Bài giảng Nắng mới - Lưu Trọng Lư, Đọc mở rộng theo thể loại, Ngữ văn 10, Chân trời sáng tạo

Bài giảng  Nắng mới - Lưu Trọng Lư, Đọc mở rộng theo thể loại, Ngữ văn 10, Chân trời sáng tạo

Triều Anh
Triều AnhTriều Anh đã được xác minh
  • Thành viên BQT
  • Người yêu của văn chương ❤️ đến từ Sóc Trăng
D22D24E7-6F6F-4BDC-85CA-656D89AD3D1F.jpeg
Ảnh: sưu tầm

Lưu Trọng Lưu là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới (1932 - 1945). Thơ ông giản dị, nhẹ nhàng mà tinh tế. Thi phẩm Nắng mới là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách sáng tác của tác giả. Cùng Triều Anh tham khảo kế hoạch bài giảng sau:

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức

- Biết được một số yếu tố trong thơ như: tình cảm, cảm xúc trong thơ và cảm hứng chủ đạo trong thơ.
- Hiểu được ý nghĩa của trật tự từ trong câu.
2. Năng lực
a. Năng lực đặc thù

- Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình.
- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản; nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm văn học đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc; thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm.
- Nhận biết được lỗi về trật tự từ và cách sửa.
- Viết được văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng.
- Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học (theo lựa chọn cá nhân); nghe và nắm bắt được ý kiến, quan điểm của người nói, biết nhận xét, đánh giá về ý kiến, quan điểm đó.
b. Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
3. Phẩm chất
Biết trân trọng, gìn giữ những kỉ niệm, đồng thời có trách nhiệm với hiện tại và tương lai.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học

Máy chiếu, micro, bảng, phấn.
2. Học liệu
Sách giáo khoa Ngữ văn 10 (tập 1), sách giáo viên bộ Chân trời sáng tạo.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu

Kích hoạt được kiến thức nền liên quan đến chủ đề VB. Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS tìm hiểu văn bản.
b) Nội dung
Tìm hiểu thể loại của văn bản.
c) Sản phẩm
Câu trả lời của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện
- Giao nhiệm vụ học tập

Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Xác định thể thơ?
- Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ, tìm câu trả lời.
- Báo cáo, thảo luận
HS trình bày.
- Kết luận, nhận định
GV chốt ý và gợi mở dẫn dắt học sinh vào bài học.​
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
2.1. Trước khi đọc
a) Mục tiêu

Tìm hiểu về tác giả Lưu Trọng Lư và văn bản Nắng mới.
b) Nội dung
Kích hoạt kiến thức nền của HS bằng câu hỏi gợi mở.
c) Sản phẩm
Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện
- Giao nhiệm vụ học tập:

+ Trình bày những hiểu biết của em về Lưu Trọng Lư?
+ Nêu xuất xứ?
- Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ, tìm câu trả lời theo nhóm đôi khoảng 2 phút.
- Báo cáo, thảo luận
HS trình bày kết quả thảo luận.
- Kết luận, nhận định
GV nhận xét, diễn giảng.​
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả

- Lưu Trọng Lư là một trong những nhà thơ lãng mạn tiêu biểu của phong trào Thơ mới.
- Thơ ông bình dị, trong trẻo, tinh tế.
- Tác phẩm tiêu biểu: Tiếng thu (1936,1992), Người con gái sông Gianh (1966).
Ngoài sáng tác thơ, Lưu Trọng Lưu còn sáng tác truyện ngắn và kịch, cải lương.
2. Xuất xứ
Bài thơ Nắng mới được in trong tập thơ Tiếng thu (1936, 1992).​
2.2. Đọc văn bản
a) Mục tiêu

Vận dụng các kĩ năng đọc đã học ở những bài trước như theo dõi, suy luận trong quá trình đọc trực tiếp VB.
b) Nội dung
Đọc văn bản để phát triển kĩ năng theo dõi, suy luận, liên hệ và tìm hiểu khái quát về văn bản.
c) Sản phẩm
Câu trả lời của HS cho những câu hỏi ở phần Đọc văn bản.
d) Tổ chức thực hiện
- Giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS đọc văn bản, các HS khác lắng nghe và trả lời câu hỏi.
Nêu một cảm nhận bất kì sau khi đọc văn bản Nắng mới?
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
Cá nhân HS đọc VB, trả lời câu.
- Báo cáo, thảo luận:
HS trả lời nhanh các câu hỏi đọc văn bản.
- Kết luận, nhận định:
GV nhận xét về kết quả đọc và các câu trả lời của HS.​
2.3. Sau khi đọc
a) Mục tiêu

Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của thơ.
b) Nội dung
Nhận xét, đánh giá, cảm nhận về nhân vật.
c) Sản phẩm
Phần đọc của HS, phần ghi chép, chú thích của HS, câu trả lời cho các câu hỏi Sau khi đọc; các phiếu học tập.
d) Tổ chức thực hiện
- Giao nhiệm vụ học tập

Giáo viên chia nhóm và yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi từ 1 - 4 SGK phần Sau khi đọc, trang 16.
- Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ, thảo luận tìm câu trả lời trong 5-7 phút.
- Báo cáo, thảo luận
HS trình bày kết quả thảo luận và phản biện.
- Kết luận, nhận định
GV chốt ý và gợi mở giải quyết các câu hỏi 1,2,3,4.​
II. Đọc hiểu văn bản
1. Tình cảm, cảm xúc thương nhớ của nhân vật tôi đối với người mẹ/câu 1 sgk trang 16

- Từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc:
+ Từ ngữ: lòng rượi buồn, nhớ me
+ Hình ảnh:
Áo đỏ mẹ phơi, hình dáng mẹ, nụ cười của mẹ.
- Nhân vật tôi thể hiện cảm xúc thương nhớ về người mẹ đã qua đời.
2. Hình ảnh của mẹ hiện lên trong tâm tưởng của nhân vật tôi/câu 3 sgk trang 16
Kí ức về người mẹ trong tâm tưởng của nhân vật tôi:
- Ẩn hiện, mờ nhạt qua ấn tượng về chiếc áo đỏ
- Ấn tượng về “Nét cười đen nhánh sau tay áo”
=> KL: Hình ảnh của mẹ hiện lên trong tâm tưởng nhà thơ rất duyên dáng, hiền dịu, đảm đang – tiêu biểu cho người phụ nữ nông thôn Việt Nam xưa.
3. Cách sử dụng từ ngữ, ngắt nhịp, gieo vần/câu 2 sgk trang16
- Từ ngữ: gần gũi, giản dị.
- Nhịp: chủ yếu là 4/3 (trừ câu thơ thứ 2, khổ 1)
- Vần: gieo vần chân, cách vận và liên vận; thông vận (những vần gần giống nhau)
=> tạo tính nhạc, gợi cảm xúc buồn và nhớ thương da diết.
4. Cảm hứng chủ đạo/câu 4 sgk trang 16
- Cảm hứng chủ đạo: Nỗi niềm nhớ thương mẹ của chủ thể trữ tình.
- Giá trị đạo đức Việt Nam qua cảm hứng chủ đạo: tình cảm yêu thương gia đình.​
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu

Học sinh hiểu được giá trị của kí ức thân thương trong cuộc sống mỗi con người.
b) Nội dung
Chia sẻ của học sinh về giá trị tình yêu thương của mẹ.
c) Sản phẩm
Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện
- Giao nhiệm vụ học tập

Chia sẻ của bản thân về tình thương của mẹ?
- Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh đọc khổ thơ và suy nghĩ đáp án.
- Báo cáo, thảo luận
HS trình bày sản phẩm cá nhân.
- Kết luận, nhận định
GV nhận xét đánh giá phần trình bày của học sinh.​
………………………
Triều Anh​
 
Từ khóa Từ khóa
bài giảng nắng mới lưu trọng lư nắng mới triều anh
1K
0
0

Địa phương TOP

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.