Hành trình của nỗi nhớ thể hiện qua Bếp lửa

Giữa bộn bề cuộc sống đã bao lần ta dừng lại mua cho mình chút suy tư? Đó là lúc ta nghĩ về những gì đã qua và suy nghĩ đến những điều thân thương.

“Hành trình của nỗi nhớ” chính là một hành trình có khởi điểm (bắt đầu từ những diều giản dị, thân quen), có quá trình (lúc đầy vơi, lúc trào dòng mạnh mẽ, lúc lại lặng lẽ, dịu êm…), có giá trị, ý nghĩa sâu sắc (Khiến con người, nhận ra bao điều; yêu thân cuộc sống và rồi thấy trong cuộc sống bộn bề vẫn còn đâu đó chút niềm tin yêu, ý nghĩa…). “Hành trình của nỗi nhớ” gợi cho ta bao nỗi niềm đồng cảm, bao cảm xúc trào dâng. Và rồi hãy theo chân chuyến hành trình qua những trang văn để tìm lại những giá trị bản thân đã vô tình đánh mất …

hành trình của nỗi nhớ qua bếp lửa.jpg

(Hành trình của nỗi nhớ thể hiện qua Bếp lửa)

Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng nói rừng “Văn học và cuộc đời là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”. Đúng vậy, “cuộc đời là điểm khởi đầu, của là điểm đi tới văn chương” (Tố Hữu). Con người chính là trung tâm của mọi hiện thực và là đối tượng hướng tới của văn học. Khi viết về con người văn học không dừng lại ở việc miêu tả vẻ bề ngoài mà đi sâu vào khám phá thế giới nội tâm của con người để hiển con người hơn, biểu hiện được tình cảm sâu sắc hơn. Một trong những tình cảm ấy chính là nỗi nhớ.

Hành trình nỗi nhớ của Bằng Việt được nhà thơ gửi gắm vào người cháu khi đang du học tại Nga. Người cháu đã nhớ về những ngày tháng vất vả gian khổ gắn bó cùng bà bên bếp lửa tuổi thơ:

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai săn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi trẻ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – Bếp lửa!

Dẫu cuộc đời đầy khó khăn nhưng bà vẫn kiên định “nhóm bếp lửa” để truyền đi ngọn lửa yêu thương, ngọn lửa hy vọng, ngựa lửa cuộc sống, từ đó dạy cho cháu những bài học làm người sâu sắc. Điệp từ “Nhóm” tạo nên một điệp khúc tâm trạng tha thiết, trìu mến. Bốn câu thơ tràn ngập những sự sống và hơi ấm tình người, bếp lửa không phải được đốt lên từ nhiên liệu bên ngoài mà đốt lên từ ngọn lửa trong lòng bà, ngọn lửa của sự sống, của tình yêu thương. Hình ảnh “Bếp lửa ấm iu nồng đượm” một lần nữa trở lại “ấp iu” là ôm ấp là nâng niu. “Nồng đượm” là sự nồng nàn, ấm cúng. Và những tình cảm được nhà thơ kể đến “niềm yêu thương” “khoai sắn ngọt bùi” “nồi xôi gạo mới sẻ chung vui”. Đó là những tình cảm đẹp để mà bà muốn gửi đến cháu thân yêu. Đó là lòng nhân ái là tình yêu thương xóm giềng, là tấm lòng sẵn sàng sẻ chia, biết cho đi và nhận lại, đó cũng là tình yêu đất nước, yêu những gì nhỏ bé nhất, bình dị nhất. Bà “Nhóm dậy những tâm tình tuổi nhỏ”, nhóm lên trong lòng người cháu tình cảm thiêng liêng. Để rồi trong một phút nhà thơ phải thốt lên “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa” câu thơ ấy chính là câu thơ đúc kết, đầy suy tưởng. Câu thơ thể hiện tình cảm của người cháu với người bà kính yêu và nỗi nhớ về bà sâu nặng. Nhớ những ngày bên bà nhóm lửa, sống bên bà trong những năm tháng khó khăn. Nỗi nhớ ấy dần lớn hơn khi người cháu nghĩ về hình ảnh nhóm lửa của bà. Ngọn lửa ấy bỗng nhắc lại thiêng liêng, kì diệu đến thế. Hành trình của nỗi nhớ đi từ những năm tháng khốn khó đên những ngày tháng rời xa quê hương như Chế Lan Viên từng viết:

“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”

Quê hương giờ đây với người cháu chỉ còn tồn tại trong niềm kí ức. Người bà cũng thế! Song chính những kí ức đẹp đẻ ấy đã nuôi lớn tâm hồn người cháu phương xa. Để rồi dẫu có ở phương xa người cháu vẫn không quên được hình ảnh bếp lửa và người bà. Không quên vì sao? Vì nó gắn với cả tuổi thơ. Không quên vì mục đích gì? Để người cháu trưởng thành từ những kí ức ấy, sống đúng với hai chữ “con người”.

Qua “Bếp lửa” của Bằng Việt ta hoàn toàn nhận ra một hành trình vô cùng đặc biệt, ấy chính là “ hành trình của nỗi nhớ”. Ta trải qua, lớn lên nhờ hành trình ấy, một hành trình của cuộc đời mỗi con người. Để hành trình ấy được trải dài xuyên suốt tác phẩm không dừng lại ở một bên nào thì ngoài nội dụng nghệ thuật cũng phải xây dựng một cách đặc sắc. Người đọc phải là người tiếp nhận một cách thông minh. Thấu hiểu được, giải mã được những gì nhà văn thơ gửi gắm. Thế tác phẩm mới thật sự phát huy hết tác dụng của nó.

“Thơ ca biến những điều tốt đẹp nhất trên đời trở thành bất tử”. Không riêng gì thơ ca mà văn chương đều với đời cùng sứ mệnh “cứu chuộc thế giới” đã và đang thực hiện sứ mệnh ấy. Và “Hành trình của nỗi nhớ” là một phần trong sứ mệnh cao cả của văn chương.
 
Từ khóa Từ khóa
bếp lửa cuộc đời đầy khó khăn gọn lửa yêu thương hành trình của nỗi nhớ ngọn lửa ngọn lửa hy vọng ngựa lửa cuộc sống nhóm dậy những tâm tình tuổi nhỏ những ngày bên bà những ngày tháng rời xa quê hương
1K
0
0
Trả lời

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.