Vũ Hữu (1437-1530) quê ở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương ngày nay. Không chỉ là đại quan, ông còn là nhà toán học, danh thần đầu triều của vua Lê Thánh Tông.
Từ bé, Vũ Hữu sớm thể hiện năng khiếu về tính toán. Mỗi khi xóm làng có tranh chấp về chia ruộng đất, họ đều nhờ cậu tính toán, phân xử giúp. Sau này, khi thi đỗ hoàng giáp, ra làm quan, biệt tài toán học của ông tiếp tục được phát huy.
Theo sách “Kể chuyện trạng Việt Nam”, bấy giờ, vua Lê Thánh Tông thấy mấy cổng thành Thăng Long xây dựng từ thời Lý đã hư hỏng nhiều, muốn xây lại.
Mấy đại thần được giao đo đạc mãi, mất cả tháng vẫn không sao tính ra được số gạch cần thiết để xây thành. Biết Vũ Hữu có tài tính toán, đo đạc, vua cử ông đến dự toán số gạch cần xây.
Sau khi đo đạc xong, ông thưa với vua rằng: “Thần đã tính toán kỹ, không thừa không thiếu một viên gạch”. Một viên quan tỏ ý nghi ngờ, ép ông vào thế khó: “Đã vậy xin quan Lang trung làm cam kết, nếu sai lệch sẽ bị trị tội”.
Vua Lê Thánh Tông hỏi: “Các quan có ý như vậy, khanh có dám nhận không?”. Vũ Hữu đáp: “Tâu bệ hạ, thần xin lĩnh ý”.
Vũ Hữu sai người mua gạch xếp từng chồng ngay ngắn bên cổng thành Đông Hoa (Thăng Long). Khi công việc hoàn tất, viên quan nọ tỏ vẻ đắc ý: “Tâu bệ hạ, ở đây vẫn còn thừa một viên ạ”.
Vũ Hữu đỡ viên gạch, bình tĩnh nói “bẩm bệ hạ và các vị đại thần, viên gạch này không thừa đâu. Tại mặt tường phía đông bên kia có một viên gạch bị vỡ, thần đã cho thửa riêng viên gạch này để thay thế”.
Mọi người bán tín, bán nghi, Vũ Hữu dẫn vua sang bên kia tường thành, sai thợ trèo lên gỡ viên gạch vỡ ra và đem trám viên gạch mới vào thì vừa khít. Vua Lê rất hài lòng, mọi người ai cũng khâm phục Vũ Hữu.
Vũ Hữu đã để lại công trình “Lập thành toán pháp”. Đây là cuốn sách chuyên về toán học đầu tiên của nước ta. “Lập thành toán pháp” cùng phương pháp đo diện tích ruộng đất của ông nhanh chóng được phổ biến ra cả nước.
-----------------------
Nguồn: Reds
Từ bé, Vũ Hữu sớm thể hiện năng khiếu về tính toán. Mỗi khi xóm làng có tranh chấp về chia ruộng đất, họ đều nhờ cậu tính toán, phân xử giúp. Sau này, khi thi đỗ hoàng giáp, ra làm quan, biệt tài toán học của ông tiếp tục được phát huy.
Theo sách “Kể chuyện trạng Việt Nam”, bấy giờ, vua Lê Thánh Tông thấy mấy cổng thành Thăng Long xây dựng từ thời Lý đã hư hỏng nhiều, muốn xây lại.
Mấy đại thần được giao đo đạc mãi, mất cả tháng vẫn không sao tính ra được số gạch cần thiết để xây thành. Biết Vũ Hữu có tài tính toán, đo đạc, vua cử ông đến dự toán số gạch cần xây.
Sau khi đo đạc xong, ông thưa với vua rằng: “Thần đã tính toán kỹ, không thừa không thiếu một viên gạch”. Một viên quan tỏ ý nghi ngờ, ép ông vào thế khó: “Đã vậy xin quan Lang trung làm cam kết, nếu sai lệch sẽ bị trị tội”.
Vua Lê Thánh Tông hỏi: “Các quan có ý như vậy, khanh có dám nhận không?”. Vũ Hữu đáp: “Tâu bệ hạ, thần xin lĩnh ý”.
Vũ Hữu sai người mua gạch xếp từng chồng ngay ngắn bên cổng thành Đông Hoa (Thăng Long). Khi công việc hoàn tất, viên quan nọ tỏ vẻ đắc ý: “Tâu bệ hạ, ở đây vẫn còn thừa một viên ạ”.
Vũ Hữu đỡ viên gạch, bình tĩnh nói “bẩm bệ hạ và các vị đại thần, viên gạch này không thừa đâu. Tại mặt tường phía đông bên kia có một viên gạch bị vỡ, thần đã cho thửa riêng viên gạch này để thay thế”.
Mọi người bán tín, bán nghi, Vũ Hữu dẫn vua sang bên kia tường thành, sai thợ trèo lên gỡ viên gạch vỡ ra và đem trám viên gạch mới vào thì vừa khít. Vua Lê rất hài lòng, mọi người ai cũng khâm phục Vũ Hữu.
Vũ Hữu đã để lại công trình “Lập thành toán pháp”. Đây là cuốn sách chuyên về toán học đầu tiên của nước ta. “Lập thành toán pháp” cùng phương pháp đo diện tích ruộng đất của ông nhanh chóng được phổ biến ra cả nước.
-----------------------
Nguồn: Reds
- Từ khóa
- biệt tài toán học vũ hữu vua lê thánh tông