Thông tin cơ bản:
Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
Số trang: 212 trang
Kích thước: 12 x 20 cm
Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Trẻ
Trích dẫn:
“Cả tuần lễ nay, mẹ tôi đã dặn dò tôi đủ điều, vậy mà đến bây giờ, khi tôi đã ngồi trên xe rồi, mẹ tôi vẫn cảm thấy nhiều điều chưa kịp nói. Bà đứng bên cạnh thùng xe, thò tay qua ô cửa nắm chặt tay tôi, miệng không ngừng nhắc đi nhắc lại những câu tôi đã thuộc lòng.
Không hiểu sao tôi chả thấy buồn chút nào. Có lẽ tâm trí tôi mải nghĩ tới cuộc sống mới lạ và hấp dẫn đang chờ đợi phía trước. Chỉ đến khi xe lăn bánh, ngoảnh đầu lại thấy mẹ và các em tôi cùng các cô dì chú bác khuất dần sau lớp bụi mờ, tôi mới hay mình đã khóc”
Review:
Nguyễn Nhật Ánh (sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 ở Thăng Bình, Quảng Nam) là một nhà thơ, nhà văn, bình luận viên Việt Nam. Ông viết rất nhiều truyện dài với đề tài hướng tới tuổi mới lớn, là tác giả quen thuộc của độc giả trẻ. Nhiều truyện của nhà văn đã được chuyển thể thành phim: Mắt biếc, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Cô gái đến từ hôm qua,...
Còn chút nào để nhớ là tác phẩm hoàn thành năm 1988, lấy bối cảnh những năm kháng chiến chống Mỹ đi đến hồi kết, hoàn thành thống nhất đất nước, cũng là những năm tháng đầy biến động của mảnh đất Sài Gòn. Chương, nhân vật trung tâm của câu chuyện, là chàng trai chân chất và có phần khù khờ. Anh từ miền Trung đến Sài Gòn học đại học, mở ra thanh xuân ngọt ngào với biết bao kỉ niệm hạnh phúc. Khoảng thời gian đó lưu giữ mối tình hồn nhiên đẹp đẽ cùng Quỳnh, cô bé hàng xóm. Bên cạnh những người bạn tốt và gia đình dì ba hết lòng giúp đỡ để anh học hết đại học.
Câu chuyện bắt đầu bằng niềm phấn khởi của chàng trai bước vào tuổi 18 tuổi, kết thúc bằng cảm xúc bâng khuâng hồi tưởng của anh khi đã qua 30, khi một lần nữa nhìn vào đôi mắt người thương năm xưa.
Tuổi 18, cột mốc quan trọng của một đời người, “một chân bước vào ngưỡng cửa người lớn, một chân bước vào ngưỡng cửa đại học” - trích Một thời để nhớ, dù trải qua thật lâu rồi, ai mà quên được cái cảm xúc nôn nao ngày phải rời xa quê nhà ấy, ta như chú chim nhỏ lao khỏi tổ lần đầu tập bay, vừa hoảng hốt vừa phấn khích trước những điều lạ lẫm mới mẻ. Giở từng trang sách, chúng ta cùng Chương nhìn qua lỗ thủng “kỳ diệu”, cùng anh trải qua cảm giác bối rối ngượng ngùng của tình yêu chớm nở, cùng chàng trai ngây ngô là anh hái trộm hoa sứ tặng người thương. Để rồi cùng anh bước qua những năm tháng ấy, lưu lại cảm giác không rõ đặt tên, có thể chỉ còn lại nỗi buồn man mác mỗi khi nhớ đến.
Đối với tôi, nhân vật để lại ấn tượng mãnh liệt là Trâm, chị gái của Quỳnh và cũng là bạn tốt của Chương. Gấp sách lại, chị trong tôi như một ánh sao sáng của lý tưởng tuổi trẻ, nói được làm được. Tuy ban đầu tôi đã nhầm khi cho rằng chị chỉ là nhân vật phụ nhạt nhoà hổ trợ cho tình cảm của Quỳnh và Chương phát triển, đến cuối truyện, lời nói của chị trở thành dấu chấm hoàn hảo cho câu chuyện, vết mực đẹp đẽ vẩy lên tâm trí của độc giả trẻ . Tình yêu cùng lý tưởng, ta sẽ chọn tranh đấu trên con đường biết trước sẽ khó khăn, hay để mặc con nước xuôi dòng, chọn an phận sống một đời an yên. Trâm đã sống hết mình với tuổi trẻ, xung phong ra tiền tuyến, “toả sáng,rực rỡ và dịu dàng, không gì che khuất nổi”, giống như cành lan trên đá vẫn nở hoa, đưa hương đi khắp khu rừng.
Ta có đủ dũng cảm để đấu tranh cho điều mình lựa chọn, hay cứ để tuổi trẻ trở thành dăm ba câu chuyện đã qua, và còn chút gì để nhớ…
Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
Số trang: 212 trang
Kích thước: 12 x 20 cm
Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Trẻ
Trích dẫn:
“Cả tuần lễ nay, mẹ tôi đã dặn dò tôi đủ điều, vậy mà đến bây giờ, khi tôi đã ngồi trên xe rồi, mẹ tôi vẫn cảm thấy nhiều điều chưa kịp nói. Bà đứng bên cạnh thùng xe, thò tay qua ô cửa nắm chặt tay tôi, miệng không ngừng nhắc đi nhắc lại những câu tôi đã thuộc lòng.
Không hiểu sao tôi chả thấy buồn chút nào. Có lẽ tâm trí tôi mải nghĩ tới cuộc sống mới lạ và hấp dẫn đang chờ đợi phía trước. Chỉ đến khi xe lăn bánh, ngoảnh đầu lại thấy mẹ và các em tôi cùng các cô dì chú bác khuất dần sau lớp bụi mờ, tôi mới hay mình đã khóc”
Review:
Nguyễn Nhật Ánh (sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 ở Thăng Bình, Quảng Nam) là một nhà thơ, nhà văn, bình luận viên Việt Nam. Ông viết rất nhiều truyện dài với đề tài hướng tới tuổi mới lớn, là tác giả quen thuộc của độc giả trẻ. Nhiều truyện của nhà văn đã được chuyển thể thành phim: Mắt biếc, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Cô gái đến từ hôm qua,...
Còn chút nào để nhớ là tác phẩm hoàn thành năm 1988, lấy bối cảnh những năm kháng chiến chống Mỹ đi đến hồi kết, hoàn thành thống nhất đất nước, cũng là những năm tháng đầy biến động của mảnh đất Sài Gòn. Chương, nhân vật trung tâm của câu chuyện, là chàng trai chân chất và có phần khù khờ. Anh từ miền Trung đến Sài Gòn học đại học, mở ra thanh xuân ngọt ngào với biết bao kỉ niệm hạnh phúc. Khoảng thời gian đó lưu giữ mối tình hồn nhiên đẹp đẽ cùng Quỳnh, cô bé hàng xóm. Bên cạnh những người bạn tốt và gia đình dì ba hết lòng giúp đỡ để anh học hết đại học.
Câu chuyện bắt đầu bằng niềm phấn khởi của chàng trai bước vào tuổi 18 tuổi, kết thúc bằng cảm xúc bâng khuâng hồi tưởng của anh khi đã qua 30, khi một lần nữa nhìn vào đôi mắt người thương năm xưa.
Tuổi 18, cột mốc quan trọng của một đời người, “một chân bước vào ngưỡng cửa người lớn, một chân bước vào ngưỡng cửa đại học” - trích Một thời để nhớ, dù trải qua thật lâu rồi, ai mà quên được cái cảm xúc nôn nao ngày phải rời xa quê nhà ấy, ta như chú chim nhỏ lao khỏi tổ lần đầu tập bay, vừa hoảng hốt vừa phấn khích trước những điều lạ lẫm mới mẻ. Giở từng trang sách, chúng ta cùng Chương nhìn qua lỗ thủng “kỳ diệu”, cùng anh trải qua cảm giác bối rối ngượng ngùng của tình yêu chớm nở, cùng chàng trai ngây ngô là anh hái trộm hoa sứ tặng người thương. Để rồi cùng anh bước qua những năm tháng ấy, lưu lại cảm giác không rõ đặt tên, có thể chỉ còn lại nỗi buồn man mác mỗi khi nhớ đến.
Đối với tôi, nhân vật để lại ấn tượng mãnh liệt là Trâm, chị gái của Quỳnh và cũng là bạn tốt của Chương. Gấp sách lại, chị trong tôi như một ánh sao sáng của lý tưởng tuổi trẻ, nói được làm được. Tuy ban đầu tôi đã nhầm khi cho rằng chị chỉ là nhân vật phụ nhạt nhoà hổ trợ cho tình cảm của Quỳnh và Chương phát triển, đến cuối truyện, lời nói của chị trở thành dấu chấm hoàn hảo cho câu chuyện, vết mực đẹp đẽ vẩy lên tâm trí của độc giả trẻ . Tình yêu cùng lý tưởng, ta sẽ chọn tranh đấu trên con đường biết trước sẽ khó khăn, hay để mặc con nước xuôi dòng, chọn an phận sống một đời an yên. Trâm đã sống hết mình với tuổi trẻ, xung phong ra tiền tuyến, “toả sáng,rực rỡ và dịu dàng, không gì che khuất nổi”, giống như cành lan trên đá vẫn nở hoa, đưa hương đi khắp khu rừng.
Ta có đủ dũng cảm để đấu tranh cho điều mình lựa chọn, hay cứ để tuổi trẻ trở thành dăm ba câu chuyện đã qua, và còn chút gì để nhớ…
Mây Hạ.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: