Hát ả đào hay còn được gọi là ca trù hiện nay được mọi người biết đến như một thể loại nhạc dân gian nhưng dành cho các tầng lớp quý tộc xưa. Trải qua một thời gian tạm lắng, thông qua “Liên hoan âm nhạc dân gian truyền thống Châu Á – Thái Bình Dương”, thế giới đã biết đến nghệ thuật hát ả đào của nước ta.
Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư” về nguồn gốc loại nhạc này có viết: “Mùa thu, tháng 7 năm Ất Sửu (1025) đời Lý Thái Tổ... Định lại các khoản quản giáp. Chỉ con hát mới được gọi là quản giáp. Khi ấy có con hát là Đào thị, giỏi nghề hát, thường được thưởng, người bấy giờ hâm mộ tiếng của Đào Thị, cho nên phàm con hát đều gọi là đào nương”.
Như vậy, có thể thấy người con gái hát giỏi kia là họ Đào. Sau này ai làm nghề đó đều được gọi là “Đào hát”. “Đào nương” hay “ả Đào” đều có nghĩa ám chỉ người con gái làm nghề hát xướng. Có thể có nhiều tên gọi cho nghệ thuật hát này ở từng địa phương, từng thời điểm như hát ca trù còn gọi là hát ả đào, hát cô đầu, hay hát nhà tơ… Tuy nhiên, dù có tồn tại ở dạng tên gọi nào thì sự tồn tại của ca trù luôn gắn liền với các đào nương “ không có đào nương bất thành ca trù, khi nói đến ca trù không thể không nói tới đào nương”. Để trở thành một đào nương cũng không phải là chuyện dễ, phải hội được nhiều tiêu chuẩn khắt khe như giọng hát, năng khiếu âm nhạc (thẩm âm, gõ phách), tri thức âm nhạc và văn thơ, lòng đam mê và kiên trì... sự tồn tại của ca trù được quyết định bởi chính các đào nương. Các đào nương chính là những người truyền tải và thể hiện những cái hay, cái đẹp, cái độc đáo của ca trù, giúp ca trù tồn tại cho đến ngày nay.
Hát ả đào xuất xứ từ đất Thăng Long xưa
Theo sử sách ghi chép lại, được dân gian thừa nhân thì hẳn bộ môn nghệ thuật này phải được nuôi dưỡng từ bao đời. Nếu theo sách sử thì nghề hát ả Đào xuất xứ từ đất Thăng Long – nơi hội tụ những bậc vương tôn, công tử, khách phong lưu với những nhu cầu hưởng thụ đời sống tinh thần phong phú. Kinh thành có thể là nơi xuất xứ hoặc ít nhất nơi đây cũng là mảnh đất màu mỡ làm cho nghệ thuật hát này được thăng hoa.
Trong những tên gọi cho môn nghệ thuật hát này thì tên hát ả đào và hát ca trù được mọi người biết đến nhiều hơn cả. Cái tên ả đào được ra đời từ ban đầu với ý nghĩa là gọi tên những người theo nghiệp ca xướng còn tên ca trù thì có thể giải thích theo lối triết tự: “ca” nghĩa là hát còn “trù” nghĩa là tre. Ngày xưa giấy bút ghi điểm còn hiếm. Những người thưởng thức ả đào hát mà thường là vương tôn, công tử, quý tộc, phú hào có trong tay mỗi người một bó thẻ tre do chủ đoàn hát mang tới. Khi đào hát tới chỗ hay mà người nghe tâm đắc thì tùy theo ý và sự hào phóng của từng người mà ném thẻ thưởng. Sau khi tàn canh hát, ả đào cứ đem thẻ của mình vào nơi tổ chức cuộc vui mà lĩnh thưởng. Nếu quy định mỗi thẻ một tiền, thì 60 thẻ được lĩnh một quan tiền.
Đó chính là xuất xứ của ca trù và sau ngày người ta dùng luôn nó để nói về nghệ thuật hát ả đào nhưng nó chỉ mang ý nghĩa phiếm chỉ chứ không đúng với nguồn gốc hình thành nghệ thuật hát này.
Ngay từ xa xưa, hát ả đào còn được dùng vào loại hát thờ thần mà thường gọi là hát “cửa đình”. Trong những ngày lễ hội, bên trong đình, đền, các viên quan tiến hành cuộc tế lễ còn ngoài cửa đình thì các phường cứ múa hát. Ngày xưa các đào hát phải biết múa và cuộc hát này không chỉ phục vụ cho thần linh mà còn phục vụ cho cả người xem. Cuộc hát cũng phải có bài bản để ăn nhập với nội dung của cuộc tế, thể hiện được sự thành kính của con người đối với các vị thần linh thiêng. Chính vậy mới thể hiện được thần – người hòa hợp, thần gắn bó mật thiết với con người. Nghệ thuật này không chỉ sử dụng trong hát “cửa đình” mà đã được vời vào hát trong cung đình, nhiều nhà giàu có hiếu hỉ cũng đón phường hát về nhà.
Đặc biệt đối với các giới tri thức, quý tộc có nhu cầu thưởng thức thơ đã đón phường hát về nhà hoặc lập ra hẳn một ban hát, viết lời cho đào hát để biểu diễn thường xuyên ngay trong dinh thự như Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật hoặc Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc thời nhà Trần.
Hát ả đào nay
Nghệ thuật hát ả đào thực sự đã trở thành một môn nghệ thuật đáng tự hào của dân tộc. Trong dân gian vẫn còn nhắc tới giai thoại một đào hát dùng tiếng hát của mình để giết chết kẻ thù xâm lược. Đó là vào đầu thế kỷ 15, ở vùng Hưng Yên ngày nay có một đào hát nổi tiếng. Bà mở ca quán cùng tửu quán. Khi giặc Minh vào quán, bà hát cho chúng nghe, chuốc rượu cho chúng uống say. Giọng hát tiếng đàn quyến rũ cùng với những hũ rượu ngon tẩm độc đã khiến cho quân giặc gục ngã hàng loạt. Bà sai người tống vào bao tải và vứt xuống sông.
Giặc tan, bà được nhà vua khen thưởng và khi mất bà được dân lập đền thờ, triều đình còn ban cấp ruộng đất để quanh năm hương khói, phong bà làm phúc thần. Nơi đó vẫn còn tên gọi là “Đào xá” tức là làng của bà họ Đào thuộc huyện Ân Thi, Hưng Yên bây giờ.
Hát ả đào được tổ chức chặt chẽ thành phường, giáo phường, do trùm phường và quản giáp cai quản. Hát ả đào có qui chế về sự truyền nghề, cách học đàn học hát, có những phong tục trong sự nhìn nhận đào nương rành nghề, như lễ mở xiêm áo (thầy cho phép mặc áo đào nương để biểu diễn chính thức lần đầu tiên trong đình làng gọi là hát cửa đình), có những qui chế về việc chọn đào nương đi hát thi (ngoài tài năng và sắc diện cần phải có đức hạnh tốt).
Nâng hát ả đào lên thành một môn nghệ thuật, một thú chơi tao nhã, một loại nhạc thính phòng của giới quý tộc, thượng lưu, nho sĩ mới thực sự chỉ bắt đầu từ thời Lê – Nguyễn. Và chỉ có mảnh đất kinh thành Thăng Long, nơi hội tụ những con người hào hoa mới có những nữ ca, những nhạc công tài năng tạo nên một nghệ thuật hát ả đào làm đắm say lòng người. Những nghệ sĩ tài hoa khi ấy đã được đại thi hào Nguyễn Du tỏ lòng tôn kính và tiếc nuối trong bài “Long thành cầm giả ca” trong khi xã hội coi các đào hát là “xướng ca vô loài”, điều đó thể hiện tinh thần nhân văn sâu sắc trong con người Nguyễn Du.
Nghệ thuật hát ả đào sang thế kỷ 18, 19 và đầu thế kỷ 20 đã nâng tới mức độ hoàn chỉnh với những nhà nho lừng danh đặt lời cho bài hát như Cao Bá Quát, Chu Mạnh Trinh, Dương Khuê, Nguyễn Khuyến... khiến cho loại nhạc – thơ này trở nên hấp dẫn người nghe vô cùng.
Nghệ thuật hát ả đào thực sự để được nâng tới tầm nghệ thuật, thể hiện được sự tài hoa, tinh tế đáp ứng được nhu cầu thưởng thức âm nhạc của người Thăng Long thì đòi hỏi phải có một thời gian dài hình thành và phát triển trên mảnh đất phồn hoa đô thị như kinh thành Thăng Long. Trải qua nhiều quá trình biến đổi, nghệ thuật hát ả đào vẫn còn mang những giá trị độc đáo riêng của nó và xứng đáng được đế xuất lên UNESCO công nhận đây là “Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp”.
Theo diễn đàn Bút nghiên
Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư” về nguồn gốc loại nhạc này có viết: “Mùa thu, tháng 7 năm Ất Sửu (1025) đời Lý Thái Tổ... Định lại các khoản quản giáp. Chỉ con hát mới được gọi là quản giáp. Khi ấy có con hát là Đào thị, giỏi nghề hát, thường được thưởng, người bấy giờ hâm mộ tiếng của Đào Thị, cho nên phàm con hát đều gọi là đào nương”.
Như vậy, có thể thấy người con gái hát giỏi kia là họ Đào. Sau này ai làm nghề đó đều được gọi là “Đào hát”. “Đào nương” hay “ả Đào” đều có nghĩa ám chỉ người con gái làm nghề hát xướng. Có thể có nhiều tên gọi cho nghệ thuật hát này ở từng địa phương, từng thời điểm như hát ca trù còn gọi là hát ả đào, hát cô đầu, hay hát nhà tơ… Tuy nhiên, dù có tồn tại ở dạng tên gọi nào thì sự tồn tại của ca trù luôn gắn liền với các đào nương “ không có đào nương bất thành ca trù, khi nói đến ca trù không thể không nói tới đào nương”. Để trở thành một đào nương cũng không phải là chuyện dễ, phải hội được nhiều tiêu chuẩn khắt khe như giọng hát, năng khiếu âm nhạc (thẩm âm, gõ phách), tri thức âm nhạc và văn thơ, lòng đam mê và kiên trì... sự tồn tại của ca trù được quyết định bởi chính các đào nương. Các đào nương chính là những người truyền tải và thể hiện những cái hay, cái đẹp, cái độc đáo của ca trù, giúp ca trù tồn tại cho đến ngày nay.
Hát ả đào xuất xứ từ đất Thăng Long xưa
Theo sử sách ghi chép lại, được dân gian thừa nhân thì hẳn bộ môn nghệ thuật này phải được nuôi dưỡng từ bao đời. Nếu theo sách sử thì nghề hát ả Đào xuất xứ từ đất Thăng Long – nơi hội tụ những bậc vương tôn, công tử, khách phong lưu với những nhu cầu hưởng thụ đời sống tinh thần phong phú. Kinh thành có thể là nơi xuất xứ hoặc ít nhất nơi đây cũng là mảnh đất màu mỡ làm cho nghệ thuật hát này được thăng hoa.
Trong những tên gọi cho môn nghệ thuật hát này thì tên hát ả đào và hát ca trù được mọi người biết đến nhiều hơn cả. Cái tên ả đào được ra đời từ ban đầu với ý nghĩa là gọi tên những người theo nghiệp ca xướng còn tên ca trù thì có thể giải thích theo lối triết tự: “ca” nghĩa là hát còn “trù” nghĩa là tre. Ngày xưa giấy bút ghi điểm còn hiếm. Những người thưởng thức ả đào hát mà thường là vương tôn, công tử, quý tộc, phú hào có trong tay mỗi người một bó thẻ tre do chủ đoàn hát mang tới. Khi đào hát tới chỗ hay mà người nghe tâm đắc thì tùy theo ý và sự hào phóng của từng người mà ném thẻ thưởng. Sau khi tàn canh hát, ả đào cứ đem thẻ của mình vào nơi tổ chức cuộc vui mà lĩnh thưởng. Nếu quy định mỗi thẻ một tiền, thì 60 thẻ được lĩnh một quan tiền.
Đó chính là xuất xứ của ca trù và sau ngày người ta dùng luôn nó để nói về nghệ thuật hát ả đào nhưng nó chỉ mang ý nghĩa phiếm chỉ chứ không đúng với nguồn gốc hình thành nghệ thuật hát này.
Ngay từ xa xưa, hát ả đào còn được dùng vào loại hát thờ thần mà thường gọi là hát “cửa đình”. Trong những ngày lễ hội, bên trong đình, đền, các viên quan tiến hành cuộc tế lễ còn ngoài cửa đình thì các phường cứ múa hát. Ngày xưa các đào hát phải biết múa và cuộc hát này không chỉ phục vụ cho thần linh mà còn phục vụ cho cả người xem. Cuộc hát cũng phải có bài bản để ăn nhập với nội dung của cuộc tế, thể hiện được sự thành kính của con người đối với các vị thần linh thiêng. Chính vậy mới thể hiện được thần – người hòa hợp, thần gắn bó mật thiết với con người. Nghệ thuật này không chỉ sử dụng trong hát “cửa đình” mà đã được vời vào hát trong cung đình, nhiều nhà giàu có hiếu hỉ cũng đón phường hát về nhà.
Đặc biệt đối với các giới tri thức, quý tộc có nhu cầu thưởng thức thơ đã đón phường hát về nhà hoặc lập ra hẳn một ban hát, viết lời cho đào hát để biểu diễn thường xuyên ngay trong dinh thự như Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật hoặc Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc thời nhà Trần.
Hát ả đào nay
Nghệ thuật hát ả đào thực sự đã trở thành một môn nghệ thuật đáng tự hào của dân tộc. Trong dân gian vẫn còn nhắc tới giai thoại một đào hát dùng tiếng hát của mình để giết chết kẻ thù xâm lược. Đó là vào đầu thế kỷ 15, ở vùng Hưng Yên ngày nay có một đào hát nổi tiếng. Bà mở ca quán cùng tửu quán. Khi giặc Minh vào quán, bà hát cho chúng nghe, chuốc rượu cho chúng uống say. Giọng hát tiếng đàn quyến rũ cùng với những hũ rượu ngon tẩm độc đã khiến cho quân giặc gục ngã hàng loạt. Bà sai người tống vào bao tải và vứt xuống sông.
Giặc tan, bà được nhà vua khen thưởng và khi mất bà được dân lập đền thờ, triều đình còn ban cấp ruộng đất để quanh năm hương khói, phong bà làm phúc thần. Nơi đó vẫn còn tên gọi là “Đào xá” tức là làng của bà họ Đào thuộc huyện Ân Thi, Hưng Yên bây giờ.
Hát ả đào được tổ chức chặt chẽ thành phường, giáo phường, do trùm phường và quản giáp cai quản. Hát ả đào có qui chế về sự truyền nghề, cách học đàn học hát, có những phong tục trong sự nhìn nhận đào nương rành nghề, như lễ mở xiêm áo (thầy cho phép mặc áo đào nương để biểu diễn chính thức lần đầu tiên trong đình làng gọi là hát cửa đình), có những qui chế về việc chọn đào nương đi hát thi (ngoài tài năng và sắc diện cần phải có đức hạnh tốt).
Nâng hát ả đào lên thành một môn nghệ thuật, một thú chơi tao nhã, một loại nhạc thính phòng của giới quý tộc, thượng lưu, nho sĩ mới thực sự chỉ bắt đầu từ thời Lê – Nguyễn. Và chỉ có mảnh đất kinh thành Thăng Long, nơi hội tụ những con người hào hoa mới có những nữ ca, những nhạc công tài năng tạo nên một nghệ thuật hát ả đào làm đắm say lòng người. Những nghệ sĩ tài hoa khi ấy đã được đại thi hào Nguyễn Du tỏ lòng tôn kính và tiếc nuối trong bài “Long thành cầm giả ca” trong khi xã hội coi các đào hát là “xướng ca vô loài”, điều đó thể hiện tinh thần nhân văn sâu sắc trong con người Nguyễn Du.
Nghệ thuật hát ả đào sang thế kỷ 18, 19 và đầu thế kỷ 20 đã nâng tới mức độ hoàn chỉnh với những nhà nho lừng danh đặt lời cho bài hát như Cao Bá Quát, Chu Mạnh Trinh, Dương Khuê, Nguyễn Khuyến... khiến cho loại nhạc – thơ này trở nên hấp dẫn người nghe vô cùng.
Nghệ thuật hát ả đào thực sự để được nâng tới tầm nghệ thuật, thể hiện được sự tài hoa, tinh tế đáp ứng được nhu cầu thưởng thức âm nhạc của người Thăng Long thì đòi hỏi phải có một thời gian dài hình thành và phát triển trên mảnh đất phồn hoa đô thị như kinh thành Thăng Long. Trải qua nhiều quá trình biến đổi, nghệ thuật hát ả đào vẫn còn mang những giá trị độc đáo riêng của nó và xứng đáng được đế xuất lên UNESCO công nhận đây là “Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp”.
Theo diễn đàn Bút nghiên