KỀN KỀN CHỜ ĐỢI – TỘI ÁC CHIẾN TRANH VÀ GÓC KHUẤT CON NGƯỜI

KỀN KỀN CHỜ ĐỢI – TỘI ÁC CHIẾN TRANH VÀ GÓC KHUẤT CON NGƯỜI

Bức ảnh "Kền kền chờ đợi" chụp tại Sudan ngày 26/3/1993 bởi phóng viên ảnh người Nam Phi Kevin Carter, nhờ bức ảnh đó Carter gia đạt giải Pulitzer năm 1994. Trong bức ảnh, hình ảnh con kền kền đang chờ đợi một đứa bé da đen sắp chết đói khiến nhiều người ám ảnh.

Em bé gầy gò ốm yếu đang cố lê mình tới một trung tâm cứu trợ. Sau khi được xuất bản trên tờ New York Times, bức ảnh khiến người dân trên thế giới ám ảnh vì sự khủng khiếp của nạn đói ở Sudan, cũng như số phận của đứa trẻ trong bức ảnh nói riêng và toàn thể người dân ở Sudan lúc bấy giờ , kéo theo đó là một bức tranh toàn cảnh sự thật về mặt trận chiến trường Nam Phi, sự đàn áp, các cuộc nổi loạn chống lại chế độ phân biệt chủng tộc apartheid và nạn bạo lực trong gia đình.

1.Chiến tranh phi nghĩa

Năm 1983, nội chiến Sudan lần thứ hai xảy ra, phần lớn là sự tiếp nối của cuộc nội chiến lần thứ nhất giai đoạn 1955-1972 có nguồn gốc ở miền Nam nước này nhưng đã nhanh chóng lan rộng đến vùng các núi Nuba và Nin Xanh vào cuối những năm 1980.

Cuộc nội chiến lần thứ hai đã gây ra thiệt hại rất lớn ở đất nước này , hàng triệu người đã phải bỏ mạng nơi chiến trường tan hoang lạnh lẽo, cuộc sống của hơn bốn triệu người dân bị đảo lộn, phải đi đây mai đó ít nhất là một lần (và thường là nhiều lần). Kể từ thế chiến 2 số dân thường thiệt mạng ở Sudan là một trong những con số cao kỉ lục. Chiến tranh là phi nghĩa. “Nội chiến ư? Điều đó có nghĩa gì? Liệu có cuộc chiến ngoại bang nào không? Chẳng phải cuộc chiến nào cũng diễn ra giữa người với người, giữa những người anh em hay sao?”- Victor Hugo Mọi điều tồi tệ xảy ra chỉ vì sự ích kỷ của những kẻ tham lam chiến tranh là điều tàn khốc nhất vì chính đồng loại cấu xé lẫn nhau vì lợi ích của những kẻ cầm quyền. Không gì có thể biện minh cho một cuộc chiến tranh vô nghĩa. Đó là tội ác của nhân loại . Nhìn thấy viết thương trên người của những nạn nhân chiến tranh, cô gái còn trẻ nhưng đôi tay như bị xé toạc, cả người chằng trịt những vết thương, ánh mắt vô hồn chỉ nhìn về một phía những đôi mày thì nhíu chặt trong cơn đau. Và còn rất nhiều những nạn nhân vô tội phải chịu bản án thảm khốc mà chính họ cũng không hiểu lí do tại sao. Tôi nhìn họ, cảm thấy bản thân cũng gống như họ , cũng cảm thấy đau đớn xót xa vô cùng . Nhưng tôi tự hỏi, những người góp phần gây nên tội ác chiến tranh như vậy họ có cảm thấy đau không? Chắc là họ không cảm thấy đau rồi. Tôi nhìn những người từng thoát khỏi chiến tranh. Chiến tranh đã kết thúc nhưng họ không thể trở về được nữa, bởi vì xưa xay chiến tranh không chỉ tước đọat mạng sống của người chết, mà còn hút luôn cả linh hồn của những người may mắn còn sống. Ở thời đại hòa bình này, chiến tranh đã để lại trên người họ dấu vết sâu hoắm, xấu xí và thầm kín không để cho ai biết. Người ngoài nhìn thấy, hoặc sẽ âm thầm đánh giá vì mới mẻ, hoặc chẳng buồn đếm xỉa. Họ không thấy được nỗi đau như rút gân khắc cốt dưới vết sẹo ấy. Họ không biết trông nó có thể đã lành, nhưng vào những ngày mưa dầm lại khiến con người ta đau đến không muốn sống. Giống như câu nói trong tiểu thuyết “Cây olive màu trắng” có viết:

“Mọi người luôn nói, thời gian sẽ xoa dịu mọi vết thương, rồi có ngày ta sẽ quên đi hết những điều thống khổ, sau đó sẽ tốt hơn. Nhưng không, có những nỗi đau mãi mãi không bao giờ nguôi, cũng có những vết thương vĩnh viễn sẽ không lành lại.”

Đúng vậy, chiến tranh đã để lại cho chúng ta những vết thương ngấm tận vào trong xương tủy, hằng ngày hằng giờ ăn mòn con người.Chiến tranh không được trả giá trong thời chiến, hóa đơn sẽ đến sau đó. “Nhân loại phải chấm dứt chiến tranh, nếu không chiến tranh sẽ chấm dứt nhân loại”.-Martin Luther King Jr

2. Góc khuất con người

Năm 1993, trong lúc Sudan đang ở thời điểm bối cảnh chính trị bất ổn và nội chiến nạn đói xảy ra . Ở Kongor khoảng 20.000 người chết và 100.000 người phải rời bỏ nơi này. Và chính nạn đón này là chủ đề của bức ảnh đoạt giải Pulitzer “Kền kền chờ đợi” do nhiếp ảnh gia người Nam Phi Kevin Carter chụp. Carter đã tự sát không lâu sau khi được trao giải, do trấn thương tâm lí vì đã tận mắt chứng kiến hậu quả của nạn đói và không chịu nổi những áp lực do bị chỉ trích trên mạng xã hội. Sau khi tờ New York Times công bố bức ảnh “Kền kền chờ đợi” đã có một làn sóng nổi lên chỉ trích Kevin Carter vì anh đã chụp bức ảnh đó thay vì giúp đỡ đứa trẻ và đuổi con kền kền đi. "Người đàn ông không từ bỏ mục tiêu của mình để giúp đỡ người khác trong lúc hoạn nạn chỉ có thể là một động vật ăn thịt, một con kền kền trên hiện trường", tờ St Petersburg Times viết, tự hỏi vì sao Carter không giúp đứa trẻ trong bức ảnh. Nhưng có một điều mà những người chỉ trích Kevin không hề biết được rằng, khi tác nghiệp, anh bị bao quang bởi hàng chục người lính vũ trang Sudan với súng ống đạn dược, họ theo dõi để chắc chắn răng Kevin không có bất cứ hành động nào can thiệp vào những việc xảy ta ở khu vực của họ Tuy nhiên, trong cuốn sách The Boy who Became a Postcard của nhà văn Nhật Bản Akio Fujiwara, ghi lại cuộc phỏng vấn với phóng viên ảnh Joao Silva - người đồng hành với Carter đến Sudan, một câu chuyện khác đã được kể lại. Theo Silva, anh và Carter đã tới Sudan cùng tổ chức Liên Hợp Quốc và hạ cánh tại miền nam Sudan vào ngày 11/3/1993. Tổ chức cứu trợ cho biết họ sẽ cất cánh sau 30 phút - thời gian để phân phát thực phẩm, nên các phóng viên ảnh đã đổ ra đi chụp ảnh. Phụ nữ và trẻ em từ các ngôi làng cũng ùa ra để nhận lương thực cứu trợ.Theo Silva, Carter cực kỳ sốc khi lần đầu nhìn thấy cảnh chết đói tàn khốc và đã chụp rất nhiều hình ảnh về những đứa trẻ đói khổ. Khi đó, cha mẹ của các em bé mải nhận thức ăn từ máy bay nên bỏ lại các con ở giữa cánh đồng. Đó là tình huống của bé gái trong ảnh mà Carter chụp được. Một con kền kền hạ xuống ngay sau đứa bé. Carter đã phải di chuyển rất chậm để con kền kền không hoảng sợ bay đi, và chụp bức hình từ khoảng cách 10 m. Anh chụp thêm vài kiểu hình nữa và sau đó con kền kền bỏ đi. Cuối cùng công lí đã đến anh, người đã phơi bày những góc khuất đen tối đáng sợ về cuộc nội chiến, nạn phân biệt chủng tộc và nạn đói ở lục địa đen đến với toàn thế giới. Và qua đây cũng cho thấy dường như chúng ta có thói quen là luôn phán xét người khác một cách phiến diện mà không biết tự đặt bản thân vào hoàn cảnh tương tự thì chúng ta có làm tốt hơn hay không. Mọi người chỉ vì mới đi trên một con hẻm mà suy ra mọi con đường khác đều giống nhau. Dùng suy nghĩ nông cạn ấy áp đặt lên một người đầy tài năng lẫn bất hạnh ép họ đến con đường cùng. Không phải ai cũng thoát ra được nổi đau và dằn vặt bản thân để sống tích cực hơn, ngày mai trời lại sáng không đến với những người sống nội tâm trải qua những bi thảm của cuộc sống. Một tấm ảnh cũng chỉ là 1 khoảnh khắc, một miếng ghép chứ ko phải bức tranh tổng thể.Nghề của họ là phải đến nơi nguy hiểm ghi lại những sự thật bị che dấu, đưa ra ánh sáng để cho cả thế giới biết, để những sự thật tàn khốc không bị che dấu bởi bóng tối vô biên, để thay đổi một cục diện tưởng chừng như không thể vãn hồi. Thế ta mới thấy bạo lực ngôn ngữ khốc liệt đến thế nào. Người xưa có câu” thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, nhưng vết thương do đòn roi để lại cũng lành sẹo, rồi ta quên dần sự hiện diện của nó. Còn thương tổn in hằn do bạo lực ngôn ngữ thì chẳng bao giờ có thể xóa nhòa. Hầu như mọi người đều không hiểu tính sát thương của lời nói nó đau đớn đến nhường nào? Ngày nay khi công nghệ mạng mọi thứ phát triển hơn, người ta vô tình trở thành kẻ sát nhân ẩn mình sau màn hình và làm tổn thương người khác. Không cần thượng cẳng chân hạ cẳng tay mà họ chỉ cần dùng ngôn ngữ để lăng mạ tổn thương ai đó. Và vết thương nỗi đau mà ngôn từ kém duyên ấy mang lại thì đau hơn cả đòn roi.
Dù ngôn ngữ vô tình hay cố ý mà thành bạo lực làm tổn thương người khác thì đều đáng phê phán. Mỗi người cần cân nhắc khi sử dụng ngôn từ cả ngoài đời và trên mạng. Bởi cách giao tiếp của bạn sẽ phản ánh chính con người bạn và đôi khi mang tới hiệu quả vun vén mối quan hệ hoặc có thể là để lại hậu quả đáng tiếc với người khác.

Cuối cùng dường như bức tranh ‘ Kền kền chờ đợi” của Kevin Carter đã để lại nhiều ý nghĩa sâu sắc đến với chúng ta . Nó không chỉ khắc họa một thời kì khốc liệt của chiến tranh, nạn đói.. mà còn để lại những bài học vô giá cho thế hệ sau này . Những ý nghĩa sẽ còn ghi tạc đến về sau vã mãi mãi…..
 
Từ khóa
kền kền chờ đợi những bài học
1K
5
3

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top