Chia Sẻ Kĩ năng xử lý phần đọc hiểu môn Ngữ văn 2022 (Phần 1)

Chia Sẻ Kĩ năng xử lý phần đọc hiểu môn Ngữ văn 2022 (Phần 1)

Trong chương trình ôn thi kì thi THPT Quốc gia hay kì thi tuyển sinh vào lớp 10 thì phần có thể giúp học sinh đạt được dễ dàng nếu có sự chuẩn bị kĩ càng là phần Đọc – hiểu.

Vậy nên,
diễn đàn sẽ gửi đến các bạn bài viết “Kĩ năng xử lý phần đọc hiểu môn Ngữ văn 2022”. Mời các bạn đến với phần 1 của bài viết này nhé!

Xanh dương và Xanh mòng két Màu chuyển tiếp Công nghệ và Chơi trò chơi Dịch vụ Trang web (2).png


1. Đọc đề

- Đọc lướt để nắm tổng quan và số điểm từng câu;

- Đọc và gạch dưới từ khóa then chốt và trọng tâm câu hỏi mỗi phần.

2. Xác định mức độ dễ - khó của từng câu

- Căn cứ trên thang điểm đã cho hoặc thứ tự ra đề;

- Nắm vững hệ thống kiến thức thường ra đề.

3. Hệ thống kiến thức thường ra đề

- Nhận biết 6 phong cách ngôn ngữ văn bản. Dựa vào các xuất xứ ghi dưới phần trích của đề bài để nhận dạng được các phong cách như: Báo chí, Văn chương nghệ thuật, Khoa học, Chính luận, Khẩu ngữ hay Hành chính công vụ;

- Xác định 5 phương thức biểu đạt của văn bản dựa vào các từ ngữ hay cách trình bày. Đoạn trích thấy có sự việc diễn biến (Tự sự), nhiều từ biểu lộ xúc động (Biểu cảm), nhiều từ khen chê, bộc lộ thái độ (Nghị luận), nhiều từ thuyết trình, giới thiệu về đối tượng (Thuyết minh) và có nhiều từ láy, từ gợi tả sự vật, sự việc (Miêu tả);

- Nhận biết các phép tu từ từ vựng (so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, lặp từ, nói quá, nói giảm, chơi chữ…); tu từ cú pháp (lặp cấu trúc câu, giống kiểu câu trước; đảo ngữ; câu hỏi tu từ; liệt kê);

- Các biện pháp tu từ có tác dụng làm rõ đối tượng nói đến, tăng thêm gợi cảm, gợi hình ảnh, âm thanh, màu sắc, làm đối tượng hấp dẫn, sâu sắc;

- Đối với các văn bản trong đề chưa thấy bao giờ, học sinh cần đọc nhiều lần để hiểu từng câu, từng từ, hiểu nghĩa và biểu tượng qua cách trình bày văn bản, liên kết câu, cách ngắt dòng,… để có thể trả lời những câu hỏi: Nội dung chính của văn bản, tư tưởng của tác giả gửi gắm trong văn bản., thông điệp rút ra từ văn bản,…

4. Làm từng câu trong đề

- Xem xét và gạch chân lại các từ khóa quan trọng, câu quan trọng để tránh sai xót;

- Luôn đặt câu hỏi và tìm cách trả lời: Ai? Cái gì? Là gì? Như thế nào? Kiến thức nào? Để bài làm được trọn vẹn hơn, khoa học hơn tránh trường hợp trả lời thiếu.Trả lời tách bạch các câu, các ý. Chọn từ ngữ, viết câu và viết cẩn thận từng chữ.Đọc lại và sửa chữa chuẩn xác từng câu trả lời. Không bỏ trống câu nào, dòng nào.

5. Kiểm tra hình thức trình bày

- Viết đúng từ ngữ, trình bày rõ ràng, đúng chính tả, dấu câu, không viết dài.

- Chỉ dùng thời gian khoảng 30 phút làm câu hỏi đọc hiểu. Trả lời đúng câu hỏi của đề.

- Làm trọn vẹn từng câu, không bỏ ý, không viết vội vàng để giành chắc chắn từng 0,25 điểm bài.

Trên đây là phần 1 của bài viết vô cùng bổ ích mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Các bạn hãy đón đợi và tham khảo tiếp tục phần 2, phần 3 và phần 4 của bài viết cùng chủ đề này nhé!
 
480
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top