Khổ 2

Khổ 2

hưnga
hưnga
Họ hát bài ca để ca ngợi biển giàu đẹp và thể hiện mong ước của người lao động:

Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,

Cá thu biển Đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng

Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!


- Ngư dân ra khơi mang theo mong ước “biển Đông lặng“. Họ mong mưa thuận gió hòa, trời yên, biển lặng để công việc đánh bắt cá được diễn ra an toàn, thuận lợi.

- Từ "hát rằng" mở đầu khổ thơ đã gợi lên niềm vui sướng, hạnh phúc ngập tràn của những người dân làng chài.

- Họ hát bài ca để ca ngợi biển giàu tài nguyên thiên nhiên. Nghệ thuật liệt kê cho thấy biển Đông có nhiều loài cá quý mà tiêu biểu là cá bạc, cá thu. Đó là những loài cá có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao.

+ Tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh ví cá thu biển Đông như đoàn thoi để gợi tả đặc điểm của cá thu. Đó là loại cá sống ở tầng mặt nước, thân dẹt hình thoi. Câu thơ nhấn mạnh số lượng cá thu nhiều vô kể bơi thành từng đàn.

- Hai chữ "đêm ngày" đặt ở đầu câu thơ như khẳng định tính liên tục, không kể ngày đêm.

- Nghệ thuật nhân hóa khiến những loài cá hiện lên sinh động, chúng đang cùng nhau "dệt" lên một tấm thảm với "muôn luồng sáng" giữa biển cả mênh mông.

- Huy Cận có sự liên tưởng thật độc đáo: Mặt biển như một tấm thảm khổng lồ. Những con cá thu bơi theo từng đàn giống như những con thoi – nghệ nhân đang dệt biển. Như vậy, biển Đông không chỉ giàu mà còn đẹp, sinh động bởi màu sắc lấp lánh và hành động của các loài cá.

- Ngư dân cất cao tiếng hát để gọi cá vào lưới. Từ “ơi” cất lên trìu mến, thiết tha. Nhà thơ gọi cá mà như đang gọi bạn. Giữa con người và thiên nhiên dường như không hề có khoảng cách. Ẩn sau lời mời gọi thiết tha ấy chính là ước mơ, là mong muốn đánh bắt được nhiều hải sản. Câu thơ đã thể hiện khao khát muốn chinh phục thiên nhiên, chinh phục biển cả của người dân nơi đây.
 
72
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top