Hướng dẫn "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" (Nguyễn Khoa Điềm) - Một số câu hỏi luyện tập (kèm đáp án)

Hướng dẫn "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" (Nguyễn Khoa Điềm) - Một số câu hỏi luyện tập (kèm đáp án)

Có những bài ca không bao giờ quên và có những bài thơ ngàn năm vẫn nhớ. Văn học đã đưa con người đi từ những cung bậc cảm xúc này đến cùng bậc cảm xúc cảm khác, chạm vào tâm hồn con người bởi sự dung dị và chân thực nhất. Đặc biệt, thơ ca thời kháng chiến đã tái hiện lại cho chúng ta về những năm tháng chiến tranh ác liệt, về những người chồng xa vợ ra trận, những người con xa gia đình theo tiền tuyến đánh giặc và cả những người bà, người mẹ cùng con lao động, cùng con chiến đấu. Năm 1971, có một bài thơ ra đời đã khiến bao người vừa xúc động, vừa cảm phục về hình ảnh người mẹ Tà-ôi vừa nuôi con vừa tham gia chiến đấu. Bài thơ ấy mang tên "Khúc hát Ru những em bé lớn trên lưng mẹ" của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, một bài thơ mà dù cho thời gian có chảy trôi vô tình đi chăng nữa nó cũng mãi mãi vẹn nguyên trong trái tim người đọc.

5199



"Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" (Nguyễn Khoa Điềm) - Một số câu hỏi luyện tập

Câu 1: Tại sao chỉ có một em cu Tai mà tác giả lại viết là “những em bé lớn trên lưng mẹ”? Nhan đề bài thơ có ý nghĩa như thế nào?

- Chỉ có một em cu Tai, nhưng tác giả lại viết là “những em bé”. Đây là cách khái quát trong thơ. Em cu Tai là một hình ảnh cụ thể, nhưng có bao nhiêu em bé đã lớn trên lưng của những bà mẹ người dân tộc Tà Ôi. Cũng có bao nhiêu bà mẹ ngoài đời nhưng nhà thơ lại chỉ viết một bà mẹ mà thôi. Một em bé để nói rất nhiều em bé. Nhiều bà mẹ, nhưng chỉ để nói về một người mẹ. Nhan đề của bài thơ do đó cũng là một ý thơ. Bài thơ ca ngợi người mẹ miền núi, cũng là người mẹ Việt Nam, kết hợp lòng thương con, yêu con với yêu thương bộ đội, yêu thương dân làng, yêu nước. Hình ảnh người mẹ là hình ảnh tượng trưng đã nuôi lớn những người con của mình để hiến dâng cho cuộc kháng chiến giành độc lập tự do cho Tổ Quốc.

Câu 2: Có bao nhiêu lời ru trong bài thơ “Khúc hát ru….”? Khúc hát này có điều gì đặc biệt về nhịp điệu, nội dung tình cảm?

Gợi ý:


Có hai lời ru của hai người ru em cu Tai, một là lời ru của tác giả, một lời ru khác là của mẹ em “Lưng đưa nôi và tim hát thành lời”. Hai lời ru này hoà quyện vào nhau trong suốt bài thơ, tạo thành khúc hát ru độc đáo. Hai lời ru trong một khúc hát. Mỗi lời ru gồm hai phần: Lời ru của tác giả và lời ru của mẹ em. Lời ru của tác giả kể ra những công việc mẹ em làm. Lời ru của mẹ em mong ước về em và về kết quả công việc. Âm điệu có phần lặp lại nhưng vẫn có phần phát triển làm cho lời ru vừa du dương lại vừa biến hoá. Không phải là lời ru buồn quen thuộc với những “sung chát đào chua”, với những “con cò” và “cơn mưa mù mịt”. Nội dung bài thơ là những công việc của một bà mẹ kháng chiến: giã gạo nuôi bộ đội; phát rẫy tỉa bắp, lấy lương thực cho làng kháng chiến; chuyển lán, đạp rừng đánh Mĩ. Tình cảm của mẹ không chỉ dành cho con trai bé bỏng, mà còn dành cho bộ đội, cho dân làng, cho lãnh tụ và đất nước. Đấy chính là những nét mới mẻ, độc đáo của bài hát ru.

Câu 3: Đọc kĩ hai câu thơ sau:

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, con nằm trên lưng”


(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm)​

Từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo biện pháp tu từ từ vựng nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?

Gợi ý:

Từ “mặt trời” trong câu thơ được sử dụng theo biện pháp tu từ ẩn dụ

- Không thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa.

Vì: Nhà thơ gọi em bé (đứa con của người mẹ Tà ôi là “mặt trời” dựa theo mối quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng được cảm nhận theo chủ quan của nhà thơ. Sự chuyển nghĩa của “mặt trời” trong câu thơ chỉ có tính chất lâm thời, nó không làm cho đtừ có thêm nghĩa mới và không thể đưa vào để giải thích trong từ điển.
 
Từ khóa
em bé khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ lời ru nguyễn khoa điềm
  • Like
Reactions: Tiến 2021
591
1
3

Trần Ngọc 2021

Moderator
24/5/21
754
435
63,000
32
Xu
219,411
5200

Câu 4. Viết đoạn văn quy nạp với câu chủ đề sau: “Khúc hát ru” ngọt ngào, tha thiết của Nguyễn Khoa Điềm là tình yêu thương con là ước vọng của người mẹ dân tộc Tà ôi dành cho con. (15 câu). Đoạn văn có sử dụng phép nối liên kết câu.

Gợi ý:


- Đề tài của đoạn văn (thơ)

- Các khúc thơ lặp đi lặp lại đều đặn mang lại cho bài thơ âm hưởng mượt mà, ngọt ngào, sâu lắng => đúng là một lời hát ru.

- Tình thương dành cho đứa con gắn bó sâu sắc với những tình cảm lớn lao

- Ước mơ con lớn lên trở thành chàng trai khoẻ mạnh, trở thành những Đam San của thời đại mới.

- Từ trên lưng mẹ em vào Trường Sơn: Cách nói rất cụ thể. Trong tình cảm yêu thương của người mẹ mà con lớn khôn, mẹ mong em sẽ trở thành người chiến sĩ.

- Câu cuối: Con sẽ lớn lên, trưởng thành trong nền độc lập tự do.

=> Ty con gắn liền với ty đất nước, tha thiết với nền độc lập tự do => hoà quyện vào nhau sâu sắc

- Chú ý phân tích: mặt trời

- lưu ý chất dân tộc trong các khổ thơ từ nhan đề đến h/ảnh

+ Hình ảnh đứa con trên lưng mẹ trở đi trở lại trong đoạn thơ. Khắc sâu tình mẫu tử sâu nặng, thể hiện hồn dân tộc

* Nếu như những bài hát ru xưa thuần tuý chỉ là tình mẫu tử, thì ở đây, bên cạnh tình cảm ấy, ta còn thấy được t/y của mẹ với đất nước, xóm làng. Gắn liền với cuộc kháng chiến gian khổ vĩ đại của dân tộc, mang hơi thở của thời đại.

- Chú ý phân tích kĩ h/a: nhấp nhô….

Câu 5: Trình bày bằng một đoạn văn ngắn cảm nghĩ của em về hình ảnh người mẹ Tà Ôi trong bài thơ: “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.

Gợi ý:


Hình ảnh người mẹ bao giờ cũng gợi nhiều cảm xúc cho nhà thơ. Chúng ta gặp bà má Hậu Giang trong thơ Tố Hữu, bà mẹ “nắng cháy lưng, địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô” cũng của Tố Hữu. Rồi người mẹ đào hầm từ khi “tóc còn xanh đến khi phơ phơ đầu bạc” của Dương Hương Ly, người mẹ “không có yếm đào, nón mê thay nón quai thao đội đầu” của Nguyễn Duy. Nguyễn Khoa Điềm đã đóng góp hình ảnh người mẹ dân tộc Tà ôi địu con tham gia kháng chiến chống Mĩ. Người mẹ làm những việc vất vả: giã gạo, phát rẫy tỉa bắp, chuyển lán, đạp rừng. Mẹ thương con, tình thương ấy hoà quyện trong tình thương bộ đội, thương dân làng, thương đất nước. Chính tình thương ấy làm cho mẹ có sức mạnh bền bỉ, dẻo dai, nuôi những đứa con kháng chiến. Người mẹ Tà ôi vô danh là tiêu biểu cho người mẹ VN anh hùng trong cuộc đấu tranh giành độc lậ, tự do, thống nhất đất nước
 
  • Like
Reactions: Tiến 2021

Tiến 2021

Thành Viên
27/5/21
94
41
18,000
32
Xu
0

Câu 4. Viết đoạn văn quy nạp với câu chủ đề sau: “Khúc hát ru” ngọt ngào, tha thiết của Nguyễn Khoa Điềm là tình yêu thương con là ước vọng của người mẹ dân tộc Tà ôi dành cho con. (15 câu). Đoạn văn có sử dụng phép nối liên kết câu.

Gợi ý:


- Đề tài của đoạn văn (thơ)

- Các khúc thơ lặp đi lặp lại đều đặn mang lại cho bài thơ âm hưởng mượt mà, ngọt ngào, sâu lắng => đúng là một lời hát ru.

- Tình thương dành cho đứa con gắn bó sâu sắc với những tình cảm lớn lao

- Ước mơ con lớn lên trở thành chàng trai khoẻ mạnh, trở thành những Đam San của thời đại mới.

- Từ trên lưng mẹ em vào Trường Sơn: Cách nói rất cụ thể. Trong tình cảm yêu thương của người mẹ mà con lớn khôn, mẹ mong em sẽ trở thành người chiến sĩ.

- Câu cuối: Con sẽ lớn lên, trưởng thành trong nền độc lập tự do.

=> Ty con gắn liền với ty đất nước, tha thiết với nền độc lập tự do => hoà quyện vào nhau sâu sắc

- Chú ý phân tích: mặt trời

- lưu ý chất dân tộc trong các khổ thơ từ nhan đề đến h/ảnh

+ Hình ảnh đứa con trên lưng mẹ trở đi trở lại trong đoạn thơ. Khắc sâu tình mẫu tử sâu nặng, thể hiện hồn dân tộc

* Nếu như những bài hát ru xưa thuần tuý chỉ là tình mẫu tử, thì ở đây, bên cạnh tình cảm ấy, ta còn thấy được t/y của mẹ với đất nước, xóm làng. Gắn liền với cuộc kháng chiến gian khổ vĩ đại của dân tộc, mang hơi thở của thời đại.

- Chú ý phân tích kĩ h/a: nhấp nhô….

Câu 5: Trình bày bằng một đoạn văn ngắn cảm nghĩ của em về hình ảnh người mẹ Tà Ôi trong bài thơ: “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.

Gợi ý:


Hình ảnh người mẹ bao giờ cũng gợi nhiều cảm xúc cho nhà thơ. Chúng ta gặp bà má Hậu Giang trong thơ Tố Hữu, bà mẹ “nắng cháy lưng, địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô” cũng của Tố Hữu. Rồi người mẹ đào hầm từ khi “tóc còn xanh đến khi phơ phơ đầu bạc” của Dương Hương Ly, người mẹ “không có yếm đào, nón mê thay nón quai thao đội đầu” của Nguyễn Duy. Nguyễn Khoa Điềm đã đóng góp hình ảnh người mẹ dân tộc Tà ôi địu con tham gia kháng chiến chống Mĩ. Người mẹ làm những việc vất vả: giã gạo, phát rẫy tỉa bắp, chuyển lán, đạp rừng. Mẹ thương con, tình thương ấy hoà quyện trong tình thương bộ đội, thương dân làng, thương đất nước. Chính tình thương ấy làm cho mẹ có sức mạnh bền bỉ, dẻo dai, nuôi những đứa con kháng chiến. Người mẹ Tà ôi vô danh là tiêu biểu cho người mẹ VN anh hùng trong cuộc đấu tranh giành độc lậ, tự do, thống nhất đất nước
Trần Ngọc 2021Đây cũng giống như việc soạn văn trên lớp cho các bạn học sinh.
 
  • Like
Reactions: Trần Ngọc 2021

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top