Một tác phẩm đã thực sự thống trị trên văn đàn Trung Hoa

Một tác phẩm đã thực sự thống trị trên văn đàn Trung Hoa

HỒNG LÂU MỘNG

Tác giả :
Tào Tuyết cần : Sinh ra trong thời đại xã hội phong kiến có những dấu hiện suy tàn, mục ruỗng => Ảnh hưởng : Một mặt ông có những dấu ấn giai cấp khó có thể xóa mờ nhất là tinh thần hư vô và bi quan . Mặt khác ông lại nhận thức sự xấu xa tội ác của giai cấp mình, nhận thấy những mục ruỗng thối nát ngay trong lòng chế độ phong kiến. Cung cấp nguồn sống dồi dào, trở thành chất liệu hiện thực phong phú cho những sáng tác

Gía trị nội dung :

1, Tác phẩm phản ánh chân thực sâu rộng về biến thiên xã hội phong kiến lúc bấy giờ : Gía trị bản chất của xã hội phong kiến :

+ Ning Quốc – Vinh Quốc Phủ => Mâu thuẫn tồn tại trong lòng nước. Những mâu thuẫn của giai cấp thống trị với bị trị. Bản chất mưu mô tàn ác, đời sống sa đọa thiên về hưởng lạc

+ Xây dựng những nhân vật nổi loạn : Gỉa bảo ngọc và lâm đại ngọc => đứa con phản nghịch của xã hội phong kiến

Hồng Lâu Mộng là bức tranh hiện thực rộng lớn về xã hội phong kiến trên con đường suy tàn. Cái vẻ ngoài tô nghiêm nề nếp không che đậy được thực chất mục ruỗng của giới thượng lưu. Cuộc sống xa hoa, dâm ô của giai cấp bóc lột về những mối quan hệ tàn nhẫn giữa họ với nhau đã đưa Gỉa Phủ - hình ảnh thu nhỏ của xã hội TQ thời Thanh vào con đường tàn tạ không thể cứu vãn được. TTC bằng nhãn quan hiện thực tỉnh táo của mình đã báo hiệu buổi hoàng hồn của xã hội phong kiến không còn xã nữa

Với nhãn quan của con người dân chủ, nhà văn còn nhìn thấy những con người mới mang tư tưởng phản truyền thống. Họ chống lại quan niệm trọng nam khinh nữ, chán ghét khoa cử công đanh theo đuổi cuộc sống tự do chống lại khuôn phép ràng buộc. Đó là cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa tư tưởng dân chủ sơ khai và tư tưởng phong kiến

2, Xây dựng được những hình tượng nghệ thuật giàu sức gợi

+ Gỉa Bảo Ngọc : Mang những dấu ấn sâu sắc của giai cấp mình thuộc về

Cuộc sống : cuộc đời sung túc của giai cấp bóc lột, ông chủ phong kiến. Cuộc sống của GBN bao vây trong không khí phấn sáp nguyệt hoa

Ý thức, tư tưởng của xã hội cũ : tôn dùng thánh nhân chịu ràng buộc bởi những quan niệm luân li tôn ti trật tự, nhiều khi GBN không dám làm trái di huấn của thánh nhân dẫu không đồng tình

Mất nhuệ khí đấu tranh của xã hội phong kiến, nhiều khi thỏa hiệp, cầu an. Có tư tưởng nổi loạn chống phong kiến : Chống lại khoa cử , không muốn đi theo con đường làm quan trị nước. Với những người học hành đỗ đtah, GBN chửi là con mọt ăn lộc nước, giặc nước. Với chuyện lí tưởng sống lập thân vương danh làm quan trị nước là chuyện tầm bậy. Với đạo đức phong kiến tối cao, quân tử tự giết mình để thành nhân, GBN cho là không đáng 1 xu

Phản đối tư tưởng trọng nam khinh nữ: Sống trong vườn Đại Qún – nơi vốn dĩ giành cho phụ nữ trong phủ, chịu ảnh hưởng tính cách của những tỉ nữ xuất thân tầng lớp dưới, ngợi ca vẻ đẹp, đồng tình, đồng cảm với số phận con người phụ nữ phản đối sự áp chế , độc quyền của con người đàn ông

Phản đối tình yêu sắp đặt, chủ trương để bảo vệ tình yêu cá nhân : khước từ sự sắp đặt gia đình, tìm đến tình yêu của Lâm Đại Ngọc, khi không được như ý GBN tìm đến cái chết/ đi tu

+ Lâm Đại Ngọc :

Đa sầu đa cảm : Thường than thân trách phận, cảm cảnh cho thân phận mình, sống trong trạng thái nghi ngờ mẫn cảm, chỉ sợ người khác khinh miệt và hay khóc lóc. Trạng thái mâu thuẫn, giằng xé : ảnh hưởng của

chế độ phong kiến >< muốn nổi loạn theo tiếng nói con người cá nhân

+ Tiết Bảo Thoa:

Nhân vật không bộc lộ tính cách, cá tính chân thực mà tất cả hành vi đều được cân nhắc kĩ lưỡng. Nàng lúc nào cũng an phận tùy thời. Nhưng trong bối cảnh xã hội phong kiến suy bi, biết cư xử cho ra 1 con người thì phải gắn liền với sự giả dối. Điều chi phối TBT là tư tưởng phong kiến thân căn cố đế, là tín đồ trung thành của chế độ phong kiến

Tuy GBN và TBT thành vợ chồng nhưng vẫn không có được hạnh phúc tình yêu và nhanh chóng rơi vào cảnh chăn đơn gối chiếc => bi kịch của kẻ tôn thời chủ nghĩa phong kiến

3, Ca ngợi tình yêu tự do, vượt lên lễ giáo phong kiến

Tình yêu trong HLM khác với các tác phẩm trước đó bởi nó có ý nghĩa xã hội rộng lớn song hành chống lại phong kiến. Nếu như các tác giả trước đó chủ trương tình theo tư tưởng và nếp sống phong kiến phu quý phu vinh, lấy đạo đức phong kiến là tiêu chuẩn cho tình yêu thì HLM lại phá vỡ nó. Cổ súy cho tình yêu tự do, đi ngược lại lợi ích giai cấp, chống lại sự sắp đặt

Tuy cổ súy tình yêu tự do nhưng nhà văn cũng nhìn thấy kết cục bi kịch tất yếu của nó. Bởi tình yêu tự do còn bị vùi dập chưa thể nào chiến thắng thế lực phong kiến. Lí tưởng và cung cách yêu đương của nhân vật chính chưa được xã hội ủng hộ nên dẫn tới bi kịch tình yêu tan vở, kẻ chết người đi tu là kết thúc tất yếu, không thể tránh khỏi

Gía trị nghệ thuật :

Bút pháp tái hiện hiện thực đầy nghiêm ngặt. Đan xen thực giải cài cắm các chi tiết kỳ ảo. Đi sâu vào miêu tả nội tâm nhân vật. Cốt truyện phức tạp, nhiều tuyến nhân vật và chi tiết => tổ chức chặt chẽ, nhất quán
 

Đính kèm

  • hong-lau-mong.jpg
    hong-lau-mong.jpg
    128.7 KB · Lượt xem: 139
  • Like
Reactions: Vanhoctre
655
1
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top