Từng cận kề cái chết, Musso sáng tác như thể cái chết sẽ đến với ông ngày hôm sau. Trả lời Le Figaro TV, tiểu thuyết gia người Pháp giải thích:
“Tôi xuất bản mỗi năm một cuốn sách. Rất nhiều người nói rằng tôi viết quá nhanh. Thực ra tôi viết rất chậm, nhưng tôi viết đều đặn hằng ngày vì đó là công việc tôi ưu thích và thích làm hơn bất cứ điều gì…
Ngay từ tiểu thuyết đầu tiên, tôi tự nhận mình chỉ là một người kể chuyện. Tôi thích viễn tưởng, sự hồi hộp và làm cho độc giả khi đọc xong một trang thì phải giở ngay trang sau. Mục đích chính của tôi là ví dụ khi gặp được một người nào đó, họ nói rằng họ đã “trốn”được cuộc sống thực tại trong khoảng 4 – 5 giờ.”
1. Nhan đề “Dưới một mái nhà ở Paris”
Guillaume Musso được biết đến là một nhà văn thuộc dòng trinh thám lãng mạn. Cùng với Macr Levy, Musso là một trong hai tác giả được yêu thích nhất đến từ thành phố hoa lệ Paris.
Bìa sách thơ mộng và lãng mạn như một cách thức đánh lừa thị giác của độc giả. “Dưới một mái nhà ở Paris” là một hành trình gay cấn, hồi hộp đến nghẹt thở với những bi kịch nối tiếp của thiên tài hội họa. Nếu bạn là fan hâm mộ của Musso thì sẽ nhận ra đây là phần 2 của cuốn sách “Cuộc gọi từ thiên thần.”
Nhân vật chính của cả hai tập đều là cô cảnh sát Madeline đã về hưu. Trong một tình huống trớ trêu, anh chàng viết kịch Gaspard và cô nàng cựu cảnh sát Madeline cùng thuê chung một căn nhà ở Paris. Tại đây hai người đã dấn thân vào một cuộc điều tra tưởng chừng như vô vọng. Khởi nguồn là từ ba bức tranh còn sót lại của Sean Lorenz được ông giấu kín. Sau lớp màu sắc đầy mê hoặc của một tài năng hội họa bẩm sinh là tấn bi kịch của người họa sĩ. Và Gaspard đã mở ra một cuộc điều tra mới “Truy tìm người thừa kế” – tức con trai của Sean – Julian Lorenz!
“Dưới một mái nhà ở Paris” không phải là một ngôi nhà tràn đầy tình yêu thương giữa thành phố ánh sáng mà là ngôi nhà mở ra một hành trình phiêu lưu tìm về sự thật đang bị phủ lấp.
2. Sự sắp đặt của số phận
Madeline là một đại tá đã nghỉ việc, năm nay đã gần 40 tuổi. Cuộc đời cô luôn băn khoăn, day dứt và ám ảnh về việc sinh con vì người tình của cô đã bỏ Madeline mà tìm về với người vợ cũ. Trong khoảnh khắc bị tình yêu cự tuyệt, Madeline đã dùng lưỡi dao cắt cổ tay trong nhà tắm. Nhưng may sao cuộc sống không cho cô chấm dứt cuộc hành trình của mình tại đó. Chán nản và tuyệt vọng, Madeline rũ bỏ tất cả để đến Paris bắt đầu một cuộc sống mới, tìm một liều thuốc để chữa lành vết thương trong lòng.
Cũng như cô, Gaspard Coutances là một nhà biên kịch nổi tiếng và có tài. Anh mê đắm nghệ thuật nhưng lại ghét cay ghét đắng những lời khen sáo rỗng, muốn tránh xa ánh hào quang giả tạo để nuôi dưỡng một dự án nghệ thuật mới. Paris là nơi anh đặt chân đến.
Từ sơ sót nhỏ của nhân viên môi giới nhà đất, hai “bóng ma” không hẹn mà gặp lại cùng nhau thuê trùng một chỗ ở. Đó là ngôi nhà thuộc góc phố Cherche – Midi. Trái với thành phố ồn ào, náo nhiệt, căn hộ nhỏ nhắn mở rộng ra bốn phía, ngước mặt lên là nhìn thấy bầu trời, với ánh sáng, với hương hoa và tiếng chim “Ta đang ở nông thôn chứ không phải ở Paris.”
Vì không ai chịu rời đi nên họ chấp nhận sự tồn tại của nhau. Dưới ngôi nhà “yêu từ cái nhìn đầu tiên”, hai con người không dính líu gì tới nhau lại bắt tay đi tìm một sự thật – sự thật ẩn chứa sau ba bức tranh giấu trong bóng tối của Sean Lorenz.
3. Cuộc sống nở hoa để cuộc đời bế tắc
Sean Lorenz là người tiên phong cho trường phái Graffiti ấn tượng và độc đáo. Tài năng của ông sớm rở rộ ở độ tuổi thiếu niên cùng hai người bạn Night Shift và Lady Bird. Mãi đến khi đắm chìm trong tình yêu với nàng thơ Pénélope Kurkowski thì sự nghiệp của Sean Lorenz mới ngày một thăng hoa hơn. Ông đã cho ra đời hàng chục bức tranh vẽ người vợ xinh đẹp của mình, tiêu biểu là tuyển tập “21 Pénélope”.
Có ai ngờ rằng cuộc hôn nhân hạnh phúc của họ sớm lâm vào tấn bi kịch khi cậu con trai Julian bị bắt cóc và giết hại dã man. Từ biến cố đó, sự nghiệp của Sean tuột dốc không phanh, ông chìm đắm trong rượu và ma túy.
Cái chết đột ngột của cậu con trai khiến hôn nhân của họ đổ vỡ. Tình yêu tan biến, như bọt biển và để lại trên sâu trong đại dương là sự căm ghét, giận dữ, ích kỉ và tham lam. Trong một phút giận dữ và cuồng loạn, người nghệ sĩ tài ba ấy đã thiêu rụi chính những đứa con tinh thần của mình – loạt tranh “21 Pénélope”. Người được mệnh danh là “thợ pháo hoa” nay chỉ còn lại một thân xác kiệt quệ cả về thể xác lẫn tinh thần. Để đền bù thiệt hại do mình gây ra, ông đã vẽ mới ba bức tranh. Tuy nhiên, lời hứa còn chưa hoàn thành thì Sean đã ra đi vì bệnh tật đeo đám dai dẳng.
Madeline và Gaspard, những con người yêu nghệ thuật đã lắng nghe câu chuyện của Sean và thấu hiểu nó. Để trọn vẹn lời hứa cho người họa sĩ tài ba, họ đã bị cuốn vào vụ án tìm lại ba bức tranh của ông.
Ngược dòng thời gian trở về quá khứ, họ càng lần ra được những điều đáng ngờ và bất hợp lý trong những năm tháng cuối đời của danh họa này, cũng như vụ bắt cóc và cái chết của Julian. Manh mối là những kiệt tác duy nhất còn sót lại của Sean và những năm tháng hạnh phúc của cuộc đời ông bên người vợ xinh đẹp Pénélope.
Dưới một mái nhà ở Paris, hai con người vô tình rơi vào một sự sắp đặt đầy kĩ lưỡng, cùng vén tấm màn đằng sau sân khấu của cuộc đời, bước vào cuộc hành trình điều tra sẽ dẫn dắt họ tới lối rẽ không ngờ khiến cuộc đời họ thay đổi mãi mãi.
Một vở kịch được dựng trên sân khấu cuộc đời. Đi đến cuối cùng, cái tên “Dưới một mái nhà ở Paris” mang lại một cái kết không thể trọn vẹn hơn.
- Mẹ ơi, nhìn này, con đang làm máy bay!
Sau tấn bi kịch, ánh sáng chan hòa khắp nơi.
Rate: 4.25/5
_ Trần Hàn _
“Tôi xuất bản mỗi năm một cuốn sách. Rất nhiều người nói rằng tôi viết quá nhanh. Thực ra tôi viết rất chậm, nhưng tôi viết đều đặn hằng ngày vì đó là công việc tôi ưu thích và thích làm hơn bất cứ điều gì…
Ngay từ tiểu thuyết đầu tiên, tôi tự nhận mình chỉ là một người kể chuyện. Tôi thích viễn tưởng, sự hồi hộp và làm cho độc giả khi đọc xong một trang thì phải giở ngay trang sau. Mục đích chính của tôi là ví dụ khi gặp được một người nào đó, họ nói rằng họ đã “trốn”được cuộc sống thực tại trong khoảng 4 – 5 giờ.”
1. Nhan đề “Dưới một mái nhà ở Paris”
Guillaume Musso được biết đến là một nhà văn thuộc dòng trinh thám lãng mạn. Cùng với Macr Levy, Musso là một trong hai tác giả được yêu thích nhất đến từ thành phố hoa lệ Paris.
Bìa sách thơ mộng và lãng mạn như một cách thức đánh lừa thị giác của độc giả. “Dưới một mái nhà ở Paris” là một hành trình gay cấn, hồi hộp đến nghẹt thở với những bi kịch nối tiếp của thiên tài hội họa. Nếu bạn là fan hâm mộ của Musso thì sẽ nhận ra đây là phần 2 của cuốn sách “Cuộc gọi từ thiên thần.”
Nhân vật chính của cả hai tập đều là cô cảnh sát Madeline đã về hưu. Trong một tình huống trớ trêu, anh chàng viết kịch Gaspard và cô nàng cựu cảnh sát Madeline cùng thuê chung một căn nhà ở Paris. Tại đây hai người đã dấn thân vào một cuộc điều tra tưởng chừng như vô vọng. Khởi nguồn là từ ba bức tranh còn sót lại của Sean Lorenz được ông giấu kín. Sau lớp màu sắc đầy mê hoặc của một tài năng hội họa bẩm sinh là tấn bi kịch của người họa sĩ. Và Gaspard đã mở ra một cuộc điều tra mới “Truy tìm người thừa kế” – tức con trai của Sean – Julian Lorenz!
“Dưới một mái nhà ở Paris” không phải là một ngôi nhà tràn đầy tình yêu thương giữa thành phố ánh sáng mà là ngôi nhà mở ra một hành trình phiêu lưu tìm về sự thật đang bị phủ lấp.
2. Sự sắp đặt của số phận
Madeline là một đại tá đã nghỉ việc, năm nay đã gần 40 tuổi. Cuộc đời cô luôn băn khoăn, day dứt và ám ảnh về việc sinh con vì người tình của cô đã bỏ Madeline mà tìm về với người vợ cũ. Trong khoảnh khắc bị tình yêu cự tuyệt, Madeline đã dùng lưỡi dao cắt cổ tay trong nhà tắm. Nhưng may sao cuộc sống không cho cô chấm dứt cuộc hành trình của mình tại đó. Chán nản và tuyệt vọng, Madeline rũ bỏ tất cả để đến Paris bắt đầu một cuộc sống mới, tìm một liều thuốc để chữa lành vết thương trong lòng.
Cũng như cô, Gaspard Coutances là một nhà biên kịch nổi tiếng và có tài. Anh mê đắm nghệ thuật nhưng lại ghét cay ghét đắng những lời khen sáo rỗng, muốn tránh xa ánh hào quang giả tạo để nuôi dưỡng một dự án nghệ thuật mới. Paris là nơi anh đặt chân đến.
Từ sơ sót nhỏ của nhân viên môi giới nhà đất, hai “bóng ma” không hẹn mà gặp lại cùng nhau thuê trùng một chỗ ở. Đó là ngôi nhà thuộc góc phố Cherche – Midi. Trái với thành phố ồn ào, náo nhiệt, căn hộ nhỏ nhắn mở rộng ra bốn phía, ngước mặt lên là nhìn thấy bầu trời, với ánh sáng, với hương hoa và tiếng chim “Ta đang ở nông thôn chứ không phải ở Paris.”
Vì không ai chịu rời đi nên họ chấp nhận sự tồn tại của nhau. Dưới ngôi nhà “yêu từ cái nhìn đầu tiên”, hai con người không dính líu gì tới nhau lại bắt tay đi tìm một sự thật – sự thật ẩn chứa sau ba bức tranh giấu trong bóng tối của Sean Lorenz.
3. Cuộc sống nở hoa để cuộc đời bế tắc
Sean Lorenz là người tiên phong cho trường phái Graffiti ấn tượng và độc đáo. Tài năng của ông sớm rở rộ ở độ tuổi thiếu niên cùng hai người bạn Night Shift và Lady Bird. Mãi đến khi đắm chìm trong tình yêu với nàng thơ Pénélope Kurkowski thì sự nghiệp của Sean Lorenz mới ngày một thăng hoa hơn. Ông đã cho ra đời hàng chục bức tranh vẽ người vợ xinh đẹp của mình, tiêu biểu là tuyển tập “21 Pénélope”.
Có ai ngờ rằng cuộc hôn nhân hạnh phúc của họ sớm lâm vào tấn bi kịch khi cậu con trai Julian bị bắt cóc và giết hại dã man. Từ biến cố đó, sự nghiệp của Sean tuột dốc không phanh, ông chìm đắm trong rượu và ma túy.
Cái chết đột ngột của cậu con trai khiến hôn nhân của họ đổ vỡ. Tình yêu tan biến, như bọt biển và để lại trên sâu trong đại dương là sự căm ghét, giận dữ, ích kỉ và tham lam. Trong một phút giận dữ và cuồng loạn, người nghệ sĩ tài ba ấy đã thiêu rụi chính những đứa con tinh thần của mình – loạt tranh “21 Pénélope”. Người được mệnh danh là “thợ pháo hoa” nay chỉ còn lại một thân xác kiệt quệ cả về thể xác lẫn tinh thần. Để đền bù thiệt hại do mình gây ra, ông đã vẽ mới ba bức tranh. Tuy nhiên, lời hứa còn chưa hoàn thành thì Sean đã ra đi vì bệnh tật đeo đám dai dẳng.
Madeline và Gaspard, những con người yêu nghệ thuật đã lắng nghe câu chuyện của Sean và thấu hiểu nó. Để trọn vẹn lời hứa cho người họa sĩ tài ba, họ đã bị cuốn vào vụ án tìm lại ba bức tranh của ông.
Ngược dòng thời gian trở về quá khứ, họ càng lần ra được những điều đáng ngờ và bất hợp lý trong những năm tháng cuối đời của danh họa này, cũng như vụ bắt cóc và cái chết của Julian. Manh mối là những kiệt tác duy nhất còn sót lại của Sean và những năm tháng hạnh phúc của cuộc đời ông bên người vợ xinh đẹp Pénélope.
Dưới một mái nhà ở Paris, hai con người vô tình rơi vào một sự sắp đặt đầy kĩ lưỡng, cùng vén tấm màn đằng sau sân khấu của cuộc đời, bước vào cuộc hành trình điều tra sẽ dẫn dắt họ tới lối rẽ không ngờ khiến cuộc đời họ thay đổi mãi mãi.
Một vở kịch được dựng trên sân khấu cuộc đời. Đi đến cuối cùng, cái tên “Dưới một mái nhà ở Paris” mang lại một cái kết không thể trọn vẹn hơn.
- Mẹ ơi, nhìn này, con đang làm máy bay!
Sau tấn bi kịch, ánh sáng chan hòa khắp nơi.
Rate: 4.25/5
_ Trần Hàn _
- Từ khóa
- musso