Ảnh: Triều Anh
Về đội ngũ sáng tác, chúng tôi có thể phân loại một cách tương đối như sau:
- Các tác giả từng đỗ đạt, có ra làm quan hoặc không ra làm quan:
Nguyễn Đình Chiểu, đỗ tú tài năm 1843 tại trường thi Gia Định, sống bằng nghề dạy học và bốc thuốc.
Bùi Hữu Nghĩa, đậu Thủ khoa kì thi Hương tại Gia Định năm 1835, làm đến chức Tri phủ sau đó cáo quan về quê dạy học.
Huỳnh Mẫn Đạt, đậu Cử nhân khoa thi Hương năm Tân Mão (1831), giữ chức Án Sát Định Tường rồi Tuần phủ Hà Tiên, cáo quan về quê.
Phan Văn Trị, đỗ Cử nhân khoa thi Hương năm Tự Đức thứ 3 (1849), không ra làm quan, mở trường dạy học.
Nguyễn Hữu Huân, đậu Thủ khoa thi Hương tại Gia Định năm 1852, làm Giáo thụ ở Kiến Hưng sau đó tổ chức nghĩa quân ở các tỉnh Định Tường, Kiên Giang, Hà Tiên, Châu Đốc, bị Pháp giết lúc 35 tuổi.
Lê Quang Chiểu, làm việc cho Pháp, giữ chức cai tổng, nhưng sau đó ông xin thôi.
- Các tác giả không đỗ đạt, hoặc không đi thi:
Đỗ Minh Tâm (Nhiêu Tâm), học giỏi nhưng thi không đậu, dạy chữ Hán và làm nghề bốc thuốc.
Nguyễn Văn Lạc (Học Lạc), thi Hương ở Gia Định đã không còn tổ chức từ năm 1859 nên con đường khoa cử của Học Lạc đành bỏ dở, sống bằng nghề dạy học, bốc thuốc và bói dịch.
Tác giả: Dương Thuý Phượng