Lý luận văn học không còn là chủ đề xa lạ với chúng ta đặc biệt là học sinh cuối cấp. Một bài viết hay không chỉ cần mở rộng mới lạ mà còn cần một lối viết độc đáo và lý luận văn học sẽ là phương tiện giúp bài viết chúng ta có điểm sáng làm nên nét độc đáo ấy. Mình xin được giới thiệu một vài nhận định về LLVH mình sưu tập được các bạn có thể đưa vào bài viết để nâng tầm bài viết của chính mình và gây ấn tượng với giám khảo chấm bài.
- “Ngôn ngữ đời sống luôn tương ứng với nhân cách và tâm hồn. Ngôn ngữ là biểu đạt của nhân cách và tâm hồn. Thời hiện tại không còn là thời hào hùng, đồng ca. Bây giờ không còn là thời của tiếng nói chung, một kẻ xướng muôn tiếng hoạ. Bây giờ là thời của ưu tư, hoài nghi, tư duy độc lập, thời của ngôn ngữ sỗ sàng. Văn chương cũng do đó mà có nhiều tiếng nói rất khác lạ.” (Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử)
- “Để thích ứng với thời đại có nhiều tiếng nói khác biệt như hiện tại, đòi hỏi không phải một lí thuyết văn chương thống nhất, mà phải chấp nhận có rất nhiều lí thuyết, nhiều quan niệm về văn học. Các thứ lí thuyết văn chương quy phạm thống nhất truớc đây nay đã mờ nhạt. Chỉ một vấn đề đặc trưng văn học cũng đã thay đổi. Phạm vi văn chương rộng rãi hơn, các đòi hỏi khắt khe về văn chương ít sức ràng buộc hơn. Phê bình văn học phải khoan dung hơn, đối thoại hơn.” (Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử)
- “Văn chương đích thực sẽ không cực đoan nên vừa áp đặt vừa không áp đặt, dạy dỗ bằng cách không dạy dỗ, văn chương sắc sắc không không như người thầy tạo hóa:
Hợp chân sẽ chẳng thấy giày
Thầy giỏi là chẳng thấy thầy dạy chi
Thuyết pháp là chẳng thuyết gì
Vạn pháp là chẳng có chi để bàn
Văn chương như lời của Phật hoàng Trần Nhân Tông dạy người ta sống theo tự nhiên và tự tìm mình:
Ở đời theo đạo phải tùy duyên
Đói ăn khát uống mệt ngủ liền
Trong nhà có đạo thôi tìm kiếm
Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền
Độc giả đọc văn chương cũng cần phải:
Lắng nghe khi chẳng hiểu chi
Hiểu rồi chẳng thấy có gì để nghe
Lắng nghe thầy dạy khi mê
Hiểu rồi lại thấy chẳng nghe được gì.”
(Nhà thơ Nguyễn Bảo Sinh)
- “Tôi chỉ mới là một người viết bình thường. Tuy nhiên, khi làm công việc gì, dù là thử sức đi nữa, tôi vẫn muốn hướng đến tính chuyên nghiệp. Theo tôi, đã là nhà văn xuôi thì tất yếu phải hư cấu và tưởng tượng. Vấn đề là anh phải hư cấu, tưởng tượng như thế nào để người đọc không thấy câu chuyện anh kể bị giả tạo, sống sượng. Bản thân tôi thích đọc truyện của những người viết biết hư cấu hơn là “tự ăn mình”, hoặc kể chuyện thật thà, kiểu có gì kể nấy, thấy gì chép nấy. Sức tưởng tượng như một lực hấp dẫn, có thể hút người ta đi từ chỗ này đến chỗ kia, để người ta được phiêu lưu cùng/trong chữ, cả về phía người viết lẫn người đọc. Tuy nhiên, tôi vẫn tin rằng, dù nhà văn có “chuyên nghiệp” đến đâu, trí tưởng tượng của anh ta có phong phú đến mức nào, thì sản phẩm tưởng tượng của anh ta cũng phải ít nhiều dựa trên những gì anh ta trải nghiệm, có thể là trải nghiệm trực tiếp từ thực tế, có thể là trải nghiệm gián tiếp qua sách báo. Hư cấu khác với bịa đặt. Ai đó đã nói rất đúng, rằng tưởng tượng càng được thấm nhuần logic của cuộc sống bao nhiêu thì càng không có giới hạn bấy nhiêu.” (Nhà văn Hoàng Công Danh)
- “Văn chương có thể ích với người này, có thể chẳng ích với người kia. Nhưng chắc chắn là ở một ý nghĩa, chừng mực nào đó, văn chương có ích cho cuộc đời này, nếu không, từ bao giờ đến bây giờ nó đã chẳng tồn tại.” (Nhà văn Hoàng Công Danh)
- “Phê bình đối với tôi không phải là khen chê, mà chỉ là trình bày một cách đọc. Nói cách khác, phê bình là sự triển diễn đời sống của sinh thể văn học khởi đi từ nơi mà nhà văn dừng lại, cung cấp cho nó đời sống khác trong không gian khác, trong cuộc chạy tiếp sức không cùng nhằm khám phá chiều sâu ẩn mật của hiện hữu con người.” (Nhà phê bình Đoàn Ánh Dương)
- “Tôi đứng về phe nước mắt.” (Nhà thơ Dương Tường)
- “Tôi quan niệm, nhà văn là người phải biết kích hoạt, tiếp thêm cảm hứng sống cho người đọc bằng cách biến cái nghiêm trọng thành nực cười, cái to tát thành bé tí, tạo sinh những ý nghĩa mới cho hiện sinh, cho ngôn từ… Rõ ràng, ngôn từ văn chương của chúng ta đã trở nên sáo mòn, đã trơn tuột và giảm thiểu ý nghĩa, lệch pha với hiện thực cuộc sống đang ngày một “thậm phồn”. Ngôn từ của cuộc sống hiện đại có những vẻ đẹp riêng, thú vị, ngay cả khi nó tục. Tháp ngà không chứa ngôn từ tục, nhưng hầm địa đạo văn chương của tôi dung nạp tất, vì thế có thể nói nó bao dung, nó nhân văn, nó… đời.” (Nhà văn Đặng Thiều Quang)
- “Nhà văn chính là Thượng đế trong tác phẩm của anh ta, nơi lí tưởng nhất để anh ta có thể sở hữu tự do tư tưởng và mặc sức dấn thân.” (Nhà văn Đặng Thiều Quang)
- “Danh thiếp của một nhà văn chính là một tác phẩm tiêu biểu nhất của anh ta.” (Nhà văn Hồ Anh Thái)
- “Tôi chỉ thích viết những câu chuyện đơn giản mà bất kì ai cũng có thể gặp, hoặc đã từng xảy ra trong đời sống nhỏ bé của họ. Thực ra mà nói thì ngay cả sự bé nhỏ cũng luôn tồn tại sự phức tạp của chính nó. Tôi thích viết về những mảnh đời "không lớn lắm". Với tôi, tính "chi tiết" bao giờ cũng đẹp hơn tính "toàn bộ". Tôi không thích sự "khái quát". Tôi thích sự "vụn vặt". Khi nhớ về một ai đó, tôi thường nhớ những thứ "bé tí", những thứ mà vì một cơ duyên nào đó giữa tôi và họ kết dính vào nhau, kiểu như một "mối nối" hơn là một cái gì đó có tính "toàn bộ". Với văn chương cũng vậy, tôi nghĩ, nó không thể đi xa khỏi những thói quen thuộc về tâm tính của mỗi con người. Nó còn thể hiện tính "tham vọng" của người đó. Tham vọng của tôi, nếu có, là của một người muốn được nhìn thấy những điều rất nhỏ.” (Nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần)
- “Ngôn ngữ đời sống luôn tương ứng với nhân cách và tâm hồn. Ngôn ngữ là biểu đạt của nhân cách và tâm hồn. Thời hiện tại không còn là thời hào hùng, đồng ca. Bây giờ không còn là thời của tiếng nói chung, một kẻ xướng muôn tiếng hoạ. Bây giờ là thời của ưu tư, hoài nghi, tư duy độc lập, thời của ngôn ngữ sỗ sàng. Văn chương cũng do đó mà có nhiều tiếng nói rất khác lạ.” (Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử)
- “Để thích ứng với thời đại có nhiều tiếng nói khác biệt như hiện tại, đòi hỏi không phải một lí thuyết văn chương thống nhất, mà phải chấp nhận có rất nhiều lí thuyết, nhiều quan niệm về văn học. Các thứ lí thuyết văn chương quy phạm thống nhất truớc đây nay đã mờ nhạt. Chỉ một vấn đề đặc trưng văn học cũng đã thay đổi. Phạm vi văn chương rộng rãi hơn, các đòi hỏi khắt khe về văn chương ít sức ràng buộc hơn. Phê bình văn học phải khoan dung hơn, đối thoại hơn.” (Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử)
- “Văn chương đích thực sẽ không cực đoan nên vừa áp đặt vừa không áp đặt, dạy dỗ bằng cách không dạy dỗ, văn chương sắc sắc không không như người thầy tạo hóa:
Hợp chân sẽ chẳng thấy giày
Thầy giỏi là chẳng thấy thầy dạy chi
Thuyết pháp là chẳng thuyết gì
Vạn pháp là chẳng có chi để bàn
Văn chương như lời của Phật hoàng Trần Nhân Tông dạy người ta sống theo tự nhiên và tự tìm mình:
Ở đời theo đạo phải tùy duyên
Đói ăn khát uống mệt ngủ liền
Trong nhà có đạo thôi tìm kiếm
Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền
Độc giả đọc văn chương cũng cần phải:
Lắng nghe khi chẳng hiểu chi
Hiểu rồi chẳng thấy có gì để nghe
Lắng nghe thầy dạy khi mê
Hiểu rồi lại thấy chẳng nghe được gì.”
(Nhà thơ Nguyễn Bảo Sinh)
- “Tôi chỉ mới là một người viết bình thường. Tuy nhiên, khi làm công việc gì, dù là thử sức đi nữa, tôi vẫn muốn hướng đến tính chuyên nghiệp. Theo tôi, đã là nhà văn xuôi thì tất yếu phải hư cấu và tưởng tượng. Vấn đề là anh phải hư cấu, tưởng tượng như thế nào để người đọc không thấy câu chuyện anh kể bị giả tạo, sống sượng. Bản thân tôi thích đọc truyện của những người viết biết hư cấu hơn là “tự ăn mình”, hoặc kể chuyện thật thà, kiểu có gì kể nấy, thấy gì chép nấy. Sức tưởng tượng như một lực hấp dẫn, có thể hút người ta đi từ chỗ này đến chỗ kia, để người ta được phiêu lưu cùng/trong chữ, cả về phía người viết lẫn người đọc. Tuy nhiên, tôi vẫn tin rằng, dù nhà văn có “chuyên nghiệp” đến đâu, trí tưởng tượng của anh ta có phong phú đến mức nào, thì sản phẩm tưởng tượng của anh ta cũng phải ít nhiều dựa trên những gì anh ta trải nghiệm, có thể là trải nghiệm trực tiếp từ thực tế, có thể là trải nghiệm gián tiếp qua sách báo. Hư cấu khác với bịa đặt. Ai đó đã nói rất đúng, rằng tưởng tượng càng được thấm nhuần logic của cuộc sống bao nhiêu thì càng không có giới hạn bấy nhiêu.” (Nhà văn Hoàng Công Danh)
- “Văn chương có thể ích với người này, có thể chẳng ích với người kia. Nhưng chắc chắn là ở một ý nghĩa, chừng mực nào đó, văn chương có ích cho cuộc đời này, nếu không, từ bao giờ đến bây giờ nó đã chẳng tồn tại.” (Nhà văn Hoàng Công Danh)
- “Phê bình đối với tôi không phải là khen chê, mà chỉ là trình bày một cách đọc. Nói cách khác, phê bình là sự triển diễn đời sống của sinh thể văn học khởi đi từ nơi mà nhà văn dừng lại, cung cấp cho nó đời sống khác trong không gian khác, trong cuộc chạy tiếp sức không cùng nhằm khám phá chiều sâu ẩn mật của hiện hữu con người.” (Nhà phê bình Đoàn Ánh Dương)
- “Tôi đứng về phe nước mắt.” (Nhà thơ Dương Tường)
- “Tôi quan niệm, nhà văn là người phải biết kích hoạt, tiếp thêm cảm hứng sống cho người đọc bằng cách biến cái nghiêm trọng thành nực cười, cái to tát thành bé tí, tạo sinh những ý nghĩa mới cho hiện sinh, cho ngôn từ… Rõ ràng, ngôn từ văn chương của chúng ta đã trở nên sáo mòn, đã trơn tuột và giảm thiểu ý nghĩa, lệch pha với hiện thực cuộc sống đang ngày một “thậm phồn”. Ngôn từ của cuộc sống hiện đại có những vẻ đẹp riêng, thú vị, ngay cả khi nó tục. Tháp ngà không chứa ngôn từ tục, nhưng hầm địa đạo văn chương của tôi dung nạp tất, vì thế có thể nói nó bao dung, nó nhân văn, nó… đời.” (Nhà văn Đặng Thiều Quang)
- “Nhà văn chính là Thượng đế trong tác phẩm của anh ta, nơi lí tưởng nhất để anh ta có thể sở hữu tự do tư tưởng và mặc sức dấn thân.” (Nhà văn Đặng Thiều Quang)
- “Danh thiếp của một nhà văn chính là một tác phẩm tiêu biểu nhất của anh ta.” (Nhà văn Hồ Anh Thái)
- “Tôi chỉ thích viết những câu chuyện đơn giản mà bất kì ai cũng có thể gặp, hoặc đã từng xảy ra trong đời sống nhỏ bé của họ. Thực ra mà nói thì ngay cả sự bé nhỏ cũng luôn tồn tại sự phức tạp của chính nó. Tôi thích viết về những mảnh đời "không lớn lắm". Với tôi, tính "chi tiết" bao giờ cũng đẹp hơn tính "toàn bộ". Tôi không thích sự "khái quát". Tôi thích sự "vụn vặt". Khi nhớ về một ai đó, tôi thường nhớ những thứ "bé tí", những thứ mà vì một cơ duyên nào đó giữa tôi và họ kết dính vào nhau, kiểu như một "mối nối" hơn là một cái gì đó có tính "toàn bộ". Với văn chương cũng vậy, tôi nghĩ, nó không thể đi xa khỏi những thói quen thuộc về tâm tính của mỗi con người. Nó còn thể hiện tính "tham vọng" của người đó. Tham vọng của tôi, nếu có, là của một người muốn được nhìn thấy những điều rất nhỏ.” (Nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần)