tên của nhau, gương mặt của nhau tôi giờ cũng chẳng nhớ.
Có những dạo trời mưa, thế mà vui, chúng tôi bỏ cặp vở vào chiếc túi ni lông xin được ở cô hàng bánh ven trường, tính ra cô hàng bánh rất tốt bụng đấy chứ, xin được rồi cứ thế mạnh ai nấy đội mưa đi về. Vừa đi lại vừa hát líu lo, có đứa cởi cả áo mình trần tắm mưa về đến nhà, biết rằng sẽ bị no đòn vì dầm mưa, nhưng khung cảnh ấy tôi thấy ai cũng vui.
Thời gian cũng trôi qua nhanh, những cơn mưa khi chúng tôi lớn chỉ là vội vàng tan ca, cơm nước và nghỉ ngơi. Có lúc còn ghét lắm vì trời mưa trơn trợt và sìn lầy, hờn dỗi mưa mỗi lần kẹt đường về trễ.
Tuy cơn mưa cùng một bầu trời nhưng theo thời gian cũng mang những cảm xúc khác nhau.
---
Mùi cơm mới nấu đâu đó thoang thoảng trong cơn gió, tôi lại chợt nhớ nồi cơm của mẹ. Nhớ mùi thịt kho tiêu cùng nồi canh bí đao, hương vị đó, lâu rồi tôi chưa thử lại. À phải rồi, đã bao lâu tôi chưa về thăm quê nhỉ?
Tôi dụi dụi mắt, trời cũng đã chiều rồi sao, tôi chắc đã ngủ khoảng mấy tiếng rồi.
“Em dậy rồi à, nên nêm thêm gì nữa không nè?” - Tiếng chồng tôi gọi với ra.
Tôi đưa đầu nhìn vào nhà, một căn nhà trong phố của riêng tôi.
Ở đây, tuổi thơ tôi đã qua mất rồi!
“Em mau vào đây đi, canh mặn quá giờ làm sao?”
Tôi của hiện tại, có gia đình, là mẹ của một đứa trẻ.
Có lúc tôi muốn quay trở lại ngày xưa bé nhỏ, nhưng mà ai làm được điều đó đâu.
“Ừ, anh nêm thêm ít đường vào, đợi em xíu em vô”
Chẳng biết hắn ta đã nấu cơm khi nào, canh thì còn đang nấu dang dở. Hiện tại của tôi thật chẳng như kẹo bông gòn hồi nhỏ, nhưng cũng không tới nổi đắng chát như nước trà ba tôi hay uống.
Tay tôi ôm thằng nhóc đang chơi một mình, đi vào bếp cùng hắn.
Có phải tôi nên trân quý hiện tại của mình hơn không? Hồi nhỏ tôi là đứa bé được bảo bọc, bây giờ tôi lớn phải bảo bọc lại đứa bé của tôi thôi.
Khi nào hết giãn cách, khi nào người dân chiến thắng dịch bệnh, tôi sẽ dắt con về quê, ở hẳn một hai tháng, mặc kệ công việc hiện tại, mặc kệ xã hội xô bồ.
Tôi sẽ về quê, cho con tôi quen biết với anh chị họ của nó; cho nó tắm mát trên dòng sông; đi dạo trên con đường đầy hương lúa; ngồi ngắm mặt trời trên cây cầu quê; đi bắt cá cùng lũ bạn chung xóm; cho nó có được tuổi thơ của tôi; cho tôi được thấy lại tuổi thơ của tôi một lần nữa trong tuổi thơ của con tôi.
Tôi nói với hắn điều đó, hắn nhắc lại với tôi rằng, ngày đó có lần hắn từng tắm mưa trên đường đi học về cùng tôi.
Suốt ngày cơm nước rồi lại công việc, tiền chi phí lại tăng nhiều lên, ông chồng thì suốt ngày nằm ì ra, còn nhóc con thì loi nhoi bánh trái đủ thứ.
Thật mệt mỏi!
Tôi thả người ngồi bệt ngoài ban công, nơi những chiếc áo quần đang bay nhè nhẹ nhờ cơn gió.
Từ khung cảnh này, tôi có thể nhìn thấy thành phố, xa xa là có con sông, ở đó chắc không khí sẽ dễ chịu hơn ở đây nhỉ.
Tôi đưa mắt nhìn thằng nhóc, nó đang loay hoay tự chơi điện thoại.
Như tuổi nó ngày xưa, tôi còn chẳng có điện thoại.
Chẳng cần cái thứ đồ điện tử xa với đó, chúng tôi ngày xưa đều biết tự tìm nhau ở đầu xóm. Nơi đó có dì Năm bán tạp hóa, trong nhà dì lúc nào cũng có đủ loại kẹo bánh.
Nào xí mụi đỏ, nào là kẹo sữa bò, nào là bột trái cây - cái hủ nhỏ xíu có chứa bột ở trong đó, có bột hương cam, hương nho, hương táo. Tôi từng thích loại bột nào nhỉ?
Tôi đưa mắt nhìn xa xa, suy nghĩ, à, đúng rồi tôi thích bột mùi cam.
Tôi mơ màng vào giấc ngủ lúc nào chẳng hay.
---
“Dì ơi bán cho con 3 hủ mùi cam nha dì, một ngàn rưỡi nè dì, khỏi thối”
Tôi đưa một cánh tay đón nhận ba hủ bột, tay kia tôi đưa cho dì 3 tờ 500 đồng. Tôi hí ha hí hửng chạy một mạch đến đầu xóm. Ở đó có thằng Sún, con Đen đang đứng đợi, thật ra tên tụi nó là gì tôi chẳng nhớ nổi, nhưng tôi biết chắc chúng thích những cái biệt danh này.
Trên tay con Đen nó cầm theo mấy trái me, thằng Súng thì đem theo bọc muối bé xíu trong gói mì tôm, chúng tôi cứ thế chia đều nhau mà ăn.
Hồi đó chúng tôi chưa bao giờ hẹn nhau lúc nào hay địa điểm ở đâu, chỉ biết rằng cứ ra đầu xóm là gặp. Nếu không gặp thì tụi nó chắc chắn đang ở nhà ăn cơm, chỉ cần đợi tí xíu là tụi nó lại ra. Ngày đó chúng tôi dành hầu hết thời gian cho nhau, ngày nay, chúng ta dành toàn bộ thời gian cho điện thoại, cho những sản phẩm công nghệ.
Tôi nhận ra rằng, tình bạn ngày xưa và tình bạn bây giờ nó đúng là khác nhau một trời một vực.
Có phải là tại khoảng cách của chúng ta ngày càng xa hơn không?
---
Hồi đó, chị em họ chúng tôi cũng quấn quýt lắm, mỗi khi được nghỉ học thì chúng tôi hay tụ tập lại nhà ông bà của mình. Khi thì chơi trò này trò nọ, ô ăn quan, cờ cá ngựa, chơi chán rồi chúng tôi tập nấu ăn.
Món ăn duy nhất chúng tôi nấu được là món cơm chiên, đứa thì cắt hành, đứa băm tỏi, đứa quậy trứng, ấy vậy món ăn khi đó là món ăn ngon nhất của chúng tôi.
Mặc dù chúng tôi phá như vậy nhưng chưa bao giờ ông bà cậu mợ chúng tôi la hay trách mắng điều gì, cứ bày ra rồi họ lại dọn cho chúng tôi.
Bây giờ nhìn lại, chúng tôi đã lớn, đã có gia đình riêng, món ăn khi xưa nếu có nấu lại, mùi vị chắc cũng chẳng giống khi đó đâu.
Liệu con tôi có chơi thân với anh chị nó như chúng tôi ngày xưa không?
---
Tôi nhớ khung cảnh từng buổi chiều lúc đi học về, mặt trời chiều tà nắng đổ ôm trọn một miền quê, khi đó chúng tôi đi cùng nhau, những đứa trạc tuổi, mỗi đứa cứ thể đi tung tăng xách cặp về, trên môi chúng tôi còn rất nhiều nụ cười. Nào là mày được mấy điểm; tao thắng được vài cục đạn; tao chơi nhảy dây té trầy chân rồi…
Ấy vậy thắm thoát thoi đưa, chúng tôi đã lớn, kí ức ấy cũng dần mờ nhạt, tên của nhau, gương mặt của nhau tôi giờ cũng chẳng nhớ.
Có những dạo trời mưa, thế mà vui, chúng tôi bỏ cặp vở vào chiếc túi ni lông xin được ở cô hàng bánh ven trường, tính ra cô hàng bánh rất tốt bụng đấy chứ, xin được rồi cứ thế mạnh ai nấy đội mưa đi về. Vừa đi lại vừa hát líu lo, có đứa cởi cả áo mình trần tắm mưa về đến nhà, biết rằng sẽ bị no đòn vì dầm mưa, nhưng khung cảnh ấy tôi thấy ai cũng vui.
Thời gian cũng trôi qua nhanh, những cơn mưa khi chúng tôi lớn chỉ là vội vàng tan ca, cơm nước và nghỉ ngơi. Có lúc còn ghét lắm vì trời mưa trơn trợt và sìn lầy, hờn dỗi mưa mỗi lần kẹt đường về trễ.
Tuy cơn mưa cùng một bầu trời nhưng theo thời gian cũng mang những cảm xúc khác nhau.
---
Mùi cơm mới nấu đâu đó thoang thoảng trong cơn gió, tôi lại chợt nhớ nồi cơm của mẹ. Nhớ mùi thịt kho tiêu cùng nồi canh bí đao, hương vị đó, lâu rồi tôi chưa thử lại. À phải rồi, đã bao lâu tôi chưa về thăm quê nhỉ?
Tôi dụi dụi mắt, trời cũng đã chiều rồi sao, tôi chắc đã ngủ khoảng mấy tiếng rồi.
“Em dậy rồi à, nên nêm thêm gì nữa không nè?” - Tiếng chồng tôi gọi với ra.
Tôi đưa đầu nhìn vào nhà, một căn nhà trong phố của riêng tôi.
Ở đây, tuổi thơ tôi đã qua mất rồi!
“Em mau vào đây đi, canh mặn quá giờ làm sao?”
Tôi của hiện tại, có gia đình, là mẹ của một đứa trẻ.
Có lúc tôi muốn quay trở lại ngày xưa bé nhỏ, nhưng mà ai làm được điều đó đâu.
“Ừ, anh nêm thêm ít đường vào, đợi em xíu em vô”
Chẳng biết hắn ta đã nấu cơm khi nào, canh thì còn đang nấu dang dở. Hiện tại của tôi thật chẳng như kẹo bông gòn hồi nhỏ, nhưng cũng không tới nổi đắng chát như nước trà ba tôi hay uống.
Tay tôi ôm thằng nhóc đang chơi một mình, đi vào bếp cùng hắn.
Có phải tôi nên trân quý hiện tại của mình hơn không? Hồi nhỏ tôi là đứa bé được bảo bọc, bây giờ tôi lớn phải bảo bọc lại đứa bé của tôi thôi.
Khi nào hết giãn cách, khi nào người dân chiến thắng dịch bệnh, tôi sẽ dắt con về quê, ở hẳn một hai tháng, mặc kệ công việc hiện tại, mặc kệ xã hội xô bồ.
Tôi sẽ về quê, cho con tôi quen biết với anh chị họ của nó; cho nó tắm mát trên dòng sông; đi dạo trên con đường đầy hương lúa; ngồi ngắm mặt trời trên cây cầu quê; đi bắt cá cùng lũ bạn chung xóm; cho nó có được tuổi thơ của tôi; cho tôi được thấy lại tuổi thơ của tôi một lần nữa trong tuổi thơ của con tôi.
Tôi nói với hắn điều đó, hắn nhắc lại với tôi rằng, ngày đó có lần hắn từng tắm mưa trên đường đi học về cùng tôi.