Chúng tôi mãi mãi đưa đò qua sông

Chúng tôi mãi mãi đưa đò qua sông

Tháng Mười Một đem làn gió lạnh thổi nhẹ nhàng vương trên những cành cây, màu lá đang úa vàng chờ rụng xuống. Hơi ẩm có lẽ sẽ nhiều hơn khi ta bắt gặp đợt mưa phùn rây bụi nhẹ bay như phun sương. Thỉnh thoảng có ngày nắng e thẹn ló ra rồi vội vàng vụt mất. Thời khắc ấy, cả nước thầy cô được xã hội tôn vinh: Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Người xưa có câu “Một chữ cũng là thầy/Nửa chữ cũng là thầy/Không thầy đố mày làm nên/Trọng thầy mới được làm thầy”.
Người ta ngợi ca nghề dạy học nghe sao vinh dự và tự hào quá đỗi. Tục ngữ, ca dao bao đời nay truyền tụng “muốn sang thì bắc cầu kiều/ muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”! Đáng trân quý vô cùng!
Mỗi chuyến đò qua sông bình yên và cập bến bờ vinh quang là một chuyến đò mang nhiều niềm vui, niềm tin và hy vọng. Thầy cô đã phải vất vả rất nhiều trong ngày hai buổi đến trường truyền thụ kiến thức và rèn luyện rất nhiều kĩ năng sống, giáo dục bao thế hệ học sinh mai sau lớn lên rời ghế nhà trường trở thành công dân có ích cho đất nước. Biết nói gì hơn công lao của thầy cô đã mang lại hiệu quả to lớn ấy để các em vững bước vào đời một cách vững vàng nhất. Dẫu hôm nay cuộc sống có đổi thay, đất nước bước sang thời kỳ mới với nhiều hy vọng mới của thời đại công nghệ Thông tin hiện đại. Niềm vinh dự nhân đôi khi ngành Giáo dục được đổi mới toàn diện cơ bản. Phương tiện dạy học hiện đại để sánh kịp các nước có nền giáo dục tiên tiến. So với cách đây 20 năm dễ gì chúng tôi trên bục giảng có những phương tiện ti vi, bảng tương tác rồi ti vi thông minh như bây giờ? Thời đó, giảng dạy có những bức tranh màu là cảm thấy mình đã tiến bộ như thế nào? Nay, bức tranh, bức ảnh đó thay vào là những gì có thật trong cuộc sống hàng ngày, học sinh nhanh nhẹn hơn rất nhiều. Làm nghề dạy học cũng cảm thấy bớt sầu, bớt tủi đi so với những ngành nghề khác. Chương trình Giáo dục phổ thông mới đang diễn ra ngay từ cấp tiểu học. Chúng tôi hân hoan đón chào chương trình mới trong tư thế mới, sẵn sàng đương đầu với sóng, gió cuộc đời như miền Trung chịu mưa giông, gió giật điên cuồng nhiều ngày. Nghề dạy học của chúng tôi trải qua bao thử thách, gian truân. Các thầy cô biên soạn sách giáo khoa lớp 1, 2, 3 ai muốn mình gặp những “hạt sạn”. Xã hội mới gặp mấy từ chưa có gì là sai mà ai đó dồn chúng tôi vào thế bí? Người đời lên Zalo, facabook, YouTube… hất hàm thách thức bộ sách này với bộ sách kia loạn xị rồi vung đao múa kiếm. Thử có gian nan mới trải nghiệm cuộc đời. Có vinh quang mới thấy sự hy sinh và nỗi nhọc nhằn. Mỗi ngày qua đi là mỗi ngày tràn niềm tin và hy vọng. Nỗi vất vả với học sinh khi học chương trình Giáo dục phổ thông mới là bài học kinh nghiệm ở mỗi thầy cô. Nghề của chúng tôi gieo chữ mọi nơi miễn làm sao học sinh chăm ngoan, học giỏi. Nguồn động viên xua tan sự vất vả là sự quan tâm của xã hội đối với thầy cô và món quà to lớn giúp chúng tôi hoàn thành sứ mệnh trồng người. Chứ đừng tạo dư luận để chém gió, gây áp lực với nghề cao quý của cái nghề cao quý nhất.
Tháng Mười Một sắp gõ cửa mọi nơi. Ngành Giáo dục của chúng tôi rất may mắn mấy năm học phải vượt qua cái dịch bệnh Covid – 19 ác nghiệt. Thật khâm phục các thầy, các cô người mẹ hiền thứ hai của học sinh đã nỗ lực hết mình vì tương lai con em chúng ta. Năm học này chạy đua với thời gian thay sách lớp 4 để kịp với tiến độ cho năm học. Mong chuyến đò nào chúng tôi chở qua sông cũng bình an là lòng nhẹ tênh lắm! Vẫn cứ thương thầy cô nơi rốn lũ miền Trung vật lộn đêm ngày với loại giặc thiên nhiên diệt không bao giờ hết. Thương thầy cô miền rẻo cao bám trường, bám lớp đến với học sinh thân yêu chẳng quản cái rét mùa đông buốt lạnh. Kính dâng những đoá hoa tươi thắm, giỏ hoa bất tử tặng các thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đầy miền tin và hy vọng.
Phùng Văn Định
 
  • Thầy giáo.jpg
    Thầy giáo.jpg
    93 KB · Lượt xem: 86
Từ khóa Từ khóa
nghề cao quý ơn thầy cô
499
2
1
Trả lời

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.