Bài học từ mâu thuẫn xung đột của vở kịch cũng như giá trị nhân đạo và hiện thực từ tác phẩm Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài

Bài học từ mâu thuẫn xung đột của vở kịch cũng như giá trị nhân đạo và hiện thực từ tác phẩm Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài

Nguyễn Huy Tưởng là một biểu tượng lớn lao trong nền văn học Việt Nam. Tác phẩm của ông đã và đang trường tồn, vượt qua sự băng hoại, khắc nghiệt của thời gian để mang tới nhiều chiều kích, bài học cho lí tưởng nghệ thuật, thẩm mỹ. Với kịch của ông, sự xung đột không bao giờ, và không thể nào giải quyết trong cái thể loại bi kịch, đau đớn dằn vặt về mặt tinh thần đến tột độ. Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và nhân dân lao động. Mâu thuẫn giữa khát vọng nghệ thuật lý tưởng cao siêu với lợi ích thiết thực của đời sống nhân dân. Nhưng trong bất cứ điều gì cũng có nguyên do của nó. Và việc tạo nên mâu thuẫn đó đã góp phần không nhỏ trong hình thành dư ba cho tác phẩm văn học Nguyễn Huy Tưởng

Mâu thuẫn xã hội và kết thúc bi kịch cho ta 1 bài học về mối quan hệ nghệ thuật và đời sống : không bao giờ tồn tại nghệ thuật nào đứng cao hơn sự sống còn của con người. Khát vọng, lý tưởng nghệ thuật người nghệ sĩ không thể chồng chất lên đôi vai gầy của nhân dân. Sai lầm của Vũ Như Tô là quá tuyệt đối nghệ thuật và cái đẹp, cho rằng một cái đẹp siêu Việt tồn tại bên ngoài các mối quan hệ xã hội

Người ta nhìn thấy giá trị hiện thực hiện hữu ngồn ngộn trên văn ông. Nó phản ánh chân thực bức tranh xã hội khi giai cấp cầm quyền thối nát, nhân dân đói khát điêu linh, xã hội như từng ngày bức tử đến nghẹn ứ cổ họng người dân. Càng phê phán cái nhận thức lầm lạc của người nghệ sĩ về mối quan hệ của nghệ thuật và đời sống, để nghệ thuật trở thành thù nghịch với đời sống. Ngàn đời từ thuở sơ khai cho đến thế giới đương đại, người ta vẫn cứ mỏi mòn một chân lí không thể thay đổi rằng văn học là tấm gương xê dịch trên quãng đường đời nó không thể nằm ngoài phạm vi xã hội nhân sinh, nó không thể vô tâm đứng nhìn cảnh điêu linh, khốn khổ và vô cảm trước khoảnh khắc hạnh phúc đời người. Nhưng nếu chỉ phê phán giữa nhà văn với đời sống thì quả thực chưa thỏa đáng. Hơn hết, cái nhìn thiển cận, hẹp hòi của quần chúng chỉ thấy được những nhu cầu thiết yếu trước mắt mà chưa thấy được giá trị của cái đẹp, cái thẩm mỹ với đời sống. Nguyễn Huy Tưởng đặt ra vấn đề trách nhiệm của con người là nâng tầm tiếp nhận, là nâng cao thị hiếu thẩm mĩ của bản thân để có thể tiếp tục kế thừa những giá trị vĩnh cửu đích thực

Nhân đạo là một ánh sáng, một biển cả mà bất kỳ tác phẩm nào cũng phải đổ ra đó. Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài cũng không phải là ngoại lệ. Nó trân trọng tài nghệ, lí tưởng, vốn văn hóa hay nỗ lực cống hiến vì một đời nghệ thuật của người nghệ sĩ. Càng trân trọng bao nhiêu thì nhà văn họ Nguyễn càng xót xa cho số phận của họ, cảm thương cho bốn chữ “ hồng nhân mà bạc mệnh”, sự mong manh của cái đẹp bởi một khi đã xung đột, cái đẹp luôn là thứ bị triệt tiêu hàng đầu. Ở đó, người ta vẫn khát khao về thứ lí tưởng cao quý, mỹ cảm một ngày sẽ được đón nhận nồng nhiệt. Dẫu trong cái đói, cái khổ người ta chỉ nghĩ đến miếng ăn mà quên mất tinh thần, trái tim họ cũng cần được ăn uống thì đến lúc nào đó, sẽ có chỗ đứng cho nghệ thuật trong lòng những kẻ khốn khổ

Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài không chỉ để đọc thôi đâu. Phải ngấm từng câu chữ của Nguyễn Huy Tưởng “ Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng đài” tiếng hét trong đau đớn vang tới ngàn đời sau để rồi nó còn là dấu mốc, còn là bài học để những nhà phê bình học hỏi, những nhà văn tiếp thu trên hành trình tạo nên chữ nghĩa, chỗ đứng cho riêng mình. Nghệ Thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh?. Nhất quyết phải là nghệ thuật vị nhân sinh
 

Đính kèm

  • phan-tich-vinh-biet-cuu-trung-dai-2.jpg
    phan-tich-vinh-biet-cuu-trung-dai-2.jpg
    51.5 KB · Lượt xem: 17
  • Like
Reactions: Phong Cầm
332
1
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top