Mới ngày nào xa nội về với bố và mẹ ở thành thị mà nay lại mùa hè nữa đến. Tôi mong mãi. Và thời gian cứ nhẹ nhàng trôi như chẳng đợi chờ ai cả. Thoắt cái, kỳ nghỉ hè đã đến, tôi mừng hết biết và cứ mong cho trời mau sáng để bố đèo tôi về. Lòng dạ lúc nào cũng bồn chồn, thổn thức, lâu lâu lại vang lên câu hát chẳng có lời. Tôi lại được về quê nội!
Dường như mình đã lớn tự khi nào và bà nội nếp nhăn in hằn nhiều hơn thì phải. Tóc bà mới ngày nào đen như gỗ mun mà giờ đã điểm hoa râm. Vườn rau, nhà cửa vẫn thế. Thằng Thảo, cái Hiền, Linh đen ra dáng người lớn cũng biết đỡ đần bố mẹ nhiều công việc đồng áng. Đối với tôi đó là chuỗi ngày quý giá nhất. Tôi cứ muốn thả lòng mình hòa lẫn tiếng thời gian qua những kí ức khó quên.
Lần này về quê chơi không hiểu sao tôi lại chẳng thích ùa ra hoà với lũ trẻ con trong xóm mà lại cùng nội lúi húi làm đủ thứ ở mảnh vườn sau nhà. Mảnh vườn của nội tôi tuy không rộng lắm nhưng trồng đủ mọi thứ rau theo từng mùa trong năm. Tôi tỉ mẩn đếm đếm đi đếm lại xem bao nhiêu luống nào là luống rau dền, kia lại luống rau ngót, rồi luống rau mồng tơi, đám rau đay tím, liếp rau muống, cà pháo, rau thơm các loại. Rau dền trắng, rau dền đỏ là một luống hình chữ nhật được nội đánh luống chạy dọc với hướng mặt trời. Rau xanh non mơn mởn. Cây đều nhau, thi nhau vượt lớn trong vườn. Rau dền nấu với con hến sông thì ngon và thơm phải biết. Hương vị thoảng thơm trong nỗi lòng nội.
Cứ nhìn luống rau từng ngày lớn dần, tôi lại thấy sự siêng năng hằng ngày của nội. Bên kế luống rau dền là luống rau mồng tơi. Nội tôi chọn giống cũng từ những lần trồng trước. Cây nào to, khỏe trong luống là nội lấy thanh cây nứa cắm cạnh bên đánh dấu lại làm giống và không được ai hái lá. Tôi nhẩm đếm có bảy cây. Rau mồng tơi lá to xoè ra xanh non trông bắt mắt lắm. Rau nấu với con tép phơi khô thì hợp phải biết. Nội hái khoảng bằng nén tay cứng là được bữa canh không tốn lấy một đồng đi chợ.
Dường như mình đã lớn tự khi nào và bà nội nếp nhăn in hằn nhiều hơn thì phải. Tóc bà mới ngày nào đen như gỗ mun mà giờ đã điểm hoa râm. Vườn rau, nhà cửa vẫn thế. Thằng Thảo, cái Hiền, Linh đen ra dáng người lớn cũng biết đỡ đần bố mẹ nhiều công việc đồng áng. Đối với tôi đó là chuỗi ngày quý giá nhất. Tôi cứ muốn thả lòng mình hòa lẫn tiếng thời gian qua những kí ức khó quên.
Lần này về quê chơi không hiểu sao tôi lại chẳng thích ùa ra hoà với lũ trẻ con trong xóm mà lại cùng nội lúi húi làm đủ thứ ở mảnh vườn sau nhà. Mảnh vườn của nội tôi tuy không rộng lắm nhưng trồng đủ mọi thứ rau theo từng mùa trong năm. Tôi tỉ mẩn đếm đếm đi đếm lại xem bao nhiêu luống nào là luống rau dền, kia lại luống rau ngót, rồi luống rau mồng tơi, đám rau đay tím, liếp rau muống, cà pháo, rau thơm các loại. Rau dền trắng, rau dền đỏ là một luống hình chữ nhật được nội đánh luống chạy dọc với hướng mặt trời. Rau xanh non mơn mởn. Cây đều nhau, thi nhau vượt lớn trong vườn. Rau dền nấu với con hến sông thì ngon và thơm phải biết. Hương vị thoảng thơm trong nỗi lòng nội.
Cứ nhìn luống rau từng ngày lớn dần, tôi lại thấy sự siêng năng hằng ngày của nội. Bên kế luống rau dền là luống rau mồng tơi. Nội tôi chọn giống cũng từ những lần trồng trước. Cây nào to, khỏe trong luống là nội lấy thanh cây nứa cắm cạnh bên đánh dấu lại làm giống và không được ai hái lá. Tôi nhẩm đếm có bảy cây. Rau mồng tơi lá to xoè ra xanh non trông bắt mắt lắm. Rau nấu với con tép phơi khô thì hợp phải biết. Nội hái khoảng bằng nén tay cứng là được bữa canh không tốn lấy một đồng đi chợ.
(Giàn mồng tơi - Văn Học Trẻ - Ảnh internet)
Rau nội trồng thích mắt lắm. Lúc nào nội cũng ngoài vườn chăm sóc chúng. Lúc thì nhổ cỏ, khi thì bắt sâu. Nội gánh nước ao làng bằng hai thùng sắt về tưới cho chúng. Khi cây rau còn bé tí, nội tưới bằng vòi sen cho cây không bị ngả nghiêng. Khi rau lớn, nội dùng gáo dừa có cán tưới quanh gốc trông thành thục lắm.
Hàng rau bồ ngót non xanh, bụi này cách bụi kia khoảng hai gang tay của nội. Rau bồ ngót ăn sống với giá đỗ thì ngon phải biết vừa mát lại vừa thơm. Trẻ con chúng tôi ăn không quen thì nội tuốt lá rồi vò nát nấu chung với mướp hương cùng với thịt con hến sông xa ba mét mùi thơm lan toả đến mê hồn. Tôi thích lắm. Nội bảo “ngoài thành phố hiếm có món này lắm đấy. Cháu ăn đi rồi xa nội nhớ thương nội nhiều nhé. Hôm nào về, nội hái cho ít làm quà quê.”
Nội tôi thương anh em chúng tôi nhiều lắm. Được ở với nội tôi cảm thấy tâm hồn thoải mái. Bao nhiêu món ăn từ rau làm ở mảnh vườn chứa chất hương quê thấm đượm nỗi vất vả mà nội gửi gói vào sao thoảng nghĩa tình đến khó quên.
Sắp tới ngày xa nội trở về thành phố nhộn nhịp. Cả đêm không sao chợp mắt. Tôi thương nội tôi ở một mình quá đi. Ngộ nhỡ lúc trái gió giở trời ai đâu cùng nội chia sẻ, gần gũi, chăm sóc. Các cô lấy chồng không xa nhưng phải lo phận nhà chồng. Bố tôi lại là con cả mà lại làm việc xa quê. Suy nghĩ mông lung, tôi không tiện thổ lộ với nội sợ nội dỗi hờn rồi trời sáng khi nào tôi không hay biết.
Thức dậy, thấy nội và bố tôi cùng các cô tôi đang chuẩn bị đồ đạc để cho bố con tôi mang về thành phố. Bữa cơm thân mật chia tay nội và các cô sao tôi thấy thương nội quá. Cơm nước xong, bố và tôi lại bên bàn thờ ông thắp cây hương cầu mong ông phù hộ cho bà và con cháu bình an. Lên xe về, nội tôi oà lên tiếng khóc chia tay làm tôi thương nội nhiều lắm:
“Cháu ơi, biết đến khi nào cháu lại về với bà…”
Các cô cũng rơi nước mắt. Rồi tất cả chia tay đưa bố con tôi một quãng xa cho đến khi khuất hẳn trên con đường làng yên bình.
Hè năm ấy trôi dần vào quá khứ. Đó cũng là mùa hè cuối cùng tôi về với nội rồi không bao giờ gặp lại nội nữa. Nghĩ lại, hai hàng nước mắt cứ ứa ra và nghèn nghẹn nơi cổ họng. Nội đã bỏ tôi cùng các em của cô ra đi mãi mãi chốn bình yên nơi khoảng trời xa thẳm. Đưa nội về với đất, tôi bần thần liếc nhìn các luống rau mới ngày nào cùng nội vun trồng chăm sóc, bây giờ thiếu sự quan tâm của nội không biết nó có còn dáng vẻ như xưa. Trong sâu thẳm, tôi cứ thích cái mảnh vườn ấy lắm. Mảnh vườn chứa đựng bao mồ hôi, vất vả đời nội và nó còn đắt giá hơn ngàn lần khi đó là mảnh vườn chứa đựng cả tình thương của nội.
Bài của Phùng Văn ĐịnhHàng rau bồ ngót non xanh, bụi này cách bụi kia khoảng hai gang tay của nội. Rau bồ ngót ăn sống với giá đỗ thì ngon phải biết vừa mát lại vừa thơm. Trẻ con chúng tôi ăn không quen thì nội tuốt lá rồi vò nát nấu chung với mướp hương cùng với thịt con hến sông xa ba mét mùi thơm lan toả đến mê hồn. Tôi thích lắm. Nội bảo “ngoài thành phố hiếm có món này lắm đấy. Cháu ăn đi rồi xa nội nhớ thương nội nhiều nhé. Hôm nào về, nội hái cho ít làm quà quê.”
Nội tôi thương anh em chúng tôi nhiều lắm. Được ở với nội tôi cảm thấy tâm hồn thoải mái. Bao nhiêu món ăn từ rau làm ở mảnh vườn chứa chất hương quê thấm đượm nỗi vất vả mà nội gửi gói vào sao thoảng nghĩa tình đến khó quên.
Sắp tới ngày xa nội trở về thành phố nhộn nhịp. Cả đêm không sao chợp mắt. Tôi thương nội tôi ở một mình quá đi. Ngộ nhỡ lúc trái gió giở trời ai đâu cùng nội chia sẻ, gần gũi, chăm sóc. Các cô lấy chồng không xa nhưng phải lo phận nhà chồng. Bố tôi lại là con cả mà lại làm việc xa quê. Suy nghĩ mông lung, tôi không tiện thổ lộ với nội sợ nội dỗi hờn rồi trời sáng khi nào tôi không hay biết.
Thức dậy, thấy nội và bố tôi cùng các cô tôi đang chuẩn bị đồ đạc để cho bố con tôi mang về thành phố. Bữa cơm thân mật chia tay nội và các cô sao tôi thấy thương nội quá. Cơm nước xong, bố và tôi lại bên bàn thờ ông thắp cây hương cầu mong ông phù hộ cho bà và con cháu bình an. Lên xe về, nội tôi oà lên tiếng khóc chia tay làm tôi thương nội nhiều lắm:
“Cháu ơi, biết đến khi nào cháu lại về với bà…”
Các cô cũng rơi nước mắt. Rồi tất cả chia tay đưa bố con tôi một quãng xa cho đến khi khuất hẳn trên con đường làng yên bình.
Hè năm ấy trôi dần vào quá khứ. Đó cũng là mùa hè cuối cùng tôi về với nội rồi không bao giờ gặp lại nội nữa. Nghĩ lại, hai hàng nước mắt cứ ứa ra và nghèn nghẹn nơi cổ họng. Nội đã bỏ tôi cùng các em của cô ra đi mãi mãi chốn bình yên nơi khoảng trời xa thẳm. Đưa nội về với đất, tôi bần thần liếc nhìn các luống rau mới ngày nào cùng nội vun trồng chăm sóc, bây giờ thiếu sự quan tâm của nội không biết nó có còn dáng vẻ như xưa. Trong sâu thẳm, tôi cứ thích cái mảnh vườn ấy lắm. Mảnh vườn chứa đựng bao mồ hôi, vất vả đời nội và nó còn đắt giá hơn ngàn lần khi đó là mảnh vườn chứa đựng cả tình thương của nội.
Sửa lần cuối: