Soạn văn Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận (Sau khi đọc)

Soạn văn  Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận (Sau khi đọc)

Lan Hương
Lan Hương
  • Truyền thông VHT 20
Ở mỗi nơi, mỗi vùng miền đều có những lễ hội riêng đánh dấu bản sắc văn hóa dân tộc. Trong đó, chúng ta không thể không nhắc tới lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận. Để hiểu hơn về lễ hội này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận.png

Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận
I. Tìm hiểu chung
1. Xuất xứ

- Văn bản được đăng trên báo thegioidisan.vn

2. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Giới thiệu về lễ hội Ka-tê và thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội
- Phần 2: Phần nghi lễ của lễ hội Ka-tê
- Phần 3: Phần hội với những hoạt động, trò chơi của mọi người tham gia

3. Giá trị nội dung
- Văn bản cung cấp cho người đọc những thông tin về lễ hội Ka-tê một cách khách quan, đầy đủ, chân thực
- Thể hiện được những nét văn hóa cổ truyền của đồng bào dân tộc thiểu số trong việc thờ cúng, sinh hoạt văn hóa, phần nào cho thấy đời sống tâm linh phong phú của người Chăm.
- Cho thấy tình cảm yêu mến, trân trọng của người đưa tin với những giá trị văn hóa của dân tộc.

4. Giá trị nghệ thuật
- Văn bản sử dụng ngôn từ rõ ràng, rành mạch, khách quan, phù hợp với văn bản thông tin
- Bố cục hợp lý, cung cấp thông tin một cách khách quan
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa thuyết minh và miêu tả, tự sự, tăng tính hiệu quả của việc thể hiện thông tin

II. Sau khi đọc
Câu 1

Nhan đề văn bản liên quan như thế nào với đề tài của bài viết này?

Phương pháp giải:
- Đọc nhan đề văn bản, nhận diện nội dung nhan đề
- Đọc toàn bộ văn bản để xác định đề tài của văn bản
- Chỉ ra sự liên quan giữa nhan đề và văn bản
Lời giải chi tiết:
- Nhan đề: Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận
- Đề tài: Viết về lễ hội dân gian Việt Nam (cụ thể là lễ hội dân gian của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận)
→ Nhan đề có mối liên quan mật thiết với đề tài hay nói cách khác nhan đề đã khái quát đề tài của văn bản.

Câu 2
Qua văn bản "Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận", tác giả đã đem đến những thông tin cơ bản nào về lễ hội Ka-tê của người Chăm ở Ninh Thuận? Hãy chỉ ra điểm đặc sắc của lễ hội này.

Phương pháp giải:
- Đọc toàn bộ văn bản để xác định những thông tin cơ bản về lễ hội Ka-tê của người chăm ở Ninh Thuận được nói đến trong văn bản
- Chỉ ra điểm đặc sắc của lễ hội
Lời giải chi tiết:
- Những thông tin cơ bản về lễ hội Ka-tê trong văn bản:
+ Thời gian diễn ra
+ Phần lễ và phần hội
+ Ý nghĩa của lễ hội
- Điểm đặc sắc của lễ hội: “phần nghi lễ” và “phần hội” rất đặc sắc và phong phú, làm nên nét riêng và độc đáo của lễ hội Ka-tê.

Câu 3
Theo em, phương thức miêu tả và tự sự có tác dụng như thế nào đối với việc truyền tải thông tin ở văn bản này? Nếu bỏ các đoạn miêu tả, tự sự đó thì tính hiệu quả của việc thể hiện nội dung thông tin sẽ ra sao?

Phương pháp giải:
- Nhận biết được phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự
- Đọc văn bản, chỉ ra tác dụng của các phương thức biểu đạt này.
- Chỉ ra tính hiệu quả của việc thể hiện nội dung thông tin nếu cắt bỏ các đoạn tự sự, miêu tả.
Lời giải chi tiết:
- Trong văn bản, phương thức tự sự và miêu tả có vai trò vô cùng quan trọng trong việc truyền tải thông tin. Nó có tác dụng làm rõ, mang tính xác thực, mang đến lượng thông tin lớn, chi tiết về lễ hội Ka – tê đến với người đọc.
- Nếu bỏ các đoạn miêu tả, tự sự, văn bản sẽ trở nên khô khan, nghèo nàn thông tin → không có sự hiệu quả trong truyền đạt thông tin.

Câu 4

Tìm điểm giống nhau giữa phong tục của người Chăm (qua lễ hội Ka-tê) và phong tục của người Kinh (qua Tết âm lịch truyền thống). Nêu nhận xét của em về điểm giống nhau đó.

Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản → Tìm hiểu về phong tục của người Chăm (qua lễ hội Ka-tê)
- Quan sát phong tục của người Kinh (qua Tết âm lịch truyền thống)
- Chỉ ra điểm giống nhau về phong tục của hai dân tộc
Lời giải chi tiết:
Điểm giống nhau giữa phong tục của người chăm (qua lễ hội Ka – tê) và phong tục của người Kinh (qua Tết âm lịch truyền thống) đó là về ý nghĩa: Đây là khoảng thời gian những thành viên trong gia đình vui Tết đoàn viên, thể hiện sự tri ân với ông bà, tổ tiên, những bậc tiền bối và cầu chúc cho một năm hạnh phúc, bình an.
Nhận xét: Ở Việt Nam, dù là bất cứ dân tộc nào cũng luôn luôn đề cao lòng biết ơn với ông bà, tổ tiên – những thế hệ đi trước đã có công sinh thành, dưỡng dục.

Câu 5

Nếu viết một văn bản thông tin tổng hợp giới thiệu ngày Tết âm lịch ở quê hương mình, em sẽ giới thiệu những thông tin cơ bản gì và sử dụng những hình ảnh nào để minh họa?

Phương pháp giải:
- Xác định đối tượng viết bài giới thiệu: Giới thiệu ngày Tết âm lịch ở quê hương mình
- Quan sát ngày Tết âm lịch ở quê hương mình
- Hình thành ý tưởng (sẽ giới thiệu những thông tin cơ bản gì? Sử dụng hình ảnh nào để minh họa?)
Lời giải chi tiết:
- Nếu viết một văn bản thông tin tổng hợp giới thiệu ngày Tết âm lịch ở quê hương mình, em sẽ giới thiệu:
+ Thời gian diễn ra ngày Tết âm lịch
+ Các lễ nghi ngày Tết: Nghi thức thờ cúng tổ tiên
+ Các hoạt động ngày Tết: Chúc Tết, tục lì xì đầu năm, …
+ Ý nghĩa ngày Tết cổ truyền: Là dịp gia đình đoàn viên, bày tỏ lòng kính trọng và lòng tin về sự cầu bình an, đầu năm mới, …
- Sử dụng các hình ảnh như:
+ Ảnh thờ cúng (Gia đình bày mâm cỗ cúng gia tiên, …)
+ Ảnh hoạt động ngày Tết (Con cháu mừng tuổi ông bà, mọi người quây quần bên nhau đầu năm mới…)

Trên đây là một số câu hỏi liên quan đến bài "Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận". Hi vọng bài viết sẽ trở thành tài liệu tham khảo giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập.
_Chúc các bạn học tốt!_
 
Từ khóa Từ khóa
dân tộc chăm gía trị nghệ thuật giá trị nội dung ninh thuận
  • Like
Reactions: Ngu Van
698
1
1
Trả lời

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.