Khổ 5

Khổ 5

hưnga
hưnga
Ở khổ thơ 5 tiếng hát hòa với gió để gọi cá vào lưới và thể hiện lòng biết ơn của những ngư dân đối với biển cả.

“Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
- Câu hát là hình ảnh đẹp nhất trong bài thơ. Ngư dân cất cao tiếng hát khi ra khơi. Tiếng hát ấy còn thể hiện niềm vui, tinh thần lạc quan yêu đời.

- Bài ca gọi cá vào là bài ca hi vọng thể hiện mong muốn của ngư dân có chuyến ra khơi gặt hái nhiều thành công với những khoang thuyền đầy ắp cá.

- Câu thơ thứ 2 có sự kết hợp chặt chẽ giữa cảm hứng hiện thực và lãng mạn, cảm hứng thiên nhiên vũ trụ và lao động sản xuất. Trăng in bóng xuống mặt nước, những con sóng vỗ vào mạn thuyền khiến ta có cảm giác trăng đang õ nhịp để xua cá vào lưới. Như vậy trăng không chỉ làm nhiệm vụ của một quan sát viên mà đã hòa vào làm việc cùng con người. Thiên nhiên vũ trụ luôn gắn bó, gần gũi với con người trong quá trình lao động.

Biển cho ta cá như lòng mẹ,
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào".

- Nghệ thuật so sánh biển – lòng mẹ, tác giả lấy cái cụ thể, hữu hình để so sánh với cái vô hình, trừu tượng để nhấn mạnh vai trò của biển đối với con người.

- Từ xưa đến nay, biển đã nuôi sống biết bao thế hệ ngư dân. Biển cung cấp cho con người nguồn hải sản dồi dào: tôm cua, cá…. Biển cho ta khối lượng muối khổng lồ, nguồn đầu mỏ, khí đốt….để làm ăn sinh sống và phát triển kinh tế.

+ Không những thế biển còn bao dung, hiền hòa chở che cho những ngư dân ra đi đánh cá trở về trong bình yên. Câu thơ giống như lời cảm tạ, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của ngư dân với biển mẹ.

- Vậy mà hiện nay, một số người không có ý thức bảo vệ môi trường biển: đánh bắt cá bằng bom, mìn, xả rác bừa bãi….Chúng ta cần lên án và phê phán.
 
85
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top