Trong quá trình tham gia vào chấm giải các cuộc thi viết online trên diễn đàn Văn học trẻ, mình có thấy được một số lỗi đáng tiếc mà các bạn hoàn toàn có khả năng sửa trước khi mang đi dự thi. Mình sẽ liệt kê ra vài lỗi viết lách phổ biến thường gặp - chẳng hiểu sao những lỗi này dù ai cũng biết là không nên có nhưng vẫn dính phải, khi những lỗi cơ bản được loại bỏ, văn bản ra đời thành một tác phẩm văn học hoàn chỉnh, thì lúc đó các bạn mới có tư cách nói đến "gu giám khảo" được.
- Một số bạn có lỗi sai dấu do quen cách nói vùng miền, điển hình là dấu ~ , ngả lưng – ngã lưng.
Ngoài tự tra, có thể nhờ người khác đọc giúp bạn, nhờ mấy người có tính kĩ lưỡng hoặc thích đọc chứ một số người không thường xuyên đọc, họ đọc chỉ phiên phiến rồi nói “hay, được đó bạn” thì bạn lại tin người ta rồi để lỗi sai tồn tại.
+ Lời nhân vật kể cả sai chính tả, ngọng, nhíu, địa phương, lặp từ…. khá thoải mái, khó bắt bẻ, chỉ cần không sai logic về tư duy với thiết lập nhân vật là được. Ví dụ, bạn không thể viết nhân vật của mình là một học sinh giỏi, kiến thức uyên bác nhưng nói năng ngốc nghếch, sai từ, sai kiến thức được.
+ Lỗi văn nói xuất hiện dưới dạng: rất chi là, (rất là cũng hạn chế dùng), đúng thật là vậy, quá ư là, cơ mà, thế nhưng mà, …
VD: hoa thì đua nhau khoe sắc. -> viết thế này 'rất' không hay
+ Truyện ngắn, đang kể câu chuyện bỗng xuất hiện những câu giao lưu với độc giả như: “Bạn có đoán được tôi đang nói đến mùa nào không?” – Đúng rồi, – Trong tác phẩm hậu hiện đại, tác giả thay vì cố gắng để bạn đọc chìm đắm vào câu chuyện thì họ luôn giao lưu để nhắc nhở độc giả cần tỉnh táo vì đây là không phải sự thật, hoặc gì đó khác. Nhưng với những tác giả chưa hiểu rõ về những vấn đề phức tạp của lí luận thì họ chưa đủ khéo léo để viết ra tác phẩm theo chủ nghĩa Hậu Hiện Đại mà là một sự pha tạp hỗn loạn rất khờ dại.
- Ví dụ về từ sai ý nghĩa, tối nghĩa đợi tìm lại được ví dụ thích hợp mình sẽ đưa vào sau.
Ví dụ:
Vài ngày sau trong đầu tôi chỉ nhớ về cô ấy nàng thơ của đời tôi, bản thân cứ thẩn thờ buồn sầu khi không được ngắm nhìn dung nhan ấy, 6 giờ sáng hôm sau tôi quyết định đi dạo một chút cho nguôi đi nỗi buồn cứ đi và cứ đi và rồi tôi đứng trước hàng rào nhà cô ấy lúc nào không hay và thấy cô ấy đang tưới nước cho vườn hoa rực rở như nàng ấy vậy.
- Nhiều câu văn có vẻ hay nhưng vô nghĩa hoặc ngẫm ra không có điều gì đáng bàn:
Ví dụ:
Mùa hạ tìm về trên những vầng dương chói lọi. (bản chất của mặt trời là không đổi, cần tìm ra những đặc trưng khác mà chỉ hè mới có để thay thế, nếu không cần miêu tả về trạng thái cảm xúc, màu sắc khác biệt của mặt trời…)
- Đôi khi các bạn viết những đoạn văn buồn tẻ:
“Đã mười phút trôi qua, bà vẫn ngồi đó, không đi đâu, cũng không nói gì, chỉ đơn giản là ngồi lặng im ở cửa nhà ngắm nhìn sân vườn và mọi thứ xung quanh.
Sau tầm mười phút nữa, bà mới đứng dậy và nói : ‘’Được rồi vào nhà thôi’’ ”
- Dấu chấm (.), phẩy (,), hai chấm (, chấm phẩy (, chấm than (!), hỏi chấm (?), dấu ngoặc kép (“), phải được gõ sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là một dấu trắng nếu sau đó vẫn còn nội dung. Hết câu, hết đoạn phải có dấu chấm kết thúc; tiêu đề không nên chấm kết thúc.
Lý do đơn giản của quy tắc này là nếu như các dấu ngắt câu trên không được gõ sát vào ký tự của từ cuối cùng, phần mềm sẽ hiểu rằng các dấu này thuộc vào một từ khác và do đó có thể bị ngắt xuống dòng tiếp theo so với câu hiện thời và điều này không đúng với ý nghĩa của các dấu này.
=> Quy tắc Word nên được sử dụng thành thạo nhất là với những người tạo văn bản như chúng ta, lỗi này thực sự không nên có. Nếu chưa nắm rõ có thể tra GG về quy tắc tạo văn bản.
- Lỗi trình bày nữa là các bạn không đóng mở ngoặc kép hoặc in nghiêng cho phần thoại trực tiếp. Gạch đầu dòng thể hiện lời thoại trực tiếp nhưng lại có phần dẫn của tác giả để lẫn vào nhau không có phân tách.
VD:
Anh ấy đáp lời: Dạ con là Hoàng! Con vô tình thấy bạn ấy bị thương nên giúp bạn ấy về nhà.Bạn ấy đã về nhà rồi thì cháu xin phép về
Bác cảm ơn con đã đưa con Vân của bác về.Con cầm mấy trái này về ăn cho cô vui lòng
Dạ cảm ơn bác con về
-> Đoạn văn trên có rất nhiều lỗi trình bày, các bạn có thể dùng để quy chiếu quy tắc, tự sửa lại để rút kinh nghiệm.
5. Những lỗi khác thuộc về thể loại như: tản văn tham lam quá nhiều đề tài trong một bài, truyện ngắn nhưng xuất hiện quan điểm của tác giả lồng ghép không khéo léo, nội dung chưa vào phần chính thức đã kết thúc, lượng câu từ để vào nội dung chính thì ít nhưng những phần không quan trọng thì nhiều, tâm lí nhân vật không phù hợp với hành động …. Những điều này sẽ khó để hiểu hơn nếu không có ví dụ cụ thể. Tôi xin nêu ngắn gọn một số lỗi rõ nhất và khó chấp nhận nhất để đưa ra.
Viết là một quá trình hoàn thiện không chỉ khả năng viết mà còn là quan điểm cá nhân theo năm tháng. Có lúc tôi cảm thấy bản thân viết khá tốt nhưng năm sau đọc lại thấy nhiều lỗi lặp từ ngớ ngẩn mà bản thân mình không thể hiểu được tại sao chính mình lại có thể mắc những lỗi như vậy. Do vậy, thích hợp nhất là các bạn có thể viết nhiều, lưu lại nhiều bản “demo” để khi có thời gian hoặc có việc cần dùng tới (giả dụ như một cuộc thi phù hợp) hãy đem ra và chỉnh sửa lại, lúc đấy bạn rất có thể sẽ thấy mình phải chỉnh lại nhiều nhưng bù lại, độ hoàn thiện và tính văn chương của nó sẽ hoàn hảo hơn rất nhiều so với một bài viết vội. Chúc các bạn sẽ ngày càng viết hay hơn.
1. Chính tả
- Người sai chính tả thường không biết mình bị sai chính tả. Do vậy, có thể khắc phục lỗi này bằng cách tra vài cụm từ dễ sai liên quan tới x – s, l – n, d - gi …- Một số bạn có lỗi sai dấu do quen cách nói vùng miền, điển hình là dấu ~ , ngả lưng – ngã lưng.
Ngoài tự tra, có thể nhờ người khác đọc giúp bạn, nhờ mấy người có tính kĩ lưỡng hoặc thích đọc chứ một số người không thường xuyên đọc, họ đọc chỉ phiên phiến rồi nói “hay, được đó bạn” thì bạn lại tin người ta rồi để lỗi sai tồn tại.
2. Dùng từ thừa, sai ý nghĩa, tối nghĩa….
Cụm từ văn nói đưa vào, khéo léo thì đưa vào lời nhân vật, còn lời trần thuật tuyệt đối không nên đưa văn nói vào.+ Lời nhân vật kể cả sai chính tả, ngọng, nhíu, địa phương, lặp từ…. khá thoải mái, khó bắt bẻ, chỉ cần không sai logic về tư duy với thiết lập nhân vật là được. Ví dụ, bạn không thể viết nhân vật của mình là một học sinh giỏi, kiến thức uyên bác nhưng nói năng ngốc nghếch, sai từ, sai kiến thức được.
+ Lỗi văn nói xuất hiện dưới dạng: rất chi là, (rất là cũng hạn chế dùng), đúng thật là vậy, quá ư là, cơ mà, thế nhưng mà, …
VD: hoa thì đua nhau khoe sắc. -> viết thế này 'rất' không hay
+ Truyện ngắn, đang kể câu chuyện bỗng xuất hiện những câu giao lưu với độc giả như: “Bạn có đoán được tôi đang nói đến mùa nào không?” – Đúng rồi, – Trong tác phẩm hậu hiện đại, tác giả thay vì cố gắng để bạn đọc chìm đắm vào câu chuyện thì họ luôn giao lưu để nhắc nhở độc giả cần tỉnh táo vì đây là không phải sự thật, hoặc gì đó khác. Nhưng với những tác giả chưa hiểu rõ về những vấn đề phức tạp của lí luận thì họ chưa đủ khéo léo để viết ra tác phẩm theo chủ nghĩa Hậu Hiện Đại mà là một sự pha tạp hỗn loạn rất khờ dại.
- Ví dụ về từ sai ý nghĩa, tối nghĩa đợi tìm lại được ví dụ thích hợp mình sẽ đưa vào sau.
3/ Lỗi diễn đạt
- Câu quá dài, không tách ý, lặp từ.Ví dụ:
Vài ngày sau trong đầu tôi chỉ nhớ về cô ấy nàng thơ của đời tôi, bản thân cứ thẩn thờ buồn sầu khi không được ngắm nhìn dung nhan ấy, 6 giờ sáng hôm sau tôi quyết định đi dạo một chút cho nguôi đi nỗi buồn cứ đi và cứ đi và rồi tôi đứng trước hàng rào nhà cô ấy lúc nào không hay và thấy cô ấy đang tưới nước cho vườn hoa rực rở như nàng ấy vậy.
- Nhiều câu văn có vẻ hay nhưng vô nghĩa hoặc ngẫm ra không có điều gì đáng bàn:
Ví dụ:
Mùa hạ tìm về trên những vầng dương chói lọi. (bản chất của mặt trời là không đổi, cần tìm ra những đặc trưng khác mà chỉ hè mới có để thay thế, nếu không cần miêu tả về trạng thái cảm xúc, màu sắc khác biệt của mặt trời…)
- Đôi khi các bạn viết những đoạn văn buồn tẻ:
“Đã mười phút trôi qua, bà vẫn ngồi đó, không đi đâu, cũng không nói gì, chỉ đơn giản là ngồi lặng im ở cửa nhà ngắm nhìn sân vườn và mọi thứ xung quanh.
Sau tầm mười phút nữa, bà mới đứng dậy và nói : ‘’Được rồi vào nhà thôi’’ ”
4/ Lỗi quy tắc gõ văn bản
Quy tắc:- Dấu chấm (.), phẩy (,), hai chấm (, chấm phẩy (, chấm than (!), hỏi chấm (?), dấu ngoặc kép (“), phải được gõ sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là một dấu trắng nếu sau đó vẫn còn nội dung. Hết câu, hết đoạn phải có dấu chấm kết thúc; tiêu đề không nên chấm kết thúc.
Lý do đơn giản của quy tắc này là nếu như các dấu ngắt câu trên không được gõ sát vào ký tự của từ cuối cùng, phần mềm sẽ hiểu rằng các dấu này thuộc vào một từ khác và do đó có thể bị ngắt xuống dòng tiếp theo so với câu hiện thời và điều này không đúng với ý nghĩa của các dấu này.
=> Quy tắc Word nên được sử dụng thành thạo nhất là với những người tạo văn bản như chúng ta, lỗi này thực sự không nên có. Nếu chưa nắm rõ có thể tra GG về quy tắc tạo văn bản.
- Lỗi trình bày nữa là các bạn không đóng mở ngoặc kép hoặc in nghiêng cho phần thoại trực tiếp. Gạch đầu dòng thể hiện lời thoại trực tiếp nhưng lại có phần dẫn của tác giả để lẫn vào nhau không có phân tách.
VD:
Anh ấy đáp lời: Dạ con là Hoàng! Con vô tình thấy bạn ấy bị thương nên giúp bạn ấy về nhà.Bạn ấy đã về nhà rồi thì cháu xin phép về
Bác cảm ơn con đã đưa con Vân của bác về.Con cầm mấy trái này về ăn cho cô vui lòng
Dạ cảm ơn bác con về
-> Đoạn văn trên có rất nhiều lỗi trình bày, các bạn có thể dùng để quy chiếu quy tắc, tự sửa lại để rút kinh nghiệm.
5. Những lỗi khác thuộc về thể loại như: tản văn tham lam quá nhiều đề tài trong một bài, truyện ngắn nhưng xuất hiện quan điểm của tác giả lồng ghép không khéo léo, nội dung chưa vào phần chính thức đã kết thúc, lượng câu từ để vào nội dung chính thì ít nhưng những phần không quan trọng thì nhiều, tâm lí nhân vật không phù hợp với hành động …. Những điều này sẽ khó để hiểu hơn nếu không có ví dụ cụ thể. Tôi xin nêu ngắn gọn một số lỗi rõ nhất và khó chấp nhận nhất để đưa ra.
Viết là một quá trình hoàn thiện không chỉ khả năng viết mà còn là quan điểm cá nhân theo năm tháng. Có lúc tôi cảm thấy bản thân viết khá tốt nhưng năm sau đọc lại thấy nhiều lỗi lặp từ ngớ ngẩn mà bản thân mình không thể hiểu được tại sao chính mình lại có thể mắc những lỗi như vậy. Do vậy, thích hợp nhất là các bạn có thể viết nhiều, lưu lại nhiều bản “demo” để khi có thời gian hoặc có việc cần dùng tới (giả dụ như một cuộc thi phù hợp) hãy đem ra và chỉnh sửa lại, lúc đấy bạn rất có thể sẽ thấy mình phải chỉnh lại nhiều nhưng bù lại, độ hoàn thiện và tính văn chương của nó sẽ hoàn hảo hơn rất nhiều so với một bài viết vội. Chúc các bạn sẽ ngày càng viết hay hơn.