Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga là một trích đoạn của tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên, kể về hành động nhân nghĩa, vô tư của Lục Vân Tiên, khi chàng bắt gặp trên đường cảnh bạo tàn, chàng đã không hề né tránh hay e ngại những tai họa sẽ đến mà hết lòng ra tay cứu giúp người bị nạn. Đoạn trích thể hiện được nét đẹp trong phẩm chất cũng như tâm hồn của Lục Vân Tiên, chàng làm việc nghĩa xuất phát từ tấm lòng mà không hề tính toán đến việc thiệt hơn, báo đáp ân nghĩa. Ngoài ra, Kiều Nguyệt Nga cũng là một nhân vật được xây dựng khá đặc sắc, nàng là một tiểu thư khuê các, khi được cứu giúp bởi Lục Vân Tiên nàng đã thể hiện những phẩm chất tốt đẹp như trọng ân nghĩa, hiền thục đoan trang lại là một người con có hiếu.
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
- Nguyễn Đình Chiểu -
A. Kiến thức cơ bản
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
- Nguyễn Đình Chiểu -
A. Kiến thức cơ bản
Hoàn cảnh sáng tác | Vị trí |
"Tác phẩm viết theo truyện thơ Nôm, dài 2580 câu, kể về cuộc đời nhân vật LVT. Tác phẩm ca ngợi những tình cảm cao đẹp của con người, đồng thời cũng là những mong ước của nhà thơ về đạo làm người về các mối quan hệ giữa con người trong xã hội như tình bạn, tình vợ chồng, đạo làm con… | Đoạn thơ nằm đầu tác phẩm giới thiệu nhân vật LVT và KNN thông qua LVT cứu KNN trong lúc hoạn nạn |
Nội dung |
1. Đoạn 1: 14 câu thơ đầu: Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga - Trên đường trở về quê thăm cha mẹ, Lục Vân Tiên gặp bọn cướp Phong Lai đang hoành hành hãm hại nhân dân. Trước tình cảnh dân gặp nạn, Lục Vân Tiên không ngần ngại “ghé lại bên đàng” để “bẻ cây làm gậy” nhằm vào đám cướp xông vào đánh. - Vừa xông vào đánh vừa lớn tiếng la mắng chửi bọn cướp: LVT chỉ có một mình, chàng hoàn toàn đơn phương độc mã, trong tay duy nhất một cành cây làm gậy, trong khi đó bọn cướp quân đông, gươm giáo đầy đủ táo tợn hung ác, thanh thế lẫy lừng, thế nhưng chàng không hề ngần ngại, do dự xông vào đánh cướp để cứu dân lành, đó là một hành động tự nguyện không chút do dự và dũng cảm. Trước đám quân “bốn phía phủ vây bịt bùng” LVT bình tĩnh “ tả đột hữu xông” hình ảnh đó thật đẹp. - Nguyễn Đình Chiểu đã so sánh Lục Vân Tiên đánh cướp giống như hình ảnh vị tướng Triệu Tử Long trong Tam Quốc diễn nghĩa đang một mình phá vòng đường ra. Tác giả đã so sánh hành động của Lục Vân Tiên với Triệu Tử Long, nếu Triệu Tử Long một mình đánh giặc để bảo vệ con vua là thể hiện tấm lòng trung với vua thì Lục Vân Tiên đánh cướp cứu dân langflaf thể hiện tấm lòng và phong cách một trang anh hùng, vị nghĩa vong thân. Đó là một hành động vì nghĩa, hành động đó thể hiện một trang hảo hán thấy việc bất bình ra tay cứu giúp trừ nguy. => Kết quả: Tướng Phong Lai bỏ mạng tại trận, cả bọn lân la bỏ chạy. b. Đoạn 2: Thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh tan bọn cướp - Thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đnahs cướp lại bộc lộ tư cách con người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, cũng rất từ tâm, nhân hậu. Nghe lời cứu nạn, Lục Vân Tiên động lòng đáp lại, tìm cách an ủi “Ta đã trừ dòng lâu la” và ân cần hỏi han. Khi nghe họ nói muốn được lạy tạ ơn, Vân tiên vội gạt đi ngay: “ Khoan khoan ngồi đó chớ ra Nàng là phận gái ta là phận trai” -Khi Kiều Nguyệt Nga mời về quê để cảm tạ và trả ơn cứu mạng, Lục Vân tiên chỉ cười. Chàng đánh cướp cứu dân chứ không đạt mục đích trả ơn, chẳng qua giữa đường gặp chuyện bất bình, phận làm trai không thể đứng nhìn, chàng đã xông vào cứu dân. Lục Vân Tiên đã từ chối món quà chiếc châm vàng của Kiều Nguyệt Nga, chỉ cùng nhau xướng họa một bài thơ rồi thanh thản ra đi, không hề vấn vương. Dường như đối với vân tiên, làm việc nghĩa là một bổn phận, một lẽ tự nhiên, con người trọng nghĩa khinh tài ấy không coi đó là công trạng. Đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán. c. Phẩm chất tốt đẹp của Kiều Nguyệt Nga Kiều Nguyệt Nga là con gái quan tri phủ, giữa đường gặp nạn, khi được cứu giúp nàng đã bày tỏ với lời lẽ chân thành song rất thùy mị, nết na, có học thức. cách xưng hô gọi mình là tiện thiếp thể hiện mình là một con người có học, có thái độ khiêm nhường, lời nói dịu dàng và cách trình bày rõ ràng khúc chiết đáp ứng lời hỏi han, ân cần điều đó thể hiện thái độ chân thành niềm cảm kích trước ân nhân cứu mạng. => Kiều Nguyệt Nga là người con gái thùy mị nết na, có học và trọng ân nghĩa. |