HỒ BIỂU CHÁNH 胡表政 (1884–1958)
Tên thật là Hồ Văn Trung (胡文中), tự Biểu Chánh (表政), hiệu Thứ Tiên (次仙) , sinh tại làng Bình Thành, tỉnh Gò Công (nay thuộc ấp Thành Nhứt, xã Bình Xuân, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang) , mất ngày 4/9/1958 tại Phú Nhuận
Được xem là nhà văn tiên phong xây dựng nền tiểu thuyết hiện đại Việt Nam
Chân dung Hồ Biểu Chánh - Văn học trẻ - Ảnh sưu tầm
GIA ĐÌNH &SỰ NGHIỆP CHỐN QUAN TRƯỜNG
- Con trưởng là Hồ Văn Kỳ Trân là một nhà báo và Dân biểu VNCH
- Con thứ 7 , đại tá VNCH Hồ Văn Di Hinh, nguyên thị trưởng Đà Lạt
- Cháu đích tôn Hồ Văn Kỳ Thoại, phó đề đốc Hải quân của quân lực VNCH
- 1892-1897 Học chữ Nho
- 1904-1905 Học Chasseloup-Laubat
- 1905 đậu bằng Thành chung ( Diplome de fin d’Etudes) , thi đậu ngạch ký lục của Soái phủ Nam Kỳ là thông ngôn. Ký lục giai đoạn đó
- 1936 Đốc Phủ Sứ và được thăng làm chủ quận (quận trưởng) nhiều năm và nhiều nơi
- 1941 ông về hưu , làm cố vấn với danh hiệu Nghị viện Hội đồng Liên bang Đông Dương và Phó Đốc lý thành phố Sài Gòn, đồng thời làm giám đốc những tờ báo tuyên truyền cho chủ nghĩa Pháp-Việt.
- 1946 làm cố vấn cho bác sĩ Nguyễn Văn Thinh lập chính phủ Nam Kỳ tự trị nhưng chỉ được vài tháng ,khi chính phủ Nguyễn Văn Thinh sụp đổ, ông lui về quê ở ẩn , dành trọn cuộc đời còn lại cho sự nghiệp văn chương
Trong giai đoạn làm quan, ông nổi tiếng thanh liêm và thương người nghèo khổ.
Nói qua sự nghiệp chốn quan trường và gia đình để biết tuy “ áo dài khăn đóng” như một ông già miền Nam nhà quê nhưng ông có một nền học vấn, một sự nghiệp văn chương lẫy lừng, đồ sộ, ông chính là đại diện cho VĂN CHƯƠNG MIỀN NAM, oai phong bước vào nền văn học nước nhà
Một vài kẻ hậu sinh vỗ ngực khoe chỉ đọc “Văn Chương Bác Học” với lời khinh mạn , chẳng coi cụ ra "ki lô" nào cả ,sẽ phải thấy mắc cở về sở học của mình !!!
SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG
Tập viết văn từ năm 1906 và chính thức bước vào nghiệp văn chương từ năm 1910
Chủ biên và viết cho các báo
- Đại Việt Tạp Chí
- Quốc Dân Diễn Đàn
- Nông Cổ Mín Đàm
- Công Luận Báo
- Lục Tỉnh Tân Văn
- Đông Pháp Thời Báo
Ngoài những tác phẩm tiểu thuyết, ông còn để lại cho hậu thế những tác phẩm nghiên cứu, phê bình văn học, tuồng , các bản dịch văn học cổ điển Tầu
- Trong thời kỳ phôi thai của chữ quốc ngữ, vốn thành thạo chữ Nho và tiếng Pháp, ông biến đổi (nay gọi là phóng tác) một số truyện tiếng Tầu, tiếng Pháp thành truyện Việt Nam như Les Misérables (Những kẻ khốn cùng) của Victor Hugo, thành Ngọn cỏ gió đùa , Sans Famille (Vô Gia Đình) của Hector Malot thành Cay Đắng Mùi Đời với những nhân vật rặt Nam Bộ và những cái tên Nam bộ Lê văn Đó (Jean Valjean ) hay Ba Thành (Barberin) cùng gắn liền với bối cảnh Nam Bộ
Truyện của ông đơn giản, dễ hiểu cùng hướng con người đến cách sống đạo đức nên những tác phẩm của ông được đón nhận và đi vào lòng người
• Dịch thuật:
Tân soạn cổ tích (cổ văn Trung Quốc, Sài Gòn-1910)
Lửa ngún thình lình (dịch tiếng Pháp, SG, 1922)
• Thơ:
U tình lục (Sài Gòn – 1910)
Vậy mới phải (Long Xuyên – 1913)
Biểu Chánh thi văn (Tập i, ii, iii bản thảo)
• Tùy bút phê bình:
Chưởng Hậu quân Võ Tánh (Sài Gòn – 1926)
Chánh trị giáo dục (Gò Công – 1948)
Tùy bút thời đàm (Gò Công – 1948)
• Hồi ký:
Ký ức cuộc đi Bắc Kỳ (1941)
Mấy ngày ở Bến Súc (1944)
Đời của tôi: 1. Về quan trường, 2. Về Văn nghệ, 3. Về phong trào cách mạng
Một thiên ký ức: Nam Kỳ cộng hòa tự trị (Gò Công – 1948)
Tâm hồn tôi (Gò Công – 1949)
Nhàn trung tạp kỷ (tập i, ii, iii Gò Công – 1949)
• Hài kịch:
Tình anh em (Sài Gòn – 1922)
Toại chí bình sinh (Sài Gòn – 1922)
Đại nghĩa diệt thân (Bến Súc – 1945)
• Hát bội:
Thanh Lệ kỳ duyên (Sài Gòn 1926 – 1941)
Công chúa kén chồng (Bình Xuân – 1945)
Xả sanh thủ nghĩa (Bình Xuân – 1945)
Trương Công Định qui thần (Bình Xuân – 1945)
• Cải lương:
Hai khối tình (Sài Gòn – 1943)
Nguyệt Nga cống Hồ (Sài Gòn – 1943)
Vì nước vì dân (Gò Công - 1947)
• Đoản thiên:
Chị Hai tôi (Vĩnh Hội – 1944)
Thầy chùa trúng số (Vĩnh Hội – 1944)
Ngập ngừng (Vĩnh Hội)
Một đóa hoa rừng (Vĩnh Hội – 1944)
Hai Thà cưới vợ (Vĩnh Hội)
Lòng dạ đàn bà (Sài Gòn – 1935)
• Truyện ngắn:
Chuyện trào phúng, tập I, II (Sài Gòn – 1935)
Chuyện lạ trên rừng (Bến Súc – 1945)
Truyền kỳ lục (Gò Công – 1948)
• Biên khảo:
Pétain cách ngôn Á đông triết lý hiệp giải (Sài Gòn – 1942)
Gia Long khai quốc văn thần (Sài Gòn – 1944)
Gia Định Tổng trấn (Sài Gòn)
Chấn hưng văn học Việt Nam (Sài Gòn – 1944)
Trung Hoa tiểu thuyết lược khảo (Sài Gòn – 1944)
Đông Châu liệt quốc chí bình nghị (Bến Súc – 1945)
Tu dưỡng chỉ nam (Bến Súc – 1945)
Pháp quốc tiểu thuyết lược khảo (Bình Xuân – 1945)
Một lằn chánh khí: Văn Thiên Tường (BX 1945)
Nhơn quần tấn hóa sử lược (Gò Công – 1947)
Âu Mỹ cách mạng sử (Gò Công – 1948)
Việt ngữ bổn nguyên (Gò Công – 1948)
Thành ngữ tạp lục (Gò Công – 1948)
Phật tử tu tri (Gò Công)
Nho học danh thơ (Gò Công)
Thiền môn chư Phật (Gò Công – 1949)
Địa dư đại cương (Gò Công)
Hoàng cầu thông chí (Gò Công)
Phật giáo cảm hóa Trung Hoa (1950)
Phật giáo Việt Nam (1950)
Trung Hoa cao sĩ, ẩn sĩ, xứ sĩ (1951)
Nho giáo tinh thần (1951)
• Tiểu thuyết:
Ai làm được (Cà Mau 1912, phỏng theo André Cornelis của Paul Bourget)
Ái tình miếu (Vĩnh Hội – 1941)
Bỏ chồng (Vĩnh Hội – 1938)
Bỏ vợ (Vĩnh Hội – 1938)
Bức thơ hối hận (Gò Công – 1953)
Cay đắng mùi đời (Sài Gòn - 1923, phỏng theo Vô gia đình của Hector Malot)
Cha con nghĩa nặng (Càn Long- 1929)
Chị Đào, Chị Lý (Phú Nhuận – 1957)
Chúa tàu Kim Qui (Sài Gòn - 1923, phỏng theo Bá tước Monte Cristo của Alexandre Dumas)
Chút phận linh đinh (Càn Long –1928, phỏng theo Trong gia đình của Hector Malot)
Con nhà giàu (Càn Long – 1931)
Con nhà nghèo (Càn Long – 1930)
Cư Kỉnh (Vĩnh Hội – 1941)
Cười gượng (Sài Gòn – 1935)
Đại nghĩa diệt thân (Sài Gòn – 1955)
Dây oan (Sài Gòn –1935)
Đỗ Nương Nương báo oán (Sài Gòn - 1954)
Đóa hoa tàn (Vĩnh Hội – 1936)
Đoạn tình (Vĩnh Hội –1940)
Đón gió mới, nhắc chuyện xưa (Phú Nhuận – 1957)
Hai chồng (Sài Gòn – 1955)
Hai khối tình (Vĩnh Hội – 1939)
Hai vợ (Sài Gòn – 1955)
Hạnh phúc lối nào (Phú Nhuận – 1957)
Kẻ làm người chịu (Càn Long – 1928)
Khóc thầm (Càn Long – 1929)
Lá rụng hoa rơi (Sài Gòn – 1955)
Lạc đường (Vĩnh Hội – 1937)
Lẫy lừng hào khí (Phú Nhuận – 1958)
Lời thề trước miễu (Vĩnh Hội – 1938)
Mẹ ghẻ con ghẻ (Vĩnh Hội – 1943)
Một chữ tình (Sài Gòn – 1923)
Một đời tài sắc (Sài Gòn – 1935)
Một duyên hai nợ(Sài Gòn – 1956)
Nam cực tinh huy (Sài Gòn – 1924)
Nặng bầu ân oán (Gò Công – 1954)
Nặng gánh cang thường (Càn Long-1930)
Ngọn cỏ gió đùa (Sài Gòn – 1926, phỏng theo Những người khốn khổ của Victor Hugo)
Người thất chí (Vĩnh Hội –1938, phỏng theo Tội ác và hình phạt của Fyodor Mikhailovich Dostoevsky)
Nhơn tình ấm lạnh (Sài Gòn – 1925)
Những điều nghe thấy (Sài Gòn – 1956)
Nợ đời (Vĩnh Hội – 1936)
Nợ tình (Phú Nhuận – 1957)
Nợ trái oan (Phú Nhuận – 1957)
Ở theo thời (Sài Gòn – 1935)
Ông Cả Bình Lạc (Sài Gòn – 1956)
Ông Cử (Sài Gòn – 1935)
Sống thác với tình (Phú Nhuận – 1957)
Tại tôi (Vĩnh Hội – 1938)
Tân Phong nữ sĩ (Vĩnh Hội – 1937)
Tắt lửa lòng (Phú Nhuận – 1957)
Thầy Thông ngôn (Sài Gòn – 1926)
Thiệt giả, giả thiệt (Sài Gòn – 1935)
Tiền bạc, bạc tiền (Sài Gòn – 1925)
Tìm đường (Vĩnh Hội – 1939)
Tình mộng (Sài Gòn – 1923)
Tơ hồng vương vấn (1955)
Trả nợ cho cha (Sài Gòn – 1956)
Trọn nghĩa vẹn tình (Gò Công – 1953)
Trong đám cỏ hoang (Phú Nhuận – 1957)
Từ hôn (Vĩnh Hội – 1937)
Vì nghĩa vì tình (Càn Long – 1929)
Vợ già chồng trẻ (Phú Nhuận – 1957)
Ý và tình (Vĩnh Hội – 1938 – 1942)
Người vợ hiền (?)*
Những tác phẩm được chuyển thể thành phim
Con nhà nghèo (1998) ,Ân oán nợ đời (2002), Nợ đời (2002), Chúa tàu Kim Quy (2002), Cay đắng mùi đời (2007),Tại tôi (2009),Tân Phong nữ sĩ (2009),Tình án (2009), Khóc thầm (2010), Lòng dạ đàn bà (2011), Ngọn cỏ gió đùa (2013), Hai khối tình (2015), Con nhà giàu (2015),Thế thái nhân tình (2017), Duyên định kim tiền (2017),Tơ hồng vương vấn (2017), Oan trái nghĩa tình (2019)
Cũng tiếc khi những bộ phim nói trên quá nhiều hạt sạn do sự yếu kém, ẩu tả của đạo diễn
Nhà báo Hồ Hữu Tường và nhà văn Dương Nghiễm Mậu , Thụy Khuê ,đã từng nhận xét về ông
“Tôi đã đọc tiểu thuyết của ông cách đây mười mấy năm trời, khi còn theo học những lớp đầu tiên bậc trung học ở Hà Nội (...) Rồi trong nhiều hoàn cảnh khác, tôi lần lượt đọc những tiểu thuyết của ông. Sau này, có một thời gian tôi đã dành thì giờ để đọc lại những gì đã đọc, đọc những gì chưa đọc với mục đích tìm hiểu, những khởi đầu của nền văn học ta, tìm hiểu những đặc tính miền Nam, quê hương thứ hai tôi yêu dấu. Quê hương miền Nam, con người, văn chương mở ra cho tôi những bàng hoàng không ít. Cuộc sống nơi những vùng sình lầy hoang vu, trong kinh rạch quyến rũ tôi, tôi không bỏ một cơ hội nào để tới những nơi đó. (...) (Dương Nghiễm Mậu)
“... Như vậy thì không thể nào ở trong cảnh thực mà có, chỉ ở trong mộng mà thôi. Nhưng tác giả viết rất tự nhiên, nên đọc tiểu thuyết, tôi sống mãi ở trong một cảnh mộng. Đến chừng xem đầu đề tiểu thuyết, tôi thấy đầu đề đó là Tỉnh mộng. Tới chừng đó tôi hay rằng câu chuyện mà Hồ Biểu Chánh đã thuật lại, đã tạo cho tôi một cảnh mộng. Tôi ở trong cảnh mộng. Rồi bây giờ tôi thấy nó là tiểu thuyết. Đây tôi mới là người tỉnh mộng. Chớ tôi không hiểu những nhân vật tỉnh mộng đó là ai nữa.Từ ấy, tôi mới có một quan niệm rõ rệt về tiểu thuyết. Té ra một tiểu thuyết hay là một tiểu thuyết tạo cho độc giả một cảnh mộng mà độc giả say mê đi vào cảnh mộng ấy, như vào cảnh thật vậy. Đến chừng đọc xong rồi, thì xếp sách nhìn lại nhan đề, mới hay là mình đã mộng. Như vậy, tôi có thể nói rằng vị giáo sư đầu tiên dạy cho tôi văn chương, dạy bản sắc của văn chương, dạy lý thuyết về văn chương, ấy là Hồ Biểu Chánh. Một tiểu thuyết, với nhan đề của nó, làm cho tôi hiểu rõ định nghiã của tiểu thuyết là gì? Những tiếng của Pháp như là Roman, của Anh Novel, Tàu là tiểu thuyết, đều không làm sao giúp tôi hiểu định nghĩa rõ rệt của loại mà trong văn chương gọi là tiểu thuyết cả “ (Hồ Hữu Tường, Nhập mộng và tỉnh mộng, Văn số 80, tưởng niệm Hồ Biểu Chánh, 15/4/1967, trang 34).
“ Nếu hình ảnh xã hội miền Bắc nằm trong toàn bộ các tác giả Bắc qua nhiều thế hệ, từ Hoàng Ngọc Phách đến Tự Lực Văn Đoàn, từ Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, đến Nguyên Hồng, Nam Cao, vv.. thì có thể nói trong Nam, tất cả tình hình xã hội, đẳng cấp, giàu nghèo, thành thị, thôn quê đều nằm trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh, qua 64 cuốn tiểu thuyết.” (Thụy Khuê)
Ông mất ngày 4 tháng 9 năm 1958 tại Phú Nhuận, Gia Định , thọ 73 tuổi . Lăng mộ hiện đặt tại trong An Tất Viên, một nghĩa trang gia đình, trên một khoảng đất hơn 3500m2, đường Thống Nhất, phường 11 quận Gò Vấp.
Hiện nay nhiều tên đường trong nước đã mang tên Hồ Biểu Chánh : Saigon ( Phú Nhuận) Tiền Giang , Hậu Giang, An Giang, Vũng Tàu, Thủ Đức, Đồng Hới…
Phùng Văn Định sưu tầm
Tên thật là Hồ Văn Trung (胡文中), tự Biểu Chánh (表政), hiệu Thứ Tiên (次仙) , sinh tại làng Bình Thành, tỉnh Gò Công (nay thuộc ấp Thành Nhứt, xã Bình Xuân, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang) , mất ngày 4/9/1958 tại Phú Nhuận
Được xem là nhà văn tiên phong xây dựng nền tiểu thuyết hiện đại Việt Nam
Chân dung Hồ Biểu Chánh - Văn học trẻ - Ảnh sưu tầm
GIA ĐÌNH &SỰ NGHIỆP CHỐN QUAN TRƯỜNG
- Con trưởng là Hồ Văn Kỳ Trân là một nhà báo và Dân biểu VNCH
- Con thứ 7 , đại tá VNCH Hồ Văn Di Hinh, nguyên thị trưởng Đà Lạt
- Cháu đích tôn Hồ Văn Kỳ Thoại, phó đề đốc Hải quân của quân lực VNCH
- 1892-1897 Học chữ Nho
- 1904-1905 Học Chasseloup-Laubat
- 1905 đậu bằng Thành chung ( Diplome de fin d’Etudes) , thi đậu ngạch ký lục của Soái phủ Nam Kỳ là thông ngôn. Ký lục giai đoạn đó
- 1936 Đốc Phủ Sứ và được thăng làm chủ quận (quận trưởng) nhiều năm và nhiều nơi
- 1941 ông về hưu , làm cố vấn với danh hiệu Nghị viện Hội đồng Liên bang Đông Dương và Phó Đốc lý thành phố Sài Gòn, đồng thời làm giám đốc những tờ báo tuyên truyền cho chủ nghĩa Pháp-Việt.
- 1946 làm cố vấn cho bác sĩ Nguyễn Văn Thinh lập chính phủ Nam Kỳ tự trị nhưng chỉ được vài tháng ,khi chính phủ Nguyễn Văn Thinh sụp đổ, ông lui về quê ở ẩn , dành trọn cuộc đời còn lại cho sự nghiệp văn chương
Trong giai đoạn làm quan, ông nổi tiếng thanh liêm và thương người nghèo khổ.
Nói qua sự nghiệp chốn quan trường và gia đình để biết tuy “ áo dài khăn đóng” như một ông già miền Nam nhà quê nhưng ông có một nền học vấn, một sự nghiệp văn chương lẫy lừng, đồ sộ, ông chính là đại diện cho VĂN CHƯƠNG MIỀN NAM, oai phong bước vào nền văn học nước nhà
Một vài kẻ hậu sinh vỗ ngực khoe chỉ đọc “Văn Chương Bác Học” với lời khinh mạn , chẳng coi cụ ra "ki lô" nào cả ,sẽ phải thấy mắc cở về sở học của mình !!!
SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG
Tập viết văn từ năm 1906 và chính thức bước vào nghiệp văn chương từ năm 1910
Chủ biên và viết cho các báo
- Đại Việt Tạp Chí
- Quốc Dân Diễn Đàn
- Nông Cổ Mín Đàm
- Công Luận Báo
- Lục Tỉnh Tân Văn
- Đông Pháp Thời Báo
Ngoài những tác phẩm tiểu thuyết, ông còn để lại cho hậu thế những tác phẩm nghiên cứu, phê bình văn học, tuồng , các bản dịch văn học cổ điển Tầu
- Trong thời kỳ phôi thai của chữ quốc ngữ, vốn thành thạo chữ Nho và tiếng Pháp, ông biến đổi (nay gọi là phóng tác) một số truyện tiếng Tầu, tiếng Pháp thành truyện Việt Nam như Les Misérables (Những kẻ khốn cùng) của Victor Hugo, thành Ngọn cỏ gió đùa , Sans Famille (Vô Gia Đình) của Hector Malot thành Cay Đắng Mùi Đời với những nhân vật rặt Nam Bộ và những cái tên Nam bộ Lê văn Đó (Jean Valjean ) hay Ba Thành (Barberin) cùng gắn liền với bối cảnh Nam Bộ
Truyện của ông đơn giản, dễ hiểu cùng hướng con người đến cách sống đạo đức nên những tác phẩm của ông được đón nhận và đi vào lòng người
• Dịch thuật:
Tân soạn cổ tích (cổ văn Trung Quốc, Sài Gòn-1910)
Lửa ngún thình lình (dịch tiếng Pháp, SG, 1922)
• Thơ:
U tình lục (Sài Gòn – 1910)
Vậy mới phải (Long Xuyên – 1913)
Biểu Chánh thi văn (Tập i, ii, iii bản thảo)
• Tùy bút phê bình:
Chưởng Hậu quân Võ Tánh (Sài Gòn – 1926)
Chánh trị giáo dục (Gò Công – 1948)
Tùy bút thời đàm (Gò Công – 1948)
• Hồi ký:
Ký ức cuộc đi Bắc Kỳ (1941)
Mấy ngày ở Bến Súc (1944)
Đời của tôi: 1. Về quan trường, 2. Về Văn nghệ, 3. Về phong trào cách mạng
Một thiên ký ức: Nam Kỳ cộng hòa tự trị (Gò Công – 1948)
Tâm hồn tôi (Gò Công – 1949)
Nhàn trung tạp kỷ (tập i, ii, iii Gò Công – 1949)
• Hài kịch:
Tình anh em (Sài Gòn – 1922)
Toại chí bình sinh (Sài Gòn – 1922)
Đại nghĩa diệt thân (Bến Súc – 1945)
• Hát bội:
Thanh Lệ kỳ duyên (Sài Gòn 1926 – 1941)
Công chúa kén chồng (Bình Xuân – 1945)
Xả sanh thủ nghĩa (Bình Xuân – 1945)
Trương Công Định qui thần (Bình Xuân – 1945)
• Cải lương:
Hai khối tình (Sài Gòn – 1943)
Nguyệt Nga cống Hồ (Sài Gòn – 1943)
Vì nước vì dân (Gò Công - 1947)
• Đoản thiên:
Chị Hai tôi (Vĩnh Hội – 1944)
Thầy chùa trúng số (Vĩnh Hội – 1944)
Ngập ngừng (Vĩnh Hội)
Một đóa hoa rừng (Vĩnh Hội – 1944)
Hai Thà cưới vợ (Vĩnh Hội)
Lòng dạ đàn bà (Sài Gòn – 1935)
• Truyện ngắn:
Chuyện trào phúng, tập I, II (Sài Gòn – 1935)
Chuyện lạ trên rừng (Bến Súc – 1945)
Truyền kỳ lục (Gò Công – 1948)
• Biên khảo:
Pétain cách ngôn Á đông triết lý hiệp giải (Sài Gòn – 1942)
Gia Long khai quốc văn thần (Sài Gòn – 1944)
Gia Định Tổng trấn (Sài Gòn)
Chấn hưng văn học Việt Nam (Sài Gòn – 1944)
Trung Hoa tiểu thuyết lược khảo (Sài Gòn – 1944)
Đông Châu liệt quốc chí bình nghị (Bến Súc – 1945)
Tu dưỡng chỉ nam (Bến Súc – 1945)
Pháp quốc tiểu thuyết lược khảo (Bình Xuân – 1945)
Một lằn chánh khí: Văn Thiên Tường (BX 1945)
Nhơn quần tấn hóa sử lược (Gò Công – 1947)
Âu Mỹ cách mạng sử (Gò Công – 1948)
Việt ngữ bổn nguyên (Gò Công – 1948)
Thành ngữ tạp lục (Gò Công – 1948)
Phật tử tu tri (Gò Công)
Nho học danh thơ (Gò Công)
Thiền môn chư Phật (Gò Công – 1949)
Địa dư đại cương (Gò Công)
Hoàng cầu thông chí (Gò Công)
Phật giáo cảm hóa Trung Hoa (1950)
Phật giáo Việt Nam (1950)
Trung Hoa cao sĩ, ẩn sĩ, xứ sĩ (1951)
Nho giáo tinh thần (1951)
• Tiểu thuyết:
Ai làm được (Cà Mau 1912, phỏng theo André Cornelis của Paul Bourget)
Ái tình miếu (Vĩnh Hội – 1941)
Bỏ chồng (Vĩnh Hội – 1938)
Bỏ vợ (Vĩnh Hội – 1938)
Bức thơ hối hận (Gò Công – 1953)
Cay đắng mùi đời (Sài Gòn - 1923, phỏng theo Vô gia đình của Hector Malot)
Cha con nghĩa nặng (Càn Long- 1929)
Chị Đào, Chị Lý (Phú Nhuận – 1957)
Chúa tàu Kim Qui (Sài Gòn - 1923, phỏng theo Bá tước Monte Cristo của Alexandre Dumas)
Chút phận linh đinh (Càn Long –1928, phỏng theo Trong gia đình của Hector Malot)
Con nhà giàu (Càn Long – 1931)
Con nhà nghèo (Càn Long – 1930)
Cư Kỉnh (Vĩnh Hội – 1941)
Cười gượng (Sài Gòn – 1935)
Đại nghĩa diệt thân (Sài Gòn – 1955)
Dây oan (Sài Gòn –1935)
Đỗ Nương Nương báo oán (Sài Gòn - 1954)
Đóa hoa tàn (Vĩnh Hội – 1936)
Đoạn tình (Vĩnh Hội –1940)
Đón gió mới, nhắc chuyện xưa (Phú Nhuận – 1957)
Hai chồng (Sài Gòn – 1955)
Hai khối tình (Vĩnh Hội – 1939)
Hai vợ (Sài Gòn – 1955)
Hạnh phúc lối nào (Phú Nhuận – 1957)
Kẻ làm người chịu (Càn Long – 1928)
Khóc thầm (Càn Long – 1929)
Lá rụng hoa rơi (Sài Gòn – 1955)
Lạc đường (Vĩnh Hội – 1937)
Lẫy lừng hào khí (Phú Nhuận – 1958)
Lời thề trước miễu (Vĩnh Hội – 1938)
Mẹ ghẻ con ghẻ (Vĩnh Hội – 1943)
Một chữ tình (Sài Gòn – 1923)
Một đời tài sắc (Sài Gòn – 1935)
Một duyên hai nợ(Sài Gòn – 1956)
Nam cực tinh huy (Sài Gòn – 1924)
Nặng bầu ân oán (Gò Công – 1954)
Nặng gánh cang thường (Càn Long-1930)
Ngọn cỏ gió đùa (Sài Gòn – 1926, phỏng theo Những người khốn khổ của Victor Hugo)
Người thất chí (Vĩnh Hội –1938, phỏng theo Tội ác và hình phạt của Fyodor Mikhailovich Dostoevsky)
Nhơn tình ấm lạnh (Sài Gòn – 1925)
Những điều nghe thấy (Sài Gòn – 1956)
Nợ đời (Vĩnh Hội – 1936)
Nợ tình (Phú Nhuận – 1957)
Nợ trái oan (Phú Nhuận – 1957)
Ở theo thời (Sài Gòn – 1935)
Ông Cả Bình Lạc (Sài Gòn – 1956)
Ông Cử (Sài Gòn – 1935)
Sống thác với tình (Phú Nhuận – 1957)
Tại tôi (Vĩnh Hội – 1938)
Tân Phong nữ sĩ (Vĩnh Hội – 1937)
Tắt lửa lòng (Phú Nhuận – 1957)
Thầy Thông ngôn (Sài Gòn – 1926)
Thiệt giả, giả thiệt (Sài Gòn – 1935)
Tiền bạc, bạc tiền (Sài Gòn – 1925)
Tìm đường (Vĩnh Hội – 1939)
Tình mộng (Sài Gòn – 1923)
Tơ hồng vương vấn (1955)
Trả nợ cho cha (Sài Gòn – 1956)
Trọn nghĩa vẹn tình (Gò Công – 1953)
Trong đám cỏ hoang (Phú Nhuận – 1957)
Từ hôn (Vĩnh Hội – 1937)
Vì nghĩa vì tình (Càn Long – 1929)
Vợ già chồng trẻ (Phú Nhuận – 1957)
Ý và tình (Vĩnh Hội – 1938 – 1942)
Người vợ hiền (?)*
Những tác phẩm được chuyển thể thành phim
Con nhà nghèo (1998) ,Ân oán nợ đời (2002), Nợ đời (2002), Chúa tàu Kim Quy (2002), Cay đắng mùi đời (2007),Tại tôi (2009),Tân Phong nữ sĩ (2009),Tình án (2009), Khóc thầm (2010), Lòng dạ đàn bà (2011), Ngọn cỏ gió đùa (2013), Hai khối tình (2015), Con nhà giàu (2015),Thế thái nhân tình (2017), Duyên định kim tiền (2017),Tơ hồng vương vấn (2017), Oan trái nghĩa tình (2019)
Cũng tiếc khi những bộ phim nói trên quá nhiều hạt sạn do sự yếu kém, ẩu tả của đạo diễn
Nhà báo Hồ Hữu Tường và nhà văn Dương Nghiễm Mậu , Thụy Khuê ,đã từng nhận xét về ông
“Tôi đã đọc tiểu thuyết của ông cách đây mười mấy năm trời, khi còn theo học những lớp đầu tiên bậc trung học ở Hà Nội (...) Rồi trong nhiều hoàn cảnh khác, tôi lần lượt đọc những tiểu thuyết của ông. Sau này, có một thời gian tôi đã dành thì giờ để đọc lại những gì đã đọc, đọc những gì chưa đọc với mục đích tìm hiểu, những khởi đầu của nền văn học ta, tìm hiểu những đặc tính miền Nam, quê hương thứ hai tôi yêu dấu. Quê hương miền Nam, con người, văn chương mở ra cho tôi những bàng hoàng không ít. Cuộc sống nơi những vùng sình lầy hoang vu, trong kinh rạch quyến rũ tôi, tôi không bỏ một cơ hội nào để tới những nơi đó. (...) (Dương Nghiễm Mậu)
“... Như vậy thì không thể nào ở trong cảnh thực mà có, chỉ ở trong mộng mà thôi. Nhưng tác giả viết rất tự nhiên, nên đọc tiểu thuyết, tôi sống mãi ở trong một cảnh mộng. Đến chừng xem đầu đề tiểu thuyết, tôi thấy đầu đề đó là Tỉnh mộng. Tới chừng đó tôi hay rằng câu chuyện mà Hồ Biểu Chánh đã thuật lại, đã tạo cho tôi một cảnh mộng. Tôi ở trong cảnh mộng. Rồi bây giờ tôi thấy nó là tiểu thuyết. Đây tôi mới là người tỉnh mộng. Chớ tôi không hiểu những nhân vật tỉnh mộng đó là ai nữa.Từ ấy, tôi mới có một quan niệm rõ rệt về tiểu thuyết. Té ra một tiểu thuyết hay là một tiểu thuyết tạo cho độc giả một cảnh mộng mà độc giả say mê đi vào cảnh mộng ấy, như vào cảnh thật vậy. Đến chừng đọc xong rồi, thì xếp sách nhìn lại nhan đề, mới hay là mình đã mộng. Như vậy, tôi có thể nói rằng vị giáo sư đầu tiên dạy cho tôi văn chương, dạy bản sắc của văn chương, dạy lý thuyết về văn chương, ấy là Hồ Biểu Chánh. Một tiểu thuyết, với nhan đề của nó, làm cho tôi hiểu rõ định nghiã của tiểu thuyết là gì? Những tiếng của Pháp như là Roman, của Anh Novel, Tàu là tiểu thuyết, đều không làm sao giúp tôi hiểu định nghĩa rõ rệt của loại mà trong văn chương gọi là tiểu thuyết cả “ (Hồ Hữu Tường, Nhập mộng và tỉnh mộng, Văn số 80, tưởng niệm Hồ Biểu Chánh, 15/4/1967, trang 34).
“ Nếu hình ảnh xã hội miền Bắc nằm trong toàn bộ các tác giả Bắc qua nhiều thế hệ, từ Hoàng Ngọc Phách đến Tự Lực Văn Đoàn, từ Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, đến Nguyên Hồng, Nam Cao, vv.. thì có thể nói trong Nam, tất cả tình hình xã hội, đẳng cấp, giàu nghèo, thành thị, thôn quê đều nằm trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh, qua 64 cuốn tiểu thuyết.” (Thụy Khuê)
Ông mất ngày 4 tháng 9 năm 1958 tại Phú Nhuận, Gia Định , thọ 73 tuổi . Lăng mộ hiện đặt tại trong An Tất Viên, một nghĩa trang gia đình, trên một khoảng đất hơn 3500m2, đường Thống Nhất, phường 11 quận Gò Vấp.
Hiện nay nhiều tên đường trong nước đã mang tên Hồ Biểu Chánh : Saigon ( Phú Nhuận) Tiền Giang , Hậu Giang, An Giang, Vũng Tàu, Thủ Đức, Đồng Hới…
Phùng Văn Định sưu tầm
- Từ khóa
- hồ biểu chánh