Các bạn học sinh 2k6 ơi! Đã có rất nhiều tỉnh tổ chức thi vào 10 rồi, nhưng vẫn còn một số tỉnh chưa thi như Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang… Vậy, các bạn 2k6 ở những tỉnh đó hãy cùng với vanhoctre.com luyện một số đề nhé. Vừa để ôn luyện kiến thức, vừa để thử sức mình… Nào, chúng mình cùng làm đề nào (Bật mí cho các bạn, phần trả lời bên dưới, vanhoctre.com đã đưa ra đáp án, các bạn tự làm đề và tự chấm điểm cho bài làm của mình nha).
Phần I: 5 điểm
Trong bài thơ “Sang thu”, nhà thơ Hữu Thỉnh viết:
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”.
1) Chép chính xác sáu câu thơ đứng trước hai câu thơ trên để hoàn thành đoạn thơ.
2) Giải thích từ: chùng chình, dềnh dàng.
3) Để phân tích đoạn thơ em vừa hoàn thành, một bạn học sinh đã viết câu văn sau:
“Từ cuối hạ sang thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt và sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng những cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm.”
Hãy lấy câu văn trên làm câu chủ đề để hoàn chỉnh đoạn văn nghị luận theo lối diễn đạt Tổng hợp – Phân tích – Tổng hợp. Đoạn văn có độ dài 10 – 12 câu, trong đoạn có sử dụng phép liên kết thế và thành phần phụ chú. (Gạch chân và chú thích)
Phần II: 5 điểm
Lời tâm tình, dặn dò tha thiết xúc động của nhà thơ Y Phương với con được thể hiện trong những câu thơ sau:
“Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cái nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng.”
(Nói với con – Y Phương)
1) Trong câu thơ:
“Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”
Các từ rừng, hoa, con đường theo em được hiểu theo những nghĩa nào?
2) Qua những câu thơ trên nhà thơ đã nói với con về những điều gì?
3) Hãy viết đoạn văn (khoảng một trang giấy thi) giới thiệu về bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương.
ĐỀ SỐ 1 | ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: phút |
Phần I: 5 điểm
Trong bài thơ “Sang thu”, nhà thơ Hữu Thỉnh viết:
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”.
1) Chép chính xác sáu câu thơ đứng trước hai câu thơ trên để hoàn thành đoạn thơ.
2) Giải thích từ: chùng chình, dềnh dàng.
3) Để phân tích đoạn thơ em vừa hoàn thành, một bạn học sinh đã viết câu văn sau:
“Từ cuối hạ sang thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt và sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng những cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm.”
Hãy lấy câu văn trên làm câu chủ đề để hoàn chỉnh đoạn văn nghị luận theo lối diễn đạt Tổng hợp – Phân tích – Tổng hợp. Đoạn văn có độ dài 10 – 12 câu, trong đoạn có sử dụng phép liên kết thế và thành phần phụ chú. (Gạch chân và chú thích)
Phần II: 5 điểm
Lời tâm tình, dặn dò tha thiết xúc động của nhà thơ Y Phương với con được thể hiện trong những câu thơ sau:
“Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cái nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng.”
(Nói với con – Y Phương)
1) Trong câu thơ:
“Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”
Các từ rừng, hoa, con đường theo em được hiểu theo những nghĩa nào?
2) Qua những câu thơ trên nhà thơ đã nói với con về những điều gì?
3) Hãy viết đoạn văn (khoảng một trang giấy thi) giới thiệu về bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương.
............................................Hết...................................................
- Từ khóa
- luyện đề ngữ văn đề thi vào 10