Tình Yêu Hoa Lửa, một bài thơ với tựa đề thật thi vị, lãng mạn làm sao, nó khiến tôi phải đọc đi đọc lại nhiều lần để rồi, chất thơ, ý thơ đã ngấm vào mạch cảm xúc của tôi lúc nào không hay.
Tình Yêu Hoa Lửa kể về tình yêu của người thiếu nữ tuổi mười bảy tiễn người thanh niên đang hừng hừng cháy bỏng ý chí đời trai trong thời chinh chiến lên đường tòng quân.
Anh nhớ không vào mùa hè năm ấy
Năm bảy hai khi bom đạn bao vây
Cũng là lúc tuổi xuân đang bừng cháy
Lúc cô nàng mười bảy má hây hây
Khung cảnh, thời gian của buổi đưa tiễn ấy là vào một mùa hè đầy tiếng ve kêu, hòa cùng với tiếng ve kêu là tiếng kêu vang rầm của bom đạn đang lan tràn trên khắp quê hương, khiến bao nhà tan hoang đổ nát. Mùa hè của năm 1972, năm mà lịch sử thường nhắc tới với tên gọi “mùa hè đỏ lửa”. Chàng trai của người con gái đã mạnh dạn xung phong lên đường tòng quân vì thương yêu quê hương đất nước khi mà “nước non đang cần, đi quân dịch là thương lòi giống” (Bức tâm thư – Lam Phương).
Anh lúc ấy mang trái tim dũng cảm
Muốn lên đường xông trận giữ quê hương
Gửi lại em bao lời thương, lời nhớ
Hứa ngày về trọn vẹn tình uyên ương
Anh lên đường trong tuổi trẻ xuân xanh
Gác ước mơ để tiếp bước quân hành
Cất vang lên hành khúc thời hoa lửa
Thời lòng mình chẳng ngại những cơn mưa.
Ngày anh đi với bao lời ước hẹn, lời thương lời nhớ gửi trao đến em. Hẹn khi hòa bình lập lại, sẽ về kết mộng uyên ương,sẽ hôn lên má hây hây của cô em ngày nào. Tin lời anh lính, tin vào tình yêu thủy chung, cô em gái sẽ chờ, sẽ đợi anh về kết truyện trăm năm khi hòa bình lập lại, khi bom đạn không còn vang rầm trên quê hương.
Lúc anh đi trái tim đầy hứa hẹn
Hẹn hòa bình, về hôn má em xinh
Trái tim nhỏ tin anh “lời người lính”
Rồi hòa bình anh đón nàng về dinh.
Chuyện tình của thời binh lửa là vậy đấy. Mấy ai khi ra đi đều không hẹn ước ngày trở về. Nhưng, bom đạn nó vô tình lắm, có người sẽ mãi mãi chẳng bao giờ trở về nữa. Họ cũng trở về, có chăng là trở về với lòng đất mẹ.
Trong bài hát Chuyện tình Mộng Thường – Trần Thiện Thanh, ông đã khắc họa rất rõ nét chân thực về những chuyện tình của thời binh lửa ấy thật đến làm sao.
Chuyện tình trong thời giao tranh
Vẫn như làn khói mong manh
.......
Yêu nhau lúc triền miên khói lửa
Chuyện vui buồn ai biết ra sao
Nhìn quanh mình sao lắm thương đau
Và, trong bài thơ này, người anh lính ngày nào cũng đi mãi mà không thấy về, dù hòa bình đã lập lại, bao nhiêu anh lính cũng đã về sánh duyên tơ hồng với người yêu của mình. Chỉ riêng mỗi anh còn vướng bận điều gì còn chưa về bên em.
Năm tháng trôi, đã bao mùa phượng đỏ
Bao uyên ương đã hòa nhịp sum vầy
Sao anh lính của em ngày ấy
Còn việc gì sao chưa mãi về đây.
Tim thiếu nữ trải bao mùa nắng hạ
Tuổi xuân này dần héo úa phai mờ
Nơi tiền tuyến anh nhớ chăng lời hứa?
Những lời hứa năm mười bảy khi xưa.
“Sao anh lính của em ngày ấy. Còn việc gì sao chưa mãi về đây.”. Đọc hai câu thơ này sao mà nó hay làm sao. Đó là câu hỏi nhưng cũng là lời trách móc của người con gái. Lời trách móc ấy nó thê lương, buồn. Nhưng nỗi buồn ấy nó được vơi đi rất nhiều, nó không làm người đọc phải bi ai. Đến đây tôi phải khâm phục tác giả về cách dùng từ quá hay để ý thơ không rơi vào bi lụy.
Dù giờ này chưa thấy anh trở về, nhưng cô em mười bảy ngày nào vẫn sẽ còn chờ, còn đợi anh lính ấy cho tới khi tóc bạc phơ, dù biết rằng chỉ còn trong tiềm thức. Với em, tình thủy chung Nguyên vẹn tới muôn thuở.
Nhưng anh ơi phương xa xin hãy nhớ
Cao sơn lưu thủy em vẫn chờ
Chờ anh lính, về đắp xây duyên lỡ
Chờ anh trong muôn vạn kiếp trăng mơ
Tình thiếu nữ xin vẹn nguyên muôn thuở
Em sẽ chờ đến khi tóc bạc phơ
Thế đấy, tình yêu thời binh lửa nó vừa thơ mộng, nhưng cũng vừa bi ai cho cả người hậu phương lẫn tiền tuyến.
Đọc câu thơ kết bài, tôi lại nhớ tới câu hát trong bài Chuyện Tình Mộng Thường mà tôi viết ra đây thay cho lời kết bài.
“Nhưng không chết người trai khói lửa. Mà chết người gái nhỏ phương xa. Mùa xuân buồn có gió đông quá”
Trầm Từ Thương 09/07/2022
Tình Yêu Hoa Lửa kể về tình yêu của người thiếu nữ tuổi mười bảy tiễn người thanh niên đang hừng hừng cháy bỏng ý chí đời trai trong thời chinh chiến lên đường tòng quân.
Anh nhớ không vào mùa hè năm ấy
Năm bảy hai khi bom đạn bao vây
Cũng là lúc tuổi xuân đang bừng cháy
Lúc cô nàng mười bảy má hây hây
Khung cảnh, thời gian của buổi đưa tiễn ấy là vào một mùa hè đầy tiếng ve kêu, hòa cùng với tiếng ve kêu là tiếng kêu vang rầm của bom đạn đang lan tràn trên khắp quê hương, khiến bao nhà tan hoang đổ nát. Mùa hè của năm 1972, năm mà lịch sử thường nhắc tới với tên gọi “mùa hè đỏ lửa”. Chàng trai của người con gái đã mạnh dạn xung phong lên đường tòng quân vì thương yêu quê hương đất nước khi mà “nước non đang cần, đi quân dịch là thương lòi giống” (Bức tâm thư – Lam Phương).
Anh lúc ấy mang trái tim dũng cảm
Muốn lên đường xông trận giữ quê hương
Gửi lại em bao lời thương, lời nhớ
Hứa ngày về trọn vẹn tình uyên ương
Anh lên đường trong tuổi trẻ xuân xanh
Gác ước mơ để tiếp bước quân hành
Cất vang lên hành khúc thời hoa lửa
Thời lòng mình chẳng ngại những cơn mưa.
Ngày anh đi với bao lời ước hẹn, lời thương lời nhớ gửi trao đến em. Hẹn khi hòa bình lập lại, sẽ về kết mộng uyên ương,sẽ hôn lên má hây hây của cô em ngày nào. Tin lời anh lính, tin vào tình yêu thủy chung, cô em gái sẽ chờ, sẽ đợi anh về kết truyện trăm năm khi hòa bình lập lại, khi bom đạn không còn vang rầm trên quê hương.
Lúc anh đi trái tim đầy hứa hẹn
Hẹn hòa bình, về hôn má em xinh
Trái tim nhỏ tin anh “lời người lính”
Rồi hòa bình anh đón nàng về dinh.
Chuyện tình của thời binh lửa là vậy đấy. Mấy ai khi ra đi đều không hẹn ước ngày trở về. Nhưng, bom đạn nó vô tình lắm, có người sẽ mãi mãi chẳng bao giờ trở về nữa. Họ cũng trở về, có chăng là trở về với lòng đất mẹ.
Trong bài hát Chuyện tình Mộng Thường – Trần Thiện Thanh, ông đã khắc họa rất rõ nét chân thực về những chuyện tình của thời binh lửa ấy thật đến làm sao.
Chuyện tình trong thời giao tranh
Vẫn như làn khói mong manh
.......
Yêu nhau lúc triền miên khói lửa
Chuyện vui buồn ai biết ra sao
Nhìn quanh mình sao lắm thương đau
Và, trong bài thơ này, người anh lính ngày nào cũng đi mãi mà không thấy về, dù hòa bình đã lập lại, bao nhiêu anh lính cũng đã về sánh duyên tơ hồng với người yêu của mình. Chỉ riêng mỗi anh còn vướng bận điều gì còn chưa về bên em.
Năm tháng trôi, đã bao mùa phượng đỏ
Bao uyên ương đã hòa nhịp sum vầy
Sao anh lính của em ngày ấy
Còn việc gì sao chưa mãi về đây.
Tim thiếu nữ trải bao mùa nắng hạ
Tuổi xuân này dần héo úa phai mờ
Nơi tiền tuyến anh nhớ chăng lời hứa?
Những lời hứa năm mười bảy khi xưa.
“Sao anh lính của em ngày ấy. Còn việc gì sao chưa mãi về đây.”. Đọc hai câu thơ này sao mà nó hay làm sao. Đó là câu hỏi nhưng cũng là lời trách móc của người con gái. Lời trách móc ấy nó thê lương, buồn. Nhưng nỗi buồn ấy nó được vơi đi rất nhiều, nó không làm người đọc phải bi ai. Đến đây tôi phải khâm phục tác giả về cách dùng từ quá hay để ý thơ không rơi vào bi lụy.
Dù giờ này chưa thấy anh trở về, nhưng cô em mười bảy ngày nào vẫn sẽ còn chờ, còn đợi anh lính ấy cho tới khi tóc bạc phơ, dù biết rằng chỉ còn trong tiềm thức. Với em, tình thủy chung Nguyên vẹn tới muôn thuở.
Nhưng anh ơi phương xa xin hãy nhớ
Cao sơn lưu thủy em vẫn chờ
Chờ anh lính, về đắp xây duyên lỡ
Chờ anh trong muôn vạn kiếp trăng mơ
Tình thiếu nữ xin vẹn nguyên muôn thuở
Em sẽ chờ đến khi tóc bạc phơ
Thế đấy, tình yêu thời binh lửa nó vừa thơ mộng, nhưng cũng vừa bi ai cho cả người hậu phương lẫn tiền tuyến.
Đọc câu thơ kết bài, tôi lại nhớ tới câu hát trong bài Chuyện Tình Mộng Thường mà tôi viết ra đây thay cho lời kết bài.
“Nhưng không chết người trai khói lửa. Mà chết người gái nhỏ phương xa. Mùa xuân buồn có gió đông quá”
Trầm Từ Thương 09/07/2022