Khái quát văn học dân gian Việt Nam

Khái quát văn học dân gian Việt Nam

nauyeee
nauyeee
  • Thành Viên 20
Văn học dân gian là một bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam. Văn học dân gian Việt Nam được truyền đạt qua các thế hệ. Nó thật giản dị, mộc mạc và gần gũi đối với đời sống con người. Đó là những câu hát lời ru, câu ca dao tục ngữ...được truyền miệng, sáng tác của tập thể. Văn học dân gian có giá trị lâu dài đối với cuộc sống và thời gian. Nó chứa đựng tinh hoa của văn hoá và thể hiện những ước mơ, khao khát của con người.

I. Khái niệm về văn học dân gian.

1. Ngữ liệu.

- Lời ru: +, Gió mùa thu mẹ ru con ngủ…
+, Bà Còng đi chợ trời mưa…
+, Con cò mà đi ăn đêm…

- Lời kể: Tấm Cám, Sọ Dừa…

- Môi trường diễn xướng, lễ hội dân gian.

⇒ làm giàu thêm vốn tri thức về văn hóa dtộc, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước, con người, phong tục, tập quán…

2. Khái niệm.

- VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

II. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.

1. Tính truyền miệng

- Truyền miệng là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng lời nói hoặc trình diễn cho người khác nghe hoặc xem.

- Hành trình truyền miệng tác phẩm văn học dân gian:

+ Truyền miệng theo không gian: sự di chuyển tác phẩm từ nơi này đến nơi khác
+ Truyền miệng theo thời gian: sự di chuyển tác phẩm từ đời này sang đời khác.

- Quá trình truyền miệng được thông qua diễn xướng dân gian :

+ Diễn xướng dân gian là hình thức trình bày tác phẩm một cách tổng hợp (ngôn ngữ + âm nhạc + hội họa + người diễn xướng với cử chỉ, điệu bộ,…)
+ Các hình thức của diễn xướng: kể, hát, diễn tác phẩm văn học dân gian,…

=> Truyền miệng là phương thức lưu truyền tác phẩm duy nhất và tất yếu khi chưa có chữ viết. Đây là đặc tính cơ bản hàng đầu của VHDG. Chính vì vậy mà dân gian có câu:

Trăm năm bia đá cũng mòn
Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.

2. Tính tập thể

- Tác phẩm VHDG là sáng tác của nhiều người , không biết ai là tác giả và tác giả đầu tiên là ai.

- Cơ chế sáng tác tập thể: Trong quá trình sinh hoạt, lao động cộng đồng, ai đó có cảm hứng bật ra một câu ca hoặc kể một câu chuyện, mọi thấy hay thì lắng nghe, học thuộc rồi thêm bớt, sửa chữa. Trong quá trình truyền miệng, tác phẩm văn học dân gian được gia công hoàn chỉnh và trở thành tài sản chung của cả cộng đồng.

=> Tính truyền miệng và tính tập thể là những đặc trưng cơ bản xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền văn học dân gian, thể hiện sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian với đời sống cộng đồng.

3. Tính dị bản

Tính tập thể + tính truyền miệng -> tính dị bản (ĐẠI HỌC)

III. Hệ thống thể loại của văn học dân gian (sgk)

1. Thần thoại
2. Sử thi
3. Truyền thuyết
4. Truyện cổ tích
5. Truyện ngụ ngôn
6. Truyện cười
7. Vè
8. Truyện thơ
9. Tục ngữ
10. Câu đố
11. Ca dao
12. Chèo

IV. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian

1/ VHDG là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống của các dân tộc.

- Tri thức của văn học dân gian đủ mọi lĩnh vực của đời sống: tự nhiên, xã hội, con người.

- Đặc điểm của tri thức dân gian:

+ Là kinh nghiệm lâu đời được đúc kết từ thực tiễn
+ Được trình bày bằng ngôn ngữ nghệ thuật, giàu sức hấp dẫn và có sức sống lâu bền với thời gian.

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối

Ngôn ngữ nghệ thuật: hiệp vần năm – nằm, mười – cười , nói quá (chưa nằm đã sáng , chưa cười đã tối), đối (đêm – ngày , tháng năm – tháng mười)

+ Thể hiện quan điểm và trình độ nhận thức của nhân dân lao động cho nên có sự khác biệt với quan điểm và trình độ nhận thức của giai cấp thống trị cùng thời.

Vd.
Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa đi quét lá đa
Bao giờ dân nổi can qua
Con vua thất thế lại ra quét chùa
Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan

2.Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người

a. Giáo dục tinh thần nhân đạo và lạc quan

- Yêu thương đồng loại (Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn; Một con ngựa đau , cả tàu bỏ cỏ, ….)

-Tinh thần lạc quan: Chớ than phận khó ai ơi/ Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây, Khổ tận cam lai, Lửa thử vàng, gian nan thử sức,….

- Giáo dục con người phải biết đứng lên đấu tranh để bảo vệ con người, bảo vệ cái thiện, diệt trừ cái ác (Thạch Sanh, Tấm Cám)

- Thể hiện niềm tin vào chính nghĩa, tin vào cái thiện.

b.Góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp cho con người: tình yêu quê hương đất nước, lòng bất khuất kiên trung, tinh thần nhân đạo,…..

3. VHDG có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc cho nền VH dân tộc.

- Khi chưa có văn học viết thì VHDG đóng vai trò chủ đạo. Khi văn học viết ra đời thì VHDG lại là nguồn nuôi dưỡng VH viết và phát triển song song với văn học viết.

- Tác phẩm văn học dân gian trở thành mẫu mực cho người đời sau truyền tụng và học tập.

Vd1.

Trong thơ Nguyễn Trãi:
Tay ai thì lại làm nuôi miệng
Làm biếng ngồi ăn lở núi non
(Chất liệu văn học dân gian: lấy ý từ các tục ngữ, thành ngữ: Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ, miệng ăn núi lở)

VD2

Trong thơ Nguyễn Khoa Điềm – Đất Nước
Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu

Chất liệu VHDG:

- Yêu em từ thuở trong nôi
Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru.
- Cầm vàng mà lội qua sông
Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng.
- Thù này ắt hẳn còn lâu
Trồng tre nên gậy gặp đâu đánh què.

Tổng hợp
 
Từ khóa
giá trị cơ bản khai niem thể loại văn học dân gian đặc trưng cơ bản
530
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top