1. MB:
- Bằng Việt là một trong số những tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam. « Bếp lửa » là một trong số những bài thơ hay nhất của ông.
- Qua dòng hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu, bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng, biết ơn của người cháu đối với bà, cũng như đối với gia đình, quê hương, đất nước.
- Đặc biệt, những khổ thơ dưới đây đã giúp ta cảm nhận được những suy ngẫm của tác giả về bà và bếp lửa. Trong xa cách tác giả vẫn luôn nhớ bà da diết khôn nguôi.
(trích thơ)
2. TB:
* Khái quát chung:
- Bài thơ “Bếp lửa” được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang học ngành Luật ở Liên Xô. Bài thơ viết theo thể thơ tự do và được đưa vào tập thơ “Hương cây - Bếp lửa”, tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.
- Ở những khổ thơ trước tác giả miêu tả hình ảnh bếp lửa bình dị khơi nguồn cảm xúc để cháu nhớ về người bà thân yêu. Bếp lửa ấy làm sống lại cả hồi ức tuổi thơ nghèo đói, cơ cực ám mùi khói bếp. Đó là tuổi thơ côi cút vắng cha, vắng mẹ nhưng cháu được sưởi ấm bởi tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc của bà.
* Luận điểm 1: Suy ngẫm về bà và bếp lửa
- Những kỉ niệm trong hồi ức lắng dần, người cháu chuyển sang suy ngẫm về bà và bếp lửa.
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...”
- Câu thơ thứ nhất tác giả sử dụng nghệ thuật miêu tả thực gợi lên hình ảnh bếp lửa – vật dụng gần gũi gắn bó với nông thôn Việt Nam dùng để thổi cơm nấu nước phục vụ cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.
- Từ hình ảnh bếp lửa tĩnh tại tác giả liên tưởng đến hình ảnh ngọn lửa mang ý nghĩa tượng trưng.
+ Ngọn lửa tượng trưng cho tình yêu thương, tình cảm ấm nồng của bà dành cho cháu.
+ Ngọn lửa tượng trưng cho niềm tin bất diệt của bà vào cuộc kháng chiến của dân tộc.
- Sự chuyển đổi từ bếp lửa sang ngọn lửa là sự chuyển đổi đầy dụng ý nghệ thuật. Bếp lửa chỉ đơn thuần tượng trưng cho tình cảm của bà dành cho cháu. Còn hình ảnh ngọn lửa có sức lan tỏa. Bà muốn lan tỏa tình yêu thương, niềm tin sang cháu.
- Điệp ngữ “một ngọn lửa” được lặp đi lặp lại để nhấn mạnh tình yêu thương, niềm tin mãnh liệt của người bà.
- Các động từ “nhen, ủ, chứa” đã khẳng định bản lĩnh của bà trong cuộc kháng chiến của dân tộc. Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa cho các thế hệ nối tiếp.
- Tình yêu thương, đức hi sinh, sự kiên trì, nhẫn nại của bà là nguồn nguyên liệu vô tận làm bùng lên ngọn lửa vĩnh cửu, ngọn lửa của sự sống, của niềm tin, hi vọng.
* Hình ảnh bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa. Bà là người nhóm lửa, cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng và tỏa sáng. Để rồi mỗi khi nhớ lại, người cháu vô cùng cảm phục và biết ơn bà:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”
- Tác giả sử dụng từ láy, đảo ngữ “lận đận”, ẩn dụ “nắng mưa” cùng cụm từ chỉ thời gian “mấy chục năm”, “bây giờ” đã diễn tả sự long đong, vất vả của cuộc đời bà.
- Từ rất lâu đến tận bây giờ ngày nào bà cũng dậy sớm để nhóm bếp, để thổi cơm, nấu nước, chăm lo cho gia đình. Nhóm bếp lửa không chỉ là thói quen mà đã trở thành lẽ sống của cuộc đời bà. Bà nhóm bếp vì con, vì cháu, vì cuộc kháng chiến của dân tộc. Lời kể chưa đựng biết bao ân tình sâu nặng.
“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ.”
- Cuộc đời bà không chỉ nhóm bếp bằng đôi bàn tay già nua, gầy guộc mà bằng cả tấm lòng đôn hậu dành cho cháu.
- Từ ghép “ấp iu” được lặp lại hai lần trong bài thơ để diễn tả đôi bàn tay khéo léo và tấm lòng chi chút của bà dành cho cháu.
- Điệp ngữ nhóm lặp lại 4 lần mang ý nghĩa khác nhau tỏa sáng dần hình tượng người bà.
+ Nhóm là làm cho lửa bén vào chất đốt và cháy lên.
+ Nhóm bếp lửa là hình ảnh có thực gợi lên công việc bà vẫn làm mỗi sáng, mỗi chiêù.
+ Nhóm niềm yêu thương, nhóm nồi xôi, nhóm dậy cả tâm tình tuổi nhỏ là hình ảnh liệt kê, ẩn dụ tượng trưng cho tấm lòng, tình yêu thương của bà dành cho cháu.
+ Khi thì bà nhóm bếp cho cháu sưởi ấm vượt qua cái giá lạnh của mùa động.
+ Khi thì bà nhóm bếp luộc khoai, luộc sắn cho cháu nhỏ ăn đỡ đói lòng giúp cháu cảm nhận được sự ấm áp của tình yêu thương.
+ Bà còn nhóm lên nồi xôi gạo mới đầu mùa gặt giúp cháu cảm nhận được tình làng nghĩa xóm chia ngọt sẻ bùi lúc khó khăn, hoạn nạn.
+ Bà còn nhóm lên trong cháu tình yêu thương, những kỉ niệm tuổi thơ, bà chắp cánh cho cháu biết bao ước mơ, khát vọng.
- Bếp lửa nuôi cháu lớn về thể chất, tấm lòng của bà nuôi dưỡng cháu trưởng thành về tâm hồn. Nhờ có bà mà cháu cảm nhận được biết bao điều tốt đẹp. Như thế, bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa cho các thế hệ mai sau.
- Dù cháu đã trưởng thành, đã đi xa nhưng kí ức về bà, về bếp lửa vẫn luôn in sâu đậm trong trái tim người cháu. Nhớ về bà, về bếp lửa cảm xúc của cháu lại dâng trào tha thiết :
Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa !
- Tác giả sử dụng thán từ ôi, nghệ thuật đảo ngữ để diễn tả cảm xúc dồn nén, mãnh liệt trong tâm hồn người cháu.
- Dấu gạch như khoảng lặng trong bản nhạc để làm nền cho hai tiếng “bếp lửa” ngân lên diễn tả bao tâm tình, bao sự kính trọng và ngưỡng mộ đối với bà.
- Bếp lửa kì lạ vì nó cháy lên, sáng lên trong mọi hoàn cảnh, luôn sáng lên từ trái tim nhân hậu của người bà.
- Bếp lửa thiêng liêng vì nó gắn liền với kỉ niệm tuổi thơ, gắn liền với hình ảnh người bà cùng tình cảm ấm nồng.
- Lời thơ sâu lắng, ý thơ nghẹn ngào cùng cách biểu cảm trực tiếp đã khắc họa thành công hình ảnh người bà, người phụ nữ Việt Nam tần tảo sớm hôm thương con, thương cháu.
- Hình ảnh bếp lửa lặp đi lặp lại nhiều lần trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt bài thơ. Cháu nhớ về bà là nhớ về bếp lửa. Cháu nghĩ về bếp lửa là lại nhớ về bà. Bà và bếp lửa song hành quấn quýt tuy hai nhưng là một trở thành hình ảnh xuyên suốt bài thơ, thường trực trong tâm hồn người cháu.
* Luận điểm 2: Khổ thơ cuối của bài diễn tả nỗi nhớ bà da diết khôn nguôi.
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
- Tác giả đã sử dụng nghệ thuật điệp ngữ “trăm”, liệt kê các hình ảnh hoán dụ: “khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” để nhấn mạnh cuộc sống thay đổi theo hướng tích cực . Đó là cuộc sống đủ đầy về vật chất với các tiện nghi hiện đại. Không còn bếp lửa từ rơm, rạ mà thay vào đó là bếp ga, bếp điện.
- Dấu chấm xuất hiện ở giữa dòng thơ tạo thành một sự ngắt nhịp dài giống như quá khứ đã trôi đi quá xa so với hiện tại.
- Tuổi thơ của cháu thiếu thốn về vật chất nhưng cháu được lớn lên bằng tình yêu thương của bà vì thế vẫn trở nên ấm áp.
- Giờ đây sống ở nước ngoài, cuộc sống không còn cơ cực những cháu lại thiếu vắng sự quan tâm, chăm chút của bà vì thế cháu cảm thấy trống vắng, cô đơn.
- Nhờ sự vất vả tần tảo của bà, cháu đã lớn khôn, được đi học tập ở nước ngoài. Cuộc sống hiện đại ấy vẫn không thể làm cháu nguôi đi nỗi nhớ đau đáu, thường trực về bà:
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ?...
- Kết thúc bài thơ như một lời nói trực tiếp của nhân vật cháu. Câu hỏi tu từ như xoáy sâu vào lòng người đọc để nhấn mạnh nỗi nhớ bà da diết khôn nguôi. Lúc nào cháu cũng lo lắng bà nhóm bếp lên chưa, lúc nào cháu cũng thương bà tuổi cao sức yếu, một mình vất vả nơi quê nhà. Cháu sẽ không bao giờ quên và chẳng thể nào quên được vì đó chính là nguồn cội, là nơi mà tuổi thơ của cháu được nuôi dưỡng để lớn lên từ đó. Câu thơ đã thể hiện lòng biết ơn vô hạn của cháu đối với người bà kính yêu.
- Dù không có bà bên cạnh nhưng những kí ức của tuổi thơ, những tình cảm của bà dành cho cháu đã trở thành nguồn động lực giúp cháu vượt qua thời tiết khắc nghiệt ở nước Nga xa xôi lạnh giá. Những kỉ niệm, tình cảm đẹp ấy có sức tỏa sáng nâng đỡ nhân vật cháu trên suốt chặng đường đời.
- Bếp lửa đã nâng cao để trở thành biểu tượng cho tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước. Câu hỏi tu từ và dấu chấm lửng khép lại bài thơ đã tạo ra một kết thúc mở với nỗi nhớ khôn nguôi và niềm hoài vọng thiết tha, đau đáu.
* Chốt:
- Đoạn thơ không chỉ hay về nội dung mà còn đặc sắc về nghệ thuật.
- Thành công của tác giả sử dụng thể thơ tự do dễ dàng bộc lộ tình cảm, cảm xúc, phương thức tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm, nghị luận, giọng thơ thay đổi linh hoạt lúc thủ thỉ tâm tình, lúc suy tư trầm lắng.
- Tác giả sử dụng ngôn ngữ bình dị, hình ảnh giàu sức gợi hình, biểu cảm cùng các biện pháp tu từ liệt kê, điệp ngữ, hoán dụ….
- Qua những nghệ thuật ấy, nhà thơ đã đã giúp người đọc cảm nhận được những suy ngẫm của cháu về cuộc đời bà để từ đó bộc lộ nỗi nhớ thương bà da diết. Ta nhận ra ở nhà thơ Bằng Việt là tình yêu thương, sự thấu hiểu và lòng biết ơn vô tận đối với bà và cũng là đối với quê hương đất nước. Tình cảm ấy thật đáng trân trọng biết bao.
- Đó cũng là tình cảm của người bà trong "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh, là bao người mẹ, người chị dịu dàng, đằm thắm đã tô đậm trang sử vàng chói lọi của truyền thống người phụ nữ Việt Nam anh hùng. Đọc xong bài thơ, người đọc như được sưởi chung với Bằng Việt hơi ấm của tình yêu thương của gia đình, của cội nguồn, của Tổ quốc.
III. Kết bài:
- Khép lại trang thơ mà dư âm của nó còn vang mãi trong lòng người đọc.
- Ta còn nhớ đến hình ảnh bếp lửa bình dị mà ấm áp, gắn bó với tuổi thơ của nhân vật cháu.
- Ta còn nhớ đến người bà – người phụ nữ Việt Nam với những phẩm chất cao đẹp cần cù, kiên nhẫn, thương con, thương cháu, giàu đức hi sinh.
- Qua những dòng hồi tưởng và suy ngẫm của nhân vật cháu, đoạn thơ đã thể hiện lòng biết ơn, kính trọng của người cháu đối với bà và cũng là cháu với quê hương, đất nước.
- Đoạn thơ giúp ta thấm thía một triết lí: Những gì là gần gũi, thân thiết của tuổi thơ đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ ta trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tình cảm gia đình chính là khởi nguồn của tình yêu quê hương, đất nước, con người.
- Bằng Việt là một trong số những tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam. « Bếp lửa » là một trong số những bài thơ hay nhất của ông.
- Qua dòng hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu, bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng, biết ơn của người cháu đối với bà, cũng như đối với gia đình, quê hương, đất nước.
- Đặc biệt, những khổ thơ dưới đây đã giúp ta cảm nhận được những suy ngẫm của tác giả về bà và bếp lửa. Trong xa cách tác giả vẫn luôn nhớ bà da diết khôn nguôi.
(trích thơ)
2. TB:
* Khái quát chung:
- Bài thơ “Bếp lửa” được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang học ngành Luật ở Liên Xô. Bài thơ viết theo thể thơ tự do và được đưa vào tập thơ “Hương cây - Bếp lửa”, tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.
- Ở những khổ thơ trước tác giả miêu tả hình ảnh bếp lửa bình dị khơi nguồn cảm xúc để cháu nhớ về người bà thân yêu. Bếp lửa ấy làm sống lại cả hồi ức tuổi thơ nghèo đói, cơ cực ám mùi khói bếp. Đó là tuổi thơ côi cút vắng cha, vắng mẹ nhưng cháu được sưởi ấm bởi tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc của bà.
* Luận điểm 1: Suy ngẫm về bà và bếp lửa
- Những kỉ niệm trong hồi ức lắng dần, người cháu chuyển sang suy ngẫm về bà và bếp lửa.
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...”
- Câu thơ thứ nhất tác giả sử dụng nghệ thuật miêu tả thực gợi lên hình ảnh bếp lửa – vật dụng gần gũi gắn bó với nông thôn Việt Nam dùng để thổi cơm nấu nước phục vụ cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.
- Từ hình ảnh bếp lửa tĩnh tại tác giả liên tưởng đến hình ảnh ngọn lửa mang ý nghĩa tượng trưng.
+ Ngọn lửa tượng trưng cho tình yêu thương, tình cảm ấm nồng của bà dành cho cháu.
+ Ngọn lửa tượng trưng cho niềm tin bất diệt của bà vào cuộc kháng chiến của dân tộc.
- Sự chuyển đổi từ bếp lửa sang ngọn lửa là sự chuyển đổi đầy dụng ý nghệ thuật. Bếp lửa chỉ đơn thuần tượng trưng cho tình cảm của bà dành cho cháu. Còn hình ảnh ngọn lửa có sức lan tỏa. Bà muốn lan tỏa tình yêu thương, niềm tin sang cháu.
- Điệp ngữ “một ngọn lửa” được lặp đi lặp lại để nhấn mạnh tình yêu thương, niềm tin mãnh liệt của người bà.
- Các động từ “nhen, ủ, chứa” đã khẳng định bản lĩnh của bà trong cuộc kháng chiến của dân tộc. Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa cho các thế hệ nối tiếp.
- Tình yêu thương, đức hi sinh, sự kiên trì, nhẫn nại của bà là nguồn nguyên liệu vô tận làm bùng lên ngọn lửa vĩnh cửu, ngọn lửa của sự sống, của niềm tin, hi vọng.
* Hình ảnh bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa. Bà là người nhóm lửa, cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng và tỏa sáng. Để rồi mỗi khi nhớ lại, người cháu vô cùng cảm phục và biết ơn bà:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”
- Tác giả sử dụng từ láy, đảo ngữ “lận đận”, ẩn dụ “nắng mưa” cùng cụm từ chỉ thời gian “mấy chục năm”, “bây giờ” đã diễn tả sự long đong, vất vả của cuộc đời bà.
- Từ rất lâu đến tận bây giờ ngày nào bà cũng dậy sớm để nhóm bếp, để thổi cơm, nấu nước, chăm lo cho gia đình. Nhóm bếp lửa không chỉ là thói quen mà đã trở thành lẽ sống của cuộc đời bà. Bà nhóm bếp vì con, vì cháu, vì cuộc kháng chiến của dân tộc. Lời kể chưa đựng biết bao ân tình sâu nặng.
“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ.”
- Cuộc đời bà không chỉ nhóm bếp bằng đôi bàn tay già nua, gầy guộc mà bằng cả tấm lòng đôn hậu dành cho cháu.
- Từ ghép “ấp iu” được lặp lại hai lần trong bài thơ để diễn tả đôi bàn tay khéo léo và tấm lòng chi chút của bà dành cho cháu.
- Điệp ngữ nhóm lặp lại 4 lần mang ý nghĩa khác nhau tỏa sáng dần hình tượng người bà.
+ Nhóm là làm cho lửa bén vào chất đốt và cháy lên.
+ Nhóm bếp lửa là hình ảnh có thực gợi lên công việc bà vẫn làm mỗi sáng, mỗi chiêù.
+ Nhóm niềm yêu thương, nhóm nồi xôi, nhóm dậy cả tâm tình tuổi nhỏ là hình ảnh liệt kê, ẩn dụ tượng trưng cho tấm lòng, tình yêu thương của bà dành cho cháu.
+ Khi thì bà nhóm bếp cho cháu sưởi ấm vượt qua cái giá lạnh của mùa động.
+ Khi thì bà nhóm bếp luộc khoai, luộc sắn cho cháu nhỏ ăn đỡ đói lòng giúp cháu cảm nhận được sự ấm áp của tình yêu thương.
+ Bà còn nhóm lên nồi xôi gạo mới đầu mùa gặt giúp cháu cảm nhận được tình làng nghĩa xóm chia ngọt sẻ bùi lúc khó khăn, hoạn nạn.
+ Bà còn nhóm lên trong cháu tình yêu thương, những kỉ niệm tuổi thơ, bà chắp cánh cho cháu biết bao ước mơ, khát vọng.
- Bếp lửa nuôi cháu lớn về thể chất, tấm lòng của bà nuôi dưỡng cháu trưởng thành về tâm hồn. Nhờ có bà mà cháu cảm nhận được biết bao điều tốt đẹp. Như thế, bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa cho các thế hệ mai sau.
- Dù cháu đã trưởng thành, đã đi xa nhưng kí ức về bà, về bếp lửa vẫn luôn in sâu đậm trong trái tim người cháu. Nhớ về bà, về bếp lửa cảm xúc của cháu lại dâng trào tha thiết :
Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa !
- Tác giả sử dụng thán từ ôi, nghệ thuật đảo ngữ để diễn tả cảm xúc dồn nén, mãnh liệt trong tâm hồn người cháu.
- Dấu gạch như khoảng lặng trong bản nhạc để làm nền cho hai tiếng “bếp lửa” ngân lên diễn tả bao tâm tình, bao sự kính trọng và ngưỡng mộ đối với bà.
- Bếp lửa kì lạ vì nó cháy lên, sáng lên trong mọi hoàn cảnh, luôn sáng lên từ trái tim nhân hậu của người bà.
- Bếp lửa thiêng liêng vì nó gắn liền với kỉ niệm tuổi thơ, gắn liền với hình ảnh người bà cùng tình cảm ấm nồng.
- Lời thơ sâu lắng, ý thơ nghẹn ngào cùng cách biểu cảm trực tiếp đã khắc họa thành công hình ảnh người bà, người phụ nữ Việt Nam tần tảo sớm hôm thương con, thương cháu.
- Hình ảnh bếp lửa lặp đi lặp lại nhiều lần trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt bài thơ. Cháu nhớ về bà là nhớ về bếp lửa. Cháu nghĩ về bếp lửa là lại nhớ về bà. Bà và bếp lửa song hành quấn quýt tuy hai nhưng là một trở thành hình ảnh xuyên suốt bài thơ, thường trực trong tâm hồn người cháu.
* Luận điểm 2: Khổ thơ cuối của bài diễn tả nỗi nhớ bà da diết khôn nguôi.
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
- Tác giả đã sử dụng nghệ thuật điệp ngữ “trăm”, liệt kê các hình ảnh hoán dụ: “khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” để nhấn mạnh cuộc sống thay đổi theo hướng tích cực . Đó là cuộc sống đủ đầy về vật chất với các tiện nghi hiện đại. Không còn bếp lửa từ rơm, rạ mà thay vào đó là bếp ga, bếp điện.
- Dấu chấm xuất hiện ở giữa dòng thơ tạo thành một sự ngắt nhịp dài giống như quá khứ đã trôi đi quá xa so với hiện tại.
- Tuổi thơ của cháu thiếu thốn về vật chất nhưng cháu được lớn lên bằng tình yêu thương của bà vì thế vẫn trở nên ấm áp.
- Giờ đây sống ở nước ngoài, cuộc sống không còn cơ cực những cháu lại thiếu vắng sự quan tâm, chăm chút của bà vì thế cháu cảm thấy trống vắng, cô đơn.
- Nhờ sự vất vả tần tảo của bà, cháu đã lớn khôn, được đi học tập ở nước ngoài. Cuộc sống hiện đại ấy vẫn không thể làm cháu nguôi đi nỗi nhớ đau đáu, thường trực về bà:
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ?...
- Kết thúc bài thơ như một lời nói trực tiếp của nhân vật cháu. Câu hỏi tu từ như xoáy sâu vào lòng người đọc để nhấn mạnh nỗi nhớ bà da diết khôn nguôi. Lúc nào cháu cũng lo lắng bà nhóm bếp lên chưa, lúc nào cháu cũng thương bà tuổi cao sức yếu, một mình vất vả nơi quê nhà. Cháu sẽ không bao giờ quên và chẳng thể nào quên được vì đó chính là nguồn cội, là nơi mà tuổi thơ của cháu được nuôi dưỡng để lớn lên từ đó. Câu thơ đã thể hiện lòng biết ơn vô hạn của cháu đối với người bà kính yêu.
- Dù không có bà bên cạnh nhưng những kí ức của tuổi thơ, những tình cảm của bà dành cho cháu đã trở thành nguồn động lực giúp cháu vượt qua thời tiết khắc nghiệt ở nước Nga xa xôi lạnh giá. Những kỉ niệm, tình cảm đẹp ấy có sức tỏa sáng nâng đỡ nhân vật cháu trên suốt chặng đường đời.
- Bếp lửa đã nâng cao để trở thành biểu tượng cho tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước. Câu hỏi tu từ và dấu chấm lửng khép lại bài thơ đã tạo ra một kết thúc mở với nỗi nhớ khôn nguôi và niềm hoài vọng thiết tha, đau đáu.
* Chốt:
- Đoạn thơ không chỉ hay về nội dung mà còn đặc sắc về nghệ thuật.
- Thành công của tác giả sử dụng thể thơ tự do dễ dàng bộc lộ tình cảm, cảm xúc, phương thức tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm, nghị luận, giọng thơ thay đổi linh hoạt lúc thủ thỉ tâm tình, lúc suy tư trầm lắng.
- Tác giả sử dụng ngôn ngữ bình dị, hình ảnh giàu sức gợi hình, biểu cảm cùng các biện pháp tu từ liệt kê, điệp ngữ, hoán dụ….
- Qua những nghệ thuật ấy, nhà thơ đã đã giúp người đọc cảm nhận được những suy ngẫm của cháu về cuộc đời bà để từ đó bộc lộ nỗi nhớ thương bà da diết. Ta nhận ra ở nhà thơ Bằng Việt là tình yêu thương, sự thấu hiểu và lòng biết ơn vô tận đối với bà và cũng là đối với quê hương đất nước. Tình cảm ấy thật đáng trân trọng biết bao.
- Đó cũng là tình cảm của người bà trong "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh, là bao người mẹ, người chị dịu dàng, đằm thắm đã tô đậm trang sử vàng chói lọi của truyền thống người phụ nữ Việt Nam anh hùng. Đọc xong bài thơ, người đọc như được sưởi chung với Bằng Việt hơi ấm của tình yêu thương của gia đình, của cội nguồn, của Tổ quốc.
III. Kết bài:
- Khép lại trang thơ mà dư âm của nó còn vang mãi trong lòng người đọc.
- Ta còn nhớ đến hình ảnh bếp lửa bình dị mà ấm áp, gắn bó với tuổi thơ của nhân vật cháu.
- Ta còn nhớ đến người bà – người phụ nữ Việt Nam với những phẩm chất cao đẹp cần cù, kiên nhẫn, thương con, thương cháu, giàu đức hi sinh.
- Qua những dòng hồi tưởng và suy ngẫm của nhân vật cháu, đoạn thơ đã thể hiện lòng biết ơn, kính trọng của người cháu đối với bà và cũng là cháu với quê hương, đất nước.
- Đoạn thơ giúp ta thấm thía một triết lí: Những gì là gần gũi, thân thiết của tuổi thơ đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ ta trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tình cảm gia đình chính là khởi nguồn của tình yêu quê hương, đất nước, con người.