Năng lực văn học hay học văn ? Bí quyết để có những bài văn hay mà không phải ai cũng biết

Năng lực văn học hay học văn ? Bí quyết để có những bài văn hay mà không phải ai cũng biết

baivanhay
baivanhay
  • Thành viên BQT
  • Moderator
Sự học là chiếc thang không điểm dừng và chúng ta sẽ tự tìm ra cho mình một khả năng riêng cũng như cách học phù hợp với bản thân nhất. Để chinh phục chiếc thang cao đó bạn luôn cần một lòng quyết tâm, nghị lực và đừng bao giờ bỏ cuộc. Bạn sẽ thành công không chỉ với môn Văn mà còn với tất cả các môn khác, cũng như môn học mình thật sự yêu thích bằng những phương pháp tốt, hay đôi khi chỉ là những bí quyết giản đơn. Hãy cùng Văn Học Trẻ chia sẻ nhé!

Hang Nga.jpg


Luôn suy nghĩ tích cực và chân thành sẽ tạo cho mình niềm hứng khởi

Sự hứng khởi trong hành văn rất quan trọng. Trong quá trình học nhiều bạn ngại học và bỏ bê môn này chỉ vì với suy nghĩ: “Mình không đủ khả năng”, không hứng thú, ngại ngùng, chán nản sẽ cản trở bạn rất nhiều. Văn học không thường xuyên tồn tại khi có suy nghĩ tiêu cực các bạn ạ, hãy lạc quan lên! Bạn không phải nhà văn, bạn không thể sáng tác với lòng thương đau. Mà ngược lại, học văn chính là nói lên bằng cảm xúc chân thành, trong sáng trung thực từ các bạn. Chẳng phải các bài thi văn học sinh giỏi thường có cảm xúc rất tuyệt vời sao ?

Nắm chắc nội dung cơ bản nhất trong từng tác phẩm

Không cần phải quá cầu kì, hoa mĩ, phân tích những thứ xa xôi, trừu tượng. Điều quan trọng để học tốt môn Văn đó chính là bạn hãy cố gắng hiểu rõ nội dung chính trong đó rồi sau đó sẽ triển khai ra các ý mới. Bạn làm được điều này đã vượt qua vạch trung bình – 5 điểm rồi.
Ở tác phẩm, bạn chỉ cần nêu “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam với khoảng 450 từ, với nội dung cốt yếu của nó chính là cuộc sống phố huyện về đêm qua cái nhìn của cô bé Liên, từ đó ta sẽ khai triển thêm các ý như: cuộc sống thiếu thốn, tù túng qua lời kể của nhà văn, các hình ảnh biểu tượng, biểu trưng, tấm lòng nhân đạo của tác giả... Còn lại, bạn “chém gió” tí tẹo thôi mà

Đọc, đọc và đọc thật nhiều

Đọc không phải là đọc thuộc lòng, đọc thụ động. Hãy vừa đọc vừa “sáng tác” cùng tác giả. Đọc cũng vô cùng thú vị, các bạn hãy tìm cho mình kiểu đọc phù hợp nhé. Hãy tìm hiểu và rèn luyện nó từ bây giờ và cho cả đời đấy.
Đọc cũng là một khoa học. Hãy google đi thôi

Sách tham khảo chỉ là những bản nháp.

Sách tham khảo có thể cho bạn nhiều ý tưởng hay ho, nhưng các giáo viên không chấm các bài viết nháp đó. Các bạn tưởng họ không trải qua thời học sinh như các bạn chắc ?
Văn học chính là môn học để chúng ta sáng tạo, chính vì thế hãy viết bằng cảm xúc, tâm hồn thật của mình thay vì đi “vay mượn” những câu chữ rập khuôn đó. Một cách khác để bạn có thể tham khảo hiệu quả là: hãy viết một bài văn theo suy nghĩ, cảm nhận của mình rồi sau đó sẽ đọc lại bài tham khảo đó. Cách này sẽ giúp ta bổ sung thêm được nhiều ý mới bên cạnh những ý mình đã triển khai trước đó.
Dùng sách tham khảo không phải là xấu nhưng quan trọng là bạn nên tiếp thu được thêm nhiều ý tưởng khi dùng sách tham khảo, thay vì bị phụ thuộc vào nó.

Không thêm ư ? Đừng nên bận tâm có nên tham gia hay không.

Ở đó sẽ có người học, người không, bạn dễ bị phân tán tư tưởng. Không phải đi học thêm ở nhiều lò, nhiều trung tâm sẽ giúp kiến thức bạn chắc chắn hơn, nhiều bạn đi học theo phong trào chứ không phải thực sự muốn học. Thêm nữa chỗ ngồi quá đông, ồn ào, học trái ca... càng khiến bạn thêm mệt mỏi, hàng trăm học sinh được học, cùng ghi chép một bài giảng như nhau.
Cách tốt nhất đó là bạn chủ động dành một thời gian thích hợp ở nhà để học thật nghiêm túc, luyện viết với các bộ đề để nâng cao khả năng viết. Lập một nhóm 3-5 bạn cùng mục đích và có thái độ học tích cực. Bạn học trực tuyến cũng được.
Tham gia các nhóm học trực tuyến tại Văn Học Trẻ: mọi người cùng viết, viết và công khai mang đến cho bạn sự dạn dĩ trong hành văn. Tiếp nhận được nhiều kiến thức văn học hay, cách hành văn mới lạ hơn nhiều các sách tham khảo cứng nhắc.
Song song với chủ động học – tư duy, hãy hỏi bạn, hỏi thầy cô sẽ giúp bạn luôn chủ động thời gian viết văn, trả bài.

Hãy học với tâm trạng thoải mái

Điều cuối cùng tuy đơn giản mà thật cần thiết. Hãy nhớ việc học Văn cũng như các môn khác là một hành trình khám phá từ từ, đừng vì tư tưởng bị nhồi ép, bắt buộc mà tự ép bản thân. Học với niềm vui, niềm yêu thích thật sự bạn sẽ thấy việc học Văn không hề khó khăn một chút nào, hơn hết bạn sẽ cảm nhận được nhiều điều tốt đẹp mà những giá trị văn chương mang lại.
Đừng ngại viết ra những điều mới, những suy nghĩ, ý kiến riêng của bạn cũng như lo lắng không đúng theo sách. Đôi khi một chút sáng tạo ngoài lề đó lại khiến bài văn của bạn thêm nổi bật và khả năng ngôn từ thêm vững chắc hơn.
 
Từ khóa Từ khóa
sự học văn học trẻ văn học trẻ chia sẻ
  • Like
Reactions: Hoàng tử nhỏ
926
1
1
Trả lời
Gói gọn trong 3 nguyên tắc:
  1. Kiến thức trọng tâm
  2. Luyện viết
  3. Công thức mở bài
1. Phải nắm chắc kiến thức trọng tâm.
Môn học nào kiến thức trọng tâm vẫn là yếu tố then chốt quan trọng, đây là chìa khóa, là nền tảng quan trọng để các bạn bước tiếp những bước đi tiếp theo trong quá trình ôn luyện, riêng đối với môn văn, các bạn phải đầu tư thời gian để nắm chắc các kiến thức trọng tâm cụ thể là: Phải nắm vững từng thời kỳ văn học với những tác giả, tác phẩm tiêu biểu; phải nắm vững về tiểu sử, phong cách sáng tác, các tác phẩm quan trọng, nghệ thuật sáng tác của các tác giả văn học tiêu biểu; phải học thuộc lòng tất cả các bài thơ, các đoạn văn tiêu biểu và nắm được nội dung, nghệ thuật chính trong từng tác phẩm; … đây chính là xương sườn quan trọng giúp các bạn định hướng tốt trong việc ôn tập và triển khai ý khi làm bài thi.
Chúng ta nên dành thời gian để biên soạn tất cả các kiến thức trọng tâm cần phải nắm vững và … học thuộc lòng. Tôi biết có nhiều bạn nghĩ môn văn không cần học thuộc lòng nhưng theo tôi, các kiến thức quan trọng chúng ta không thể nhớ hết nếu không học thuộc lòng, tuy nhiên vấn đề quan trọng là các bạn phải phân loại và học theo sơ đồ để các bạn có kiến thức một cách hệ thống trong sự so sánh tổng quan, đây cũng là bí quyết giúp các bạn làm tốt các dạng đề thi mang tính tổng hợp nhiều tác phẩm văn học khác nhau.
Thêm vào đó, trong quá trình đọc các bài văn mẫu, đối với những bài phân tích hay, những đoạn văn viết nhiều cảm xúc, các bạn nên đọc kỹ và cố gắng ghi nhớ cách viết, thậm chí nếu cần có thể học thuộc lòng để “tùy cơ ứng biến” vào bài làm của mình nhằm tăng giá trị của bài thi. Theo kinh nghiệm của tôi, các bài văn phân tích, bình giảng được đăng trên tạp chí Giáo dục hàng tháng của nhà xuất bản giáo dục thường rất sâu sắc và chất lượng, chủ yếu là những bài phân tích những đề tài khó và rất hay được sử dụng trong các đề thi tuyển sinh đại học, các bạn có thể tìm mua để làm tăng thêm giá trị nguồn tài liệu tham khảo của mình.
Điều cần lưu ý là các bạn phải lựa chọn những tài liệu ôn thi của nhà xuất bản giáo dục mới đảm bảo tính chính thống của kiến thức, đồng thời các bạn không nên sử dụng quá nhiều tài liệu tham khảo sẽ bị “loãng”và mất đi tính tập trung thậm chí gây mất hiệu quả.

2. Rèn kỹ năng viết hàng ngày với các dạng đề khác nhau.
Một khi đã nắm vững các kiến thức trọng tâm, các bạn hãy thử tài làm sĩ tử của mình tại nhà bằng cách đóng cửa và tự kiểm tra kỹ năng làm bài của mình bằng các đề thi và đáp án của những năm trước đây, có thể nhờ các thầy cô giáo chấm bài và góp ý cho các bạn những thiếu sót, có như vậy các bạn mới có thể nâng cao kỹ năng làm bài thi và bổ sung cho mình những kiến thức còn thiếu sót. Quá trình rèn luyện này sẽ là vũ khí quan trọng và cho các bạn những kinh nghiệm cần thiết khi bước vào kỳ thi thật sự.

3. Có cách mở bài chung cho tất cả các tác phẩm.
Đây chính là bí quyết mà tôi luôn áp dụng, bởi vì khi vào phòng thi với những áp lực về thời gian và chất lượng bài thi, chúng ta cần tiết kiệm thời gian tuyệt đối, mặt khác khi các bạn đọc đề và mở bài tốt trong thời gian ngắn sẽ là “bệ phóng” rất tốt để chúng ta làm tiếp phần thân bài hiệu quả do không phải suy nghĩ nhiều để mở bài và khi bạn mở bài được là các bạn đã bắt mạch được bài viết để viết tiếp những phần tiếp theo.
Cách mở bài luôn gắn liền với giai đoạn văn học và tác giả là cách mở chung, đủ ý và dễ làm, dễ áp dụng nhất, các bạn hãy cứ đề cao nét đặc biệt của tác phẩm đang phân tích là có thể hoàn thành phần mở bài một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Và điều quan trọng cần lưu ý là đối với mỗi câu hỏi trong đề thi khi triển khai làm bài, dù là câu hỏi dạng nào, các bạn cũng phải có mở bài, kết bài (ngắn gọn đối với những câu hỏi mang tính chất trả lời kiến thức), không được gạch ngang đầu dòng mỗi ý mà nên sử dụng từ nối giúp bài văn mạch lạc, hệ thống, đây chính là kỹ năng thể hiện tính chuyên nghiệp khi làm bài của các bạn và là yếu tố giúp các bạn có thêm điểm cộng đấy.
Đối với môn văn, không dễ gì để các bạn có điểm số cao hay tuyệt đối, chính vì vậy trong quá trình làm bài hãy “nhặt nhạnh” cho mình những điểm cộng và hạn chế những điểm trừ dù là nhỏ nhất nhé.
(Tài liệu sưu tầm )
 

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.